Bước vào tháng thứ 5, cơ thể bà bầu và thai nhi thay đổi đáng kể, vì thế mà bà bầu cần có chế độ ăn uống cho hợp lí. Dưới đây là bài viết về chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cực chuẩn, các chị em có thể tham khảo:
Nội dung chính
1, Cơ thể bà bầu thay đổi như thế nào trong tháng thứ 5?
Vào tháng thứ 5, cơ thể bà bầu có rất nhiều thay đổi. Cụ thể:
- Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ ra rõ ràng, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, thể trọng tăng nhanh, ngực và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn.
- Bà bầu cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.
- Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.
- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều. Giai đoạn này trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.
- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
- Tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non
- Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy.
2, Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5
Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé phát triển rất nhanh, có chiều dài khoảng 15-16 cm, trọng lượng khoảng 240-260g, lúc này, các bộ phận trên cơ thể bé đã bắt đầu phát triển rõ rệt, mắt mũi, miệng, tóc, móng tay, móng chân cũng dần dần rõ nét hơn. Nhịp đập của tim trong giai đoạn này cũng bắt đầu nhanh và mạnh hơn, bộ xương và cơ cũng từng bước phát triển… Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác. Bé đã có thể nghe được giọng nói của cha mẹ. Do đó mẹ có thể nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mình muốn nhé!
3, Chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5
Thai nhi ở tháng thứ năm cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện nhất. Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu tháng thứ 5 là:
Bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ 5:
- Uống nhiều sữa và nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang bầu. Vì vậy để không bị thiếu nước và ngăn ngừa táo bón, bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung Canxi cho bà bầu đáp ứng nhu cầu phát triển xương và răng. Ngoài ra, trong sữa còn hỗ trợ cơ thể bà bầu bổ sung một số chất như Omega3, Omega6, DHA, ARA… giúp não bộ bé phát triển một cách toàn diện nhất.
- Thực phẩm giàu protein: Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Bà bầu cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường…
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là khi bà bầu mang thai vào giai đoạn tháng thứ 5 này cần phải cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng, giúp bà bầu ngăn ngừa mắc bệnh cảm cúm,… đồng thời giúp quá trình hấp thu canxi đầy đủ cho việc xương bé phát triển chắc khỏe. Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5 nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm… Trái cây tươi cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị ngon nên bà bầu rất dễ thưởng thức. Đây là loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt thai kỳ của mình. Những gợi ý về trái cây cho mẹ bầu là táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…
- Ngũ cốc: Bà bầu đừng bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch… trong chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng rất giàu vitamin E, vitamin B, sắt, magnesium… rất cần thiết cho sự phát triển của em bé cũng như nhu cầu về dinh dưỡng bà bầu.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu
Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 5:
Việc ăn uống ở giai đoạn thứ 2 thai kỳ có vẻ thoải mái hơn nhưng mẹ vẫn cần tránh những thực phẩm dưới đây:
- Rượu bia, cà phê và đồ uống có ga: Rượu là đồ uống cầm kỵ trong thai kỳ bởi có thể gây ra hội chứng rượu bào thai vô cùng nguy hiểm. Trà đặc và cà phê có chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển của em bé, bà bầu chỉ nên uống 1 ly nhỏ mỗi ngày nhưng nếu hạn chế uống được là tốt nhất. Đồ uống có ga có chứa caffeine, đường và calo không lành mạnh. Vì vậy bà bầu hãy thay đồ uống này bằng các loại nước ép trái cây tươi hoặc nước cam, chanh rất tốt cho cơ thể nhé.
- Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh…
- Thức ăn quá mặn: Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn nhằm tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
- Ngoài những thực phẩm kể trên, bà bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…
Đọc tiếp: Những thức ăn cần tránh khi mang thai
4, Làm thế nào để biết bà bầu đạt chuẩn trong tháng thứ 5
Thông thường trong suốt quá trình thai kỳ các bà bầu nên tăng từ 10 đến 12kg vậy nên bắt đầu từ tháng thứ 5 bà bầu nên ăn uống theo đúng chế độ dinh dưỡng và tăng cần ở mức cần thiết. Trong tháng thứ 5 này, bà bầu có thể tăng lên được khoảng 0,5kg mỗi tuần. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến lúc này là 3kg. Nếu ở tháng thứ 5 bà bầu hấp thu quá nhiều các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tăng cân nhanh, gây khó khăn cho sự phát triển của thai nhi và khả năng mắc các bệnh béo phì, tiểu đường cao.
Một gợi ý cho các bà bầu có thể tham khảo thực đơn mẫu như sau: các loại ngũ cốc 200g, trứng gà khoảng 2 – 3 quả, sữa 250 ml, rau 500g, tôm 5 – 19g, đậu 100 – 200g, hoa quả. Dù lên thực đơn như thế nào thì cũng cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất các bà bầu nhé.
Tóm lại, một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để bà bầu và thai nhi khỏe mạnh. Dù ở bất kỳ tháng nào của thai kỳ, bà bầu cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Từ đó có kế hoạch bổ sung các chất cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn mang thai. Có như vậy, em bé mới phát triển được một cách hoàn thiện và tối đa nhất.
Hồng Ngọc
Pham van nhan says
Vợ cháu mang thai tháng thứ 5 rùi . Tại sao mỗi buổi sáng ăn gì nôn ra nấy . Có khi nôn cả nước xanh nước vàng luôn …. cháu rất lo ko bt là thai có bị gì ko ? Xin tư vấn giúp cháu với ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Khoảng 90% các bà bầu gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai với các mức độ khác nhau. Đa số các trường hợp triệu chứng giảm đi rõ rệt khi bước sang tháng thứ 4 thai kỳ, tuy nhiên vẫn có khoảng 10% các bà bầu chịu hiện tượng ốm nghén này kéo dài tới tuần 20 hoặc trong suốt thai kỳ. Nếu các triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến vợ bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ thăm khám để được hỗ trợ bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đặng thị quỳnh nhi says
Em mang thai được 22 tuần mà đến giơe vẫn chưa chích thuốc hàng tháng và chưa uống 1 số thuốc phụ nào. Bác sĩ cho em hỏi có ảnh hưỡng tới thai nhi ko ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Quỳnh Nhi,
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ mà cơ thể thường thiếu nếu chỉ bổ sung qua thực phẩm hàng ngày như: acid folic, DHA, EPA, sắt, Mg, kẽm, Vitamin B12,… Nếu trước kia bạn chưa từng bổ sung thêm dưỡng chất thì đó là một điều thiệt thòi cho cả bạn và em bé. Vì vậy, để thai nhi phát triển tốt nhất thì ngay từ bây giờ bạn có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể giúp phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh, giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Khi mang thai, bạn nên tiêm mũi phòng uốn ván. Bạn có thể thực hiện tiêm mũi 1 trong 3 tháng giữa thai kỳ và mũi 2 sau mũi 1 khoảng 1 tháng bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị Tuyết says
Bác sĩ cho cháu hỏi cháu thai được 23 tuần vừa tiêm 1 mũi uốn ván, sau khi tiêm xong mấy hôm sau cháu bị khó thở nửa sườn bên trái đau ê ẩm, mỗi lần nằm nghiêng sang bên trái là cháu không thở mạnh được vì rất đau, bác cho cháu hỏi đây là triệu chứng của bệnh gì, có phải do phản ứng phụ của thuốc không
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Tuyết,
Một trong các tác dụng phụ đáng ngại khi tiêm phòng chính là gây biến chứng tại chỗ như: gây viêm, sưng, phồng đau nơi tiêm. Đau đến mất ngủ. Tệ hơn chúng có thể đưa đến loét da tại chỗ gây nhiễm khuẩn. Tác dụng khác cũng gây khó chịu đó là sốt cao, thậm chí là sốt rất cao do chúng gây ra các phản ứng miễn dịch. Sốt do tiêm vaccin có thể lên đến 40oC hoặc hơn. Kèm theo sốt là hiện tượng đau mỏi cơ khớp, ê ẩm mình mẩy như một người ốm thực sự. Có khi chúng ta còn thấy cơ thể nổi ban đỏ khắp người hoặc cảm giác chóng mặt kéo dài, giảm trí nhớ và có thể mắc bệnh ở não trầm trọng sau khi sử dụng.
Tuy nhiên, biểu hiện đau ngực của bạn có thể không phải do tác dụng phụ của vacxin. Để chuẩn đoán đó là gì thì cần thực hiện thăm khám cụ thể. Do đó, bạn nên tới bác sĩ để được khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Bui thi huyen says
E gio 5 thang đã nên uong caxi chưa ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Từ tháng thứ 5 trở đi, hệ xương – răng của thai nhi phát triển mạnh mẽ khiến nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai tăng cao tới 1500mg/ngày. Mặc dù thức ăn hàng ngày đã cung cấp một lượng canxi đáng kể, tuy nhiên lúc này chế độ ăn khó có thể đáp ứng đủ. Do đó, bạn có thể bổ sung thêm canxi từ thuốc bạn nhé!
Để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi thì ngoài canxi, thời gian này bạn cần cung cấp thêm nhiều dưỡng chất khác nữa như: DHA, EPA, sắt, I-ốt, Mg, kẽm…. Bạn có thể tham khảo sử dụng viên bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Lưu ý: thời điểm bổ sung canxi cần cách xa thời điểm uống Procare diamond ít nhất 2h để các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất, và không bổ sung quá 500mg canxi nguyên tố/lần vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tối đa được như vậy mỗi lần mà thôi.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trần Anh Thư says
Cho em hỏi, nay em bầu được 21 tuần mà tăng có 3kg vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vì lúc em nghén sem chỉ còn có 37kg, nay em được 21 tuần thì chỉ mới có 40kg em thấy hoi lo. Em xin cảm ơn ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Anh Thư,
Tùy thuộc vào chỉ số dinh dưỡng (BMI=cân nặng/chiều cao*chiều cao) của bạn trước khi mang thai mà có khuyến cáo mức tăng cân phù hợp khi mang thai. Nếu trước đây bạn có BMI<18,5 thì mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi mang thai. Nếu BMI từ 18,5 – 22,9 mức tăng cân nên đạt 20%, nếu BMI>22,9 thì mức tăng cân nên đạt 15%cân nặng trước khi mang thai.
Trong những tháng đầu thai kỳ bạn thường không tăng cân nhiều, bạn sẽ tăng cân nhanh hơn ở những tháng cuối. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần để ý đến chế độ dinh dưỡng của mình nhiều hơn. Nếu không ăn được nhiều trong mỗi bữa thì bạn có thể chia nhỏ thức ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày, tăng cường rau xanh và hoa quả; ăn nhiều thịt nạc, cá nạc; hạn chế các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường; tránh xa rượu, thuốc lá, thuốc phiện,… Đồng thời bổ sung thêm viên bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời