Mang thai lần đầu thường đem lại cho các chị em nhiều cảm giác mới mẻ, xen lẫn hạnh phúc nhưng cũng không ít bối rối và lo lắng về những thay đổi bất thường của cơ thể. Đồng thời do chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân và em bé mà đã gặp khá nhiều rắc rối trong thời kỳ mang thai. Bài viết kinh nghiệm mang thai lần đầu dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết nỗi lo ấy:
Nội dung chính
1, Dấu hiệu mang thai sớm
Thông thường các mẹ bầu chưa có nhiều kinh nghiệm phát hiện dấu hiệu mang thai. Các dấu hiệu phổ biến báo hiệu có thai sớm các chị em có thể lưu ý là:
- Chảy máu nhẹ vùng kín
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau đầu, mệt mỏi cơ thể
- Thân nhiệt tăng lên, đau tức ở ngực
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Nhạy cảm với mùi và rối loạn ăn uống
- Một trong những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất đó là phụ nữ thường bị chậm kinh.
- Và que thử thai lên 2 vạch
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất
2, Lịch siêu âm thai kỳ
Khi trễ kinh một tuần, hoặc khi thử que hai vạch các chị em hãy đến bệnh viện để khám ngay. Có nhiều người biết có thai nhưng cố đợi đến hai ba tháng mới đi khám. Điều đó hoàn toàn không nên. Rất cần phải khám thai sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung hoặc các trường hợp xấu khác. Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
- Từ tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
- Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
- Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.
Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đau đầu khi mang thai, chảy máu âm đạo… là các căn bệnh rất nguy hiểm với sức khỏe của chị em nếu không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, các chị em hãy lên lịch khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để phát hiện sớm bệnh nếu mắc. Ngoài ra, chị em cũng nên cập nhật lịch tiêm phòng khi mang thai, trong đó có tiêm phòng cúm và uốn ván là 2 mũi tiêm quan trọng với bà bầu.
3, Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Do chưa có kinh nghiệm nên các chị em sẽ rất lo lắng không biết nên ăn gì để tốt cho thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và các loại khoáng chất. Đặc biệt, trong từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu sẽ có xu hướng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của bé. Chẳng hạn, trong 3 tháng đầu, bà bầu cần đặc biệt bổ sung axit folic và vitamin B12 để chống dị tật ống não cho trẻ. Trong khi đó, 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ xoay quanh các thực phẩm giàu canxi và sắt. Thực phẩm giàu chất béo cũng rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào não, giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Dưới đây là những dưỡng chất bà bầu cần bổ sung trong quá trình mang thai là:
Tên dưỡng chất | Vai trò | Nguồn thực phẩm |
Protein | Phát triển tế bào | Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu… |
Carbohydrates | Sản xuất năng lượng | Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì, trái cây, các loại rau |
Canxi | Cấu tạo xương và răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh | Sữa, phô mai, sữa chua, cá trích, cá hồi nguyên xương, rau dền… |
Sắt | Cấu tạo tế bào màu đỏ | Thịt nạc đỏ, rau dền, ngũ cốc, hạt bí đỏ, bơ đậu phộng, hào |
Vitamin A | Cải thiện tầm nhìn, cho làn da khỏe, phát triển xương | Cà rốt, khoai lang, các loại rau lá xanh thẫm |
Vitamin C | Làm răng lợi khỏe, hỗ trợ cho việc tiêu hóa chất sắt | Các loại quả thuộc họ cam chanh, khoai tây, súp lơ xanh |
Vitamin B6 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, giúp chuyển hóa tốt chất đạm, chất béo và carbohydrates | Thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, chuối |
Vitamin B12 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, duy trì hoạt động của hệ thần kinh | Thịt, cá, gia cầm, sữa (Nếu ăn chay mà không uống sữa, bạn cần uống bổ sung vitamin B12) |
Vitamin D | Cho răng và xương khỏe, hỗ trợ hấp thụ canxi | Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì và ánh nắng mặt trời |
Axít Folic | Giúp sản xuất máu và protein, hỗ trợ chức năng của các enzyme, phòng dị tật thai nhi | Rau lá xanh, các loại quả màu vàng sậm, đậu, đậu hà lan, các loạt hạt |
Chất béo | Dự trữ năng lượng cho cơ thể | Thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật (Chất béo chỉ nên chiếm tối đa là 30% lượng năng lượng hấp thu mỗi ngày) |
Trong 3 tháng đầu, các chị em sẽ đối mặt với những cơn ốm nghén hành hạ. Để khắc phục tình trạng này, các chị em nên áp dụng phương pháp sau:
- Tránh để bụng rỗng: nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
- Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
- Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Một điều rất quan trọng nữa là trong thời gian mang thai các chị em nên tránh rượu, chất kích thích, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn Listeria không tốt cho bào thai. Bên cạnh đó, thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp là những thực phẩm mẹ bầu cũng nên tránh xa vì chúng chứa nhiều natri không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm dọa sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh… thực phẩm chứa nhiều phụ gia cùng các chất đường béo.
4, Một số lưu ý cho mẹ mang thai lần đầu
Với những mẹ mang thai lần đầu, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong quá trình mang thai sau để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mình:
- Các chị em cần tránh cảm cúm hoặc ốm đau nặng phải uống nhiều thuốc và tiêm nhiều kháng sinh. Nếu bị cảm, hãy dùng các liệu pháp tự nhiên, chẳng hạn như lấy khăn ẩm ướt đắp quanh vùng trán, ăn một chút cháo gà, vì trong gà có chứa nhiều chất kháng khuẩn. Hoặc cũng có thể ăn uống nhiều thực phẩm cam, chanh, bưởi. Đặc biệt không được tự tiện uống thuốc, dù là bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi chỉ cần uống 1 viên thuốc cũng có thể gây hại cho thai nhi, khiến bé có nguy cơ khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh rất cao.
- Các chị em cần loại bỏ rượu bia, thuốc lá và các đồ uống có ga, có cồn. Những thói quen uống nhiều rượu bia và hút thuốc có thể làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.
- Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bản thân và em bé, từ đó có biện pháp khắc phục.
- Nắm rõ những điều cần tránh khi mang thai như đi giày cao gót, xoa bóp bụng, vận động mạnh, làm việc quá sức… Những việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến sảy thai, động thai và sinh non.
- Rạn da sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, để chăm sóc tốt nhất cho làn da của mình, ngay từ tháng thứ 4, các chị em có thể dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo làn da không bị rạn nứt, thâm đen khi mang thai nhé.
- Việc quan hệ tình dục khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với những bà bầu sức khỏe không tốt, có những bất thường về nước ối, chảy máu âm đạo… cần kiêng kỵ hoàn toàn việc này trong thai kỳ.
- Một số công thức thuốc tổng hợp cho bà bầu có bổ sung cân đối các loại dưỡng chất, nhất là Vitamin B1, B2, B6 như thuốc PM Procare , cũng có tác dụng giảm nghén hiệu quả với nhiều bà bầu, đồng thời chống thiếu hụt các loại dinh dưỡng cơ bản, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai.
- Các chị em cũng cần học hỏi và tham khảo các kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cả mẹ và con; cách cho bé bú sữa mẹ, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng rốn, viêm mắt sơ sinh… Những kiến thức này sẽ giúp ích cho các chị em rất nhiều trong việc chăm sóc bé sau sinh, để các chị em luôn tự tin và lạc quan trước mọi điều sắp tới.
Trên đây là những kinh nghiệm mang thai lần đầu, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu biết được mình nên làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé. Chúc các mẹ bầu luôn luôn vui vẻ và thông thái nhé!
Huynh kim duyen says
Nguy cơ cao bjo pai la sao
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Kim Duyên,
Bạn vui lòng chia sẻ rõ hơn vấn đề của mình để được chuyên gia tư vấn sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Lưong My my says
Chao bac si ,xin cho em hoi chút it ah ,em bi tre kinh 2 tuan roi em lam do hoi nang cai ra mau it xin bac si tu van cho em
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn My My,
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Bởi lúc này phôi thai chưa bám chắc vào buồng tử cung để làm tổ, mọi sinh hoạt hàng ngày của mẹ có thể dễ dàng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Ra máu khi mang thai có thể là máu báo do sự bám vào niêm mạc tử cung của phôi thai, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Hồ Thị Trâm says
chaò bác sĩ!
em bị chậm kinh 1 tuần và dùng quê thử thì có 2 vạch, thì em đã mang thai chưa ạ? thi bay giờ em có thể siêu âm đươc chưa?va siêu âm thường hay sao ạ?
em chua tiêm phòng gì trước khi mang bầu thì bây giờ em có tiêm phòng được không ah? và tiêm phòng những loại vacxin gì ah?
em cảm ơn !
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Trâm,
Chậm kinh và que thử thai cho hai vạch cho thấy khả năng mang thai của bạn rất cao. Nếu đã chậm kinh 1 tuần thì bạn có thể tới bác sĩ siêu âm, thăm khám được rồi bạn nhé! thông thường ở tuổi thai này bạn sẽ được siêu âm bằng đầu dò âm đạo để mức độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, thực hiện siêu âm thế nào phụ thuộc vào cách làm của bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Khi mang thai sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn. Một số bệnh chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu thông thường nhưng một số khác lại ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. Tiêm phòng là cách phòng bệnh hữu hiệu cho bạn. Tuy nhiên, hầu hết các vacxin phòng bệnh đều được khuyên tiêm phòng từ trước khi mang thai để đảm bảo an toàn. Nếu đã mang thai rồi thì bạn cần tiêm mũi phòng uốn ván mà thôi. Hoặc bạn có thể được tiêm phòng cúm, Viêm gan B nếu nằm trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh an toàn, trước hết bạn cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời tránh xa các nguồn lây nhiễm: nơi đông người, bệnh viện,… Để phòng chống cúm, bạn có thể tham viên ngậm phòng chống cúm của Nhật Bản IgY Gate F, được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, rất lành tính. Nếu không dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì bạn có thể yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ để phòng chống cúm.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trịnh lệ Duyên says
chào bác sĩ. Hiện tại em mang thai tháng thứ 8 em có 2 vấn đề cần hỏi, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.
1: Đầu ti của em bị thụt vào trong, vậy sau khi sanh em bé có bú được k?
2: Ngày xưa khi mẹ của em khi sanh em ra thì mẹ bị làm băng và mất, em có bị di truyền hay ảnh hưởng gì từ mẹ khi em sanh bé k?
chân thành cảm ơn.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Duyên,
Băng huyết không có yếu tố di truyền. Những nguyên nhân gây băng huyết hay gặp là đờ tử cung, thai quá to, đa thai, đa ối, sinh nhiều lần, chuyển dạ kéo dài, nhau bất thường, bệnh lý rối loạn đông máu,… Tình trạng sức khỏe người mẹ kém do suy dinh dưỡng, thiếu máu trước đó cũng có thể dẫn tới băng huyết. Do đó, để phòng tránh băng huyết trước hết bạn cần có chế độ dinh dưỡng tốt, ăn đa dạng và đầy đủ các nguồn thực phẩm, uống bổ sung thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.
Đầu ti thụt vào trong khiến trẻ khó bú. Nếu không ngậm bắt được vú mẹ thì trẻ không thể bú được. Để khắc phục thì ngay từ bây giờ bạn cần thực hiện các động tác để kéo giãn đầu ti bằng cách: để hai ngón tay ở hai phía của đầu ti, sau đó kéo đầu ti theo hai hướng khác nhau và lặp lại động tác này nhiều lần. Các mẹ hãy thực hiện thao tác này hằng ngày, mỗi ngày 2-3 lần và mỗi lần 5 phút. Khi thực hiện động tác này các ống dẫn sữa sẽ được kéo giãn ra và làm cho đầu ti lộ ra.
Sau sinh mẹ vẫn cần thực hiện các động tác kéo đầu ti thường xuyên. Trước khi cho trẻ bú lấy khăn ấm lau, kéo đầu ti, việc làm này khiến đầu ti dài hơn và bé có thể bắt bú được. Bạn có thể dùng máy hút sữa, dụng cụ trợ ti để kéo giãn. Quan trọng nhất vẫn là cần kiên trì tập cho con ti, bởi việc vắt sữa rồi cho trẻ uống sữa bằng bình sẽ khiến trẻ quen và không chịu bú mẹ, làm cho lượng sữa mẹ giảm dần.
Trong một số trường hợp, núm vú ngắn hoặc tụt hẳn vào trong khiến bé không thể bú được thì bạn cần nhờ đến sự can thiệp của các phương pháp hiện đại là phẫu thuật kéo núm vú bị tụt.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị hoan says
Mang thai 26w mà bị ít nước ối thì phải làm sao?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoan,
Khoảng 8% phụ nữ mang thai có lượng nước ối ít, và khoảng 4% được chẩn đoán thiểu ối. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu ối, và khoảng 30% các trường hợp thiểu ối không tìm thấy nguyên nhân. Cho tới nay chưa có phương pháp điều trị và phòng ngừa thiểu ối nào thật sự hữu hiệu. Do đó, việc cần làm khi bị thiểu ối là bạn cần tới thăm khám thai định kỳ, uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), làm các xét nghiệm để phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và các bất thường của thai nhi nếu có để có hướng điều trị kịp thời và theo dõi cẩn thận.
Trân trọng,
Hiển thị trả lời