Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Hỏi – đáp về bệnh trĩ khi mang thai và cho con bú https://dinhduongbabau.net/benh-tri-khi-mang-thai-va-cho-con-bu-3795/ https://dinhduongbabau.net/benh-tri-khi-mang-thai-va-cho-con-bu-3795/#respond Tue, 20 Nov 2018 04:27:54 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3795

Em sinh đã được 7 tháng. Kể từ sau khi sinh, em đi tiêu ra máu tươi hai lần và thấy đau rát, khó chịu ở hậu môn. Khoảng 1 tuần trở lại đây, em thấy ở hậu môn có lồi ra mẩu thịt bằng hạt đậu tương, đôi lúc thấy ngứa, nóng và rát, những lần đi vệ sinh không rặn nhưng vẫn thấy nó sa ra. Có phải em đã bị bệnh trĩ không? Xin bác sĩ tư vấn giúp em nên điều trị như thế nào vì em còn đang cho con bú.

Minh Thùy, Hải Phòng

Bác sĩ Trần Kim Anh: Theo như bạn mô tả thì các biểu hiện đại tiện ra máu tươi, đau rát hậu môn đó là do bệnh trĩ. Tôi xin tóm tắt ngắn gọn là bệnh trĩ có 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ có 4 mức độ, từ độ 1 là nhẹ nhất đến độ 4 là nặng nhất. Bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị thì bệnh sẽ nặng hơn, vì vậy cần biết cách phòng ngừa để bệnh không xảy ra, nếu đã xảy ra thì cần biết cách để bệnh thuyên giảm.Trường hợp của bạn khi đi ngoài, búi trĩ sa ra bằng hạt đậu tương và tự co lên thì thường là trĩ độ 2, nếu sa ra mà không tự co lên được là đã ở độ 3. Để chẩn đoán chính xác và đánh giá được mức độ bệnh, bạn nên đi khám ở bệnh viện, tùy mức độ thực tế của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ hiệu quả.

Nếu trĩ ở mức độ nhẹ (độ 1, 2) thì điều trị bằng nội khoa (bằng thuốc Đông y hoặc Tây y) có khả năng lành bệnh cao. Nếu mức độ nặng (độ 3, 4), thì có thể điều trị bằng thủ thuật như thắt hoặc tiêm xơ búi trĩ hoặc cắt trĩ. Hiện tại, bạn vừa trải qua thời gian mang thai và đang cho con bú, đó là yếu tố để bệnh trĩ phát sinh. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: không ăn chất cay nóng như tiêu ớt; ăn nhiều rau tươi, quả chín và nhớ uống đủ nước (2 lít/ngày) để không bị táo bón, thì sẽ hạn chế chảy máu khi đi tiêu.

Khi khám và điều trị trĩ ở bệnh viện, bạn chỉ cần nêu rõ với bác sĩ là hiện đang cho con bú. Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh trĩ sau sinh không ảnh hưởng đến việc cho con bú, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Trước khi mang thai em bị trĩ nội độ 2 do hay bị táo bón. Hiện nay em đang mang thai được 25 tuần. Gần đây nhất em có đi khám lại thì các bác sĩ khuyên là bây giờ chỉ ăn nhiều rau xanh và trái cây chứ không thể can thiệp gì hết, do đang mang thai. Thế nhưng, em vẫn bị táo bón, đau rát hậu môn, và trĩ bị sưng to hơn, bây giờ uống thêm thuốc sắt nên em sợ sẽ nặng hơn nữa. Xin bác sĩ hướng dẫn cho em.

Thu Linh, Hà Nội

Bác sĩ Trần Kim Anh: Bệnh trĩ ở bà bầu là một vấn đề thường gặp phải. Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên như do táo bón, do hormon thai kỳ là progesterone gây giãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột, do thuốc (bổ sung viên sắt, viên canxi trong thai kỳ), do mệt mỏi và hạn chế vận động. Ngoài ra, do sự phát triển ngày càng lớn của thai, đặc biệt với những mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, thai lớn làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón, và bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai, nếu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn như chảy máu, sa nghẹt, hoại tử búi trĩ. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ.

Trường hợp của bạn, thai kỳ đang ở tuần thứ 25, hiện có trĩ và táo bón gây khó chịu, đau  rát, sưng hậu môn thì không có chỉ định điều trị bằng thủ thuận hay phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, mà thường được khuyên nên điều trị nội khoa, bằng phương pháp bảo tồn.

Để giảm đau rát, sưng nề hậu môn trong đợt trĩ cấp, bạn có thể dùng kem thoa trĩ có nguồn gốc từ thiên nhiên để an toàn trong thời kỳ mang thai, không gây ra tác dụng phụ. Kem co trĩ sẽ giúp bạn giảm đau rát, chảy máu hậu môn, giúp kháng viêm và làm co búi trĩ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thói quen đi cầu mỗi ngày, điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh trong hệ tiêu hóa.

Ngoài ra bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả… những thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày.

Sau khi đi đại tiện nên rửa hậu môn bằng nước nếu không thể hãy dùng khăn ướt thay vì giấy khô và ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng 15 phút, mỗi ngày 2 lần để chống viêm, chống nhiễm trùng, co búi trĩ tốt hơn.

Thường xuyên vận động thể dục thể thao mỗi ngày lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, Yoga dành cho bà bầu… tránh ngồi nhiều, đứng lâu gây áp lực lên búi trĩ khiến bệnh nặng hơn.

Từ khi sinh em bé đến lúc bé được 5 tháng, tôi thường xuyên bị táo bón, đi cầu chảy máu nhiều. Một năm nay tình trạng này tưởng hết. Gần đây tôi lại táo bón trở lại, đi cầu ra máu, lòi trĩ ra ngoài, tôi dùng ngón tay đẩy vào nhưng không được. Tôi đã uống các thuốc thực phẩm chức năng nhưng chưa hiệu quả. Tôi không muốn phẫu thuật. Mong các bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất mà không phải phẫu thuật. Rất cảm ơn bác sĩ.

Lan Hoàng, Hồ Chí Minh

Bác sĩ Nguyễn Đình Nhân: Trong quá trình mang thai, thai phát triển lớn sẽ đè vào hệ thống mạch máu làm cho máu trở về khó khăn. Đồng thời, phụ nữ có thai thì thiên nhiệt nên bệnh trĩ của bạn vừa do nhiệt huyết ứ vừa do giãn mạch để lại.

Bệnh trĩ của bạn có thể ở cấp độ 3 do búi trĩ lòi ra ngoài mà không tự lên được, phải dùng tay đẩy lên, khi đại tiện thì búi trĩ lòi ra ngoài thấy rõ. Tốt nhất, bạn nên đến khám bác sĩ để có phương pháp xử lý sớm, kịp thời, có thể không phải phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần nên:

– Ăn nhiều rau, hoa quả, tránh táo bón, hạn chế ăn đồ cay nóng, uống đủ nước, có thể dùng thêm nước vừng đen, nước đỗ đen.

– Tập thể dục để nâng khí cơ, tốt nhất bạn nên dùng phương pháp vảy tay vào buổi sáng, tập thóp bụng.

Em nghe nói thai phụ rất dễ bị bệnh trĩ, xin bác sỹ tư vấn giúp cách phòng tránh, em chuẩn bị mang thai lần đầu nên rất lo lắng. Nếu trong lúc mang thai mà bị bệnh trĩ sẽ điều trị, uống thuốc thì có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thanh Nga, Nghệ An

Dược sĩ Lê Thị Phương: Khi mang thai, rất dễ bị táo bón và bệnh trĩ do: nội tiết thay đổi và chế độ bổ sung sắt, canxi thường gây táo bón cho thai phụ. Táo bón là tác nhân đầu tiên gây nên bệnh trĩ. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần, sẽ gây chèn lên hệ tĩnh mạch trĩ, gây nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai đôi khi là bất khả kháng.

Để phòng ngừa bệnh trĩ, đặc biệt là thời gian mang thai, thai phụ nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, vận động thể thao nhẹ nhàng, không nên ăn đồ cay nóng. Nếu có biểu hiện táo bón hoặc bệnh trĩ cần chữa trị sớm. Có nhiều cách trị bệnh trĩ cho bà bầu rất an toàn bằng thảo dược, bạn có thể yên tâm.

]]>
https://dinhduongbabau.net/benh-tri-khi-mang-thai-va-cho-con-bu-3795/feed/ 0
Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh https://dinhduongbabau.net/cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh-1681/ https://dinhduongbabau.net/cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh-1681/#comments Fri, 15 Sep 2017 04:26:58 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1681 Bệnh phụ khoa luôn là mối đe doạ và là một tình trạng báo động đối với sức khỏe chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhất là phụ nữ sau ki sinh. Phụ nữ sau khi sinh nở nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao hơn nhiều lần. Cùng dinhduongbabau tìm hiểu về các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh và biện pháp cải thiện nó như thế nào?

cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh

Sau khi sinh: chớ coi thường bệnh phụ khoa!

Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tình, Bệnh viện đa khoa 16A thì người phụ nữ sau khi sinh con vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục quả sớm là nguyên nhân chính mắc các bệnh phụ khoa sau sinh. Nguyên nhân cụ thể gây bệnh phụ khoa sau sinh như sau:

* Không vệ sinh đúng cách

  • Cổ tử cung bị giãn rộng sau sinh và thời gian đầu có xuất hiện sản dịch chảy ra rất nhiều nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, cuối cùng hình thành bệnh phụ khoa sau sinh.
  • Những chị em sinh thường phải rạch tầng sinh môn. Vì vậy mà sau khi sinh nếu chị em không chú ý tới việc giữ vệ sinh thì vết thương này sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

* Cơ thể nữ giới sau khi sinh thường rất yếu ớt, sức đề kháng giảm, kèm theo việc cơ quan sinh dục bị thương tổn sẽ tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, nấm, trùng roi… tấn công gây bệnh phụ khoa sau khi sinh.

* Quan hệ tình dục quá sớm:

Sau khi sinh, sinh lý ở cơ thể mẹ biến đổi khá lớn đặc biệt là những tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sau khi sinh cần một khoảng thời gian mới có thể phục hồi lại như lúc trước khi mang thai. Nếu sau khi âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.

  • Đối với sinh thường, bác sĩ khuyến cáo sau sinh khoảng 6 – 8 tuần mới nên quan hệ hoặc khi bộ phận sinh dục khỏe mạnh trở lại, thể lực và khí hư phục hồi. Còn sau 6 – 8 tuần mà thấy sức khỏe vẫn chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt để bộ phận sinh dục hồi phục hoàn toàn.
  • Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục.
  • Những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.

Sau khi sinh, bác sĩ thường khuyên sản phụ ít nhất là 2 tháng sau sinh nên kiêng quan hệ tình dục. Đây chính là thời gian để cơ thể người phụ nữ phục hồi cũng là biện pháp tránh thai để người phụ nữ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em không thực hiện đúng chỉ định, đã quan hệ tình dục quá sớm nên dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

Mắc các bệnh phụ khoa sau sinh khá là nguy hiểm và nó gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em trong tương lai, vì thế chị em cần đặc biệt chú ý khi thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín của mình.

Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp nhất sau khi sinh. Một số triệu chứng của bệnh viêm âm đạo: khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu, có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Nếu đi khám phụ khoa có thể thấy niêm mạc âm đạo bị sưng tấy, đồng thời chị em có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.

Viêm tử cung, viêm cổ tử cung

Triệu chứng viêm tử cung, viêm cổ tử cung là vùng kín xuất hiện rất nhiều khí hư bất thường ở dạng loãng hoặc đặc dính, có bọt. Ngoài ra còn một số biểu hiện như: đau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng bụng dưới…

Viêm vòi trứng, ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm phụ khoa sau sinh. Các tổn thương ở âm đạo có thể phát triển mạnh hơn gây ra viêm nhiễm ở buồng tử cung, tử cung, nếu như chị em không khám phụ khoa sau sinh kịp thời có thể phát triển nặng hơn gây tắc vòi trứng, viêm buồng trứng, dẫn đến vô sinh trong tương lai

Cách khắc phục các bệnh phụ khoa sau sinh

Khi mắc các bệnh phụ khoa sau sinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sức khỏe sản phụ. Do đó ngay khi mới phát hiện ra mình có biểu hiện viêm phụ khoa sau sinh chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ khám phụ khoa sau sinh tìm ra đâu là nguyên nhân gây bệnh và xác định chính xác căn bệnh đang mắc phải để có hướng điều trị bệnh kịp thời, nhanh chóng, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ.

Việc điều trị các bệnh phụ khoa sau sinh không nên sử dụng thuốc kháng sinh vì nó có thể gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa của sản phụ. Thông thường sau khi sinh chưa được quá 6 tháng để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa các bác sĩ thường dùng phương pháp đặt viên phụ khoa. Các loại thuốc đắt thường chỉ có tác dụng tại chỗ và hàm lượng có thể khuếch tán trong máu không nhiều, nên không ảnh hưởng gì đến việc bạn cho con bú.

 

Lưu ý là sản phụ không được tự ý sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo. Vì các loại thuốc này nếu bạn không sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp theo nguyên nhân thì không mang lại kết quả cao mà còn khiến bệnh viêm phụ khoa sau sinh nặng hơn.

Nếu viêm nhiễm ở mức độ nhẹ thì nên sử dụng các biện pháp chữa viêm phụ khoa sau sinh bằng các giải pháp tự nhiên như: rửa vùng kín bằng lá trầu, bằng một số loại thảo dược,… vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe và vấn đề cho con bú.

Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh cần chú ý gì?

Nên ăn đậu và những chế phẩm từ đậu

Đậu và các chế phẩm từ đậu giúp bổ sung estrogen thực vật, bao hàm lignin, isoflavones, được các nhà khoa học công nhận có công dụng chống oxy hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dậu và các chế phẩm từ đậu là món ăn rất tốt trong việc ngăn ngừa sự phát triển của viêm nhiễm. Những loại thực phẩm trong nhóm này như: sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ, bông cải xanh, cần tây, giá đỗ, đậu Hà Lan…

Bổ sung kẽm và selenium

Đây là 2 loại chất có tác dụng sản sinh ra các tế bào miễn dịch và phát huy cao độ các chức năng của tế bào miễn dịch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng selenium và kẽm trong cơ thể thấp sẽ có thể làm giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Do đó, bổ sung kẽm và selenium sẽ hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ làm giảm tình trạng bệnh viêm phụ khoa sau sinh hiệu quả.

Ăn các thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao

Các chất chống oxy hóa có nhiều trong dưa hấu, chanh, nho, anh đào, cam. Bổ sung các chất oxy hóa không những giúp chống lão hóa da mà còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngăn chặn bệnh tái phát lần 2.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C giúp khống chế các virus gây hại, điều này vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm phụ khoa sau sinh. Ngoài ra, vitamin C cũng liên quan với tỉ  lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Theo nghiên cứu, khi lượng vitamin C tăng thì nguy cơ chị em bị viêm phụ khoa sau sinh sẽ giảm đi.

Hạn chế các đồ ăn cay nóng

Khi bị mắc các bệnh phụ khoa chị em cần phải hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ hộp, tránh làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

Thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng
  • Không mặc quần lót quá chật hoặc quần chưa khô hẳn
  • Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh và thụt rửa vùng kín
  • Sau khi sinh, cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng. Sau đó, nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi, với nhiều người …
  • Thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn để hạn chế tình trạng nạo phá thai để tránh viêm nhiễm vùng kín và các bệnh lây qua đường tình dục

Dù là trước khi mang thai hay sau khi sinh chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh, có hướng chữa trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm: Tại sao mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

]]>
https://dinhduongbabau.net/cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh-1681/feed/ 8