Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Cách giảm cân sau sinh mà mẹ vẫn đủ sữa https://dinhduongbabau.net/cach-giam-can-sau-sinh-5083/ https://dinhduongbabau.net/cach-giam-can-sau-sinh-5083/#respond Fri, 19 Jul 2019 06:28:51 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=5083
Bạn quan tâm đến vấn đề giảm cân sau sinh nhưng lại lo lắng về sức khỏe và dinh dưỡng trong nguồn sữa cho con mình. Bỏ túi những cách giảm cân sau sinh dưới đây vừa có thể giúp bạn tạm biệt lượng mỡ dư thừa mà con bạn vẫn có nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bạn cần ưu tiên nguồn sữa thật chất lượng, giàu dinh dưỡng cho con phát triển toàn diện. Vì vậy, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập hợp lý để vừa đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ cho con bú mà lại lấy được vóc dáng thon thả. Hãy khám phá ngay những cách giảm cân sau sinh vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé.

Lưu ý trước khi giảm cân sau sinh

Thực hiện giảm cân 6 tuần sau khi sinh

Bạn cần có thời gian để cho cơ thể phục hồi lại sức khỏe sau khi sinh trước khi bước vào giai đoạn áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem để giảm cân. Thời gian cơ thể bạn cần để có thể trở lại bình thường là khoảng sáu tuần sau khi sinh. Nếu bạn đang cho con bú thì bạn nên đợi một khoảng thời gian lâu hơn để bắt đầu chế độ ăn uống kiêng khem, mặc dù bạn vẫn có thể giảm cân từ từ trong quãng thời gian này bằng cách nạp một lượng calo vừa phải vào cơ thể.

Kiên nhẫn và giảm cân từ từ

Cân nặng của bạn sau khi sinh là sự tích lũy theo thời gian từ lúc mang thai nên việc giảm cân không thể nhanh chóng trong vài ngày là xong được mà bạn cần phải có một khoảng thời gian dài. Và đặc biệt bạn cần lưu ý không nên giảm cân quá nhanh khi đang cho con bú bởi cân nặng khi tăng lên được dùng để sản sinh sữa cho con. Giảm cân quá nhiều và quá nhanh có thể gây cản trở quá trình sản sinh sữa. Mỗi người đều có một lịch trình giảm cân khác nhau ở các mức độ khác nhau.

Cách giảm cân sau sinh

Ăn uống đầy đủ, lành mạnh

Nhịn ăn không phải là cách tốt để giảm cân và đặc biệt với những người cho con bú. Trong thời gian cho con bú bạn cần ăn uống đủ chất và lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày không được ít hơn 1500 – 1800 calo.

Việc ăn uống đầy đủ giúp bạn giảm được cảm giác đói và giúp kiểm soát được việc ăn uống dễ dàng hơn. Thay vào việc tập trung ăn 3 bữa chính mỗi ngày thì bạn nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ. Bữa ăn phụ có thể là 1 ly sữa, 1 cốc yến mạch, ngũ cốc, trái cây, bánh mỳ…

Sau khi sinh bạn không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột mà nên giảm dần lượng tinh bột và thay bằng những loại cá, trái cây, rau xanh,… Bạn nên lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh với các món luộc, nướng, hấp, cố gắng hạn chế tinh bột, dầu, muối, đồ ngọt.

Bạn nên lựa chọn những loại thức ăn giàu sắt, protein và canxi thay vì những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường bởi những thực phẩm đó vừa tốt cho mẹ sau sinh vừa giúp bạn no lâu. Một số loại thực phẩm bạn có thể lựa chọn như:

  • Thực phẩm giàu sắt: Các loại rau có màu xanh lá, hoa quả họ cam và các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm giàu protein: trứng, sữa, cá, thịt, các loại đâu…
  • Thực phẩm giàu canxi: tôm, cua, ốc, tép, rong biển, cá, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu… Bạn có thể xem cách bổ sung canxi sau sinh ở đây nhé.

Ăn uống đủ chất và đúng không chỉ giúp bạn giảm cân hiệu quả mà còn cải thiện cả chất lượng sữa mẹ nên bạn cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường, nhiều muối.

Xem chi tiết tại: Sau sinh nên ăn gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn đã biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bạn đốt cháy được 300 – 500 calo mỗi ngày và đây được coi là phương pháp giảm cân hiệu quả cho phụ nữ sau sinh.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước và đặc biệt nước ấm sẽ giúp lượng sữa về nhiều hơn. Uống nhiều nước vừa giúp thanh lọc cơ thể, làm tăng sự trao đổi chất và đốt cháy calo, đồng thời còn đẩy lùi cơn đói và thèm ăn.

Mỗi ngày uống đủ 3 lít nước (nước lọc, sữa, nước trái cây, canh rau,…) bạn cần lưu ý tuyệt đối không được uống nước ngọt, nước có ga và các loại đồ uống có cồn như bia, rượu.

Để đạt được hiệu quả tốt và nhanh hơn, có thể áp dụng các công thức nước uống giảm cân phổ biến được nhiều người thực hiện thành công như trà lá sen, trà gừng, trà gạo lứt,…

Ngủ đủ giấc, tránh stress

Căng thẳng, mất ngủ trong quá trình nuôi con là điều khó tránh khỏi vì phải chăm sóc con và sinh hoạt theo giờ giấc của con. Thế nhưng bạn có thể nhờ thêm sự trợ giúp của người thân để cùng chăm sóc, san sẻ công việc để được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngủ trước 23h và ngủ đủ 6 – 7 tiếng mỗi ngày sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe, tránh mệt mỏi bởi mể mỏi cơ thể sẽ sản sinh cortisol và những hormone gây stress khác làm tăng cân.

Tập thể dục

Khi cơ thể bạn đã hồi phục sau sinh, bạn có thể chọn một hoạt động thể chất phù hợp với mình. Việc luyện tập thể dục chính là cách giảm béo sau sinh lành mạnh nhất vì nó đồng thời giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn.

Các bài tập luyện cũng không cần phức tạp như khi đến phòng tập, các mẹ chỉ cần đi bộ khi đẩy xe cho bé, bế bé đi dạo mỗi ngày, tập những bài tập thể dục đơn giản cũng có thể giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Yoga cũng là một hình thức tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với các mẹ bỉm sữa, giúp thư giãn đầu óc và hỗ trợ giảm béo tốt.

Cảnh báo

Cho dù mong muốn giảm cân thế nào thì bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe sau sinh của mình để chăm con và duy trì lượng sữa cho con bú. Bạn không nên nóng vội để giảm cân nhanh một cách mù quáng. Để chắc chắn rằng các phương pháp mình thực hiện an toàn và hiệu quả bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-giam-can-sau-sinh-5083/feed/ 0
Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa? https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-sau-sinh-3804/ https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-sau-sinh-3804/#respond Fri, 23 Nov 2018 06:39:28 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3804 Dinh dưỡng sau sinh không chỉ quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của mẹ mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua lượng dưỡng chất trẻ nhận từ sữa mẹ. Do đó, không ít mẹ băn khoăn việc ăn gì sau sinh để mẹ khỏe và tạo nguồn sữa đảm bảo cả CHẤT và LƯỢNG cho em bé của mình.

Tin vui là Dinh dưỡng bà bầu đã tổng hợp những kiến thức quan trọng cần biết về chế độ dinh dưỡng sau sinh thành một bài viết cụ thể, các mẹ có thể tham khảo các thông tin do chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị dưới đây để lập kế hoạch ăn uống khoa học phù hợp với bản thân mình, mẹ nhé!

dinh-duong-sau-sinh

Những chất dinh dưỡng tối thiểu phải có trong bữa ăn hàng ngày của mẹ sau sinh:

  • Protein (đạm): Protein động vật có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt. Còn protein thực vật được tìm thấy nhiều trong các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ.
  • Chất béo: Chất béo động vật có nhiều trong các loại thịt và mỡ động vật. Chất béo thực vật thì có trong các loại đậu phộng, mè… Thời gian hậu sản mẹ nên sử dụng các nguồn chất béo thực vật để tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Chất đường: Có mặt trong tất cả các loại thực phẩm sau: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong.
  • Chất khoáng: Trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Iod có nhiều trong tảo biển, cá biển.
  • Vitamin: gồm các loại vitamin A và D đều có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua…

Mẹ cần ăn bao nhiêu để đáp ứng đủ dinh dưỡng sau sinh?

Trong quá trình sinh nở, mẹ đã tiêu hao rất nhiều nhiều năng lượng và sức khỏe. Điều này chỉ có thể bù đắp được nhờ chế độ dinh dưỡng sau sinh phù hợp. Thêm nữa, mẹ phải ăn uống đủ chất mới có đủ sữa nuôi con. Vậy sau khi sinh mẹ nên ăn gì và ăn bao nhiêu là đủ?

Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ sau sinh cho con bú cần đạt khoảng 2.550Kcal/ngày. Bữa ăn của sản phụ cần bổ sung đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để duy trì sức khỏe cho mẹ và tạo đủ sữa cho con.

Đạm – Dưỡng chất chất quan trọng giúp mẹ sau sinh lợi sữa, nhiều sữa

Nguồn đạm: Ưu tiên các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những loại thực phẩm có giá thành rẻ nhưng có lượng đạm cao, lại có nhiều chất béo tốt giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu và cung cấp năng lượng lớn. Chất đạm động vật có nhiều trong trứng, cá, tôm, cua, thịt, sữa,…

Nhu cầu protein của phụ nữ sau sinh cho con bú lúc này là 70-80g, protein động vật/protein tổng số ≥ 35%. Ước tính 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g protein, 100g đậu phụ cung cấp 10g protein.

Chất béo – Tăng cường hấp thu vitamin và chất khoáng cho cơ thể

Chất béo: Trong năng lượng khẩu phần cung cấp cho sản phụ hàng ngày, chất béo chiếm 25-30%, nên dùng các chất béo không no có nhiều nối đôi có nhiều trong rau xanh, một số dầu thực (dầu cá, ô lưu,..), một số loại cá béo. Chất béo cần cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ.

Nhu cầu lipid hàng ngày của bà mẹ cho con bú là từ 55-65g/ngày, tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số là 60%.

Vitamin và chất khoáng – Cần thiết cho sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ sơ sinh

Vitamin và chất khoáng rất quan trọng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Một số thực phẩm giàu vi chất như: canxi, vitamin D, sắt, kẽm… dưới đây mà mẹ có thể tham khảo bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, cụ thể:

  • Canxi: có nhiều trong cua, cá, tôm, tép, ốc, các sản phẩm từ sữa,…
  • Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan, tiết, rau lá xanh, ngũ cốc, đậu đỗ các loại, vừng lạc,…
  • Nguồn cung cấp kẽm bao gồm hải sản, thịt nạc, các loại quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,…
  • Sữa, gan, trứng… là nguồn vitamin A động vật cơ thể dễ hấp thu và dự trữ hơn. Các nguồn vitamin A từ thực vật như: rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ.

Tóm lại, lượng thực phẩm mà phụ nữ sau sinh và cho con bú nên tiêu thụ mỗi ngày vào khoảng:

  • Ngũ cốc 450-500g,
  • Trứng 40-50g,
  • Đậu và chế phẩm từ đậu 50-100g,
  • Cá và thịt từ 80-100g,
  • Rau từ 300-400g,
  • Hoa quả từ 100-200g,
  • Dầu mỡ 20g

Ngoài ra mẹ nên uống 8-10 cốc nước mỗi ngày (khoảng 2-2,5 lít) để lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Mẹ có thể dùng thêm sữa, nước trái cây, nước rau luộc để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống sau khi sinh

Những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng sau sinh cần tuân thủ để cơ thể mẹ mau phục hồi mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú

  • Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao: bao gồm các thực phẩm có chứ nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, thịt lợn, trứng sữa, các sản phẩm từ đậu.
  • Uống vitamin tổng hợp: Mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp để đảm bảo đủ chất mà không bị tăng cân, chọn loại tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ của mẹ. Vì sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ thường yếu đi nhiều và gặp khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm.
  • Không nên kiêng cữ một cách mù quáng: Mẹ không nên vì sợ tăng cân mà ăn ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Dinh dưỡng phải đủ mọi mặt sức khỏe của mẹ mới hồi phục được, rồi mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
  • Ăn uống hợp lý từng giai đoạn: Tuần đầu khi mới sinh mẹ nên ăn súp, cháo loãng, cơm nát. Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, da gia cầm, giò heo… Sau 7 ngày mới ăn dần các món cá thịt, trứng gà. Nên chia thành 3 bữa chính 2 bữa phụ để cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn.
  • Ăn đủ bữa, chia thành nhiều bữa trong ngày: Ăn sáng đều đặn, vừa phải là một cách hạn chế tăng cân đồng thời đảm bảo cơ thể vẫn nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngoài 3 bữa chính, mẹ có thể ăn nhiều bữa phụ như mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.
  • Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu và ít kích thích: Các loại thức ăn chua cay nóng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của sản phụ, gây bốc hỏa, và ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, gây ra chứng nóng trong người ở trẻ. Vì vật mẹ nên tránh ăn ớt, hành, hồi hương, hẹ, rượu…
  • Hạn chế các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe: bao gồm các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ xào, rán, các loại đồ ngọt, thức ăn nhanh. Thay vào đó chọn thức ăn protein nhưng ít mỡ, sử dụng dầu thực vật.
  • Các loại đồ ăn sống, lạnh cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn cho mẹ sau sinh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, làm đau bụng, tạo máu bầm sau khi sinh.
  • Mẹ nên cẩn thận với chứng táo bón sau sinh, nếu chủ quan lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.
  • Nếu dùng thuốc trong thời gian cho con bú cần báo cho bác sĩ để tránh ảnh hưởng không tốt đến nguồn sữa và sức khỏe của trẻ.

Trường hợp mẹ sinh mổ có thể tham khảo kĩ hơn về dinh dưỡng giúp nhanh lành vết thương tại đây: Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ

Thực đơn sau sinh dành cho mẹ – Đa dạng khẩu phần ăn uống

Dinh dưỡng của sản phụ cần phải toàn diện. Không nên chỉ ăn những thứ mình thích cũng không nên ăn duy nhất một loại món ăn. Một số mẹ theo kinh nghiệm dân gian chỉ ăn xoay quanh cháo móng giò, canh đủ đủ xanh nấu thịt gà… để có nhiều sữa cho con. Nhưng thực chất những món ăn này là cung cấp thêm năng lượng từ gạo và đạm động vật để bổ sung dinh dưỡng đủ cho bà mẹ tiết sữa. Mẹ không cần quá chăm chăm ăn quá nhiều một món mà có thể thay đổi trong bữa ăn chính các loại thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ăn nhiều trái cây, rau cải cũng giúp thúc đẩy vú tiết sữa bình thường, vì thế mẹ nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn.

Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho mẹ sau sinh trong 1 tuần, cụ thể:

Thứ 2

  • Bữa sáng: Cháo thịt băm, 1 quả táo
  • Bữa phụ buổi sáng: Canh đu đủ xanh nấu móng giò hoặc sườn non, 1 hũ sữa chua, Vài quả nho
  • Bữa trưa: Cá hồi kho tộ, Thịt viên nấu rau củ, Rau cải ngồng luộc, Cơm trắng, 1 quả kiwi
  • Bữa phụ buổi chiều: 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc pha nước ấm, 1/4 quả dứa
  • Bữa tối: Thịt kho tàu, Canh xương nấu bí xanh, Cải xào thịt bò, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 quả táo,
  • Bữa phụ buổi tối: 1 cốc sữa đậu nành ấm, Vài quả nho

 

Thứ 3

  • Bữa sáng: Bún bò, 1 quả chuối chín
  • Bữa phụ buổi sáng: Ngũ cốc trộn sữa tươi, 1 quả lựu
  • Bữa trưa: Thịt bò kho khoai tây, Canh tôm nõn nấu đậu bắp, Rau lang luộc, Cơm trắng, Vài quả dâu tây
  • Bữa phụ buổi chiều: 1 quả trứng gà luộc, 1 quả chuối chín
  • Bữa tối: Tôm rim nghệ, Canh bồ câu hầm hạt sen đậu xanh, Rau cải xoăn luộc, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 quả cam hoặc cốc nước cam ép
  • Bữa phụ buổi tối: 1 cốc sữa đậu nành ấm, Vài quả nho

 

Thứ 4

  • Bữa sáng: Cháo gà, 1 miếng dưa hấu
  • Bữa phụ buổi sáng: Bánh bao nhân đậu xanh, 2 múi bưởi
  • Bữa trưa: Thịt gà luộc, Canh khoai tây nấu thịt, Bông cải xanh luộc, Cơm trắng, 1 miếng xoài
  • Bữa phụ buổi chiều: 1 quả trứng vịt lộn, Sữa chua dầm hoa quả
  • Bữa tối: Cá chép kho củ cải trắng, Canh rau ngót nấu thịt, Thịt bò xào rau bí, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 miếng đu đủ chín
  • Bữa phụ buổi tối: 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc có đường pha nước ấm, 1 miếng dưa hấu

 

Thứ 5

  • Bữa sáng: Ngũ cốc trộn sữa tươi, Vài quả nho
  • Bữa phụ buổi sáng: Canh đu đủ nấu chân giò, 1 miếng dưa hấu
  • Bữa trưa: Thịt vịt luộc hoặc rang, Canh cá chép nấu đậu phụ, Củ cải trắng luộc, Cơm trắng, 1/4 quả dứa
  • Bữa phụ buổi chiều: Ngũ cốc trộn sữa tươi, 1 quả na
  • Bữa tối: Chân giò hầm rim mặn, Canh mướp nấu thịt, Măng tây xào tôm, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 quả cam
  • Bữa phụ buổi tối: 1 cốc sữa đậu nành, 1 miếng dưa lưới

 

Thứ 6

  • Bữa sáng: Bún gà, 1 miếng dưa lưới
  • Bữa phụ buổi sáng: 1 quả trứng vịt lộn, 1 quả táo xanh
  • Bữa trưa: Thịt chân giò luộc, Thịt bò hầm khoai tây, Canh rau ngót nấu thịt, Cơm trắng, 1 quả táo
  • Bữa phụ buổi chiều: Cua hấp, Vài quả dâu tây
  • Bữa tối: Sườn xào chua ngọt, Canh nấm nấu rau củ, Lặc lè luộc, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 quả chuối
  • Bữa phụ buổi tối: Sữa chua dầm hoa quả

 

Thứ 7

  • Bữa phụ buổi sáng: 1 quả trứng gà luộc, 1 hũ sữa chua
  • Bữa trưa: Sung om thịt ba chỉ, Canh cua nấu rau đay, Rau su su xào, Cơm trắng, 1 quả đào
  • Bữa phụ buổi chiều: 1 cái đậu phụ luộc, Vài miếng đu đủ
  • Bữa tối: Thịt gà luộc/rang, Canh bí nấu thịt, Đỗ xanh luộc, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 miếng dưa lưới
  • Bữa phụ buổi tối: 1 cốc sữa ấm, 1 quả táo

 

Chủ nhật

  • Bữa sáng: Cháo trắng trứng muối, 1 quả kiwi
  • Bữa phụ buổi sáng: 1 cốc sữa đậu nành ấm, 1 quả na
  • Bữa trưa: Cá hồi hấp, Thịt bò xào, Đậu bắp luộc, Cơm trắng, Vài quả mâm xôi/việt quất
  • Bữa phụ buổi chiều: Bánh bao nhân thịt hoặc chay, 1 miếng dưa lưới
  • Bữa tối: Đậu phụ rang thịt lợn, Thịt bò xào, Bí xanh luộc, Cơm trắng/cơm gạo lứt, 1 miếng dưa hấu
  • Bữa phụ buổi tối: Ngũ cốc pha sữa tươi, Vài quả nho

 

Nếu bạn chưa biết cách chăm sóc cho mẹ sau sinh có thể tham khảo tại đây: Chăm sóc phụ nữ sau sinh tại nhà

]]>
https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-sau-sinh-3804/feed/ 0
Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn? https://dinhduongbabau.net/bo-sung-canxi-cho-phu-nu-sau-sinh-the-nao-la-chuan-3126/ https://dinhduongbabau.net/bo-sung-canxi-cho-phu-nu-sau-sinh-the-nao-la-chuan-3126/#comments Thu, 23 Aug 2018 07:51:28 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3126 Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ không bổ sung đầy đủ canxi trong thời kỳ này mẹ sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như: bị thiếu xương, loãng xương và gặp nhiều triệu chứng như đau lưng, đau cơ bắp, rụng tóc… Vậy bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh như thế nào là chuẩn để tốt cho sự phát triển của bé và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ?

bo-sung-canxi-cho-phu-nu-sau-sinh

Vì sao cần bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh?

Trong thời gian mang thai, lượng canxi có trong cơ thể người mẹ bị rút ra để cung cấp cho thai nhi thông qua nhau thai, nhằm giúp bé phát triển hệ xương, răng và não bộ. Còn trong thời gian sau sinh bé hấp thu canxi toàn bằng sữa mẹ, nếu mẹ bị thiếu canxi thường gặp phải tình trạng rụng tóc, đau lưng, đau nhức cơ bắp, loãng xương…

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi cho con bú, mỗi ngày người mẹ mất 200-300 mg canxi tiết vào sữa mẹ để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho bé. Lượng canxi này tương ứng với 3-5% khối lượng xương của mẹ. Điều này cho thấy mẹ đã phải hy sinh một lượng lớn canxi để cho con phát triển. Do vậy, nếu mẹ bổ sung không đầy đủ canxi trong thời gian cho con bú sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ, trẻ sơ sinh hay giật mình, rụng tóc vành khăn, quấy khóc, còi cọc, chậm lớn, còi xương, chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ khác… Còn mẹ không chỉ gặp những rắc rối về sức khỏe xương khớp ở thời điểm hiện tại mà còn cả ở độ tuổi mãn kinh sau này.

Các cách bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh khoa học

Canxi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương. Lượng canxi hấp thu mỗi ngày cho thai nhi trung bình là 300mg. Tất cả lượng canxi đều do cơ thể mẹ cung cấp cho con. Chính vì thế mà nhu cầu canxi của mẹ sau sinh rất cao. Theo khuyến cáo của bác sĩ, nhu cầu canxi ở phụ nữ cho con bú khoảng 1300mg canxi nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Với chế độ ăn uống kiêng khem sau sinh của các bà mẹ Việt Nam thì vấn đề cơ thể thiếu Canxi là điều rất khó tránh khỏi. Dưới đây là 1 số phương pháp bổ sung canxi cho mẹ sau sinh hiệu quả, an toàn:

Chế độ ăn giàu canxi

Bổ sung Canxi bằng nguồn thực phẩm chính là phương pháp bổ sung canxi an toàn và thích hợp với mọi phụ nữ. Mẹ sau sinh có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi để thay đổi trong thực đơn hàng ngày của gia đình như: hải sản (tôm, cua, cá…), trứng, đậu, rau, sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt nên duy trì đều đặn thói quen uống 2 ly sữa mỗi ngày sẽ rất tốt. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý vì nếu ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi có thể gây táo bón, khó tiêu, do vậy mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học và có định lượng nhất định.

bo-sung-canxi-cho-phu-nu-sau-sinh-1

Nếu như bạn chưa chú trọng đến lượng canxi mình tiêu thụ trước khi cho con bú, hãy bắt đầu bổ sung ngay những nguồn canxi chất lượng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Các loại rau lá xanh thẫm: Bó xôi, cải thìa, cải xoăn, kale…
  • Đậu hũ và các thực phẩm từ đậu nành
  • Các loại hạt đậu
  • Các loại hạt mè, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, bơ đậu phộng, quả óc chó…
  • Các loại rong biển
  • Hải sản: tôm, cá hồi còn xương, cá thu còn xương…
  • Một số nguồn canxi khác: ngưu bàng, nước cam bổ sung canxi, sữa gạo bổ sung canxi

Thực phẩm chức năng bổ sung canxi

Nếu chỉ bổ sung Canxi cho mẹ qua thực phẩm thì cơ thể mẹ sẽ không nhận đủ được lượng canxi cần thiết bởi hàm lượng canxi trong thực phẩm sẽ bị hao hụt trong quá trình chế biến. Thêm vào đó là việc kiêng khem sau sinh nên rất nhiều chị em lựa chọn việc bổ sung canxi trong thời kỳ cho con bú bằng các loại thực phẩm chức năng viên uống canxi.

Tuy nhiên, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc canxi để tránh tình trạng quá liều. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được gợi ý thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, kết hợp bổ sung lượng canxi phù hợp và vitamin D3 hợp lý.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, nhu cầu canxi ở phụ nữ cho con bú khoảng 1300mg canxi nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Sản phẩm bổ sung canxi cũng nên có sự kết hợp của các thành phần hoạt tính: Canxi – Mg – Vitamin D để không những cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp canxi hấp thu và phát huy tác dụng tại đích tối ưu.

Magcaldi

Magcaldi của Maxbiocare – Úc là sản phẩm cung cấp khoảng 500-750mg canxi nguyên tố. Magcaldi còn có sự kết hợp của các thành phần hoạt tính là Mg và Vitamin D3 (cung cấp 250mg canxi nguyên tố cùng Mg và Vitamin D3) không những cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn có tác dụng tương hỗ, giúp canxi hấp thu tối ưu, cho hệ xương – cơ chắc khỏe.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Việc chăm sóc con nhỏ cần rất nhiều thời gian nhưng mẹ cần sắp xếp một chút thời gian dành cho bản thân để tập luyện thể dục nhẹ nhàng vừa sức. Việc vận động ngoài trời thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, phòng tránh loãng xương, nhanh chóng giảm cân sau sinh. Ngoài ra, tắm nắng cũng giúp cơ thể mẹ sau sinh tổng hợp vitamin D từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi tốt hơn.

Lưu ý khi bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh

  • Nếu bạn chưa có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm (hàu, tôm hùm, nấm, ngũ cốc dinh dưỡng, các loại hạt, thịt bò…) thì nên chú ý bổ sung vì kẽm giúp quá trình canxi hấp thu canxi tốt hơn.
  • Ngoài việc bổ sung canxi cho mẹ sau sinh thì cần đồng thời bổ sung cả magiê với tỷ lệ 1 canxi: 2 magiê để tạo sự cân bằng về chất khi cơ thể dung nạp.
  • Khi sử dụng viên uống canxi, mỗi lần uống chị em cần chia nhỏ số lần uống trong ngày với liều thích hợp 500 mg/ 1 lần uống. Mỗi ngày không được uống quá liều 2500 mg canxi/ngày nếu không sẽ rất nguy hiểm.
]]>
https://dinhduongbabau.net/bo-sung-canxi-cho-phu-nu-sau-sinh-the-nao-la-chuan-3126/feed/ 12
Băng huyết sau sinh: Biến chứng nguy hiểm cho sản phụ https://dinhduongbabau.net/bang-huyet-sau-sinh-bien-chung-nguy-hiem-cho-san-phu-2716/ https://dinhduongbabau.net/bang-huyet-sau-sinh-bien-chung-nguy-hiem-cho-san-phu-2716/#respond Wed, 23 May 2018 03:18:10 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2716 Băng huyết sau sinh là một trong những biến chứng sản khoa phổ biến và nguy hiểm. Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn là nguyên nhân dẫn đến tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Vì vậy, việc  tìm ra nguyên nhân, nhận biết được dấu hiệu và phòng ngừa băng huyết sau sinh đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe cho các mẹ bầu.

bang-huyet-sau-sinh

Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng bộ phận sinh dục của người phụ nữ sau sinh bị chảy máu dữ dội trong vòng 24 giờ dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều (hơn 0,5-1 lít máu) ngay sau khi sinh con hoặc trong vài tuần đầu tiên sau sinh.. Đây là 1 trong 5 tai biến sản khoa thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 2 – 10% tổng số ca sinh, là một tai biến đáng sợ đối với các bác sĩ sản khoa.

Mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở, trong đó 130.000 phụ nữ do băng huyết sau sinh. Tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh đối với các thai phụ không được hưởng các điều kiện tốt về chăm sóc sức khỏe sinh sản ban đầu cũng như trong quá trình sinh nở lên đến 40% (theo Nagaya và cộng sự, năm 2000).

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

nguyen-nhan-bang-huyet-sau-sinh

Đờ tử cung

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Đờ tử cung là tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã được lấy ra. Các yếu tố có thể dẫn đến bị đờ cổ tử cung bao gồm:

  • Chất lượng cơ của tử cung kém: do người mẹ sinh nhiều lần, hoặc do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.
  • Tử cung quá căng: do người mẹ chửa sinh đôi hoặc sinh ba.., nước ối quá nhiều và con to.
  • Do chuyển dạ kéo dài.
  • Bị nhiễm trùng ối.
  • Thai phụ bị suy nhược và thiếu máu

Do bất thường của bánh rau

  • Khi diện tích bánh rau lớn, đến lúc bị bong ra sẽ gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai.
  • Rau bám có hiện tượng bất thường: Rau tiền đạo và rau bám thấp…dẫn tới chảy máu nhiều.
  • Do rau không bong được (rau cài răng lược)

Bị tổn thương đường sinh dục

– Vỡ tử cung hay rách cổ tử cung và âm đạo cũng có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Nhưng các biến chứng này thường xuất hiện nhiều hơn trong ở các trường hợp đẻ khó nên cần can thiệp thủ thuật.

– Một số trường hợp đẻ quá nhanh hoặc đẻ rơi cũng có thể dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.

Bị rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp như: rau bong non, thai lưu, tắc mạch ối, nhiễm trùng… Tùy vào mức độ mất máu và việc cầm máu có tích cực hay không mà băng huyết sau sinh có thể gây một số biến chứng như:

– Thiếu máu và viêm tắc tĩnh mạch.

– Hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến gây ra suy nhược, gầy ốm, mất sữa, rụng lông tóc, vô kinh), và không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

Dấu hiệu của băng huyết sau sinh

– Sản phụ sẽ bị chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

– Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít, máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có hình dạng máu cục hoặc máu loãng.

– Máu chảy ứ trong buồng tử cung sẽ làm tử cung tăng thể tích. Đáy của tử cung lên cao dần, tử cung cũng to ra theo bề ngang và mềm nhão. Bạn sẽ không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.

– Tùy thuộc lượng máu bị mất, người bệnh cũng có thể bị tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh…

Chảy máu từ đường sinh dục

– Nếu sản phụ bị đờ tử cung, chảy máu thường xuất hiện ngay sau khi bị sổ rau, nắn thấy tử cung bị mềm nhão.

– Trường hợp sản phụ bị chấn thương và rách đường sinh dục, nắn sẽ thấy tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn bị chảy ra ngoài. Máu đỏ tươi sẽ chảy rỉ rả thành dòng liên tục. Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít. Máu sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có dạng máu cục hoặc máu loãng.

– Trong trường hợp có bất thường về bánh rau và tử cung thường co hồi kém. Bạn sẽ có hiện tượng ra máu rỉ rả và lượng máu ra có thể ít hoặc nhiều, trong máu đỏ tươi có lẫn máu cục.

– Trường hợp do bị rối loạn đông máu, sau khi bé sinh ra nếu máu chảy ra nhiều, hoàn toàn máu loãng và không thấy có cục máu đông. Thì đây là dấu hiệu của băng huyết sau sinh.

Những dấu hiệu toàn thân

Các biểu hiện tình trạng mất máu: bệnh nhân sẽ bị choáng, da xanh, niêm mạc nhợt,, khát nước, tay chân nhợt, mạch nhanh và huyết áp hạ.

Khi xét nghiệm máu

Nếu khi xét nghiệm máu xuất hiện hồng cầu giảm, hemoglobin, huyết sắc tố, và rối loạn đông máu, chứng tỏ bạn bị băng huyết sau sinh…

Những biến chứng của băng huyết muộn sau sinh

Băng huyết sau sinh nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng như sau:

  • Nhiễm trùng hậu sản: Băng huyết muộn và kéo dài là điều kiện thuận lợi dẫn tới nhiễm trùng hậu sản.
  • Lượng máu mất đi nhiều khiến giảm thể tích máu tuần hoàn. Nếu kéo dài có thể dẫn đến suy đa cơ quan, suy thận, thậm chí là tử vong.
  • Hội chứng Sheehan – Gây hoại tử tuyến yên dẫn đến cơ thể suy nhược, rụng tóc nhiều, mất sữa, vô kinh…
  • Thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch
  • Dẫn tới vô sinh trong trường hợp biến chứng quá nặng phải cắt tử cung

Cách xử lý băng huyết muộn sau sinh

Nếu là băng huyết sau sinh thông thường thì có thể xử lý được bằng việc bác sĩ sẽ truyền máu và cho sản phụ uống thuốc nhằm giúp cổ tử cung sớm co lại. Còn nếu xử lý muộn thì có thể phải cắt bỏ 1 phần tử cung của sản phụ.

Trường hợp băng huyết muộn do bánh nhau còn sót lại trong tử cung (hiện tượng sót nhau thai), bác sĩ sẽ làm thao tác xổ nhau hoàn toàn cho sản phụ. Nếu có hiện tượng đau nhiều ở âm đạo và tầng sinh môn, cần truyền dịch hoặc truyền máu cùng các can thiệp y tế ngoại khoa khác.

Có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian băng huyết. Cần lưu ý là dùng băng vệ sinh thông thường, không sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng nhét) vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào bên trong cơ thể (tử cung và âm đạo), dẫn tới nhiễm trùng đường sinh dục.

Băng huyết muộn sau sinh là hiện tượng hậu sản nguy hiểm. Sản phụ xuất hiện hiện tượng này cần được theo dõi kỹ càng và đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

]]>
https://dinhduongbabau.net/bang-huyet-sau-sinh-bien-chung-nguy-hiem-cho-san-phu-2716/feed/ 0