Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Cẩn trọng với chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy https://dinhduongbabau.net/can-trong-voi-chung-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-1738/ https://dinhduongbabau.net/can-trong-voi-chung-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-1738/#respond Mon, 25 Sep 2017 08:12:41 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1738 Trẻ sơ sinh hệ thống tiêu hóa còn non yếu và chưa được hoàn thiện nên chưa kịp thích nghi với những loại thực phẩm được cung cấp thông qua nguồn sữa mẹ hoặc có thể là sữa ngoài. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gây rất nhiều lo ngại cho cha mẹ. Để đối phó được với tình trạng này bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để từ đó có được cách điều trị và chăm sóc thích hợp.

tre-so-sinh-bi-tieu-chay

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng đa phần là gồm 4 nguyên nhân sau:

  • Do nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhần hàng đầu dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và đa phần là di nhiễm rotavirus. Loại Virus này là nguyên nhân chính gây tình trạng tiêu chảy nặng đe dọa đến tính mạng trẻ. Loại virus này có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,…
  • Do dị ứng sữa mẹ: Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Mẹ cần xem xét chế độ ăn uống của mình và cần loại bỏ ngay những loại thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
  • Do thay đổi chế độ ăn đột ngột cho bé: Đang từ sữa mẹ mà lại chuyển sang bú bình, bú sữa ngoài cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Thời gian bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm hoặc cho bé ăn dặm quá sớm cũng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy do hệ thông tiêu hóa chưa trưởng thành và bé sẽ rất nhạy cảm với thực phẩm mới.
  • Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ruột kém hấp thu dưỡng chất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dấu hiệu nhận biết của những đứa trẻ lớn, người bình thường bị tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Còn với trẻ sơ sinh thì không phải lúc nào cũng dựa vào dấu hiệu đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày đều là bị tiêu chảy.

Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, màu nhạt và không nặng mùi. Và trẻ sơ sinh cũng đi vệ sinh khả nhiều khoảng 2 – 5 lần/ngày. Nếu bé bị đi ngoài thì số lần đi vệ sinh nhiều hơn khoảng 8 – 10 lần/ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do một số nguyên nhân như: đau bụng, nôn, sốt, ớn lạnh, mất nước khiến bé đột nhiên quấy nhiều, không chịu bú hay ngủ.

Triệu chứng trẻ bị mất nước nghiêm trọng

Hậu quả nghiêm trọng của tiêu chảy là tình trạng mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, suy hô hấp. Bạn có thể thấy những triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh cần lưu ý như sau:

  • Khô miệng
  • Mắt khô và trũng sâu xuống
  • Da khô, không đàn hồi trở lại khi bị ấn xuống
  • Hơn 8 giờ trôi qua mà không tiểu tiện
  • Không có nước mắt chảy ra khi khóc
  • Thóp có dấu hiệu trũng xuống
  • Em bé mệt mỏi, cáu gắt, lơ đãng

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều phải làm sao?

Ngay từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để tình trạng này. Nếu trẻ sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày nhưng để phòng tránh tình trạng trẻ bị mất nước bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho con uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy.
  • Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ ngày.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ để tránh lây lan vi khuẩn trong nhà.

Khi bị tiêu chảy trẻ thường bị mất đi lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột, vì vậy cần phải bổ sung vi khuẩn có ích để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn… Nên bạn có thể sử dụng men vi sinh để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

Khi nào bé cần đến bệnh viện?

Nếu bị tiêu chảy nhẹ thì khoảng 1 – 2 ngày sẽ tự hết nhưng nếu hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Hoặc nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo một số biểu hiện sau đây thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh  tiêu chảy cấp ở trẻ em:

  • Sốt cao không ngừng
  • Tiêu chảy mà phân có máu
  • Tiêu chảy nặng (bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)
  • Tiêu chảy kèm nôn liên tục
  • Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh
  • Tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào
  • Trẻ bị nôn và không thể ăn uống
  • Có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt

Cách phòng để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy

– Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.

– Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.

– Không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa và phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể lưu lại để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra với con.

]]>
https://dinhduongbabau.net/can-trong-voi-chung-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-1738/feed/ 0
Cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết từ sớm https://dinhduongbabau.net/cach-tam-cho-tre-so-sinh-me-nen-biet-tu-som-1730/ https://dinhduongbabau.net/cach-tam-cho-tre-so-sinh-me-nen-biet-tu-som-1730/#respond Sun, 24 Sep 2017 05:46:51 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1730 Có rất nhiều kỹ năng mà bạn nên nắm vững từ trước khi mang bầu để những ngày đầu sau sinh không bị bỡ ngỡ và trong đó có việc tắm cho trẻ sơ sinh. Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn là một việc vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người mới lần đầu làm mẹ. Cùng tham khảo những hướng dẫn chi tiết dưới đây để bạn có thể trực tiếp tắm cho bé yêu của mình trong những ngày đầu tiên nhé! 

cach-tam-cho-tre-so-sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Để tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và thật kỹ lưỡng, mẹ có thể theo các bước dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi tắm

– Phòng tắm: Phòng tắm phải kín gió, nhiệt độ trong phòng khoảng 24 độ C

– Đồ đạc cho bé tắm:

  • Khăn tắm: 1 khăn nhỏ và 1 khăn lớn (một khăn nhỏ để tắm, một khăn lớn để lau khô)
  • Thau tắm: 2 cái (một cái để tắm, một cái để xả sạch sau khi tắm)
  • Dầu tắm (chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dùng dầu tắm hữu cơ – organic, không chất hóa học, không chất tạo màu và tạo mùi)
  • Tăm bông và bông gòn vô trùng
  • Quần áo hoặc tã
  • Nước ấm khoảng 37 đến 38 độ (dùng dụng cụ đo nước tắm hoặc dùng tay để kiểm tra)
  • Cồn 70 độ

Bước 2: Tắm cho bé

  • Cởi áo và tã cho bé thật nhẹ nhàng
  • Quấn khăn vào vùng chưa tắm
  • Cho bé từ từ vào thau. Giữ bé ở tư thế đầu cao hơn chân khoảng 30 độ, lưng trẻ tựa vào tay mẹ.
  • Dùng bông gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Kẹp chặt bé vào bên hông và dùng tay đỡ gáy bé sau đó dùng khăn thấm nước ấm để lên lòng bàn tay lau từ góc trong mắt bé lau ra ngoài.
  • Tiến hành gội đầu, xả sạch, lau khô đầu. Nên dùng khăn mềm và nhỏ để gội đầu cho bé, tránh dùng tay vì móng tay có thể làm tổn thương bé. Dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng trên đầu bé với sữa tắm. Bịt tai em bé lại, dùng ca nhỏ múc nước để làm sạch đầu em bé. Dùng khăn lau khô mặt và đầu bé.
  • Dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh thoa đều từ cổ đến nách và xuống đến thân bé, lưu ý tránh không để sữa tắm vào mắt sẽ gây khó chịu cho bé. Dùng tay nâng bé nghiêng sang một bên và tắm từng bên cho bé.
  • Trong thời gian bé chưa rụng rốn, tránh để nước vào rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng.
  • Tắm lại bằng nước: Cho bé vào chậu nước với mực nước khoảng 2/3 chậu. Một tay đỡ vai, cổ và đầu bé, tay còn lại vớt nước để tắm cho bé. Vừa tắm vừa dùng tay vận động tay, chân cho bé. Sau đó úp ngược em bé lại, để đầu bé nằm nghiêng trên cánh tay và dùng tay còn lại tắm phần lưng cho bé.
  • Sau khi cho bé, nâng bé ra ngoài, đặt vào khăn lông và lau khô. Sau khi lau người cho bé, đội mũ, mặc quần áo và đi tất chân, tất tay và đóng tã cho bé.

Bước 3: Chăm sóc rốn cho bé

  • Dùng cồn để sát trùng rốn
  • Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài bằng tăm bông.
  • Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tã dưới rốn.

Những chú ý quan trọng

  • Nếu rốn chưa rụng thì khi tắm, các mẹ tránh để nước ướt phần rốn, theo như thông thường thì rốn sẽ tự rụng 1 đến 3 tuần sau khi sinh, trong thời gian này các mẹ cần hết sức vệ sinh an toàn rốn cho bé để tránh trường hợp rốn bị nhiễm khuẩn.
  • Khi tắm bé, mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế nhỏ, thấp khoảng 40cm, bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu nằm gọn trong lòng tay mẹ, và lưng nằm trên cánh tay, mông bé đặt trên đùi của người mẹ.
  • Dùng bông gòn hoặc tăm bông vô trùng để lau rốn và mỗi miếng bông hay tăm chỉ dùng 1 lần.
  • Tắm xong cần dùng khăn khô, vải mềm mại quấn bé lại cho ấm trước khi mặc tã và áo vào.

Thời gian, địa điểm tắm cho bé

  • Mẹ chỉ cần tắm bé 1-3 lần mỗi tuần.
  • Thời điểm mẹ tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất chính là lúc có ánh nắng mặt trời và lúc thuận tiện cho người mẹ nữa. Thời gian cụ thể và tốt nhất là từ 10 đến 11 giờ sáng hoặc 3 đến 4 giờ chiều. Mẹ có thể tạo cho bé một thói quen theo trình tự: tắm – bú sữa mẹ – ngủ…
  • Không nên tắm bé quá lâu trong nước, thời gian lâu nhất là 4 đến 5 phút. Khi ngoài 3 tháng tuổi mẹ có thể tắm bé đến 10 phút để bé có thể làm quen được với nước lâu hơn.
]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-tam-cho-tre-so-sinh-me-nen-biet-tu-som-1730/feed/ 0
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi-1712/ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi-1712/#respond Fri, 22 Sep 2017 03:57:48 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1712 Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là điều khó khăn và bỡ ngỡ nhất với các bà mẹ và đặc biệt là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Dưới 1 tháng sau sinh là giai đoạn mà mẹ vẫn còn rất đau và mệt nhưng vẫn phải cho con bú, bế ẵm con, tắm táp và vệ sinh hàng ngày cho bé,… Ngoài ra, mẹ còn phải để ý từng giây từng phút xem con có khỏe không, có khó chịu chỗ nào không? Vì thế, chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là một việc không hề đơn giản, đầy những khó khăn. Mẹ hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây để có thể vượt qua giai đoạn này thật suôn sẻ!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Cho con bú

Ngay từ lúc mới sinh ra mẹ cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt để bé có thể hấp thu được nhiều nhất có thể lượng sữa non quý giá. Để bé có thể bú ngon và bú được nhiều mẹ cần cho con bú đúng cách, nghĩa là cho bé ngậm đúng khớp ngậm, tránh để bé chỉ ngậm đầu vú sẽ khiến mẹ dễ bị nứt cổ gà, sưng đau. Bé bú đúng là khi:

  • Cằm con cắm sâu vào bầu ngực, đầu ngửa ra sao cho giữa cằm và cổ tạo thành một góc khoảng 1400.
  • Miệng bé mở rộng và ngậm sâu vào quầng vú (ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú phía trên), lưỡi con đưa ra phía trước và đè lên nướu dưới.

Cho con bú đúng cách mẹ sẽ không bị đau, không cảm thấy khó chịu khi con bú và bé cũng bám khớp rất chắc.

Trước và sau khi cho con bú mẹ cần vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú, có thể dùng vài giọt sữa mẹ để bôi trong trường hợp đầu ngực bị khô nẻ.

Với những bà mẹ không đủ sữa hoặc không có sữa cho con bú thì cần phải cho bé ăn sữa ngoài. Công việc này sẽ mất thời gian hơn ở 2 công đoạn pha sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ. Điều quan trọng nhất là mẹ cần pha sữa đúng theo đúng chỉ dẫn, tuyệt đối không pha thêm nước hoặc pha sữa quá đặc với mong muốn con nhận được nhiều dinh dưỡng hơn – tất cả những điều này đều gây hại không nhỏ cho trẻ. Nhiệt độ pha sữa cũng cần được đảm bảo, không pha sữa bằng nước quá nóng/quá nguội sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng.

Khi con có biểu hiện đói, muốn ăn bằng một số biểu hiện: ngọ nguậy, chạm vào môi thấy con mở miệng, khóc… thì mẹ cần cho con bú ngay và nên dừng lại khi bé không muốn bú nữa nếu không bé sẽ bị trớ.

Bế ẵm con đúng cách

Thiên thần bé nhỏ xương còn mềm yếu nên mẹ phải cẩn thận khi bế ẵm con. Mẹ nên ôm con sát vào lòng, tay đỡ đầu, lưng và mông con. Mẹ nên vuốt ve, âu yếm, nằm cùng bé để tạo tình cảm, sự gắn kết giữa bạn và bé. Việc vuốt ve, âu yếm, nói chuyện với bé, hát, kể chuyện cho bé nghe sẽ kích thích giác quan của bé phát triển, dần dần bé sẽ hiểu được mẹ đang nói gì, bé mừng vui, cười khi nhìn thấy mẹ.

Khi đặt bé nằm, mẹ lưu ý giường phải phẳng và nệm không quá mềm sẽ ảnh hưởng tới xương của con, không kê gối cao (tốt nhất không nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, hoặc chỉ nên dùng vài lớp khăn xô lót dưới đầu con là đủ).

Mẹ có thể học cách quấn tã cho bé để con ngủ ngon, ngủ yên và bớt giật mình vì khi được quấn trong tã, bé sẽ có cảm giác giống với trong tử cung của mẹ hơn.

Một việc làm cần lưu ý mà rất nhiều bậc cha mẹ, ông bà, người thân hay bế xốc con, rung lắc, đung dưa quá mạnh là việc tuyệt đối không nên làm. Bởi những việc làm này có thể khiến trẻ sơ sinh bị dập não, chảy máu não do màng não bé còn mỏng, khoảng trống giữa xương sọ và não chưa được lấp đầy. Ngoài ra, khi bế ẵm mẹ cũng lưu ý đỡ đầu và cổ con vì bé sơ sinh vẫn “nặng đầu” – trọng lượng đầu chiếm tới 25% so với cơ thể, trong khi cổ bé còn rất yếu nên rất dễ tổn thương.

Vệ sinh rốn trẻ đúng cách

Một điều rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là vệ sinh rốn cho con. Thông thường, phải mất cả tuần, thậm chí đến gần cả tháng rốn của bé mới khô và bắt đầu rụng, do đó mẹ cần vệ sinh cẩn thận đề phòng nhiễm trùng, viêm rốn sẽ rất nguy hiểm. Mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi vệ sinh rốn cho bé:

  • Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô (có thể sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).
  • Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường gì không (mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu,…).
  • Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng (lưu ý thay bông băng sau khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch.
  • Sát trùng vùng quanh rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên

Môi trường trong bụng mẹ bé có một môi trường phát triển rất tốt vì nhiệt độ khá ổn định. Khi ra bên ngoài, nhiệt độ, thời tiết thay đổi thường xuyên lúc nóng, lúc lạnh mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé có bị nóng hay lạnh quá không. Để kiểm tra được mẹ hãy chạm tay vào bụng của bé có thể thấy được bé đang bị nóng hay lạnh.

Khi cho bé ra ngoài cần phải đội mũ, quàng khăn kín cho bé nhất là trong thời tiết lạnh nhưng khi bé ngủ thì mẹ nên bỏ mũ cho con vì trẻ sơ sinh giải phóng nhiệt rất lớn ở vùng đầu, nếu đội mũ kín dễ khiến thân nhiệt con tăng cao và có thể gây hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Ngoài ra, quần áo của bé nên mềm, thoáng, mỏng để có thể mặc nhiều lớp khi trời lạnh hoặc dễ dàng cởi bớt khi trời nóng.

Trên đây là những kiinh nghiệm chúng tôi chia sẻ để giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách. Mời mẹ theo dõi những bài tiếp theo trên dinhduongbabau.net để có thêm kinh nghiệm, có thêm kiến thức chăm con thật tốt, cũng như biết cách xử lý khi bé ốm sốt, quấy khóc hay gặp những vấn đề khác nhé!

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi-1712/feed/ 0
Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách https://dinhduongbabau.net/huong-dan-me-cach-cham-soc-tre-so-sinh-dung-cach-1679/ https://dinhduongbabau.net/huong-dan-me-cach-cham-soc-tre-so-sinh-dung-cach-1679/#respond Sun, 17 Sep 2017 08:46:26 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1679 Chăm sóc trẻ sơ sinh rất cần sự tỷ mỉ, nhẹ nhàng của người làm mẹ nhất là trong những tuần đầu tiên. Nhưng với những phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ sẽ không tránh khỏi vụng về, lóng ngóng. Mẹ có thể yên tâm vì dinhduongbabau sẽ chia sẻ cho bạn những lời khuyên và những kỹ năng cơ bản nhất để chăm sóc bé yêu.

huong-dan-me-cham-tre-so-sinh-dung-cach

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Những đồ dùng cần thiết cho chăm sóc trẻ sơ sinh

  • Sản phẩm hỗ trợ bú sữa
  • Bỉm, tã trẻ em
  • Đồ tắm và đồ ngủ : bồn tắm cho trẻ, khăn lau, khăn tắm, dầu gội đầu , sữa tắm dành riêng cho trẻ
  • Quần áo trẻ em : chăn quấn, quần áo, bao tay và vài đôi tất cho trẻ
  • Đồ chơi cho trẻ : Những loại đồ chơi phát ra tiếng động kích thích trẻ

Cách chăm sóc da của trẻ sơ sinh

Da của bé mới sinh rất mỏng và nhạy cảm nên mẹ cần chăm sóc bé một cách cẩn thận. Trong vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần.

Khi mới ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau 24 – 48 tiếng thì bạn cần phải tắm sạch hết chất “gây” cho trẻ vì khi này chất gây lại là môi trường để vi khuẩn phát triển.

Bên cạnh đó bạn nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da của bé xem có những phát sinh gì sau sinh hay không để can thiệp sớm để xóa đi cho trẻ.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Mỗi ngày bé cần được ngủ trung bình khoảng 18 – 20 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ nên bạn cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ cho bé.

Tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ trong những tháng sau sinh. Sau 6 tháng bé bắt đầu biết lật, biết nghiêng, biết nhổm đầu và lúc đó bé có thể tự lựa chọn được tư thế ngủ tốt nhất.

Bạn cần hạn chế hành động rung lắc cho bé dễ ngủ vì hành động đó vô tình gây tổn thương đến não bộ của bé.

Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương.

Nhiệt độ phòng thì bạn nên để khoảng 26 độ C là tốt nhất vì nếu để nóng quá làm nhiệt độ cơ thể bé tăng lên gây nguy hiểm cho bé còn nếu để lạnh quá sẽ dễ để bé bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Bạn cần thường xuyên nằm cạnh bé để theo dõi bé và cho bé bú dễ dàng hơn.

Chăm sóc vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc vệ sinh cho trẻ để tránh sự xâm lấn của vi khuẩn vào gây bệnh cho bé và tắm là phần không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc, vệ sinh cho bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.

Với những bé chưa rụng rốn bạn có thể dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân cho bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.

Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.

Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.

Chăm sóc cân nặng của trẻ

Trong 5 ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh thì việc giảm cân là hoàn toàn bình thường. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé se bị giảm cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Điều quan trọng nhất để bổ sung dinh dưỡng cho bé ngay sau khi sinh là mẹ cho bé bú càng sớm càng tốt để nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm: Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng 1 – 2 mũi cho bé là vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K  để ngăn rối loạn chảy máu và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

Giao tiếp với trẻ

Bạn nên giao tiếp với bé bằng giọng nói, thị giác, khứu giác và nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận và bé cũng sẽ nhanh chóng có được ngôn ngữ cơ thể của mình.

Xoa bóp và massage trẻ sơ sinh

Massage trẻ sơ sinh là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Hoạt động này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ như:

  •  Giúp bé thư giãn
  •  Giúp phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ
  •  Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé
  •  Giúp tăng cường hệ miễn dịch
  •  Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da
  •  Massage cho bé còn có thể hỗ trợ tiêu hóa
  •  Massage cũng có giúp cho trẻ sơ sinhgiảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược.

Vậy là dinhduongbabau đã hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách hy vọng rằng mẹ sẽ chăm sóc bé yêu tốt để bé luôn phát triển khỏe mạnh và đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

]]>
https://dinhduongbabau.net/huong-dan-me-cach-cham-soc-tre-so-sinh-dung-cach-1679/feed/ 0
Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh? https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-tre-so-sinh-tang-can-nhanh-1473/ https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-tre-so-sinh-tang-can-nhanh-1473/#comments Tue, 15 Aug 2017 15:52:53 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1473 Việc trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú, chậm tăng cân luôn là vấn đề khiến các mẹ lo lắng và luôn quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé yêu để bé mau tăng cân khỏe mạnh an toàn. Việc trẻ sợ sinh chậm tăng cân, suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thì mới có giải pháp hiệu quả. Dưới đây dinhduongbabau.net sẽ hướng dẫn mẹ cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh an toàn và vô cùng đơn giản.

lam-sao-de-tre-so-sinh-tang-can-nhanh

Trẻ sơ sinh như thế nào được coi là nhẹ cân?

Trẻ sinh ra nhẹ hơn 2.5kg bất kể sinh đúng hay sinh non đều được liệt vào hàng “nhẹ cân”. Trẻ sơ sinh được coi là nhẹ cân trong 2 trường hợp: trẻ sinh non và trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong tử cung. Việc chăm sóc trẻ nhẹ cân sẽ khó khăn hơn nhiều so với trẻ bình thường vì khi đó hệ hô hấp của trẻ yếu, khả năng đề kháng của cơ thể kém hơn, dễ mẫn cảm hơn so với thời tiết, khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa cũng kém hơn so với thông thường do đó các bậc cha mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé trong thời gian đầu.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân

1. Bé sinh non

Sự ra đời khi chưa đủ tuần tuổi phát triển trong bụng mẹ là một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chậm tăng cân của trẻ. Ngoài việc chậm tăng cân thì trẻ sinh non sức khỏe sẽ yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng.

2. Không đủ chất khi mang thai

Trong quá trình mang thai mẹ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm cho thai nhi cũng không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi chào đời và phát triển. Chưa kể đến việc khi mang thai một số chị em vẫn hút thuốc, lạm dụng ma túy, chất kích thích sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, chậm tăng trưởng về cả thể chất và tinh thần sau sinh.

3. Bé bị rối loạn sức khỏe

Trẻ sơ sinh bị rối loạn sức khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của trẻ. Những rối loạn sức khỏe này sẽ nâng cao nhu cầu calo của cơ thể trong khi cơ thể bé lại không hấp thụ và ăn uống được tốt sẽ khiến bé không tăng cân được hoặc chậm tăng cân.

4. Mắc các bệnh giun sán

Các ký sinh trùng đường ruột sẽ lấy bớt lượng thức ăn ở cơ thể bé. Vì vậy, bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

5. Dinh dưỡng không đủ chất

Do quá bận bịu hay điều kiện gia đình mà bạn không thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn của trẻ. Điều này khiến cho nhu cầu cơ thể không được đáp ứng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân. Dù là trẻ sinh non hay trẻ sinh đủ tháng mẹ cũng cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh.

Đối với trẻ sinh quá non (< 1500g), chưa có phản xạ bú hoặc những trẻ sinh non chưa bú được, phải kết hợp truyền dung dịch Glucoza 10% theo đường tĩnh mạch (tại bệnh viện).

Trẻ bú được thì mẹ cho bú nhiều bữa trong ngày (có thể 12-15 bữa/ngày). Trẻ bú yếu nhưng đổ muỗng nuốt được, mẹ nên vắt sữa ra ly, dùng muỗng bón cho trẻ. Trường hợp mẹ không có sữa, nên dùng loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Đối với trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng, vẫn có thể dùng các loại sữa cho trẻ dưới 6 tháng như trẻ đủ cân.

Lượng sữa dùng cho trẻ hằng ngày:

  • Ngày thứ nhất sau sinh: 50 ml/kg trọng lượng trẻ, chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Mỗi ngày tăng thêm 20 ml/kg trọng lượng của trẻ, cũng chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml/kg trọng lượng, chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ tháng thứ 5 trở đi, hãy cho trẻ ăn bổ sung và bú mẹ như trẻ đủ cân.

Bảng cân nặng chuẩn theo sự phát triển của Bé Trai & Bé Gái phù hợp với thể trang người Việt Nam:

1/ Bảng chiều cao cân nặng đối với con trai

Tuổi Cân nặng( kg) Chiều cao (cm)
0tháng 2,23 ~ 3.79kg 44,9 ~ 52.0cm
1-2 tháng 3,82 ~ 6.09kg 51,6 ~ 60.0cm
2-3 tháng 4,63 ~ 7.4kg 55.0~63.8cm
3-4tháng 5,31 ~ 8.36kg 57,8 ~ 67.0cm
4-5tháng 5.85~9.04kg 60,6 ~ 69.5cm
5-6 tháng 5.85~9.04kg 62,6 ~ 71.4cm
6-7 tháng 6,66 ~ 9.97kg 64,0 ~ 73.0cm
7-8 tháng 6,91 ~ 10.26kg 65,1 ~ 74.3cm
8-9 tháng 7,15 ~ 10.49kg 66,2 ~ 75.5cm
9-10 tháng 7,36 ~ 10.73kg 67,3 ~ 76.6cm
10-11 tháng 7,36 ~ 10.73kg 67,3 ~ 76.6cm
11-12 tháng 7,73 ~ 11.18kg 69,5 ~ 78.9cm

2/ Bảng chiều cao cân nặng đối con gái

Tuổi( tháng) Cân nặng(kg) Chiều cao(cm)
0 tháng 2,25 ~ 3.73kg 45,0 ~ 52.0cm
1-2 tháng 3,69 ~ 5.63kg 51,2 ~ 58.4cm
2-3tháng 4.44~6.81kg 54.5~62.3cm
3-4tháng 5,05 ~ 7.68kg 57,1 ~ 65.7cm
4-5tháng 5,53 ~ 8.29kg 59,1 ~ 68.2cm
5-6tháng 5,9 ~ 8.8kg 61,0 ~ 69.9cm
6-7tháng 6,23 ~ 9.23kg 62,6 ~ 71.2cm
7- 8tháng 6,44 ~ 9.53kg 63,9 ~ 72.4cm
8-9tháng 6,62 ~ 9.78kg 65,2 ~ 73.5cm
9-10tháng 6,78 ~ 10.0kg 66,3 ~ 74.6cm
10-11tháng 6,78 ~ 10.0kg 66,3 ~ 74.6cm
11-12tháng 7,14 ~ 10.45kg 68,5 ~ 77.0cm

Tăng cân cho trẻ ở giai đoạn sơ sinh là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Bởi sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, có thể trẻ tăng đột biến hoặc cũng có thể ăn mãi không lớn. Do vậy, bên cạnh việc mẹ đảm bảo nguồn dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho trẻ thì mẹ cũng cần đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ cho bé bú hàng ngày nữ nhé!

Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng

Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày

tre-so-sinh-cham-tang-can

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt hơn những trẻ không ngủ đủ giấc. Khoa học đã chứng minh rằng 11h đêm là thời điểm bé đi sâu vào giấc ngủ và khi đó hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, bé khó ngủ vào ban đêm, ngủ ít sẽ không chỉ gây tình trạng chậm lớn mà còn làm cho bé mệt mỏi, hay quấy khóc, nếu tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Cho bé bú đúng cách hợp lý

  • Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia.
  • Mẹ cần cho bé bú khoảng 20 – 30 phút để bé có thể hấp thụ được nguồn sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bé bú ít mẹ nên vắt phần sữa chứa nhiều nước ra trước để bé có thể bú được luôn phần sữa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất béo để cho bé tăng cân nhanh. Tốt nhất vẫn là trẻ bú được cả phần sữa đầu và sữa cuối
  • Trong thời gian cho con bú mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giúp mẹ gọi sữa về để đủ lượng sữa cho con bú
  • Mẹ cho con bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái trong quá trình bú cho bé, bé sẽ bú được nhiều và lâu hơn và tạo điều kiện để kích thích sữa mẹ ra nhiều hơn

Xem thêm: Mách mẹ bí kíp cho con bú đúng cách/Chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Trên đây là những cách giúp bé sơ sinh mau tăng cân an toàn nhất mà các mẹ nên áp dụng cho những bé nhẹ cân. Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé các mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ dinhduongbabau.net để biết thêm nhiều thông tin tốt cho sức khỏe cả nhà nhé!

]]>
https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-tre-so-sinh-tang-can-nhanh-1473/feed/ 12
Trầm cảm sau sinh – Hiểm họa khôn lường cho cả mẹ và con https://dinhduongbabau.net/tram-cam-sau-sinh-hiem-hoa-khon-luong-cho-ca-me-va-con-1185/ https://dinhduongbabau.net/tram-cam-sau-sinh-hiem-hoa-khon-luong-cho-ca-me-va-con-1185/#respond Fri, 23 Jun 2017 01:00:24 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1185 Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của các sản phụ. Rất nhiều bà mẹ bị bệnh đã nghĩ đến việc tự tử, ruồng rẫy con vì mất kiểm soát và không chịu nổi áp lực. Gần đây nhất, vụ việc một thiếu phụ mắc trầm cảm sau sinh đã ra tay giết hại chính đứa con mới 33 ngày tuổi của mình đã gây chấn động dư luận cả nước. Sau sự kiện này, trầm cảm sau sinh bắt đầu được cả xã hội đặc biệt quan tâm.

tram-cam-sau-sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh và biểu hiện

Căn bệnh này có biểu hiện là triệu chứng buồn chán kéo dài trong một vài tuần hoặc thậm chí hơn một năm và thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt, sản phụ bị mắc trầm cảm ngay khi em bé chào đời hoặc trong lúc cai sữa cho con.

Một sinh linh nhỏ bé chào đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc sống mỗi gia đình. Đối với một số bà mẹ, sự thay đổi đột ngột về lượng hormone trong cơ thể, việc sinh nở mệt mỏi cùng việc chăm sóc con nhỏ suốt ngày đã trở thành áp lực quá lớn và là nguyên nhân khiến các bà mẹ kiệt sức, từ đó xuất hiện chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng cơ bản của chứng trầm cảm sau sinh (PPD) bao gồm:

– Luôn cảm thấy buồn bã và rất hay khóc, dễ nổi nóng, thất vọng, bất lực, cảm giác buồn phiền thường trực, lo lắng quá mức, thích ở một mình, đãng trí

– Không thể hiện cử chỉ yêu thương, gần gũi với em bé mới sinh mà nguy hiểm nhất là có ác cảm với con

– Mất ngủ triền miên và ăn rất ít so với bình thường

– Luôn cảm thấy lo lắng và không yên tâm về em bé mới sinh

– Cảm thấy có lỗi vì nghĩ rằng mình không phải là người mẹ tốt

– Ngoài ra, bà mẹ mắc PPD còn dễ nổi giận vô cớ, cơ thể lúc nào mệt mỏi và thường tránh tiếp xúc với người thân và bạn bè.

Mối nguy hại của trầm cảm sau sinh

Theo thống kê trên toàn thế giới, cứ 100 ca sinh lại có khoảng 10 trường hợp bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh (có tên tiếng Anh viết tắt là PPD). Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị đúng cách, nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Chỉ tính riêng tại nước Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu bà mẹ được chẩn đoán mắc PPD. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần vì nhiều trường hợp bị bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị. Đáng chú ý là cứ 5 người mắc PPD lại có 1 người đã từng có ý định tự sát và hoặc giết hại con mình.

Những đứa bé có mẹ mắc PPD không được điều trị sẽ đối mặt với nguy cơ rối loạn cảm xúc và hành vi và khả năng nhận thức kém hơn so với bạn bè cùng lứa. Do vậy, việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách các trường hợp mắc PPD có tác động rất lớn tới sức khỏe thể chất và trí tuệ của cả bà mẹ và thế hệ tương lai.

Ngay từ khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, các bà mẹ và người thân trong gia đình nên chủ động đến thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích và kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Để phòng tránh và điều trị căn bệnh này, các mẹ tự điều chỉnh suy nghĩ của mình, rèn luyện cho mình cái nhìn thật lạc quan, luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, vui vẻ để đầu óc thật thư thái. Không chỉ vậy, những người trong gia đình cũng nên thông cảm và chăm sóc cho sản phụ thật chu đáo để giảm bớt sự bỡ ngỡ của chị em.

Ngoài ra, các mẹ nên cố gắng có chế độ ăn uống đầy đủ và sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng như Procare để ổn định nồng độ hóc-môn trong cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi và stress do thiếu chất khi cho con bú. Cơ thể khỏe mạnh giúp quá trình nuôi con thuận lợi và tâm trạng thoải mái cho mẹ cũng sẽ giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đấy ạ. Ngoài việc ăn uống đa dạng thực phẩm, bác sỹ khuyên các mẹ nên dùng thêm viên uống Procare để bổ sung đúng, đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình nuôi con và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi cho chính bản thân trong giai đoạn sau sinh nhạy cảm này.

Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng tâm lý hiện tại của mình hay cách phòng tránh bệnh lý trầm cảm, hãy gọi đến số 0903 294 739 các chuyên gia tâm lý và bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

]]>
https://dinhduongbabau.net/tram-cam-sau-sinh-hiem-hoa-khon-luong-cho-ca-me-va-con-1185/feed/ 0
Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-cho-ba-me-sau-sinh-khoa-hoc-nhat-541/ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-cho-ba-me-sau-sinh-khoa-hoc-nhat-541/#comments Thu, 21 Jul 2016 04:25:54 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=541 Sau khi con chào đời, cơ thể mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể là giai đoạn rất mệt mỏi cho mẹ. Do đó các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.

dinh duong cho me sau sinh

1, Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh

Sau khi sinh bà mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì bà mẹ rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con. Mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt được. Những thực phẩm mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này là:

  • Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Chất bột đường thường có trong cơm, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
  • Nên cung cấp Protein từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu
  • Canxi từ sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ… để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé

Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?

Mẹ cần tránh điều gì trong thời gian cho bé bú?

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, các bà mẹ sau sinh cũng cần lưu ý:

  • Tránh xa thuốc lá và tránh uống rượu. Rượu bia và thuốc lá sẽ khiến sữa mẹ về ít hơn, trẻ cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ chậm quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh hơn.
  • Hãy thận trọng với thực phẩm có thể gây khó tiêu: Mẹ nên tránh các thức ăn dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống). Nên lưu ý các loại thức ăn có thể khiến con bạn phản ứng lại khó tiêu (hành, cải bắp, trứng cá, trứng tôm, gia vị cay) nếu chúng gây phản ứng.
  • Hạn chế uống cà phê hoặc trà: Trà và cà phê sẽ khiến mẹ trở nên khó ngủ hơn, điều này không tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của mẹ. Mẹ chỉ nên uống cà phê với một lượng rất nhỏ mỗi ngày thôi nhé.

Có được ăn kiêng trong giai đoạn cho con bú?

  • Khá thú vị là lượng chất béo dung nạp trong giai đoạn mang thaisẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú, vì vậy, việc cho con bú sẽ giúp mẹ lấy lại dáng vóc ban đầu nhanh chóng.
  • Không nên chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dụng đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường và ngưng uống các chất có cồn.

che do nghi ngoi sau sinh

2, Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh hợp lý

Trong tuần đầu sau khi sinh mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so với sản phụ sinh thường.

Ngoài ra, vấn đề sa tử cung cũng khiến các mẹ lo lắng, đặc biệt là với những mẹ sinh thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề này cao hơn sinh mổ. Bệnh này khiến mẹ đi tiểu nhiều lần, giảm ham muốn tình dục và khiến sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn. Để phòng tránh bệnh sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh, sản phụ không được làm việc nặng, không ngồi quá lâu và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, việc cho con bú sớm – sau sinh 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt, tránh được bệnh sa tử cung, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Vận động nhẹ nhàng:

Sau khi vết thương đã lành và ổn định, các mẹ nên vận động, massage thư giãn, xoa bóp tay chân, với liều lượng thích hợp, vừa phải để đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra việc tập thể dục, massage còn mang lại lợi ích như:

  • Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và mau lành vết mổ khi mổ đẻ.
  • Giảm căng thẳng, stress, đặc biệt, giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền sẽ là phương pháp tối ưu giúp các mẹ hồi phục sức khỏe, tâm lý nhanh chóng và giảm trầm cảm sau sinh.
  • Giảm tỉ lệ đau lưng.
  • Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu, tốt cho tim mạch.
  • Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
  • Phục hồi sự săn chắc của cơ thể, giảm mỡ bụng.
  • Giảm các tai biến tim mạch.
  • Tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
  • Trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng hoặc gió lạnh. Chỗ ở nên thoáng mát, dễ chịu, không bị ảnh hưởng của khói bụi, mùi hôi, tiếng ồn.Nhiệt độ trong phòng lý tưởng cho cả mẹ và bé là 27 -29 độ C. Tuyệt đối không nằm than vì khí CO2 trong than sẽ gây ngạt cho em bé.

3, Những khó chịu thường gặp sau khi sinh và cách xử trí

Đau hậu sản, bàng quang, chảy máu… là những vấn đề thường gặp nhất sau khi sinh. Chúng khiến các mẹ khó chịu, đau nhức và mệt mỏi. Dưới đây là một số biện pháp xử trí giúp các mẹ giảm bớt những lo lắng này:

Đau hậu sản:

dau hau san sau sinh

Mẹ có thể bị đau quặn ở bụng, nhất là những khi cho con bú, do tử cung có thắt để trở lại kích cỡ như trước khi có thai. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể mẹ đang trở lại trạng thái bình thường. Các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Và trong trường hợp co thắt mạnh một liều thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol có thể khiến các mẹ dịu cơn đau.

Bàng quang:

Đi tiểu nhiều hơn trong những ngày đầu là bình thường vì cơ thể thải đi nước dư tích lại trong khi có thai. Tiểu tiện lúc đầu có thể khó khăn vì đau, tuy nhiên mẹ nên cố đi tiểu sau sinh càng sớm càng tốt. Mẹ nên đứng dậy và đi lại cho để làm cho dòng tiểu mạnh hơn. Nếu có vài mũi khâu thì nên xối nước ấm khi đi tiểu để đỡ rát.

Chảy máu:

Mẹ có thể chảy máu âm đạo trong bất cứ thời điểm nào từ 2-6 tuần sau khi sinh. Chứng này thường có thể ngưng nhanh hơn nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ. Chất sản dịch màu đỏ tươi có thể sẽ ra nhiều lúc đầu, nhưng qua ngày kế tiếp chất này sẽ giảm đi và dần dần chuyển sang màu nâu nhạt. Thường dịch bài tiết này sẽ tiếp tục ra cho đến kỳ kinh đầu tiên. Và việc mẹ cần làm là dùng những tấm lót băng vệ sinh thấm chất dịch tiết ra, không nên dùng băng vệ sinh bên trong âm đạo có thể gây nhiễm trùng.

Táo bón:

Đây là triệu chứng thường gặp nhất sau sinh. Biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này là uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau. Một số cách khác như đi dạo, tập bài tập Kegel, tránh căng thẳng và sử dụng các chất làm mềm phân cũng giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra nhai kẹo cao su để kích thích phản xạ tiêu hóa cũng là một mẹo hay cho các mẹ.

Mũi khâu:

Các mũi khâu có thể đau khoảng 1-2 ngày, hầu hết sẽ tiêu đi trong vòng một tuần. Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sỹ. Nếu vẫn tiếp tục đau trong nhiều tuần, hỏi ý kiến bác sỹ về việc có thể tăng liều lượng hoặc dùng thuốc khác mạnh hơn hay không. Lưu ý mẹ không làm việc nặng, bê vác đồ đạc sau khi sinh. Có thể làm dịu các cơn đau bằng cách chườm túi nước đá xung quanh vết mổ và nằm xuống để tránh lực ép lên các mũi khâu.

Tóm lại, giai đoạn sau sinh là thời kỳ rất quan trọng, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Có như vậy, cơ thể mới phục hồi nhanh, tránh mắc các bệnh mạn tính sau này. Bài viết trên đây đã trình bày khá chi tiết về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như những vấn đề khó chịu mà các mẹ thường gặp sau khi sinh em bé. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bảo vệ tốt cho sức khỏe chính bản thân, cũng là tiền đề để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của mình.

 Xem thêm: Triệu chứng cho mẹ sau sinh cần biết

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-cho-ba-me-sau-sinh-khoa-hoc-nhat-541/feed/ 6
Các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và cách xử trí https://dinhduongbabau.net/cac-nguyen-nhan-khien-tre-quay-khoc-va-cach-xu-tri-534/ https://dinhduongbabau.net/cac-nguyen-nhan-khien-tre-quay-khoc-va-cach-xu-tri-534/#respond Tue, 19 Jul 2016 07:53:10 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=534 Thời gian đầu khi mới chào đời, tiếng khóc chính là ngôn ngữ giúp bé nói lên các nhu cầu của mình, là dấu hiệu phản kháng duy nhất của bé về một điều gì đó, như: đói, nóng, lạnh, đau, khó chịu trong cơ thể… Ngoài ra, tiếng khóc còn là phương tiện giúp kết chặt mối liên hệ tình cảm giữa mẹ và em bé. Nhờ tiếng khóc này mẹ sẽ nâng niu, ẵm bồng, dỗ dành và trò chuyện với bé nhiều hơn.

Có thể nói khóc là một phần quan trọng trong cơ chế sinh tồn của trẻ. Đây chính là tín hiệu quan trọng mà các bậc phụ huynh phải chú ý để đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu của bé. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc? Và làm thế nào để bé hết khóc? Ban biên tập xin gửi đến các mẹ một số tuyệt chiêu xử trí khi bé khóc:

con khoc do doi

1, Bé khóc do đói

Trong những tháng đầu đời, lý do thường làm bé khóc nhất là đói. Bé thường khóc hoài, dai dẳng và ít khi chịu nín nếu mẹ chưa cho bé bú. Mẹ nên quan sát các dấu hiệu cho biết bé đói trước khi bé sắp khóc, chẳng hạn như bé tìm kiếm, mút ngón tay, liếm mép, miệng nhóp nhép… thậm chí dang tay ra và ôm vào ngang ngực liên tục.

Giải pháp ở đây: Cho bú là cách dỗ bé hiệu quả nhất, cho dù việc đó có nghĩa là mẹ phải cho bú nhiều cữ ban ngày và ban đêm. Nếu bé bú bình và bú ngốn ngấu với những khoảng cách ngắn giữa hai cữ, mẹ hãy thử cho bé uống nước đun sôi để nguội đựng trong bình tiệt trùng. Có thể bé khóc vì khát nước, nếu lúc đó thời tiết quá nóng bức.

2, Bé khóc do muốn được quan tâm, vỗ về

Sau khi no bụng, mẹ vẫn thắc mắc không hiểu vì sao con lại khóc. Nhiều khi chỉ cần được tiếp xúc, âu yếm với mẹ là bé sẽ lắng dịu và nín khóc. Chuyển bé từ người này qua người khác, thay tã khi không cần phải thay, đã bú no rồi còn cho bú tiếp, bàn tán về tiếng khóc của bé… tất cả đều khiến bé khó chịu và khóc to hơn.

Nguyên nhân là do trẻ cần rất nhiều sự âu yếm. Trẻ muốn được nhìn thấy mặt cha mẹ, được nghe giọng nói, lắng nghe nhịp tim và đặc biệt là trẻ có thể nhận ra những mùi của riêng của cha mẹ. Khóc có thể là cách trẻ đòi được bố mẹ ôm, âu yếm và thể hiện sự quan tâm. Có thể bé chỉ cần vài phút yên tĩnh được ở cùng cha mẹ, được ôm ấp hoặc nghe vài điệu “ầu ơ cò lả” là có thể đi dần vào trong giấc ngủ một cách dễ dàng.

be khoc do buc minh

3, Bé khóc do bực mình

Môi trường xung quanh, nhất là nhiệt độ cũng có thể làm bé khóc. Mẹ hãy kiểm tra xem bé có quá nóng hay quá lạnh không. Nếu bé quá lạnh hãy đắp thêm mền hoặc khăn cho bé. Ngược lại nếu bé quá nóng và mẹ thấy bé ra nhiều mồ hôi thì hãy bỏ bớt mền và nới rộng quần áo ra cho bé. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho cả mẹ và bé là 27-29 độ C và thân nhiệt tốt nhất là khoảng 37 độ C. Ánh đèn hoặc ánh nắng chói cũng làm bé khó chịu. Nếu vậy mẹ hãy thay bóng đèn hoặc điều chỉnh vị trí nằm của bé để bé thoải mái hơn.

4, Bé đi ngoài dính tã

Không phải em bé nào khóc cũng do bị tã ướt hoặc dính phân. Tuy nhiên, mẹ nên xem chừng tã của bé, vì để bé bị ướt hay mang tã dính phân có thể sẽ làm hăm vùng da mỏng manh, nhạy cảm này. Nếu bé bị hăm tã, mẹ hãy lau sạch cho bé, thoa kem chống hăm và để mông bé khô thoáng.

5, Bé khóc do đau, bệnh

Bé có thể khóc vì bệnh, đặc biệt khi bé khóc với tiếng khóc khác thường, dù bệnh không nặng lắm. Mẹ hãy tùy từng trường hợp cụ thể mà xử trí để giúp bé nín khóc.

Nếu bé bị nghẹt mũi, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mũi để bé dễ thở hơn.

Đau bụng cũng là một nguyên nhân thường gặp do đường ruột của bé phát triển chưa thành thục, một số đoạn ruột chưa điều chỉnh nhuần nhuyễn khi xử lý thức ăn, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Với tình huống này, cơn khóc thường mang tính bột phát, có khi khóc lớn đến khan cả tiếng, thậm chí khóc đến đỏ cả mặt. Đi kèm đó là các hiện tượng: Trướng bụng, hai tay nắm chặt, hai chân có thể co chặt lại, bàn tay và bàn chân thường lạnh toát. Mẹ nên có các biện pháp như xoa nhẹ vùng bụng cho bé để giúp bé tiêu hóa tốt và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên nếu sau khi âu yếm, xoa bụng mà bé vẫn khóc mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến bệnh viện ngay.

6, Bé khóc do tâm trạng của cha mẹ

Tâm trạng của cha mẹ có thể là lý do làm cho bé trở nên bất an. Vào những thời điểm như chiều tối hẳn là cha mẹ nào cũng có cảm giác mệt mỏi sau một ngày dài, và khiến tâm trạng trở lên cáu gắt. Do đó cha mẹ cũng nên hiểu rằng bé con nhiều khi chỉ phản ứng lại tâm trạng của cha mẹ, từ đó cha mẹ hãy thấu hiểu và có thái độ bình tĩnh hơn với bé.

be khoc do moc rang

7, Bé khóc do mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường sốt, khó chịu, cảm thấy đau nhức và quấy rất nhiều. Sau đó, các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên. Một số dấu hiệu giúp mẹ phát hiện bé đang mọc răng là:

  • Có mảng đỏ ở nướu răng và niêm mạc má vùng răng sắp mọc
  • Bé thích mút tay và chảy nước dãi nhiều
  • Bé cảm thấy rất đau, ngứa và hay cắn các đồ vật
  • Sưng nướu
  • Bé thường bỏ ăn, bứt rứt, khó chịu trong người

Mẹ có thể giúp bé giảm các triệu chứng khó chịu trên bằng cách:

  • Rửa ngón tay thật sạch và xoa nhẹ vào vùng nướu răng bị đau
  • Dùng vòng ngậm êm nướu để bé thỏa mãn bản năng trẻ con là cho mọi thứ vào miệng, đồng thời làm dịu nướu răng đang đau.
  • Cho bé nhai loại bánh quy đặc biệt không đường dành cho trẻ đang mọc răng. Tuy nhiên không nên bỏ mặc để bé tự ăn một mình mà cần theo dõi tránh bé bị hóc và ngạt khi ăn.

Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Và khi tìm mọi cách dỗ dành mà bé vẫn không nín hoặc bé khóc kéo dài có kèm theo sốt nữa thì tốt nhất các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám nhé!

(Theo Lê Thị Thu Hương – “Bí quyết nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh”)

]]>
https://dinhduongbabau.net/cac-nguyen-nhan-khien-tre-quay-khoc-va-cach-xu-tri-534/feed/ 0