Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Thu, 15 May 2025 05:53:05 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Dọa sảy thai nên ăn gì cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh? https://dinhduongbabau.net/doa-say-thai-nen-an-gi-5636/ https://dinhduongbabau.net/doa-say-thai-nen-an-gi-5636/#respond Sat, 21 Mar 2020 05:07:26 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=5636 Dọa sảy thai hay còn gọi là động thai là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là hiện tượng nguy hiểm cho nên mẹ bầu cần phải cẩn thận đề phòng cẩn thận. Bên cạnh các biện pháp phòng tránh, kiêng cữ thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong thời điểm này. Những thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong giai đoạn dọa sảy thai.

Nguyên nhân gây dọa sảy thai

Nếu xuất hiện những biểu hiện như: đau bụng râm râm, hoặc cơn đau dữ dỗi, ra máu ở tử cung có thể là máu nâu hoặc màu đỏ tươi thì bạn có thể đang gặp phải hiện tượng dọa sảy thai và cần đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp an thai kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây dọa sảy thai mà mẹ bầu nên lưu ý:

  • Vận động quá nhiều, vận động mạnh, cơ thể suy nhược, ăn uống thiếu dưỡng chất.
  • Thai không đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bị va đập mạnh.
  • Do mẹ xoa bóp bụng, núm vú , co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng tụ dịch dưới màng nuôi, bong màng nuôi thai (hay còn gọi là bong rau thai).. dẫn đến tình trạng bà bầu bị dọa sảy.
  • Do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.

Cần làm gì khi bị dọa sảy thai?

Điều đầu tiên khi xuất hiện những dấu hiệu của dọa sảy thai bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp an thai hiệu quả. Để bảo vệ thai nhi khi bị động thai mẹ bầu cần kiêng cữ những điều sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ sức khỏe và tinh thần ổn định để đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
  • Kiêng vận động quá sức: Không làm việc nặng, quá sức trong khi có dấu hiệu dọa sảy vì nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục gây kích thích đế các cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo. Quan hệ tình dục trong thời gian này  khiến tử cung co bóp làm tăng cao khả năng sảy thai.
  • Kiêng xoa bụng và vân vê đầu ti khiến tử cung co bóp dễ dẫn đến dọa sảy thai
  • Tuyệt đối không được  tự ý mua thuốc uống.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên suy nghĩ căng thẳng
  • Kiêng sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia…
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Dọa sảy thai nên ăn gì?

Ăn mía giúp an thai

Mía là loài cây chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể: vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và vitamin C và rất nhiều dưỡng chất như: canxi, magie, sắt,… Do đó, mía rất tốt cho thai kỳ. Mía có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho thai phụ đồng thời cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho thai nhi phát triển.

Mía rất tốt cho bà bầu nhưng chúng phải được làm theo một bài thuốc sau đây thì nó mới có tác dụng an thai.

Nguyên liệu: Mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, chia làm 2 lần.

An thai với cháo cá chép

Cháo cá chép là món ăn được rất nhiều người bổ sung để an thai trong giai đoạn đầu thai kỳ. Cá chép đem hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ hay nấu chung với hành nghệ đều có tác dụng an thai cho bà bầu. Ngoài ra nó còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mệt mỏi, thiếu máu, lợi sữa.

Trứng gà

Trứng gà là món ăn giúp an thai và bồi bổ cơ thể. Trứng gà kết hợp với ngải cứu là một bài thuốc dân gian để an thai tốt và tốt trong việc điều trị trụy thai. Bài thuốc trứng gà an thai được áp dụng như sau:

  • Bà bầu mang thai tháng thứ 2 ăn mỗi tuần 2 lần canh trứng gà nấu ngải cứu, theo tỷ lệ 2 quả trứng gà với 15g ngải cứu.
  • Mang thai ở tháng thứ ba, 2 tuần ăn món canh trứng gà ngải cứu một lần.
  • Mang thai ở tháng thứ tư, ăn một lần/tháng. Bài thuốc này sử dụng điều độ, đúng liều lượng sẽ giúp bà bầu tránh được sự suy nhược của sức khoẻ.

Ngoài ra, trứng gà luộc với rượu cũng là bài thuốc dân gian hiệu quả hỗ trợ an thai cho bà bầu.

Củ gai tươi giúp an thai

Củ gai tươi là bài thuốc an thai hiệu quả và lành tính. Củ gai tươi có thể nấu cùng với gà ác, móng giò, bồ câu… hoặc đơn giản hơn là luộc ăn, đun sắc nước để uống hàng ngày.

Cách dùng: Củ gai tươi đem rửa sạch, thái lát. Lấy 200g củ gai thái miếng mỏng đun với 1 lít nước trong vòng 30 – 40 phút. Đun và uống 3 – 4 lần/ ngày.

Phần củ gai khi đun nước và hầm với thức ăn nên ăn sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Không nên bỏ đi.

Rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày và đặc biệt là với mẹ bầu. Ăn nhiều hoa quả, chất xơ, rau xanh để chất dinh dưỡng có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh còn cải thiện được tình trạng táo bón khi mang thai vô cùng hiệu quả.

Cháo bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, và những dưỡng chất giữ cho thai nhi ổn định sau khi bị dọa sảy thai. Không những thế, món ăn còn giúp mẹ dễ tiêu hóa, tránh được tình trạng táo bón thường gặp trong thời gian mang bầu.

Mẹ bầu cần chuẩn bị 50g gạo, 30g bí ngô, 20g đường mạch nha. Bí ngô thái nhỏ, cho vào nồi có gạo đã vo sạch cùng với đường mạch nha. Mẹ bầu nên nấu loãng và ngày nên ăn một bát vào lúc nóng.

Nước lá sen

Mẹ bầu bị động thai trong 3 tháng đầu nên sử dụng nước lá sen để giúp an thai tốt hơn. Trong lá sen chứa nhiều chất giúp mẹ bầu loại bỏ được bớt lượng mỡ trong máu, đồng thời dưỡng chất chống oxy hóa giúp tăng lưu thông máu, an thai hiệu quả.

Bên cạnh bổ sung các món ăn, các loại thực phẩm giúp an thai mẹ bầu lưu ý nên hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, bởi chúng thường gây khó tiêu. Mẹ bầu bị dọa sảy nên ăn chín, uống sôi, tránh những thực phẩm tái sống… để phòng những bệnh về đường tiêu hóa.

Cách giúp mẹ phòng tránh dọa sảy thai

Dọa sảy thai xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và những bất thường về nhiễm sắc thể khó có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, với những nguyên nhân tác động từ bên ngoài cơ thể chúng ta có thể ngăn chặn bằng cách chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh mang vác đồ nặng, ngồi xổm, với tay lên cao, không đi giày cao gót, không sử dụng tiếp xúc với các loại thuốc tẩy, thuốc nhuộm, sơn móng tay…
  • Đi lại nhẹ nhàng, cẩn trọng hơn khi di chuyển bằng xe máy, xe đạp
  • Để có một thai kì khỏe mạnh, bạn nên tránh những thứ có hại cho thai nhi, chẳng hạn như: rượu, thuốc lá, bệnh truyền nhiễm, lượng caffein cao, chất kích thích…
  • Bổ sung đầy đủ Omega-3, Vitamin, Khoáng chất trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ bị sẩy thai.
  • Đi khám thai theo định kỳ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc dưỡng thai nếu cần theo đơn của bác sĩ

Tóm lại, dọa sẩy thai là một vấn đề thường gặp phải của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để tránh xa những biến chứng nguy hiểm các bà mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các yếu tố gây hại như thuốc lá, rượu bia…và thăm khám thường xuyên để có được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia y tế. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc mà hãy bổ sung đầy đủ vi chất trước và trong quá trình mang thai để em bé được chào đời khỏe mạnh.

Để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare hay PM Procare Diamond mỗi ngày. Với công thức gồm 18 dưỡng chất thiết yếu như Omega 3(DHA, EPA), acid folic, sắt… cùng với chế độ ăn, mẹ chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.

]]>
https://dinhduongbabau.net/doa-say-thai-nen-an-gi-5636/feed/ 0
Động thai nên ăn gì để dưỡng thai tốt nhất https://dinhduongbabau.net/dong-thai-nen-an-gi-4853/ https://dinhduongbabau.net/dong-thai-nen-an-gi-4853/#comments Tue, 09 Apr 2019 10:27:09 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=4853 bà bầu bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

Động thai là nỗi lo lắng lớn nhất của bà bầu. Khi bị động thai, ngoài việc đặt thuốc và uống thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ, thì bà bầu cần phải hiểu rõ mình nên ăn gì và nghỉ ngơi như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe. Các mẹ hãy cùng Dinh dưỡng bà bầu tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này dưới đây nhé.

Những điều mẹ cần biết về động thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai. Trong đó suy giảm nội tiết là nguyên nhân thường gặp nhất. Do đó, đa phần các trường hợp động thai đều được kê thuốc nội tiết dưỡng thai. Mẹ bầu cũng đừng lo lắng uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến con vì các bác sĩ đã cân nhắc kĩ điều này khi kê đơn, mẹ có thể yên tâm sử dụng thuốc theo đơn kê thời gian này.

Động thai thông thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng. Tuy nhiên có những trường hợp động thai chỉ thấy bóc tách trên siêu âm, chứ không thấy xuất huyết bên ngoài âm đạo. Nếu lo lắng, mẹ bầu có thể hỏi bác sĩ siêu âm kiểm tra có bóc tách túi thai hay không.

Với bà bầu bị động thai, việc quan trọng lúc này là dưỡng thai. Bà bầu nên đi đứng nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái và tái khám đúng hạn. Tốt nhất là bạn nên cân nhắc nghỉ làm một thời gian, ưu tiên nghỉ ngơi tại giường, kiêng hoạt động mạnh, quan hệ. Tránh để bản thân bị căng thẳng, stress. Bên cạnh nghỉ ngơi, để phục hồi sức khỏe thai kỳ mẹ bầu cũng nên tuân thủ một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng như sau.

Bà bầu nên ăn gì khi bị động thai?

Để dưỡng thai ngoài việc tuân thủ theo những điều dặn dò của bác sĩ, mẹ bầu cần đảm bảo được những tiêu chí ăn uống sau.

Khi bị động thai, chế độ ăn của bà bầu nên đảm bảo các điều sau:

  • Ăn sáng đều đặn mỗi ngày. Ngay cả khi bà bầu cảm thấy khó chịu ở dạ dày, việc ăn sáng vẫn là cần thiết, bà bầu có thể ăn bột ngũ cốc hoặc bánh quy làm từ ngũ cốc. Sau đó có thể ăn bữa phụ là sữa chua, sữa, trái cây, các loại hạt…
  • Nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa kết hợp cân đối rau xanh, hoa quả và tinh bột. Mẹ bầu nên tích trữ nhiều trái cây. Đây không những là bữa ăn nhẹ lý tưởng mà còn giúp tránh việc bà bầu bị táo bón.
  • Uống một lượng nước vừa đủ kết hợp đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu hạn chế tình trạng táo bón do phải nghỉ ngơi nằm nhiều giai đoạn này.
  • Lưu ý bổ sung dưỡng chất đầy đủ, đặc biệt là DHA, EPA, acid folic, sắt… để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường lưu lượng máu tới tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi làm tổ và phát triển tốt nhất.

bà bầu bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

Khi dưỡng thai, bà bầu nên nghỉ ngơi thật tốt, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, ăn nhiều hoa quả và tuân thủ theo đúng các tiêu chí ăn uống trong thai kỳ.

Những thực phẩm nào nên tránh khi bị động thai:

  • Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vừa khó tiêu hóa vừa tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Thận trọng khi ăn cá. Mặc dù cá là một thực phẩm bổ sung dưỡng chất rất tốt cho bà bầu như DHA, vitamin A, nhưng một vài loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại thai nhi, như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn. Do đó, đã có khuyến cáo là khi mang thai bà bầu không nên ăn quá 350g bất kỳ loại cá nào. Nếu muốn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ, bạn có thể tham khảo bổ sung các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.
  • Không ăn các loại đồ ăn tươi sống như rau sống, gỏi cá, sashimi, thịt gia cầm, thịt gia súc chưa chín tới. Những thức ăn này có thể chứa vi khuẩn gây hại. Trong thai kỳ, đặc biệt là sau khi bị động thai mẹ bầu không nên ăn những loại này để phòng tránh bệnh tả dẫn đến sẩy thai.
  • Một số thực phẩm tuyệt đối không sử dụng khi bị động thai như đồ có chất kích thích, uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Trường hợp bà bầu bị nghén và nôn ói nhiều có thể chuẩn bị một số kẹo ngọt, the, chua (tùy vị giác mỗi người) ngậm tránh lạt miệng. Luôn phải đảm bảo không để dạ dày trống, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh nêm nếm gia vị nhiều.

Mẹ bầu nên lưu ý tất những điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo cho tránh được sẩy thai. Vì vậy, nếu đã từng bị động thai bạn cần tuân thủ các chế độ điều trị của bác sĩ và tái khám theo hạn hoặc tái khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Một số món cháo bổ dưỡng giúp an thai và dưỡng thai

bà bầu bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

1. Cháo hạt sen

Chuẩn bị: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Chế biến: Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột. Cho vào nồi thêm vừa nước rồi đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được.

Nên ăn: Ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 – 10 ngày.

2. Cháo hồng táo

Chuẩn bị: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Chế biến: Hồng táo (táo tàu màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt. Cho vào nồi thêm vừa nước, đun lửa riu riu và quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được.

Nên ăn: Ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.

3. Cháo cá chép

động thai nên ăn gì

Chuẩn bị: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, các loại gia vị.

Chế biến: Cá chép bỏ sạch ruột, đánh vẩy rửa sạch và đem ướp với gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước, ninh đến khi nhừ gạo nếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng, và cho thêm hành ăn sẽ ngon hơn.

Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

4. Cháo củ mài

Chuẩn bị: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Chế biến: Rửa sạch thịt nạc băm nhỏ rồi ướp bột gia vị, củ mài bỏ vỏ xắt miếng. Ninh nhừ củ mài và gạo nếp bằng nước trước. Đợi cháo chín cho thịt vào quấy đều, đợi chín rồi cho bột gia vị vào là được.

Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền trong 10 ngày.

5. Cháo hoàng kỳ

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Chế biến: Gạo tẻ nghiền thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp gia vị rồi xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Nên ăn: ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

6. Cháo bầu dục

động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

Chuẩn bị: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.

Chế biến: Bầu dục lợn làm sạch rồi tẩm gia vị. Gạo tẻ xay thành bộ. Đỗ trọng thì đun lấy nước, cho khoảng 300ml nước đợi sôi thì chắt mình nước. Tiếp đó cho bầu dục vào, đợi chín thì cho bột gạo vào quấy đều. Đun lửa nhỏ trong cả quá trình nấu.

Nên ăn: Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 5 ngày.

7. Nước ngải cứu

Chuẩn bị: lá ngải cứu 16g, tía tô 16g

Chế biến: Lá ngải cứu, tía tô đem rửa sạch cho thêm 600ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 100ml là được. Thuốc sẽ hơi khó uống, bạn có thể pha thêm chút đường để dễ uống hơn.

Cách uống: Uống thành 3-4 lần trong ngày.

8. Nước lá sen

Chuẩn bị: Lá sen 100g, đường đỏ 30g.

Chế biến: Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi đun với 300ml nước, đợi sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào đợi sôi là được.

Cách uống: Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

9. Nước lá gai

Chuẩn bị: Lá gai 50g, gạo nếp 50g,

Chế biến: Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.

Cách uống: Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

10. Nước nho khô

Chuẩn bị: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.

Chế biến: Đun sôi kỹ nho khô, táo tàu bằng 300ml nước, rồi chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.

Cách uống: ngày chia làm 3 lần, cần uống liền 3-5 ngày.

Theo Dinhduongbabau.net

]]>
https://dinhduongbabau.net/dong-thai-nen-an-gi-4853/feed/ 28
Những nguy cơ sảy thai sớm nếu mẹ không chú ý https://dinhduongbabau.net/nhung-nguy-co-say-thai-som-neu-me-khong-chu-y-2795/ https://dinhduongbabau.net/nhung-nguy-co-say-thai-som-neu-me-khong-chu-y-2795/#respond Tue, 17 Jul 2018 03:40:19 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2795 Có đến 80% phụ nữ sảy thai trong 13 tuần mang thai đầu tiên. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sảy thai sớm để được can thiệp kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong rất nhiều trường hợp, khi được điều trị kịp thời, đúng cách, em bé sẽ thoát khỏi nguy hiểm.

Những nguy cơ sảy thai sớm

1. Chảy máu âm đạo

nguy-co-say-thai-som-1

Khi đang mang thai lại xuất hiện biểu hiện âm đạo bị chảy máu tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm và quá trình sẩy thai đang bắt đầu. Khi đó điều cần làm nhất là bạn cần đến ngay gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì có đến 70% phụ nữ bị chảy máu dạng này vẫn giữ được con.

2. Xuất hiện cơn co

xuat-hien-con-co

Cơn co tử cung bình thường chỉ xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, khi bạn sắp đến kỳ khai hoa nở nhụy. Nếu bụng dưới hoặc vùng xương chậu xuất hiện các cơn co sớm trước 20 tuần thai thì đó chính là dấu hiệu sẩy thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kể cơn co bất thường nào cũng đều tiềm ẩn một nguy cơ nào đó cần được kiểm tra và theo dõi. Dù vậy, bạn không nên quá lo lắng nếu thấy cơn co ở cường độ yếu. Nhưng cần thận trọng khi thấy cơn co kèm theo hơi thở nặng hoặc chảy máu bởi đây là biểu hiện nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ ngay.

3. Chuột rút kèm chảy máu âm đạo

Chuột rút trong thời kỳ mang thai là biểu hiện bình thường mà rất nhiều bà bầu gặp phải. Hiện tượng này xảy ra do các dây chằng mở rộng để thích ứng với tử cung ngày càng tăng. Nhưng nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sẩy thai.

4. Dịch nhờn ở âm đạo tiết ra nhiều và hôi

Khi thấy những cục máu đông đi kèm với lượng dịch nhờn nhiều, có mùi hôi nặng xuất hiện bất thường ở âm đạo thì rất đáng để bạn phải lo ngại vấn đề sẩy thai.

5. Áp lực vùng chậu

nguy-co-say-thai-som-2

Khi bạn sẩy thai, áp lực đè nặng lên vùng chậu là điều bạn dễ dàng cảm nhận được. Tuy vậy, đây cũng là hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ nên rất khó để phân biệt. Có thể nhận biết sẩy thai nếu nó đi cùng dấu chảy máu âm đạo hoặc chuột rút.

6. Thai nhi ngừng chuyển động

Thường thì từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bắt đầu cảm nhận được chuyển động và phát triển của thai nhi. Nếu như bạn cảm nhận được thai nhi ngừng chuyển động, không đạp, không có phát triển nào thêm thì đó có thể là dấu hiệu sảy thai bạn cần đi khám ngay.

Những nguyên nhân dẫn đến sảy thai sớm

Sử dụng thuốc không đúng cách

Trong quá trình mang thai bạn nên tránh tối đa việc sử dụng thuốc hoặc khi dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ. Bởi trong thành phần một số thuốc có những dược liệu có liên quan làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Ngay khi phát hiện mình có thai mà trong trường hợp đang phải uống thuốc điều trị bệnh nào đó thì việc đầu tiên là bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể xem xét và điều chỉnh, hay thế những thuốc có thể gây tác động xấu lên thai nhi.

Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, các viên bổ sung vitamin vì trong khi khám thai, bác sĩ đã căn cứ vào tình hình sức khỏe cũng như các kết quả xét nghiệm để chỉ định loại thuốc bổ/vitamin bổ sung cho bạn, nếu tự ý sử dụng thêm thì có thể lại gây tác dụng ngược.

Thói quen ăn thực phẩm chín tái hoặc sống

nguyen-nhan-gay-say-thai-som

Dù là món ăn khoái khẩu hoặc thèm ăn đến mấy thì bạn cũng không nên ăn những món ăn chế biến từ thịt, cá như: phở bò tái, gỏi cá, sushi… bởi chúng có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu.

Cần đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm đã được nấu chín, chế biến kỹ để loại trừ các vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra sữa tươi nếu chưa được qua khâu tiệt trùng thì không nên uống vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Thói quen hút thuốc lá hay uống rượu bia

Thuốc lá, rượu bia còn gây ảnh hưởng không tốt đến người bình thường nên nó càng ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hút thuốc, sử dụng rượu bia khi mang thai dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé nhẹ cân…. Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không nên hút thuốc (ngay cả trường hợp hút thuốc thụ động cũng có hại cho thai nhi), không nên uống quá nhiều rượu bia, cà phê.

Bạn nên nhớ rằng tất cả những gì bạn ăn, uống đều đi qua nhau thai đến bào thai, con bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nên hãy suy nghĩ kỹ để chọn cho bản thân những thức uống, thực phẩm tốt cho em bé trong bụng.

Thói quen xoa bụng bầu để tăng tình cảm với con

Với nhiều mẹ bầu, xoa bụng như một hành động giao tiếp, thể hiện tình cảm trìu mến với con nên thường xuyên xoa bụng, còn nhiều bà mẹ thì lo ngại quá trình rạn da khi mang thai nên sử dụng các loại kem dưỡng da xoa, massage kỹ để kem thấm sâu hơn, bảo vệ da hiệu quả hơn mà không biết rằng điều này gây tác động đến thành bụng, nhưng điều đó có thể làm động thai do tử cung bị co lại.

Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể xoa bụng, bạn có thể xoa bụng nhưng nên lưu ý rằng xoa nhẹ, không xiết mạnh, không nên xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây đã từng bị động thai, sảy thai… thì không nên xoa, vỗ bụng.

Vận động mạnh

Làm việc quá sức, công việc nặng nhọc có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng cũng có thể gây sảy thai. Nhiều người nghĩ rằng đi bộ nhiều sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn nhưng thực tế là nếu đi bộ quá nhiều thì có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, có thể gây sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở. Do đó bạn có thể bắt đầu tập luyện nhưng tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không quá gắng sức.

Nếu đã quen dần thì có thể tăng dần dần cường độ. Không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Quan hệ tình dục khi mang thai

Quan hệ tình dục khi mang thai là hoàn toàn có thể, nó chỉ trở thành nguy cơ cao gây sảy thai đối với một số phụ nữ từng bị sảy thai, động thai trước đây.

Phụ nữ từng bị sảy thai không nên quan hệ để tránh các cơn co thắt tử cung, va chạm vùng bụng trong 3 tháng đầu mang thai để thai nhi ổn định. Sau đó bạn có thể gặp bác sĩ để có những lời khuyên, tư vấn chi tiết hơn cho những tháng về sau có thể quan hệ được hay không.

Đối với những phụ nữ có sức khỏe bình thường thì có thể quan hệ, tuy nhiên động tác phải nhẹ nhàng, khi có bất cứ biểu hiện nào khác thì phải dừng lại ngay và đi khám bác sĩ.

Để theo dõi và đảm bảo được sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ thì bạn cần đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm được những bất thường có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé nhé! Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tham khảo thêm: Lịch khám thai chuẩn 2018 mẹ bầu cần nhớ

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-nguy-co-say-thai-som-neu-me-khong-chu-y-2795/feed/ 0
Những dấu hiệu dọa sảy thai và cách xử trí https://dinhduongbabau.net/nhung-dau-hieu-doa-say-thai-va-cach-xu-tri-2763/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dau-hieu-doa-say-thai-va-cach-xu-tri-2763/#respond Wed, 06 Jun 2018 02:42:42 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2763 Dọa sảy thai thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dọa sẩy thai thường bắt đầu với các triệu chứng đau bụng, ra máu… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sẩy thai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị để không sảy ra hậu quả đáng tiếc.

Doa-say-thai

Dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai là giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai tức là thai vẫn còn sống chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung, nếu được điều trị sớm thì có thể giữ lại được con.

Theo y học hiện đại, có thai dưới 3 tháng đau bụng ra máu, hoặc có thai từ 4-6 tháng bị đau bụng chuyển dạ, cổ tử cung chưa mở được gọi là dọa sảy thai. Nếu có thai trên 6 tháng đau bụng chuyển dạ mà cổ tử cung chưa mở là dọa đẻ non.

Nguyên nhân dọa sẩy thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dọa sảy thai như:

– Trứng đã thụ tinh nhưng bị teo lại, thai trùm.

– Do sự bất thường về nhiễm sắc thể (nhẹ), bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai.

– Bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường)

– Do thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất,…

– Ngoài ra còn có thể do mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.

– Do thai nhi không phát triển được cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.

Dấu hiệu dọa sẩy thai

Dấu hiệu dọa sẩy thai thường là những cơn đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo.

Có một số trường hợp thai phụ không hề có bất cứ biểu hiện gì và diện bong rong kín nên máu chưa thoát được ra ngoài nên chỉ phát hiện ra bị bong rau dọa sảy trong lần đi siêu âm thai.

Vì thế thai phụ trong những giai đoạn đầu của thai kỳ cần di chuyển nhẹ nhàng và khám thai theo hẹn của bác sĩ nếu có hiện tượng bất thường cần đi khám ngay.

9 bước ngăn chặn dọa sảy thai

1. Khám thai định kỳ

Ngay từ khi nghi ngờ hay cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai  thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, siêu âm và hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi theo định kỳ. Nếu chính xác là bạn đã có thai thì bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, nhất là trong 3 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Nếu như bản thân có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc bất cừ vấn đề gì liên quan đến thai kỳ hoặc đang điều trị bệnh gì thì đừng quên nói với bác sĩ để được tư vấn tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

2. Uống thuốc bổ sung

Axit folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để cho sự phát triển trí não của thai nhi, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung axit folic ngay từ trước hoặc khi bắt đầu mang thai. Các bác sĩ khuyên chị em cần bổ sung khoảng 400mcg – 600mcg axit folic trong tam cá nguyệt đầu để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn cho loại thuốc bổ phù hợp liều lượng với từng giai đoạn mang thai.

Xem thêm: Thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu

3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Khi mới biết mình có thai, bạn cũng không cần phải ép bản thân mình ăn quá nhiều mà hàng ngày mẹ chỉ cần cung cấp đủ chất vào khoảng 300calo/ngày. Nếu mẹ bầu bị ốm nghén trầm trọng, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-dau

Trong thời gian này mẹ cần ăn một số thực phẩm giàu axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi, ăn nhiều món giàu vitamin E như giá đỗ, cháo cá chép để giảm nguy cơ dọa sảu thai. Đặc biệt, bạn cần nhớ những thực phẩm gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai mà bạn nên tránh như: ngải cứu, đu đủ, dứa, rau ngót, rau răm…

4. Tránh các chất kích thích

Trong thời gian mang thai, bạn cần tránh các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá và những thực phẩm không lành mạnh như thịt tái sống, trứng tái, sống, rau quả chưa rửa sạch và chưa được chế biến.

5. Uống nhiều  nước

Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2 – 3 lít nước, việc này sẽ giúp cho chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ làm giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai như phù, táo bón và mệt mỏi.

6. Tập luyện thường xuyên

Hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ.

7. Nghỉ ngơi

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đi ngủ sớm vào buổi tối. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và dành 30 phút để ngủ trưa.

8. Cẩn thận khi bị ra máu

Rất nhiều mẹ bầu bị ra máu trong 3 tháng đầu với rất nhiều nguyên do. Một số trường hợp không đáng lo, nhưng số khác lại là dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo bé yêu vẫn khỏe mạnh.

9. Đối phó với những triệu chứng thai kỳ

Ốm nghén, ợ hơi, khó tiêu, tâm trạng thất thường và hàng loạt những vấn đề khác ghé thăm mẹ trong thai kỳ vì thế mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng tác chiến. Trong trường hợp, các triệu chứng trở  nên tồi tệ thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dau-hieu-doa-say-thai-va-cach-xu-tri-2763/feed/ 0