Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8-939/ https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8-939/#respond Wed, 17 May 2017 09:37:26 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=939

Bước vào tháng thứ 8 mẹ bầu sẽ gặp không ít khó khăn bởi thai nhi phát triển ngày càng lớn gây chèn ép vào dạ dày và ruột làm tăng chứng ợ nóng và khiến cho bà bầu khó có thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa. Vì vậy, để mẹ có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của bé, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho giai đoạn này.

dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8

Tầm quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng, ở giai đoạn này canxi và một số dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng thể trọng, phát triển hệ thần kinh cho bé, tránh tình trạng còi xương cho bé. Vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào trong tháng thứ 8 thai kỳ?

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ calo mỗi ngày, mẹ không cần ăn quá nhiều vào 1 lúc mà có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn và đảm bảo việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và cân đều calo trong cơ thể. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung tháng thứ 8.

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Vitamin và các khoáng chất

Khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần bổ sung một số vitamin và các khoáng chất sau:

  • Protein: Ngay từ tháng thứ 5 cho đến tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ cần bổ sung nhiều protein để giúp kích thích sản sinh sữa mẹ đầy đủ.  Protein có trong cá thực phẩm như thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt.
  • Sắt: Sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho thai nhi cũng như sự phát triển của thai nhi. Và đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu bị “thất thoát” trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì thế mà các bà mẹ cần bổ sung chất sắc có nhiều trong thực phẩm như gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
  • Canxi: Thai nhi tháng thứ 8 phát triển gần như hoàn thiện, xương bé giai đoạn này cũng đang phát triển cứng hơn, vì thế mà bà bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, chống các bệnh xương khớp bé sau này.
  • Chất xơ: Để tránh tình trạng việc bị táo bón, và hệ tiêu hóa hoạt động kém, các bà mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chất sơ, các thực phẩm tươi mát dể tiêu hóa như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…

Chất đạm, carbohydrate và chất béo

Tháng thứ 8, thai nhi vẫn đang duy trì mức tăng trưởng khá nhanh, tăng 200 g mỗi tuần. Vì vậy, mẹ vẫn cần bổ sung nhiều chất đạm để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng của bé. Mẹ có thể bổ sung đạm từ các nguồn động vật, bơ sữa, rau đậu, và quả hạch cũng sẽ giúp mẹ nhanh lành các mô bị tổn thương khi trong quá trình sinh nở.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, mẹ bầu cần bổ sung từ 75 đến 100gr chất đạm mỗi ngày khi mang thai. Ngoài ra, mẹ còn cần bổ sung các axit béo omega-3 có trong cá để tạo điều kiện cho việc phát triển não bộ của bé và đồng thời làm giảm lượng đường tiêu thụ để kiềm chế sự tăng cân quá mức trong giai đoạn này.

Bổ sung thực phẩm giúp giảm thiểu những vấn đề về dạ dày và ruột

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, do sự chèn ép của thai nhi và sự gia tăng nồng độ progesterone sẽ dẫn đến tình trạng ợ nóng ở bà bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên ưu tiên những loại rau củ được nấu chín để tạo ít hơi và làm giảm khó chịu cho dạ dày của mẹ.

Mang thai tháng thứ 8 không nên ăn gì?

Không ăn đồ tái sống

Ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Nên từ khi mang thai mẹ không nên ăn uống đồ tái sống để đảm bảo sức khỏe khi mang bầu. Bên cạnh đó, những thức ăn thừa để tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn, những thực phẩm đóng gói có chứa chất bảo quả và phụ gia cũng không tốt với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu cần bổ sung cho mình một chế độ ăn giàu protein, canxi, sắt, chất xơ… uống nhiều nước để thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phát triển tốt nhất.

Đồ ăn cay

Đồ ăn cay sẽ khiến mẹ gặp phải những vấn đề về dạ dày và ruột, hơn nữa nó còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ nên hạn chế hoặc tránh những món ăn cay nóng.

Hạn chế thực ăn nhiều mỡ

Những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để có thể gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối…

Xem thêm: Mang thai tháng thứ 5 mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ cần chú ý khi mang thai tháng thứ 8

  • Nghỉ ngơi: Thời gian này mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục nên mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, vận động, đi lại nhẹ nhàng.
  • Chuẩn bị vật dụng và sức khỏe để sinh con: Khi mang thai tháng thứ 8, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước sinh như: tã, quần áo cho trẻ sơ sinh… Mẹ cần luyện tập phối hợp các bài tập: tập thở, xoa bóp, các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con diễn ra thuận lợi hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn trong thời gian này, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
  • Chú ý khi âm đạo bị chảy máu: Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này. Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra… thì cần nhập viện ngay.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hy vọng sẽ hữu ích với mẹ bầu. Ở tháng thứ 8 mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị sức khỏe để sinh con.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

]]>
https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8-939/feed/ 0
Tổng hợp kinh nghiệm sắm đồ trước khi sinh cho mẹ và bé https://dinhduongbabau.net/tong-hop-kinh-nghiem-sam-do-truoc-khi-sinh-cho-me-va-be-512/ https://dinhduongbabau.net/tong-hop-kinh-nghiem-sam-do-truoc-khi-sinh-cho-me-va-be-512/#respond Thu, 07 Jul 2016 05:03:01 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=512 Khi chào đời, cơ thể bé sẽ thay đổi kích thước rất nhanh, bé sẽ lớn lên từng ngày, do đó khi mua đồ sơ sinh cho bé, các mẹ không cần phải mua quá nhiều, để tránh tình trạng nhiều đồ vẫn chưa dùng đến nhưng bé đã mặc chật hết. Dưới đây là kinh nghiệm sắm đồ cho trẻ sơ sinh các mẹ có thể tham khảo nhé:

kinh nghiem sam do cho tre so sinh

1, Kinh nghiệm lựa chọn đồ cho trẻ sau sinh

Có rất nhiều bà mẹ than thở vì sợ em bé sắp sinh thiếu đồ nên mỗi lần đi mua đều sắm rất nhiều đồ, rồi cứ nhìn thấy cái gì xinh xinh, yêu yêu là lại tạt vào ngắm, nghe người ta tư vấn hay hay là mua liền. Kết quả là sau khi sinh con đến tận 5 tháng, đồ sơ sinh cho bé vẫn chưa dùng hết. Mà những đồ chọn mua là đồ sơ sinh chỉ mặc được 3 tháng đầu nên đành ngậm ngùi gấp hết đồ mới cất đi và phải mua đồ mới với cỡ lớn hơn. Giờ con ra đời, có bao nhiêu việc phải tiêu đến tiền, nghĩ đến đống đồ mới ở góc tủ mà không dùng được thấy rất xót.

Xem thêm: Những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh

Do đó trước khi đi mua sắm đồ dùng cho bé, các mẹ nên có kế hoạch chi tiết. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của đàn chị đi trước, lập danh sách những thứ cần mua hoặc đến các cửa hàng mẹ và bé, xin tờ giấy liệt kê. Tuy nhiên, không nên mua ngay theo tờ giấy này mà cần cân nhắc chọn lựa những thứ cần thiết, những thứ mình đã có, những thứ mình được thừa hưởng từ người thân… Sau đó kiểm tra kỹ lưỡng lại danh sách một lần nữa rồi mới quyết định đi mua các mẹ nhé. Theo kinh nghiệm các mẹ đi trước, đồ cho trẻ sơ sinh cần có những thứ cần thiết sau:

STT  Đồ dùng  Số lượng  Công dụng
1 Áo dài tay sơ sinh 10 Khi còn sơ sinh bé ít làm bẩn áo, vì thế các mẹ không cần mua nhiều, chỉ mua khoảng 10 cái là đủ. Sau vài tháng bé lớn có thể mua bổ sung. Nếu mẹ sinh vào mùa lạnh thì cần mua thêm 3 áo nỉ để giữ ấm cho bé ban đêm.
2 Áo gile Khoảng 4 cái, 2 cái loại cotton, 2 cái loại nỉ Dùng để giữ ấm cho bé khi phải ra ngoài
3  Quần dài sơ sinh 15 Quần cần mua nhiều hơn áo, khoảng 15 cái, vì dù có đóng tã cũng có thể bị ngấm ra quần, một ngày bé có thể thay đến gần 10 cái quần. Cụ thể, quần chỉ nên mua số 1 và số 2, số 1 bé có thể mặc đc tới ngoài 2 tháng, số 2 mặc đc 3, 4, 5 tháng, số 3 thì để lớn hãy mua.
4 Quần đóng bỉm 8-10 Quần này dùng để đóng tã giấy cho bé
5 Mũ che thóp, đội đầu cho bé 3 Rất quan trọng để bé sơ sinh giữ ấm thóp đầu (khi mới sinh, các phần sọ của bé chưa liền lại, còn một vùng lõm phía trên trán của bé, gọi là thóp). Việc che chắn khỏi các tác động vật lý cũng như không khí lạnh là vô cùng quan trọng cho bé yêu. Mũ mua 3 cái, che thóp mua 3 cái là đủ.
6 Bao chân, tay 5 Giữ ấm tay chân cho bé, và tránh để bé yêu cào tay vào mặt, đầu. Nên mua khoảng 5 bộ cùng màu với nhau cho dễ thay.
7 Yếm 3 Để khi cho bé bú, ăn không bị dây bẩn ra áo bé. Ngoài ra còn có tác dụng che ngực cho bé đỡ lạnh. Mua 3 cái: 1 cái để dùng, 2 cái sơ cua phòng khi giặt hoặc bé trớ bẩn.
8 Chăn vỏ đỗ, bông 1 Chuẩn bị 1 bộ để tránh khi bé nằm ngủ bị lăn, ngã, giúp bé không bị giật mình và ngủ ngon hơn. Bé mới ra khỏi bụng mẹ nên cần chèn tay, chân bé cho chặt giống như trong bụng mẹ không bé sẽ hay bị giật mình.
9 Gối lõm 1 Do cấu trúc hộp sọ bé sơ sinh mềm nên các mẹ cần mua ít nhất một cái để giúp đầu bé khi nằm được tròn không bị méo
10 Khăn sữa 3-4 gói Dùng để lau mặt, miệng cho bé và thấm sữa cho mẹ: Cái này phải dùng rất nhiều nên mua khoảng 3, 4 gói (tức là 30, 40 chiếc). 10 chiếc loại dày để thấm sữa cho mẹ. 30 chiếc mỏng để lau mặt, miệng cho bé. Bé ăn hoặc khi mọc răng hay khi ốm sẽ thường xuyên bị trớ hoặc nhểu dãi, các mẹ phải dùng khăn này để lau cho bé. Chú ý chọn loại bằng vải xô gạc.
11 Tã lót xô 1 gói Dùng để đóng tã cho bé: chỉ cần mua 1 gói là 10 chiếc. Nếu định đóng bỉm mà không đóng tã thì không cần mua cái này. Em bé xì xoẹt liên tục nên nếu đóng bỉm sẽ cần khoảng 15 chiếc 1 ngày. 5 ngày là hết 1 bịch bobby fresh newborn 1 nên các mẹ cân nhắc.
12 Tã chéo 1 gói Dùng để quấn tã xô: chỉ cần mua 1 gói là 10 chiếc. Dù đóng bỉm cũng nên mua cái này vì nó giúp quấn quanh bụng bé cho ấm bụng, ấm chân. Ngoài ra lúc quần đóng tã chưa giặt kịp thì có thể dùng để đóng tã.
13 Khăn tắm 3 Dùng lau người cho bé sau khi bé tắm xong: Chỉ cần khoảng 3 cái là đủ dùng rồi, mỗi ngày bé tắm 1 lần, tắm xong giặt sạch sẽ đi là hôm sau lại dùng được. Mỗi lần tắm xong sẽ cần 2 khăn để lau người bé. Một chiếc lau khô nước, một chiếc quấn để mặc quần áo cho bé. Mùa lạnh nên mua khăn 4 lớp hoặc 6 lớp để bé đỡ bị lạnh.
14 Chiếu lót 4 Chiếu lót nhựa: Dùng khi thay tã, bỉm cho bé. Những lúc bé ị đùn thì mẹ đặt bé nên miếng lót để không làm bẩn giường chiếu. Chiếu lót cao su để kê dưới người bé lúc bé nằm ngủ tránh để ướt giường nếu bé tè ra ngoài. Nên mua 2 chiếc mỗi loại.
15 Giấy lót phân xu 5 bịch Dùng để lót phân xu cho bé trong khoảng 3 tuần đầu. Những ngày đầu mới sinh, bé són phân liên tục (gọi là phân xu), các mẹ không nên đóng tã cho bé vì dễ bị hăm, mà nên dùng giấy lót này để thay thế, khi nào hết phân xu thì mới dùng tã. Cách đóng: để trên tã xô khi đóng cho bé.
16 Băng rốn, tưa lưỡi 5 gói Băng rốn thì cần 5 hộp vì bé sơ sinh thường rụng rốn sau 10 ngày, và thêm mấy ngày rỉ máu nữa. Ngoài ra lúc bé tè cũng rất dễ ướt băng rốn nên cần thay nhiều.
Tưa lưỡi thì mua 5 hộp (cái này thì dùng nhiều lắm, để vệ sinh lưỡi cho bé, nhưng hết mua sau cũng được)
17 Bấm móng tay 1 Móng tay bé rất nhanh tốt, vì thế nên có 1 loại riêng biệt để dùng, tránh để dài làm bé cào vào người.
18 Hút mũi 1 Vô cùng quan trọng, những ngày hanh khô bé dễ bị tắc mũi, thở khò khè và hay gắt, trông rất thương. Các mẹ nên có 1 chiếc để đề phòng nhé.
19 Tăm bông 1 lọ Cái này nên mua loại của trẻ em, có thể dùng để vệ sinh tai, mắt, lau rốn.
20 Khăn voan 2 Nên có 2 cái, và chọn loại to để có thể lồng xuống tay khi cho bé ra ngoài. Nên mua màu trắng để tránh ảnh hưởng thị giác của bé.
21 Chăn choàng, ủ bé 2 Dùng để quấn bé khi ở nhà hoặc đi ra ngoài: từ viện về hoặc tiêm phòng (cái này dù sinh vào mùa hè vẫn cần thiết đó). Ngoài ra có thể dùng làm chăn đắp cho bé.
22 Màn chụp 1 Cái này rất cần thiết vì bé ngủ suốt ngày nên cần màn để chụp cho bé tránh muỗi. Da bé cũng rất nhạy cảm, thơm mùi sữa nên muỗi và côn trung hay chích lắm ạ.
23 Làn nắp 1 Cần 1 cái để đựng đồ đi sinh, sau này về nhà, thì đựng các vật dụng cần thiết để ngay cạnh giường.

Bảng 1: Đồ dùng chuẩn bị cho em bé sơ sinh

Các mẹ có thể xin lại từ người thân, họ hàng đồ dùng của các em bé trước. Vừa tiết kiệm và các mẹ cũng có cơ hội dành tiền để chi tiêu những việc khác, bởi khi sinh em bé thì chi phí mua sắm là rất lớn.

2, Kinh nghiệm lựa chọn đồ cho mẹ sau khi sinh

Không chỉ em bé mới được sắm đồ mới, cả mẹ cũng cần chuẩn bị cho mình những đồ dùng thiết yếu để phù hợp với giai đoạn sau sinh này:

STT  Đồ dùng  Số lượng  Công dụng
1 Qun áo sau sinh 3 Khi mới sinh xong, vóc dáng cá mẹ vẫn chưa thể về ngay ban đầu đc, cộng với vết mổ (nếu sinh mổ) và việc phải cho con bú, vì thế nên mua đồ rộng rãi
2 Áo lót cho con bú  2 Nên mua 2 cái áo lót loại này, giúp ngực ổn định, không bị chảy xệ tiện hơn khi cho con bú, giảm việc lên sữa thường xuyên
3 Qun lót giy 2 bịch Quần lót giấy dùng 1 lần để tiện cho người chăm sóc vì sau sinh có nhiều mẹ sẽ bị ra sản dịch. Tùy cơ địa mỗi mẹ sẽ cần dùng nhiều hay ít, thông thường 2 bịch là đủ.
4 Gen bng 2 Khoảng 10-15 ngày sau sinh quấn vào bụng giúp đỡ chảy xệ.
5 Tm lót thm sa 1 hộp Dùng để thấm sữa thừa cho mẹ, đặt như miếng lót đệm dưới áo lót. Ngày trước các mẹ hay dùng khăn sữa để thấm, nhưng bây giờ nhiều mẹ chuyển sang dùng loại này vì nó hợp mỹ quan hơn.

Bảng 2: Đồ dùng chuẩn bị cho mẹ sau sinh

Mẹ có thể chuẩn bị thêm một số đồ dùng dành cho bé và mẹ. Đó là 1 chai dầu khuynh diệp, có tác dụng giúp cho mẹ và bé giữ ấm, cơ thể dễ chịu hơn khi cảm thấy mệt. Trong thời gian ở cữ, mẹ có thể dùng dầu tắm & gội khô: rất tiện trong thời gian ở cữ vì chưa được tiếp xúc với nước. Đặc biệt phải có dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín, tránh nhiễm trùng.

Trên đây là những kinh nghiệm cùng với danh sách đồ sơ sinh cho cả mẹ và bé. Việc đón chào bé sắp trào đời là hết sức thiêng liêng với gia đình. Vì vậy các mẹ phải chú ý lựa chọn mua đồ sơ sinh phù hợp trẻ, chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết ở trên, nhưng cũng hết sức hợp lý, khoa học, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

Hồng Ngọc

]]>
https://dinhduongbabau.net/tong-hop-kinh-nghiem-sam-do-truoc-khi-sinh-cho-me-va-be-512/feed/ 0
Cách chăm sóc bà bầu khoa học trong suốt thai kỳ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-ba-bau-khoa-hoc-trong-suot-thai-ky-502/ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-ba-bau-khoa-hoc-trong-suot-thai-ky-502/#comments Fri, 01 Jul 2016 10:13:16 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=502 Ăn gì tốt cho bà bầu? Cách chăm sóc bà bầu khoa học nhất?… là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm và thắc mắc. Để giải đáp những băn khoăn này, xin mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và em bé trong suốt thai kỳ của mình:

cach cham soc ba bau

Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

1, Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng đầu

Trong tháng đầu mang thai, bà bầu thường không có cảm giác gì đặc biệt, thậm chí vẫn chưa biết được mình đã mang thai. Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Bà bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau.

Sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ phản ứng nào. Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thần kinh của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…

Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.

2, Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

Do ảnh hưởng của hiện tượng “ốm nghén” nên để đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, bà bầu cần chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ.

Trong giai đoạn đầu này, bà bầu cũng nên lưu ý đến những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

Chế độ sinh hoạt:

  • Sẽ có rất nhiều mệt mỏi và áp lực đặt lên các mẹ trong thời gian này, do đó hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.
  • Nếu phải đi làm việc xa hoặc môi trường làm việc không tốt, bà bầu cần suy nghĩ kỹ lưỡng về việc này tránh ảnh hưởng đến bản thân và em bé.
  • Có thể đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.
  • Thay đổi tính tình, nếu bà bầu cảm thấy tính tình bị thay đổi thất thường, hãy trao đổi với chồng để anh ấy thông cảm và sẻ chia nhé.

3, Người chồng cần biết

Trong thời kỳ này, người chồng cần nắm bắt những cách chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất:

  • Quan tâm đến vợ nhiều hơn, giúp vợ giảm bớt áp lực tâm lý. Nên cùng vợ vạch ra kế hoạch cho thời kỳ mang thai và phải thay đổi thói quen không tốt như về trễ, lười làm việc,…
  • Nên cố gắng dành thời gian để đưa vợ đi khám thai theo định kỳ, một mặt là có thể chăm sóc cho vợ, mặt khác là để cho vợ cảm thấy ấm áp, vui vẻ.
  • Phản ứng mang thai thường làm cho thai phụ chán ăn, tinh thần thường không tốt. Người chồng nên biểu hiện tình yêu của mình đối với vợ nhiều hơn, chăm sóc vợ kĩ hơn, nhất là chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để vợ được vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
  • Phải tích cực học cách làm việc nhà. Trong thời kì thai nghén, có một số việc không thích hợp cho thai phụ như khiêng nhấc và di chuyển vật nặng, lấy đồ ở trên cao… Tất cả những việc này đều do người chồng làm.
  • Trong 3 tháng đầu nguy cơ sẩy thai rất cao do đó các cặp vợ chồng không nên quan hệ tình dục.

Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai       

Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

1, Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng giữa

Thông thường, khi thai phụ mang thai đến tháng thứ 4 trở đi, bụng đã bắt đầu nhô ra rõ rệt, tuy nhiên áp lực trong bụng vẫn hoàn toàn bình thường

Sang tháng thứ 5, ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng. Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Trong thời kì này, bà bầu có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Do đó bà bầu nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.

Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên các mẹ thường có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt… Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên thai phụ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

cach cham soc ba bau 2

2, Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng:

Trong giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, cân nặng hợp lý cho bà bầu là tăng từ khoảng 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn. Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyên thai phụ uống đủ 1,5 lít nước/ ngày thì chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa đòi hỏi người mẹ phải cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng để cân bằng lượng ối trong cơ thể mẹ tương đồng với sự phát triển của thai nhi. Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng bà bầu cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Chế độ sinh hoạt:

  • Khi bụng bắt đầu to lên, bà bầu đừng cố mặc đồ chật, hãy chuẩn bị sắm đồ đạc rộng hơn.
  • Hãy tập thể dục đều đặn ngay từ bây giờ để duy trì sức khỏe, có thể tham dự một lớp thể dục tiền sản phù hợp. Bà bầu cũng có thể tự tập bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe tại chổ.
  • Trong thời gian này, bà bầu có thể mắc một số bệnh như khó tiêu, táo bón… Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu thấy những biểu hiện khác lạ của cơ thể cần đi khám để tránh nguy hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

3, Người chồng cần biết

  • Phải nhắc nhở vợ đi khám thai định kì, nếu có thể đưa vợ đi càng tốt
  • Tiến hành giáo dục thai nhi một cách có kế hoạch, cho thai nhi nghe những loại nhạc du dương, thường xuyên trò chuyện và theo dõi thai máy cũng như nhịp tim của thai nhi.
  • Đây là thời gian bà bầu cần bổ sung đã dạng các chất dinh dưỡng, người chồng cần tham khảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh mẹ bầu thiết chất hoặc thừa cân.

Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

1, Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng cuối

  • Do bụng nhô về phía trước nên phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.
  • Tê chân, phù bàn tay, bàn chân, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra trong giai đoạn này.
  • Các mẹ sẽ đối mặt với các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn.
  • Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau
  • Bà bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi.

2, Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kì vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…Trong đó:

  • Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
  • Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ…
  • Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, khoai tây…
  • Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi
  • Sắt có nhiều trong các cây rau màu xanh thẫm, gan, thận, tim lơn…
  • Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm con, tép, cua…
  • Đảm bảo đủ nước uống: uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh.

cham-soc-ba-bau-3-thang-cuoii

Chế độ sinh hoạt:

  • Vào những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho những ngày sinh sắp tới.
  • Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp bà bầu tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau.
  • Bà bầu nên đi bộ sau bữa cơm tối khoảng 15-30 phút giúp lưu thông máu và việc sinh nở trở lên dễ dàng hơn.
  • Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy bỏ ngoài tai những chuyện bực mình, khó chịu, hãy hạn chế làm việc nặng, công việc khiến mẹ suy nghĩ nhiều và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế.
  • Trong tháng cuối, không nên quan hệ tình dục vì điều này dễ gây co bóp tử cung và sinh non.
  • Khi gần đến ngày dự sinh, bà bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh và chuẩn bị những thứ cần thiết cho em bé lúc ra đời. Trong những tháng cuối cùng, thai nhi phát triển và tăng cân khá nhanh, đòi hỏi mẹ càng phải chú ý tới ăn uống và những hoạt động của mình. Không nên “tham công tiếc việc”, làm cố cho đến sát ngày sinh, vừa có hại cho thai, vừa không đảm bảo an toàn khi xảy ra chuyển dạ.

3, Người chồng cần biết

  • Masage có thể thúc đẩy mạch máu lưu thông, tăng cường sức đề kháng, giải toả những khó chịu trong giai đoạn 3 tháng cuối này một cách hữu hiệu. Người chồng massage cho vợ còn có thể làm cho vợ giải toả áp lực tâm lý, giúp vợ luôn thoải mái, vui vẻ.
  • Phải tích cực học hỏi những kiến thức có liên quan đến cách chăm sóc bà bầu ở thời kì cuối và khi sinh nở, hiểu rõ những thay đổi của cơ thể vợ, nhận biết một số dấu hiệu dị thường và cách xử lý.
  • Người chồng cố gắng làm tất cả những công việc nhà, cho dù là những việc đơn giản, vì trong thời kì này, bà bầu sẽ rất mệt khi làm việc.
  • Dành thời gian ở bên vợ, chăm sóc vợ, và đưa vợ đi khám, trong giai đoạn này, lịch khám thai sẽ dày hơn.

Ngoài ra để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cùng với tăng cường chế độ ăn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bà bầu có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare và PM Procare Diamond mỗi ngày. Với thành phần gồm 18 dưỡng chất thiết yếu ở liều lượng phù hợp, bổ sung PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày sẽ giúp bạn có một thai kỳ bình thường và mạnh khỏe.

Mang thai và sinh con luôn là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian mang thai này, bà bầu cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”. Không chỉ mẹ bầu, mà người chồng cũng cần có những kiến thức nhất định về các giai đoạn thai kỳ để có thể chăm sóc bà bầu một cách hiệu quả và khoa học nhất.

PM Procare là thuốc chuyên dùng cho bà bầu, cung cấp DHA, EPA cùng các Vitamin và khoáng chất thiết yếu để cùng thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu dưỡng chất tăng lên của cơ thể khi mang thai. PM Procare diamond cung cấp Omega 3, bao gồm EPA và DHA ở hàm lượng cao, đáp ứng đủ lượng DHA khuyến nghị cho phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi ngày. Cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi và của trẻ, cho các trường hợp thai to và làm giảm nguy cơ sinh non. Cho các trường hợp đa thai và có thai liên tục để đáp ứng nhu cầu Omega 3 tăng cao ở những bà mẹ này. Cùng với chế độ ăn, mẹ chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Procare là đủ.
]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-ba-bau-khoa-hoc-trong-suot-thai-ky-502/feed/ 54
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ P.3 https://dinhduongbabau.net/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-3-thang-cuoi-thai-ky-p-3-447/ https://dinhduongbabau.net/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-3-thang-cuoi-thai-ky-p-3-447/#comments Mon, 06 Jun 2016 09:03:28 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=447 Ba tháng cuối mang thai bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và các phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, tiếp tục phát triển, hoàn thiện và bắt đầu hoạt động.

su phat trien cua thai nhi trong 3 thang cuoi mang thai

Tuần 27 và 28:

Thai nhi: Bé nặng hơn 900g. Phổi có thể tự thở oxy nhưng vẫn còn rất yếu. Có ít không gian cho bé di chuyển hơn, và bé vặn vẹo khi mẹ bầu ở một tư thế mà bé không thích. Phổi bé đã hoàn toàn phát triển nhưng khó có thể tự thở ở môi trường bên ngoài.

Mách mẹ bầu: Mẹ bầu hãy nằm nghiêng, lót một chiếc gối mềm dưới bụng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều và tránh đau lưng. Trong giai đoạn này, một số mẹ sẽ xuất hiện sữa non. Nếu có, mẹ bầu chỉ nên vệ sinh thật sạch đầu ti mỗi khi tắm để tránh nhiễm khuẩn, không nên nặn sữa hoặc sờ nắn đầu ti, có thể sẽ kích thích tử cung co bóp, gây sinh non.

Tuần 29:

Thai nhi: Phổi và hệ cơ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Hộp sọ cũng to ra để não phát triển nhanh hơn. Sự phát triển nhanh và toàn diện của bé khiến bé cần nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt. Hệ xương của bé cũng tăng trưởng nhanh nên bé cũng cần nhiều canxi cho việc phát triển vỏ não của bé mỗi ngày. Bé dài khoảng 38,6 cm và nặng hơn 1100g.

Mách mẹ bầu: Đây là những tuần cuối các mẹ vẫn còn thảnh thơi, hãy tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn với spa, yoga hoặc vài bộ phim yêu thích cùng với ông xã của mình nhé!

Xem thêm: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi

Tuần 31:

Thai nhi:

  • Thính giác của em bé đã thực sự phát triển. Bây giờ em bé có thể “nhảy” lên khi nhge một âm thanh to và di chuyển theo một giai điệu yêu thích của mình.
  • Em bé của bạn có thể quay đầu từ bên này sang bên kia.
  • Lớp lông tơ bao phủ cơ thể em bé có thể đã được rụng hết. Bây giờ lớp mỡ mới sẽ giúp giữ ấm cho em bé.
  • Giờ đây mỗi ngày em bé của bạn đang đi tiểu khoảng 2 ly chất lỏng vào nước ối. Cơ thể của bạn thay thế nước ối vài lần mỗi ngày.

Với trọng lượng 1,4kg và chiều dài khoảng 46cm, em bé của bạn đang nhanh chóng đạt được kích thước khi sinh của mình – mặc dù em bé có để tăng thêm 1,4-2,4kg trước ngày sinh. Em bé duỗi người dài hơn khi ngủ, nếu chú ý bạn có thể cảm nhận được lúc nào em bé đang ngủ hoặc thức giấc.

Em bé đang phát triển các giác quan

Não của em bé hoạt động tích cực trong những ngày này, phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ  đang được tiến hành với tốc độ siêu nhanh. Bây giờ em bé đang xử lí thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận các tín hiệu từ cả 5 giác quan. Chắc chắn em bé của bạn đã có thể ngửi thấy mùi ngay lúc này, nhưng hiện tại thì em bé vẫn còn ngập trong nước ối và không được tiếp xúc với bất kì luồng không khí nào từ ngoài. May mắn cho bạn và cả em bé khi mùi hương của bạn sẽ là một trong những mùi đầu tiên em bé hít vào, và rất nhanh sẽ trở thành mùi yêu thích của em bé.

Đạp chân và mút ngón tay

Vậy chú chim bồ câu nhỏ của bạn đang làm cả ngày trong khi bạn đang bận rộn làm tổ chuẩn bị đón nó? Làm mặt xấu, nấc cụt, nuốt, thở, đạp bằng bàn tay và bàn chân nhỏ dọc theo bức tường tử cung của bạn và thậm chí mút ngón tay cái của mình. Trong thực tế, có trường hợp em bé mút ngón tay cái mạnh đến mức khi sinh ra ngón tay cái có vết sẹo.

Mách mẹ bầu: Từ tuần này, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ do phải đi tiểu thường xuyên, đau ở khớp hông và có thể bị chuột rút nhẹ. Hãy nhờ chồng của mình massage nhẹ nhàng vùng lưng, các mẹ sẽ dễ ngủ hơn đó!

Tuần 32:

Thai nhi:

  • Các móng tay của em bé đã mọc hết. Thậm chí chúng sẽ cần được tỉa bớt sau khi sinh. Móng chân thì dài ra thêm một chút (cho đến tận tuần thứ 36).
  • Tất cả các cơ quan chính của em bé đã phát triển đầy đủ, trừ phổi. Cơ hội sống sót nếu em bé sinh ra ở tuần này là rất lớn.
  • Em bé hít nước ối vào để tập thở.
  • Em bé dành tới 90-95% thời gian để ngủ. Nếu bạn muốn đánh thức em bé dậy, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có đường.

Em bé của bạn trong tuần này thay đổi ra sao? Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra đời, em bé có cân nặng khoảng 1,8kg và chiều dài hơn 48 cm. Trong những tuần qua, em bé luôn thực tập những kỹ năng cần để phát triển bên ngoài tử cung – từ nuốt, thở  đến mút. Để chuẩn bị cho sự chuyển đổi từ cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai sang cung cấp dinh dưỡng qua đường miệng, hệ tiêu hóa của em bé đã được thiết lập và sẵn sàng hoạt động. Và mặc dù còn vài tuần nữa mới đến ngày sinh, em bé của bạn đang càng lúc càng giống trẻ sơ sinh hơn vì có thêm nhiều mỡ tích tụ dưới da. Bởi có lớp mỡ này nên bạn sẽ không còn nhìn thấy các cơ quan bên trong của em bé nữa.

su phat trien cua thai nhi trong 3 thang cuoi mang thai 2

Tuần 34:

Thai nhi: Bé tròn trịa và đạt kích thước gần bằng lúc sinh sau này. Nhờ lớp mỡ dưới da, thân nhiệt bé đã có thể ổn định nếu ra môi trường bên ngoài. Cân nặng của bé khoảng 2,1 kg và dài khoảng 45,72kg. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thư giãn nếu biết rằng bé có thể sống khỏe mạnh nếu được sinh ra từ tuần 34-37.

Tuần 36:

Thai nhi: Thân hình bé đầy đặn và tròn trịa, với lông tơ bao quanh cơ thể đã rụng gần hết. Bé lúc này dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2,5kg.

Mách mẹ bầu: Lúc này mẹ bầu sẽ đau vùng chậu nhiều hơn do áp lực từ đầu em bé. Hạn chế di chuyển và nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu mẹ bầu đang đi làm hãy nghĩ đến việc tạm gác lại công việc, nghỉ ngơi tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Đọc tiếp: 10 dưỡng chất bà bầu cần bổ sung khi mang thai

Tuần 38:

Thai nhi: Mọi cơ quan đã sẵn sàng cho việc hoạt động đúng chức năng khi ra môi trường bên ngoài. Bé thậm chí còn có thể chụp, nắm bằng bàn tay bé nhỏ của mình. Bé nặng khoảng 3kg, dài 49,53 cm. Từ tuần này trở đi, bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đón bé yêu nhé!

Tuần 40:

Thai nhi: Ngày dự sinh đã đến, bé có thể đạt chiều dài tối đa khoảng 53cm, cân nặng có thể dao động khoảng 3,4 – 3,6 kg. Cuối quý 3 bé sẽ có đầy đủ lông mi và lông mày, và có thể có tóc phủ toàn bộ da đầu. Móng phát triển đầy đủ ở cả móng tay và móng chân. Lông tơ và các chất bao phủ trên lớp da trong quý 2 bắt đầu mất dần. Mẹ bầu có thể thấy một số lông tơ còn sót lại sau khi sinh, nhưng chúng sẽ biến mất trong một vài tuần sau đó.

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và cũng là giai đoạn mẹ bầu tăng cân nhiều nhất. Vì vậy các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển tối ưu cho bé. Ban biên tập xin chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh và có cuộc vượt cạn thật thành công!

(Theo tài liệu giáo dục được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Thị Hà – Trưởng khoa Phụ Sản BV ĐHYD TP.HCM – Cơ sở 2)

]]>
https://dinhduongbabau.net/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-3-thang-cuoi-thai-ky-p-3-447/feed/ 35