Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Những điều cần biết khi mang thai – Bí quyết cho thai kỳ khỏe mạnh https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-5621/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-5621/#respond Wed, 18 Mar 2020 10:35:31 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=5621

Để có một thai kỳ khỏe mạnh chắc chắc bạn cần phải chú ý đến việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe bản thân ngay từ lúc chuẩn bị mang thai và suyên suốt cả quá trình mang thai. Tham khảo ngay những điều cần biết khi mang thai dưới đây của Dinhduongbabau.net để hành trình làm mẹ của bạn được suôn sẻ và an toàn nhé.

Những điều cần biết khi mang thai

1. Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc cần thiết để giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh khi mang thai. Bởi vì, hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai kém hơn bình thường, dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng để ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng: rubella, cảm cúm, thủy đậu, viêm gan B…

Xem thêm: Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai

2. Lịch khám thai định kỳ

Khám thai theo định kỳ giúp mẹ có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Giai đoạn tuần 11-13 của thai kỳ: Đây là thời điểm để đo độ mờ da gáy chính xác nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Chỉ số này càng thấp càng tốt. Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm thì nguy cơ bé mắc hội chứng Down là khá cao.
  • Khám thai tuần tuần 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v
  • Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … .

Bên cạnh những mốc khám thai quan trọng thì mẹ bầu cần khám theo lịch hẹn của bác sĩ trực tiếp thăm khám cho mình nhé!

3. Dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột, chất đạm và vitamin và khoáng chất trong suốt quá trình mang thai.

  • Nhóm tinh bột: giúp cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhưng tinh bột lại chuyển hóa thành mỡ rất nhanh và những người có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần phải hạn chế tinh bột. Các thực phẩm giàu tinh bột tốt cho bà bầu gồm: bánh mì, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Chất đạm và chất béo: Nhóm dinh dưỡng này tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Mẹ bầu cần cung cấp ít nhất 70g protein và 40g chất béo mỗi ngày. Thịt bò là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể và chứa rất nhiều sắt, vitamin nhóm B
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên bổ sung những loại rau có màu xanh: rau cải, súp lơ xanh… Các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giảm bớt sự khó chịu khi ốm nghén.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi đặc biệt những bà bầu bị nghén nặng không thể dung nạp các chất dinh dưỡng. Do đó, ngoài những nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, chất béo và rau xanh thai phụ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu là biện pháp giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

4. Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Biến chứng trong thai kỳ là điều không mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt những kiến thức cơ bản để biết cách xử lý trước những biến chứng nguy hiểm này, một số biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp là:

– Nhau thai bám thấp:

Đây là biến chứng ít gặp, chỉ có khoảng 5% thai phụ có thể gặp phải tình trạng này. Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung. Khi ở vị trí này bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu. Trường hợp máu chảy quá nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp như: tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần trước đó…

– Đái tháo đường thai kỳ:

Có khoảng 3 – 8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết cao quá mức quy định và tình trạng này thường xảy ra vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ. Vì vậy, khi mang thai ở giai đoạn này mẹ bầu có thể kiểm tra đường huyết xem có bị tiểu đường hay không. Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai. Khi kiểm tra thấy mình bị tiểu đường thai kỳ hoặc có nguy cơ thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý phù hợp.

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tiểu đường thai kỳ

– Tiền sản giật:

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ và chiếm tỉ lệ 5-8% số phụ nữ mang thai. Bệnh xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường… có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ) và làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

– Thiếu ối:

Thiếu ối có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao và những thai nhi thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để tránh tình trạng thiếu ối mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.

5. Tăng cân hợp lý khi mang thai

Không phải cứ tăng cân nhiều là cơ thể mẹ được bổ sung đủ chất dinh dưỡng và con khỏe mạnh còn không tăng cân hay ít tăng cân là không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khi mang thai. Trọng lượng cần tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai. Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng được thể hiện qua chỉ số BMI. Dưới đây là mức tăng cân chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kì (IOM):

  • Đối với người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18,5-24,9): nếu cân nặng trước khi mang thai của bạn bình thường, bạn nên tăng từ 11 đến 16 kg trong cả thai kì. Tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong  mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.
  • Thiếu cân (BMI dưới 18,5): nếu bạn bị nhẹ cân so với chiều cao của mình, bạn cần tăng 13 đến 18kg trong cả thai kì.
  • Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): nếu bị thừa cân so với chiều cao, bạn nên tăng từ 7 đến 11kg trong cả thai kì.
  • Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn): bạn nên tăng từ 5 đến 9kg trong cả thai kì.
  • Mang thai đôi: nếu mang thai đôi bạn nên tăng thêm 17-24kg trong thai kì nếu trước đó bạn có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu bạn bị thừa cân, và 11-19kg nếu bạn bị béo phì.

6. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai

  • Không nên làm những việc nặng nhọc, không làm trong môi trường độc hại cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và dành khoảng 30 phút cho giấc nghỉ trưa và tránh thức quá khuya.
  • Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì mẹ bầu cũng nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu: bơi lội, đi bộ, yoga…
  • Quan hệ khi mang thai cần hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai cần dựa trên nhu cầu và cảm nhận của người mẹ có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hoóc-môn, sức khoẻ, tâm lý.
  • Không ăn các loại thức ăn như đồ sống, đóng hộp, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng. Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ.
  • Tránh xa thuốc lá và khói của thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có cồn, có ga vì có thể làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.
  • Tránh dùng hóa chất, mỹ phẩm, đi giày cao gót, vận động mạnh, xoa bóp bụng, xông hơi giải cảm khi bị cúm khi mang thai… những việc này có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.

7. Kết nối với con yêu

Nói chuyện với con yêu ngay từ trong bụng mẹ giúp bé phát triển thính giác, thị giác, vận động và tăng sự tự tin hơn.

Kết nối với con yêu bạn có thể cảm nhận được con cử động những gì, làm những hành động gì. Việc theo dõi những cử động của con bên trong bụng mẹ giúp mẹ biết được con yêu của mình có đang khỏe mạnh hay không. Nếu con ít di chuyển hơn thường lệ hoặc không di chuyển thì mẹ nên đi khám ngay xem có bất thường gì không.

Để có thể bổ sung cho mình những kiến thức qua trọng trong quá trình mang thai như: dinh dưỡng khi mang thai, thể dục khi mang thai, chuẩn bị trước khi sinh, cách tắm cho bé, cách cho bé bú, cách phòng chống bệnh cho bà bầu.. bạn có thể tham gia các lớp tiền sản để luôn tự tin trong lần đầu làm mẹ này.

Trên đây là những điều cần biết cơ bản khi mang thai, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ biết được mình nên làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé. Chúc các mẹ bầu luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh!

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-5621/feed/ 0
Cách tính ngày dự sinh chính xác cho bà bầu https://dinhduongbabau.net/cach-tinh-ngay-du-sinh-chinh-xac-cho-ba-bau-3024/ https://dinhduongbabau.net/cach-tinh-ngay-du-sinh-chinh-xac-cho-ba-bau-3024/#respond Fri, 10 Aug 2018 07:30:54 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3024 Biết được chính xác ngày dự sinh sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý tốt nhất để đón con chào đời. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức cần thiết về những phương pháp dự đoán nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm tạo điều kiện cho các mẹ chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất cũng như tâm lý cho sự ra đời khỏe mạnh của đứa con thân yêu sau bao ngày mong ngóng.

cach-tinh-ngay-du-sinh-1

Sự thật là thời gian mang thai của mỗi người sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: thời gian chu kỳ kinh nguyệt của mẹ, thời gian trưởng thành của thai nhi… Vì vậy ngày dự sinh của mỗi người cũng hoàn toàn là khác nhau.

Ngày dự sinh em bé thường được các bác sĩ dự đoán qua những lần siêu âm thai. Tuy nhiên, nhiều mẹ thắc mắc rằng, mỗi một lần siêu âm thì bác sĩ lại cho một ngày dự sinh khác nhau. Vậy tính ngày dự sinh như thế nào mới là chính xác nhất? Các mẹ có thể tham khảo những cách tính ngày dự sinh khá đơn giản mà chính xác dưới đây nhé!

Cách tính ngày dự sinh cho bà bầu

1. Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính này rất đơn giản, mẹ chỉ cần nhớ ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt là tính ra ngay được ngày dự sinh khá chính xác của con. Cụ thể như sau:

Tính theo ngày dương lịch

Ngày dự sinh = Ngày đầu của kỳ kinh cuối + 9 tháng 7 ngày

Chẳng hạn như ngày đầu kì kinh cuối của mẹ là vào 13/1 thì cộng thêm 9 tháng là ngày 13/10, và cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 20/10. Kết quả cho ra ngày dự sinh của mẹ sẽ là 20/10.

Tính theo ngày âm lịch

Ngày dự sinh = Ngày đầu của kỳ kinh cuối + 9 tháng và 15 ngày

Chẳng hạn như ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt là ngày 1/1 âm lịch, công thêm 9 tháng là ngày 1/10 âm lịch, cộng thêm 15 ngày là ngày 16/10 âm lịch. Vậy ngày dự sinh của mẹ sẽ là 16/10 âm lịch.

Cách khác

Ngày dự sinh = Ngày đầu kỳ kinh – 3 tháng trở về trước + 7 ngày

Ví dụ: Nếu kỳ kinh cuối của người mẹ bắt đầu vào ngày 1/12, trừ đi 3 tháng trở về trước rồi cộng 7 ngày sẽ ra ngày dự sinh là 8/9. Đây là một cách để tính 40 tuần mang thai.

Ngoài ra, thời gian mang thai của mẹ cũng phụ thuộc vào thời gian chu kỳ kinh nguyệt của mẹ theo tỷ lệ như sau:

Phụ nữ đang mang thai có kỳ kinh Thời gian mang thai
3 tuần/ lần 40 tuần – 1 tuần = 39 tuần
4 tuần/ lần 40 tuần
5 tuần/ lần 40 tuần + 1 tuần = 41 tuần

2. Tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệ

Để áp dụng cách tính này, điều quan trọng nhất là vợ chồng bạn phải nắm chính xác được ngày gần gũi nhau để dẫn đến thụ thai theo công thức như sau:

Ngày dự sinh = Ngày quan hệ dẫn đến thụ thai + cộng thêm 38 tuần

3. Tính ngày dự sinh dựa vào ngày thai nhi bắt đầu cử động

Khi mang bầu vào những tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5, mẹ sẽ lần đầu tiên cảm nhận được những cử động của thai nhi. Nếu nhớ được ngày đó, mẹ hoàn toàn có thể tính được ngày con yêu chào đời theo công thức sau:

Ngày dự sinh = Ngày thai bắt đầu cử động + 20 tuần

4. Cách tính ngày dự sinh theo siêu âm

sieu-am-thai-1

Siêu âm thai là cách tính mang đến kết quả khá chính xác cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều mẹ tỏ ra hoang mang khi mỗi lần siêu âm bác sĩ lại cho ra một kết quả ngày dự sinh khác nhau.

Điều này được giải thích như sau: Khi thai đã được 20 – 30 tuần, việc đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ giúp xác định tuổi thai chính xác hơn. Việc đo đường kính lưỡng đỉnh để xác định ngày dự sinh chính xác nhất được đo vào thời điểm thai nhi được 20-24 tuần tuổi và xác nhận lại khi thai nhi được 26-30 tuần tuổi. Nếu để đến tuần thứ 30, độ chính xác của việc dự đoán ngày sinh sẽ giảm đi.

Với những phụ nữ mang thai tự nhiên không nhớ rõ được ngày thụ thai, ngày đầu của kỳ kinh cuối nên việc tính ngày dự sinh sẽ không được chuẩn xác nên mẹ cần có thêm thông tin và bên cạnh đó cũng nên lắng nghe những tư vấn, chia sẻ từ bác sỹ chuyên khoa để cho kết quả chính xác nhất về ngày lâm bồn. Chúc các mẹ luôn tươi trẻ mỗi ngày.

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-tinh-ngay-du-sinh-chinh-xac-cho-ba-bau-3024/feed/ 0
Theo dõi sự phát triển của song thai theo tuần https://dinhduongbabau.net/theo-doi-su-phat-trien-cua-song-thai-theo-tuan-2962/ https://dinhduongbabau.net/theo-doi-su-phat-trien-cua-song-thai-theo-tuan-2962/#comments Fri, 13 Jul 2018 09:33:39 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2962 So với việc mang thai đơn, khi mang song thai tử cung của mẹ sẽ trật trội hơn và chịu áp lực không nhỏ, tất cả mệt mỏi dường như gấp đôi. Cùng dõi theo sự phát triển của song thai theo từng tuần trong bụng mẹ ra sao nhé!

Song thai được hình thành theo các cách khác nhau sẽ sinh ra những em bé khác nhau. Có hai loại thai đôi: thai đôi cùng trứng và thai đôi khác trứng.

Với thai đôi cùng trứng, trứng được thụ tinh bằng một tinh trùng sau đó trứng đã thụ tinh này được tách ra thành hai phôi thai. Khi quả trứng đã được thụ tinh phân chia thành 2 tế bào riêng biệt, đó là khởi đầu cho một cặp song sinh cùng giới tính có ngoại hình gần như tương tự. Sở hữu bộ gen giống nhau nên các cặp sinh đôi này thường không có nhiều khác biệt. Tuy vậy, nếu sống trong những môi trường khác nhau, họ cũng có thể không đồng nhất về tính cách và sở thích. Ngay cả trong những ca sinh đôi, sinh ba hay nhiều hơn vẫn có thể có một cặp song sinh cùng trứng. Song thai cùng trứng có thể chia sẻ cùng một nhau thai hoặc túi ối.

su-phat-trien-cua-song-thai

Sự khác nhau của 2 kiểu mang thai đôi: thai đôi cùng trứng và thai đôi khác trứng.

Trong khi đó, với thai đôi khác trứng, hai trứng của người mẹ được phóng thích, rụng vào buồng trứng và được thụ tinh bởi hai tinh trùng riêng biệt. Các cặp sinh đôi này có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính. Họ có thể nhìn bề ngoài khác nhau nhưng vẫn sẽ giống nhau hơn các anh chị em bình thường.

Trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, cặp song sinh phát triển cùng nhau từ lúc thụ tinh cho đến khi sẵn sàng để được sinh ra.

Sự phát triển của song thai

Ba tháng đầu

Các triệu chứng đầu tiên của việc mang thai xuất hiện. Từ tuần thứ 4 mẹ bầu có thể nhận ra mình đang mang thai và cặp song sinh là đã có phôi thai. Hình thành ống thần kinh. Bộ não, xương sống, tủy sống và dây thần kinh sẽ nảy mầm từ đây. Trái tim của bé bắt đầu xuất hiện.

song-thai-tuan-4

Đến 8 tuần, bộ phận cơ thể của cặp sinh đôi của bạn phát triển nhanh chóng. Trái tim của cặp song sinh đập 150 nhịp mỗi phút. Bàn tay của hai bé uốn cong ở cổ tay và bàn chân xuất hiện màng.

song-thai-tuan-8

Tuần thứ 12: Đến tuần thai này, cơ thể mẹ bầu có thể tăng lên 2-4 kg. Cả hai bé đều đã được hình thành khá đầy đủ.

song-thai-tuan-12

3 tháng giữa

Từ lúc này trở đi xem như mẹ bước qua ngưỡng nguy hiểm của nguy cơ sẩy thai. Giai đoạn này kéo dài từ tuần 14 đến tuần thứ 27. Sự chuyển động của thai được cảm nhận và nhìn thấy thường xuyên hơn.

Tuần thứ 16: Em bé đã có dấu vân tay. Thận của hai bé đang bài tiết nước. Đây là thời điểm mà bạn có thể biết giới tính của cặp song sinh trong quá trình siêu âm.

song-thai-16-tuan

Tuần thứ 20 các bé có thể nghe các cuộc hội thoại của mẹ nên hãy nói chuyện với cặp sinh đôi của bạn thường xuyên nhé. Tóc của các bé đã xuất hiện và da phát triển một lớp phủ màu trắng, dầu mỡ gọi là vernix caseosa để bảo vệ bé trong thời gian lâu ở trong môi trường nước ối.

mang-thai-doi-tuan-20

Tuần thứ 24: Những sợi lông mày nhỏ li ti bắt đầu xuất hiện. Chồi răng của bé xuất hiện ở vị trí dưới nướu. Hai bé vẫn tiếp tục tăng cân. Việc đi lại của mẹ bắt đầu khó khăn bởi sự mất cân bằng. Hoạt động bơm máu ở tim tăng cường nên mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi. Cộng thêm triệu chứng khô và ngứa da do rạn khiến mẹ không thể yên.

song-thai-24-tuan

Ba tháng cuối

Ba tháng cuối kéo dài từ tuần 28 đến tuần 40 của thai kỳ. Đây là thời điểm rõ ràng nhất để bà bầu cảm nhận về hai bé song sinh. Kích thước của tử cung tăng tương ứng với số tuần tuổi thai. Thai song sinh có xu hướng chiếm trọn ổ bụng của người mẹ. Những chuyển động của thai song sinh trong những tháng này trở nên mạnh hơn, đặc biệt vào những tuần cuối, khi cơ bụng bà bầu mỏng ra và có thể nhận thấy được sự di chuyển của hai bé.

Tuần thứ 28: Đây là tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ ba và là lúc để mẹ tham gia các lớp học tiền sản. Hai bé sinh đôi của bạn có thể mở và đóng mí mắt, và có lông mi. Lớp mỡ được hình thành. Bé có thể mút một ngón tay hoặc ngón tay cái và bạn có thể cảm thấy bé nấc.

mang-thai-doi-28-tuan

Tuần thứ 32: Móng xuất hiện trên các đầu ngón tay và ngón chân. Thậm chí một vài bé đã có nhiều tóc trên đầu ở thời điểm này.

song-thai-32-tuan

Tuần 36: Nằm nghiêng về bên trái giúp việc bơm máu được thuận lợi hơn và mẹ cũng dễ ngủ hơn. Áp lực thai đến dây thần kinh khiến mẹ bị tê ở ngón tay, bàn tay hoặc ngón chân. Với những cặp song sinh vẫn còn nằm trong bụng mẹ, phổi của các bé tiếp tục phát triển. Vài tuần cuối cùng là thời gian để xây dựng lớp mỡ và tăng thêm cân.

song-thai-36-tuan

Từ tuần thứ 37, tử cung của mẹ đạt đến mức giãn nở tối đa và áp lực lên bàng quang đạt cực đỉnh. Từ thời gian này nếu xuất hiện đốm máu hồng hoặc xuất hiện hiện tượng rò ối, mẹ nên nhập viện ngay.

Song thai kết thúc muộn nhất là vào tuần 39. Vì vậy, nếu đến lúc này vẫn chưa thấy dấu sinh nên nhập viện để theo dõi. Hãy sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đầy gian nan để tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc được nhìn con cất tiếng khóc chào đời.

]]>
https://dinhduongbabau.net/theo-doi-su-phat-trien-cua-song-thai-theo-tuan-2962/feed/ 4
Những loại đồ uống tốt cho bà bầu https://dinhduongbabau.net/nhung-loai-do-uong-tot-cho-ba-bau-1130/ https://dinhduongbabau.net/nhung-loai-do-uong-tot-cho-ba-bau-1130/#respond Tue, 13 Jun 2017 09:28:47 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1130 Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,5 đến 3 lít nước; đó có thể là nước lọc, nước hoa quả, canh, súp…  Dười đây là những loại đồ uống không chỉ giúp mẹ bầu đánh bay cơn khát mà còn cung cấp vitamin cho cơ thể mẹ không nên bỏ qua.

Những loại đồ uống tốt cho bà bầu

Nước lọc

nuoc-loc

Không chỉ với mẹ bầu, nước lọc đóng vai trò quan trọng thứ hai trong cuộc sống của mỗi con người sau không khí. Mất nước có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Người được cung cấp đầy đủ nước nhưng không có thức ăn thì có thể sống sót được trong 4 – 6 tuần còn người thiếu nước chỉ có thể sống sot được tử 3 đến 5 ngày.

Với bà bầu, thiếu nước có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt, kích thích dạ con dẫn tới sẩy thai trong 3 tháng đầu. Nước lọc cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa. Hơn nữa, nước lọc không chứa đường hay bất kỳ chất nào khác nên mẹ không sợ bất cứ ảnh hưởng gì. Lượng nước lọc mẹ cần bổ sung mỗi ngày phụ thuộc vào cân nặng của mẹ. Trung bình cứ 10 kg cân nặng sẽ tương đương với 0,4 lít nước mỗi ngày.

Sữa

Không chỉ giải quyết cơn khát, cung cấp lượng nước cho cơ thể mẹ bầu, sữa còn là nguồn cung cấp vitamin D và canxi cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Thậm chí, một số loại sữa bầu hiện nay còn được tăng cường thêm những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi như DHA, ARA, cholin… Nếu mẹ sợ tăng cân nhiều hoặc không uống được sữa bầu, lo lắng bệnh tiểu đường thai kỳ thì sữa tươi không đường là lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu. Mẹ cần chọn những loại sữa tươi tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng.

Nước dừa

Nước dừa được rất nhiều người phụ nữ yêu thích và đặc biệt là bà bầu sử dụng rất nhiều. Nước dừa giúp cân bằng chất lỏng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của cơ bắt. Nước dừa chứa nhiều acid amin và vitamin nhóm A, B cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie không những là loại nước uống giàu dinh dưỡng mà còn khả năng bổ sung chất điện giải tuyệt vời khi mẹ bầu chẳng may bị tiêu chảy. Axit lauric trong nước dừa còn có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đang ở thời kỳ nhạy cảm của các mẹ bầu. Nước dừa còn giúp ngăn ngừa táo bón, ợ hơi và là nguồn bổ sung nước ối vô cùng tốt.

Lưu ý khi uống nước dừa khi mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu tiên, nhất là những bà bầu ốm nghén nặng.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì nước dừa có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, sẽ khiến mẹ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn dẫn đến mất ngủ.
  • Ngoài ra, nước dừa có tính hàn nên bạn cũng không được uống nước dừa khi cơ thể đang cảm lạnh, mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi tập thể dục đâu nhé.
  • Nước dừa có tính hàn nên không nên uống nước dừa khi cơ thể đang cảm lạnh, mệt mỏi, đói bụng.
  • Không nên uống nước dừa quá nhiều. Đặc biệt, không nên coi nước dừa là loại thức uống thay thế nước lọc.
  • Bà bầu có huyết áp thấp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.
  • Đối với tháng cuối trong thai kỳ, nên uống nước dừa vào buổi sáng và uống 2 lần/ tuần để nhận đủ dinh dưỡng và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Nước mía

Trong nước mía có khoảng 70% là đường, còn lại là các loại khoáng chất như canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác là những loại vi chất mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai. Bổ sung nước mía khi mang thai có thể giúp tăng nước ối và chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và thiếu cân ở những bà bầu bị nghén nặng. Bên cạnh đó, mẹ nào bị ốm nghén nặng còn có thể pha nước mía với nước cốt gừng, chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, hàm lượng đường trong nước mía rất cao nên có thể dẫn đến tình trạng mẹ tăng cân quá mức và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm. Vì vậy, mẹ không nên sử dụng nước mía quá nhiều mà chỉ nên uống khoảng 2 – 3 ly mỗi tuần. Nước mía có thể làm lạnh bụng nên mẹ hạn chế uống vào buổi sáng và buổi tối sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu.

Các loại sinh tố hoa quả

sinh-to

Hoa quả rất tốt cho bà bầu và đặc biệt là các loại hoa quả: bơ, nước cam, lê, táo, nho, sữa tươi… là những loại quả rất tốt cho bà bầu. Sinh tố hoa quả không chỉ  bổ sung lượng nước mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Với thành phần cơ bản là trái cây và sữa, sinh tố trái cây là một thức uống tốt cho bà bầu, nhất là trong những ngày nóng bức. Tùy theo sở thích và nhu cầu, mẹ bầu có thể chọn cho mình loại sinh tố yêu thích để uống hằng ngày hoặc có thể thường xuyên đổi món để dễ uống hơn. Một ngày một ly sinh tố sẽ cung cấp đầy đủ canxi, protein và chất xơ… giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh hơn.

Các loại nước ép rau, củ, quả

Rau, củ, quả vừa cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể và còn cung cấp lượng chất xơ giúp mẹ bầu tránh bị táo bón khi mang thai. Các loại nước ép rau củ quả như cà chua, cà rốt, nho, cam là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu

  • Trong đó nước ép cà rốt cung cấp vitamin A tuyệt hảo cho cơ thể.
  • Nước ép cà chua giúp mẹ giảm cân nhanh sau khi sinh vì nó không chứa quá nhiều năng lượng.
  • Nước ép cam chứa một hàm lượng vitamin C rất cao, có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nước ép bắp cải rất giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và vitamin K giúp chống đông máu, nước ép bắp cải còn chứa rất nhiều chất xơ giúp giảm táo bón khi mang thai.

Mẹ nên chọn những loại rau của quả ít đường hoặc không bỏ đường để tránh bị thừa cân khi mang thai và nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trong quá trình chế biến nước ép có thể bị mất đi chút lượng chất xơ vì vậy mẹ vẫn càn bổ sung chất xơ trong thực đơn hàng ngày.

Xem thêm: Mới mang thai mẹ nên ăn gì?/Thực phẩm tốt cho bà bầu

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-loai-do-uong-tot-cho-ba-bau-1130/feed/ 0
Những lầm tưởng về nghén khi mang thai https://dinhduongbabau.net/nhung-lam-tuong-ve-nghen-khi-mang-thai-1074/ https://dinhduongbabau.net/nhung-lam-tuong-ve-nghen-khi-mang-thai-1074/#respond Wed, 31 May 2017 08:06:48 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1074

Ốm nghén tuy là rất phổ biến trong thai kỳ nhưng vẫn có rất nhiều những quan niên sai lầm dẫn đến lo lắng không đáng có ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Dưới đây là những lầm tưởng về nghén khi mang thai và sự thật về nó để mẹ yên tâm.

Ốm nghén thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, đây là triệu chứng phổ biến ở hầu hết các bà mẹ mang thai. Theo thống kê có đến 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Ốm nghén thường có những biểu hiện dễ thấy như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, khó chịu… những triệu chứng này sẽ tự chấm dứt sau 3 tháng đầu và không để lại hậu quả gì nhưng nếu bị ốm nghén nặng mẹ cần theo dõi và nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn có những quan niệm sai lầm về ốm nghén gây ra lo lắng không đáng có ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Dưới đây là những lẩm tưởng chết người về ốm nghén mẹ nên loại bỏ ngay nhé!

Xem thêm: Cẩn trọng với chứng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

Những lẩm tưởng về nghén khi mang thai

Ốm nghén luôn diễn ra vào buổi sáng

sai-lam-ve-nghen-khi-mang-thai

Sự thật: Buổi sáng khi mới tỉnh giấc triệu chứng ốm nghén thường xảy ra nhưng không phải tất cả mẹ bầu đều nôn mửa vào buổi sáng. Theo số liệu thống kế, 24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày. Ốm nghén sẽ thuyên giảm sau 12-14 tuần trong thai kỳ. Tuy nhiên, có đến 11% chị em bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai.

Ốm nghén con sẽ không đủ chất

Sự thật: Nếu bạn đang chiến đấu với tình trạng ốm nghén thì đừng bận tâm đến việc con có đủ chất hay không để thêm mệt đầu nhé. Trên thực tế, các chuyên gia đều cho biết, 3 tháng đầu là thời gian thai nhì chưa cần dung nạp quá nhiều năng lượng. Vì vậy bạn hãy cố gắng ăn mức nhiều nhất có thể và ăn đầy đủ dưỡng chất thay vì ăn nhiều. Như thế em bé vẫn phát triển được bình thường.

Không ốm nghén con kém thông minh

Sự thật: Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng mẹ không ốm nghén con sẽ kém thông minh. Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ – Hiện công tác tại phòng khám Sản Phụ khoa Song Hà), nghén là một hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và gặp ở hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai, nhưng mức độ nghén của từng người thì khác nhau. Thông thường mang thai con so nghén nặng hơn con dạ.

Cho đến hiện tại chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này, nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể của bà mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, việc ốm nghén hay không ốm nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như trí thông minh ở trẻ nhỏ hay bệnh lý tim mạch.

Em bé là một vật lạ đối với người mẹ nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi mà biểu hiện bằng những triệu chứng nghén. Tuy nhiên, vì thai nhi có một phần là của người mẹ cho nên dần dần cơ thể mẹ chấp nhận sự hiện diện của thai nhi và quen dần. Cũng có những trường hợp phản ứng rất mạnh mẽ, gây nên tình trạng nghén kéo dài trong suốt thai kỳ.

Ốm nghén sẽ khiến bạn không thể ăn

Sư thật: Không phải cứ không ăn, bụng không có gì thì sẽ không bị nôn, nghén bởi thậm chí có mẹ nghén nôn ra nước bởi đói sẽ làm triệu chứng ốm nghén trầm trọng hơn, đói làm tăng tiết dịch vị dạ dày nên mẹ dễ buồn nôn hơn. Chính vì vậy việc ăn uống đúng cách cho mẹ ốm nghén là rất quan trọng. Để bớt đi cảm giác nôn ói, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn (4-5 bữa). Chọn những thực phẩm giảm chứng nôn ói như bánh mì, bánh quy, sữa chua… Hãy ăn những món bạn thích trong thời kỳ này nhé.

Trong thời gian ốm nghén mẹ nên bổ sung thêm vitamin B6 và kẽm để giảm bớt tình trạng ốm nghén. Những loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho bà bầu giai đoạn ốm nghén là: bánh mì, nho khô, hạt dẻ, quả mơ, gừng, bông cải xanh và ngũ cốc.

Cứ buồn nôn là ốm nghén

nghen-khi-mang-thai

Sự thật: Buồn nôn, nôn ói chính là biểu hiện của ốm nghén nhưng không phải cứ bị nôn là lại đổ cho ốm nghén. Cũng có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị nôn trong thai kỳ chứ không phải riêng ốm nghén. Khi bị nôn nhiều mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Ngoài biểu hiện buồn nôn, ốm nghén còn kèm theo các triệu chứng như: mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt và choáng váng, miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn. Tuy nhiên khi mẹ bầu bị nôn ói quá nhiều không ăn uống được gì thì mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên gia để khắc phục.

Không thể hạn chế được ốm nghén

Sự thật: Triệu chứng ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu nhưng mẹ thường nghĩ nếu bị ốm nghén sẽ khong thể khắc phục được và mẹ không hề biết rằng có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng này. Tuy không thể trị dứt điểm nhưng mẹ bầu vẫn cảm thấy bớt khó chịu hơn. Một số cách hạn chế tình trạng ốm nghén như: ăn thành nhiều bữa trong ngày, uống trà gừng, đặt chân lên cao, mặc quần áo thoải mái và làm những việc mình thích để tâm trạng luôn thoải mái không nghĩ đến nghén nữa.

Ốm nghén tuy là biểu hiện thường gặp và không tránh khỏi ở mẹ bầu và không gây nguy hại gì nhưng nến mẹ gặp phải những biểu hiện dưới đây cần có sự can thiệp ngay của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tránh những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Buồn nôn, nôn ói kéo dài không ăn uống được gì.
  • Nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Hạ huyết áp, chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
  • Nước tiểu tối màu hoặc không đi tiểu trong 8 giờ liền.
  • Đau bụng thường xuyên.
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Nhịp tim đập nhanh bất thường.

Xem thêm: Bật mí cách trị nghén khi mang thai tại nhà

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-lam-tuong-ve-nghen-khi-mang-thai-1074/feed/ 0
Cẩn trọng với chứng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu https://dinhduongbabau.net/can-trong-voi-chung-om-nghen-khi-mang-thai-3-thang-dau-1054/ https://dinhduongbabau.net/can-trong-voi-chung-om-nghen-khi-mang-thai-3-thang-dau-1054/#comments Wed, 31 May 2017 03:26:01 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1054 Có đến 80% phụ nữ trải qua quá trình nghén khi mang thai và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy nghén là gì, nguyên nhân và diễn biến của nó ra sao, có thể gây biến cố gì và cách chăm sóc điều trị như thế nào?

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm/Tổng hợp dấu hiệu có thai chính xác

Ốm nghén là gì?

Khoảng 80% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng ốm nghén mệt mỏi trong toàn bộ thai kỳ.

Ốm nghén là tình trạng khó chịu ở bụng và đầy hơi nhiều lần trong ngày nên bạn cần được nghỉ ngơi. Không một ai có thể tự cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén chỉ khi mà họ đã từng trải qua tình trạng này và ở mỗi người một khác, có người nghén cơm, nghén xôi, nghén những thứ có thể ăn được còn có người lại nghén thèm ớt, thèm vữa tường. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi nó còn kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.

Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Nồng độ hCG tăng nhanh

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nồng độ hCG tăng rất nhanh, nồng độ này có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mẹ mang thai đôi nồng độ hCG sẽ tăng cao hơn nên tình trạng ốm nghén sẽ phổ biến hơn.

Tăng cảm giác về mùi

Khi mang thai, mũi bạn thính hơn nhưng đây không phải là điều tốt bởi những mùi hương khó chịu dễ khiến mẹ cảm thấy nôn nao, buồn nôn, mệt mỏi, ốm nghén.

Dạ dày nhạy cảm

Thường thì khi mang thai hệ tiêu hóa của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.

Biểu hiện của ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén xuất hiện một số biểu hiện như sau:

  • Hay buồn nôn, nhất là về buổi sáng, có khi nôn ra thức ăn sau bữa ăn cũng có khi nôn ra ít nước.
  • Tiết nhiều nước bọt, hay nhổ vặt, có khi nước bọt rất nhiều.
  • Người cảm thấy nặng nề kém hoạt động, đôi khi thấy khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, tính tình dễ thay đổi, dễ xúc động, cáu gắt.
  • Ăn uống kém trước, thèm “ăn dở”, thích ăn của chua. Sức khỏe toàn thân bị ảnh hưởng rất ít hoặc không bị ảnh hưởng.

Nếu bị nghén nhẹ thì tình trạng này sẽ biến mất sau 3 tháng đầu, sau đó cơ thể thích nghi được với những thay đổi khi mang thai mẹ cần được chăm sóc bảo vệ sức khỏe và bổ sung chất dinh dưỡng hơn.

Nếu bị nghén kéo dài kèm các biểu hiện: nôn mửa liên tục, nôn ra hết thức ăn có khi nôn cả ra mật xanh, mật vàng, ăn gì cũng nôn thậm chí không ăn cũng nôn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể suy nhược, người gầy còm, má hốc, môi khô.

Nghén khi mang thai là tình trạng thường gặp nếu nghén nhẹ thì không cần điều trị thuốc thang gì nó sẽ tự hết chỉ cần chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khỏe. Đối với những trường hợp nghén nặng thì nó đã trở thành một bệnh lý, có khi nguy hiểm, phải được điều trị chăm sóc toàn diện tại một cơ sở sản khoa để chủ động đề phòng những hậu quả đáng tiếc.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Điều lo lắng là khi mẹ ốm nghén, nôn mửa, kén ăn, ăn không đủ chất thì liệu con có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ bị nghén bình thường thì bé sẽ tự hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp mà mẹ bị nôn mửa quá nhiều mà không thể ăn uống gì được thì mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thêm các loại vitamin và theo dõi nếu nguy hiểm thì cần nhập viện.

Ốm nghén khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nếu sau 3 tháng đầu tiên mẹ không tăng cân được, không hấp thu được bất cứ loại thức ăn nước uống nào thì mẹ có thể có nguy cơ bị một số biến chứng khác nhau. Đặc biệt là biến chứng nôn nghén, khi bị biến chứng này không phải thi thoảng mẹ buồn nôn mà là một căn bệnh nghiêm trọng mẹ cần phải nằm viện để theo dõi.

Ốm nghén cũng có ích lợi

Về mặt sinh học, ốm nghén khi mang thai có tác dụng bảo vệ thai nhi. Mặc dù, nghén khi mang thai mẹ hạn chế nhiều loại thức ăn nhưng nhờ đó mà mẹ có thể tránh được nguy cơ truyền bệnh cho con qua đường thực phẩm.

Thêm nữa, ốm nghén khi mang thai còn giảm được nguy cơ sảy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.

Cách trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả

  • Hãy kiên nhẫn nếu nghén nhẹ nó sẽ tự hết sau 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó sẽ thoải mái hơn.
  • Trong thời gian nghén mẹ không nên ép mình phải ăn những món ăn đảm bảo dinh dưỡng mà không ăn được nó sẽ khiến mẹ bị nôn nhiêu hơn. Mẹ cần lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được khuyến khích dành cho bà bầu.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý,  khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.
  • Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
  • Luôn để cạnh giường một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ. Uống nhiều nước mỗi sáng thức dậy và nhấm nháp một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Một vài viên kẹo ngọt có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn. Để đổi vị, bạn có thể thử những viên kẹo gum vị trái cây.
  • Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.
  • Gừng và chanh tươi, lá bạc hà là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
  • Trong trường hợp nếu thấy khó chịu với mùi kem đánh răng thì hãy sử dụng nước súc miệng. Uống và ngậm nước đá cũng có tác dụng vệ sinh răng miệng.
  • Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
  • Thuốc: Nếu quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác nữa.
  • Vitamin B12 + Unisom: Bộ đôi này có thể thay thế một số loại thuốc theo toa. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: Bật bí cách trị ốm nghén khi mang thai tại nhà

]]>
https://dinhduongbabau.net/can-trong-voi-chung-om-nghen-khi-mang-thai-3-thang-dau-1054/feed/ 16
Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai tại nhà an toàn https://dinhduongbabau.net/bat-mi-cach-tri-om-nghen-khi-mang-thai-tai-nha-an-toan-1047/ https://dinhduongbabau.net/bat-mi-cach-tri-om-nghen-khi-mang-thai-tai-nha-an-toan-1047/#respond Tue, 30 May 2017 04:29:16 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1047 Ốm nghén khiến cho bà bầu thực sự khó chịu và mệt mỏi nên rất nhiều mẹ bầu và phụ nữ trước khi mang thai quan tâm đến những biện trị ốm nghén tại nhà. Mời bạn cùng Dinhduongbabau tìm hiểu các cách trị ốm nghén khi mang thai tại nhà hiệu quả và an toàn được rất nhiều người sử dụng.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất

 

Ốm nghén khi mang thai là biểu hiện phổ biến?

Nôn, buồn nôn, mệt mỏi là triệu chứng chung của ốm nghén và khá phổ biến ở giai đoạn đầu mang thai và nó là hiện tượng bình thường. Thống kê trên thế giới, có khoảng 50% phụ nữ bị nôn và 80% phụ nữ có cảm giác buồn nôn trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Hầu như các bà bầu đều nghĩ rằng ốm nghén là bình thường và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng có một số mẹ bầu gặp phải những vấn đề trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Ốm nghén khi mang thai thường xuất hiện ở:

  • Những người mang thai lần đầu
  • Những bà bầu mang đa thai
  • Ốm nghén xuất hiện vào thời gian đầu của thai kỳ
  • Những người dễ say tàu xe, say sóng
  • Những chị em dễ bị mệt mỏi hay kiệt sức, căng thẳng trong suốt thai kỳ
  • Chế độ ăn uống không đủ lượng đường, ăn uống thất thường không điều độ
  • Hệ thần kinh nhạy cảm với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn

Tại sao lại xuất hiện nghén khi mang thai

Vẫn chưa có bất kỳ lý do nào giải thích hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, ốm nghén do một số khả năng như sau:

  • Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp.
  • Hệ thần kinh của một số bà bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.
  • Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.
  • Do di truyền.

Hậu quả do ốm ngén là gì?

  • Sút cân, mất nước, mất muối khoáng, rối loạn điện giải trong máu ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, có nhiều trường hợp dẫn đến trụy tim mạch, đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
  • Khi bị nghén, do mẹ bầu chán ăn hoặc sợ ăn, khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, từ đó làm cho thai nhi kém phát triển. Đặc biệt có nhiều trường hợp do nghén quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trầm trọng nên bác sĩ yêu cầu bỏ thai để cứu mẹ.

Có rất nhiều mẹ bầu gặp phải triệu chứng ốm nghén nặng, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, thiếu dinh dưỡng cho mẹ và bé, mất ngủ, tinh thần suy giảm.

Ốm nghén khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp bạn bị nôn mửa quá nhiều và không thể ăn bất cứ thực phẩm nào, bạn cần tới gặp bác sĩ. Nếu tình trạng nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, bạn nên nhập viện để có thể truyền các dinh dưỡng cần thiết.

Có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng thai nghén nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp bác sĩ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thuốc, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Mặc dù các loại thuốc này đã qua kiểm tra chặt chẽ nhưng vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.

Khi xuất hiện một số biểu hiện dưới đây mẹ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được kiểm tra kịp thời:

  • Nước tiểu màu rất sẫm hoặc không đi tiểu được trong vòng 8 tiếng đồng hồ.
  • Không thể giữ được thức ăn, nước uống trong bụng tới 24 tiếng.
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng dậy.
  • Đau bụng.
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Nôn ra máu.

Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có thể gây buồn nôn và nôn. Bệnh đường tiết niệu thường ảnh hưởng tới bàng quang, nhưng đôi khi cũng có lan tới thận gây nhiễm khuẩn thận. Nếu bạn thấy đau khi đi tiểu hoặc thấy có máu trong nước tiểu, bạn có lẽ đã bị nhiễm khuẩn đường niệu và cần được điều trị bệnh. Bạn hãy uống nhiều nước để giúp làm sạch đường niệu và giảm đau. Trong 24 tiếng từ khi phát hiện thấy bất thường, bạn nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.

Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của ốm nghén thai kỳ nhưng đối với các bà mẹ là đã có một loại thuốc được FDA (Cơ quan quản lý thuốc tại Hoa Kỳ) phê duyệt có tác dụng điều trị nghén mặc dù thuốc cũng có hiệu quả cắt cơn hơn là giải quyết triệt để nguyên nhân. Ngoài ra, sau hơn 3 tháng, đa số bà bầu cũng sẽ thấy triệu chứng nghén giảm dần, nhiều người thấy hết hẳn nghén ở tuần từ 16 tới 20.

Cách trị ốm nghén khi mang thai tại nhà an toàn

Có rất nhiều mẹo trị nôn nghén cho mẹ bầu tại nhà hiệu quả mà lại an toàn giúp mẹ bầu có thể giảm thiểu được tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, mẹ cần chú ý thực hiện thật đúng cách.

Uống nước

Với những bà bầu ốm nghén nước là phương pháp giảm nôn mửa đơn giản, hiệu quả và an toàn. Mẹ chỉ cần uống 1 cốc nước mỗi giờ để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người. Hơn nữa, mẹ cần bổ sung đủ nước mỗi ngày, uống nhiều nước rất có lợi cho cả mẹ và bé.

Mỗi buổi sáng ngủ dậy mẹ cần bổ sung nước luôn. Thường thì mẹ nên để sẵn cốc nước gần giường để uống khi vừa ngủ dậy cho đến khi nước xuống dạ dày thì dậy luôn. Mẹ nên uống từng ngụm nhỏ, uống đều đặn suốt cả ngày chứ không nên uống nhiều một lúc.

Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng

Bai-thuoc-tri-om-nghen-tu-gung

Gừng giúp ngăn ngừa chứng nôn ói, củng cố hệ tiêu hóa, giảm tiết axit trong dạ dày gây hiện tượng nôn mửa, mùi vị của gừng cũng lấn át được các mùi khó chịu khác nên khắc phục rất tốt tình trạng nôn mửa ốm nghén. Có 4 cách sử dụng gừng để điều trị nghén khi mang thai:

  • Cách 1: Nhai và nuốt chửng vài lát gừng mỏng sau đó uống thêm nước để gừng đi xuống dạ dày
  • Cách 2: Xay nhuyễn gừng rồi chắt lấy vài giọt nước cốt pha vào cố nước thêm mật ong uống vào mỗi buổi sáng cho đến khi hết buồn nôn hoặc hết ốm nghén
  • Cách 3: Sắc một nhánh gừng tươi với một chén nước trong vòng 10 phút sau đó lọc bã gừng ra cho ít mật ong vào nước trà gừng đã sắc sau đó uống 1 – 2 cố vào mỗi buổi sáng. Để thuận tiện bạn có thể mua gói trà gừng để tiết kiệm thời gian hơn.
  • Cách 4: Đơn giản, bạn chỉ cần mang kẹo gừng bên mình và ngậm 1 viên để loại bỏ những mùi có thể làm bạn bị nôn.

Lưu ý: Gừng có tính nóng nên bạn không nên sử dụng quá nhiều mà cần dùng ở mức độ vừa phải, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh

Nước chanh giàu vitamin C rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, chanh còn át đi mùi khó chịu giảm bớt đi cảm giác buồn nôn. Có 3 cách sử dụng chanh trị ốm nghén khi mang thai:

  • Cách 1: Pha 1 quả chanh với 1 cốc nước thêm ít mật ong vào khuấy đều uống mỗi sáng giúp ngăn ngừa ốm nghén
  • Cách 2: Lấy tinh dầu chanh đổ một lượng nhỏ vào khăn mùi xoa rồi ghé sát mũi vào hít thật sâu sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác buồn nôn khó chịu
  • Cách 3: Trong người luôn cầm 1 quả chanh để ngửi vỏ thường xuyên ngăn ngừa các mùi khó chịu xung quanh khiến bạn buồn nôn

Ngoài chanh, bạn có thể dùng cam, tinh dầu bưởi để xua tan đi mùi khó chịu, giảm cảm giác buồn nôn và chúng cũng rất thanh khiết.

Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà

Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách dưới đây để chứ nôn mửa, ốm nghén khi mang thai:

  • Cách 1: Lấy 1 thìa lá bạc hà khô cho vào tách pha trà có vung đậy sau đó đổ nước đến miệng tách rồi đậy vung trong khoảng 5 – 10 phút rồi lọc trà cho thêm đường và mật ong vào khuấy đều uống ngay khi trà còn nóng
  • Cách 2: Cũng giống cách sử dụng tinh dầu chanh, tinh dầu bưởi bạn đổ 1 lượng tinh dầu bạc hà vào chiếc khăn mùi xoa và ghé mũi hít thật sâu sẽ không còn cảm giác buồn nôn nữa.

Đối với những người không thích mùi bạc hà thì có thể sử dụng chanh, bưởi, cam hoặc gừng nếu không chính bạc hà sẽ khiến bạn nôn nhiều hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu Protein

Bổ sung thực phẩm giàu Protein và giàu vitamin B sẽ rất hữu hiệu trong việc giảm ốm nghén. Và bạn cần tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn có tính axit, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nướng sẽ làm tăng kích thích niêm mạc dạ dày.

Uống vitamin B6

Vitamin B6 có tác dụng chữa nghén, nôn mửa hiệu quả bởi nó có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa, an toàn cho mẹ và không hề gây hại gì cho thai nhi. Liều lượng thích hợp để bạn uống loại vitamin này là 25mg, uống 3 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe. Vitamin B6 còn có nhiều trong gạo nâu, chuối, quả bơ, cá, ngô và các loại hạt.

Ăn nhiều bữa nhỏ

Bạn không nên ăn quá nhiều, quá no trong mỗi bữa nhưng cũng không nên để bụng rỗng kể cả là bạn không muốn ăn cũng nên ăn một chút ít. Mỗi ngày bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa hoặc nhiều hơn thế để giúp dạ dày làm việc vừa phải và luôn trong tình trạng dễ chịu chống cảm giác buồn nôn.

Châm cứu

Châm cứu là biện pháp được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh như đau đầu, đau lưng giúp khí huyết lưu thông và bao gồm cả chữa chứng buồn nôn cho bà bầu. Theo một số nhà nghiên cứu y học cho biết châm cứu vào những vị trí nhất định trên cơ thể khiến não bộ giải phóng một số chất hóa học tương ứng để giảm chứng nôn và buồn nôn.

Tuy rằng, châm cứu chưa có báo cáo nào chứng minh được nó có hại nhưng nếu châm cứu không đúng cách, không đúng chỗ  cũng có thể gây hậu quả lớn đến mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn cần gặp những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có chuyên môn, uy tín cao để châm cứu hiệu quả và an toàn.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho mẹ bầu. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm lượng hoóc-môn progesterone khiến cho tâm trạng của bạn tốt hơn. Hơn nữa, đi bộ còn giúp hẹ tiêu hóa tốt hơn. Vì vậy, sau khi ăn tối bạn nên đi bộ khoảng 15 – 20 phút nếu không được ra ngoài thì bạn nên đi vòng quanh nhà, thực hiện hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng buồn nôn.

Một số lưu ý khác

  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate hoặc protein vì chúng dễ tiêu hóa.
  • Không nên nhịn đói, ăn quá no khiến dạ dày khó chịu dễ buồn nôn.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ vì chúng gây khó tiêu, đầy bụng
  • Không nên quá căng thẳng, hãy để cơ thể được thả lỏng, nghe nhạc, nói chuyện tâm sự với người khác để cơ thể thoải mái hơn, lấn át đi cảm giác buồn nôn
  • Nếu bạn cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn hay thức ăn còn nóng thì nên ăn đồ ăn nguội.
  • Đi ngủ sớm vào mỗi buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng, đi lại, vận động nhẹ nhàng tránh nằm cả ngày trên giường.
  • Tập yoga, thực hành hít thở sâu cũng giúp bạn tránh căng thẳng và giảm bị nôn, mửa.
  • Tránh nằm khi mới ăn xong mà nên chờ ít nhất 30 phút rồi mới nằm.
  • Nếu bị nôn mửa quá nhiều mà đã thực hiện các biện phát trị nghén nhưng không được thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ốm nghén khi mang thai cũng có lợi ích bảo vệ thai nhi. Nhờ ốm nghén mẹ bầu cũng có thể hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm và tránh được nguy cơ truyền nhiễm cho bé qua đường thực phẩm. Ngoài ra, việc ốm nghén cón giúp bà bầu tránh được nguy cơ bị sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.

Nếu bạn đang mang bầu và bị ốm nghén thì không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp, ở mức độ trung bình và nhẹ thì hầu như không có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng. Những trường hợp ốm nghén nặng gọi là hội chứng nôn nghén (HG) sẽ được chăm sóc đặc biệt, thậm chí cần nằm viện. Để giảm bớt hiện tượng ốm nghén, các bà bầu có thể sử dụng nhiều phương pháp kết hợp khác nhau như uống viên bổ sung hỗn hợp vitamin, trong đó có hỗn hợp vitamin B như thuốc Procare. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng góp phần vào việc nhẹ bớt triệu chứng ốm nghén.

Xem thêm: 15 thực phẩm giúp bà bầu chống ốm nghén hiệu quả

]]>
https://dinhduongbabau.net/bat-mi-cach-tri-om-nghen-khi-mang-thai-tai-nha-an-toan-1047/feed/ 0
Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong suốt thai kỳ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-suc-khoe-cho-ba-bau-trong-suot-thai-ky-1001/ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-suc-khoe-cho-ba-bau-trong-suot-thai-ky-1001/#respond Fri, 19 May 2017 09:49:01 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1001 Khi mang thai cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi cả về thể trạng và sức khỏe để thích nghi với việc mang thai. Trong đó, sức khỏe của bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ trong suốt thời gian mang thai là rất quan trọng để quá trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ được diễn ra suôn sẻ.

cham-soc-suc-khoe-cho-ba-bau

Để bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ và bé sinh ra khỏe mạnh thì mỗi người phụ nữ khi mang thai cần được chăm sóc về sức khỏe và thể chất. Bởi vì sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi nên mẹ cần đảm bảo có sức khỏe tốt nhất để không ảnh hưởng đến thai nhi ngay từ khi phát hiện được những dấu hiệu có thai.

Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu

Khám thai định kỳ

Trong suốt quá trình mang thai có 3 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chớ bỏ qua: 11-14 tuần: Đo độ mờ da gáy, 22-23 tuần: Kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên ngoài nếu có, 31-32 tuần: Kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên trong nếu có. Khám thai định kỳ giúp:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thường xuyên
  • Phát hiện những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi để kịp thời điều trị
  • Nếu cả mẹ và thai nhi đều bình thường thì bác sĩ sẽ hưỡng dẫn các cách chăm sóc thai nghén

Theo dõi cân nặng

Theo dõi cân nặng để mẹ có thể biết bé có đủ cân hay không để để còn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tiêm phòng

Phụ nữ mang thai cần tiêm một loại vắc – xin cần thiết đó là vắc – xin phòng uốn ván.

  • Đối với thai phụ sinh con đầu lòng thì cần tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau  tháng và cách lúc sinh tối thiểu 1 tháng.
  • Đối với thai phụ sinh con thứ hai thì trước đây người ta thường tiêm 1 mũi đối với những người mà con đầu dưới 5 tuổi và tiêm 2 mũi đối với những người mà con đầu trên 5 tuổi. Nhưng quy định mới bây giờ thì phụ nữ sinh con lần 2 dù con đầu bao nhiêu tuổi thì cũng chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

Chế độ lao động và nghỉ ngơi

Mẹ nên làm

  • Làm việc nhẹ nhàng không quá nặng nhọc và xen kẽ nghỉ ngơi, lao động vừa sức
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và nên có 1 tiếng ngủ trưa
  • Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau bụng thì nên xin phép nằm nghỉ để thư dãn
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tránh bị chuột rút

Mẹ không nên làm:

  • Làm việc quá sức, không làm những việc nặng như: gồng gánh, cày cấy nhất là những tháng cuối làm nặng có thể dẫn tới sinh non
  • Ngâm mình dưới nước khiến cơ thể mẹ dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn
  • Không nên làm việc trên cao có thể gây choáng váng dễ bị tai nạn
  • Làm tăng ca, làm thêm giờ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi
  • Tiếp xúc với yếu tố độc hại
  • Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh
  • Không đi giầy cao gót

Vệ sinh cá nhân khi mang thai

  • Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo sạch sẽ
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh nhiễm trùng, tránh bơm rửa trong âm đạo
  • Vệ sinh đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa phát triển đều để sau sinh con có thể bú ngay
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để mẹ khỏe con khỏe

Quan hệ tình dục khi mang thai

Trong khi mang thai thì mẹ không cần tuyệt đối kiêng qua hệ nhưng cần hết sức nhẹ nhàng và quan hệ phụ thuộc vào mong muốn của mẹ bầu tránh bị gượng ép ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ.

Đối với những phụ nữ có tiền sử dọa sảy, sảy thai thì nên kiêng trong 3 tháng đầu. Còn với những người có dấu hiệu hoặc tiền sử sinh non thì nên kiêng quan hệ trong 2 tháng cuối của thai kỳ.

Cảnh báo khi mang bầu

  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bạn bị sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân và nhiều vấn đề khác.
  • Không sử dụng ma túy: Cocaine, heroin, cần sa và các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh.
  • Không uống rượu: Uống rượu trong khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra dị tật bẩm sinh.
  • Không ngồi trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nóng quá lâu.
  • Không nên thụt rửa sâu: Thụt rửa âm đạo có thể khiến không khí vào trong âm đạo, gây ra tắc mạch khí. Âm đạo không yêu cầu phải làm sạch quá kỹ càng. Thụt rửa sẽ phá vỡ môi trường có hệ vi khuẩn hữu ích.

Trên đây là các cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ bầu để có thể tự chăm sóc được bản thân trong suốt quá trình mang thai. Việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình mang thai là tiền đề tốt cho việc sinh nở và nuôi con sau này của người phụ nữ nên các mẹ cần chú ý nhé!

Xem thêm: Mới mang thai mẹ nên ăn gì?/Mang thai tháng thứ 5 mẹ nên và không nên ăn gì?

Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-suc-khoe-cho-ba-bau-trong-suot-thai-ky-1001/feed/ 0
Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung https://dinhduongbabau.net/nhan-biet-som-dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung-991/ https://dinhduongbabau.net/nhan-biet-som-dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung-991/#comments Thu, 18 May 2017 09:03:44 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=991 Mang thai ngoài tử cung là biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và dẫn đến nguy cơ vô sinh. Vì vậy, mẹ cần nhận biết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để phát hiện và có hướng điều trị sớm.

dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung

Hậu quả của mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển ở ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, mẹ bầu có thể bị ngất xỉu và tử vong khi không kịp đến bệnh viện còn nếu cứu chữa kịp thòi mẹ có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.

Vì vậy, mẹ cần trang bị những kiến thức điều quan trọng nhất chính là nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có hướng điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Cũng có dấu hiệu như mang thai bình thường

Mang thai ngoài tử cung cũng có đầy đủ những dấu hiệu giống như mang thai bình thường bao gồm: mất kinh, căng tức ngực, ốm nghén… nên mẹ bầu rất khó nhận thấy được. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi xem những biểu hiện đó có những bất thường gì không để kịp thời thăm khám ngay từ sớm để phát hiện xem thai có phát triển ở ngoài tử cung hay không.

Chuột rút

Chuột rút nhẹ trong thời gian đầu mang thai cũng là biểu hiện mang thai bình thường nhưng nếu mẹ bị chuột rút nghiêm trọng hoặc là bị chuột rút đi kèm với các biểu hiện: đau bụng như đau bụng kinh, chảy máu âm đạo… thì có thể mẹ đã bị mang thai ngoài tử cung.

Ốm nghén trầm trọng

Ốm nghén là hiện tượng phổ  biến ở tất cả chị em khi mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức… thì rất đáng ngờ là mẹ mang thai ngoài tử cung.

Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng

Đau bụng thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra. Ban đầu có thể là những biểu hiện đau âm ỉ nhưng sau cơn đau sẽ răng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Mẹ bầu sẽ gặp phải cảm giác mệt lả, da xanh xao, có thể dẫn đến hôn mê, cơn đau kéo dài mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời.

Đau lưng trầm trọng

dau-hieu-co-thai-ngoai-tu-cung-1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện đau lưng và từng cơn đau khác nhau. Nhưng nếu mẹ mang thai ngoài tử cung thì cơn đau sẽ diễn ra mạnh hơn và kéo dài, đau ở vùng lưng dưới.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo khiến mẹ rất dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt, một số mẹ nghĩ đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm khi đã biết mình mang thai. Đây cũng là biểu hiện thường gặp khi mang thai ngoài tử cung.

Những biểu hiện rõ nhất cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ

Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu như chóng mặt, kèm theo hiện tượng ngất xỉu, huyết áp giảm mạnh, bụng đau và căng tức vùng trực, vùng vai gáy bị co rút.

Khi gặp phải những dấu hiệu này mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạnh do mất máu hoặc nhiễm trùng.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm/Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác

Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung?

  • Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã từng được điều trị thai ngoài tử cung có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau
  • Phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục như: viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và bất kỳ phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã sử dụng ma túy hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có  nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
  • Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai cũng có thể vô tình gặp phải nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, biện pháp tránh thai an toàn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là căn bệnh không mong đợi ở tất cả các phụ nữ muốn có con nhưng nó cũng khá khó tránh phải và mẹ cần phải chấp nhận. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung để mẹ có thể tránh:

  • Nếu đã vô tình bị mang thai ngoài tử cung mẹ nên thăm khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả và kịp thời tránh để ảnh hưởng đến việc sinh nở lần sau.
  • Để tránh mang thai ngoài tử cung do viêm nhiễm sinh dục thì mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đi khám phụ khoa định kỳ, tránh nạo phá thai bừa bãi ở những cơ sở không tin cậy gây hậu quả về sau.

Lưu ý, để bác sĩ sớm phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung, khi đi thăm khám, mẹ bầu nên nói rõ tình trạng sức khỏe trước đây của bản thân như từng nạo phá thai, có mắc bệnh phụ khoa, có thực hiện phẫu thuật vùng ổ bụng…

Xem thêm: Kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ bầu cần biết/Mới mang thai mẹ nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhan-biet-som-dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung-991/feed/ 6
Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8-939/ https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8-939/#respond Wed, 17 May 2017 09:37:26 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=939

Bước vào tháng thứ 8 mẹ bầu sẽ gặp không ít khó khăn bởi thai nhi phát triển ngày càng lớn gây chèn ép vào dạ dày và ruột làm tăng chứng ợ nóng và khiến cho bà bầu khó có thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa. Vì vậy, để mẹ có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của bé, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho giai đoạn này.

dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8

Tầm quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng, ở giai đoạn này canxi và một số dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng thể trọng, phát triển hệ thần kinh cho bé, tránh tình trạng còi xương cho bé. Vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào trong tháng thứ 8 thai kỳ?

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ calo mỗi ngày, mẹ không cần ăn quá nhiều vào 1 lúc mà có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn và đảm bảo việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và cân đều calo trong cơ thể. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung tháng thứ 8.

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Vitamin và các khoáng chất

Khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần bổ sung một số vitamin và các khoáng chất sau:

  • Protein: Ngay từ tháng thứ 5 cho đến tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ cần bổ sung nhiều protein để giúp kích thích sản sinh sữa mẹ đầy đủ.  Protein có trong cá thực phẩm như thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt.
  • Sắt: Sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho thai nhi cũng như sự phát triển của thai nhi. Và đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu bị “thất thoát” trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì thế mà các bà mẹ cần bổ sung chất sắc có nhiều trong thực phẩm như gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
  • Canxi: Thai nhi tháng thứ 8 phát triển gần như hoàn thiện, xương bé giai đoạn này cũng đang phát triển cứng hơn, vì thế mà bà bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, chống các bệnh xương khớp bé sau này.
  • Chất xơ: Để tránh tình trạng việc bị táo bón, và hệ tiêu hóa hoạt động kém, các bà mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chất sơ, các thực phẩm tươi mát dể tiêu hóa như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…

Chất đạm, carbohydrate và chất béo

Tháng thứ 8, thai nhi vẫn đang duy trì mức tăng trưởng khá nhanh, tăng 200 g mỗi tuần. Vì vậy, mẹ vẫn cần bổ sung nhiều chất đạm để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng của bé. Mẹ có thể bổ sung đạm từ các nguồn động vật, bơ sữa, rau đậu, và quả hạch cũng sẽ giúp mẹ nhanh lành các mô bị tổn thương khi trong quá trình sinh nở.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, mẹ bầu cần bổ sung từ 75 đến 100gr chất đạm mỗi ngày khi mang thai. Ngoài ra, mẹ còn cần bổ sung các axit béo omega-3 có trong cá để tạo điều kiện cho việc phát triển não bộ của bé và đồng thời làm giảm lượng đường tiêu thụ để kiềm chế sự tăng cân quá mức trong giai đoạn này.

Bổ sung thực phẩm giúp giảm thiểu những vấn đề về dạ dày và ruột

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, do sự chèn ép của thai nhi và sự gia tăng nồng độ progesterone sẽ dẫn đến tình trạng ợ nóng ở bà bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên ưu tiên những loại rau củ được nấu chín để tạo ít hơi và làm giảm khó chịu cho dạ dày của mẹ.

Mang thai tháng thứ 8 không nên ăn gì?

Không ăn đồ tái sống

Ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Nên từ khi mang thai mẹ không nên ăn uống đồ tái sống để đảm bảo sức khỏe khi mang bầu. Bên cạnh đó, những thức ăn thừa để tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn, những thực phẩm đóng gói có chứa chất bảo quả và phụ gia cũng không tốt với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu cần bổ sung cho mình một chế độ ăn giàu protein, canxi, sắt, chất xơ… uống nhiều nước để thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phát triển tốt nhất.

Đồ ăn cay

Đồ ăn cay sẽ khiến mẹ gặp phải những vấn đề về dạ dày và ruột, hơn nữa nó còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ nên hạn chế hoặc tránh những món ăn cay nóng.

Hạn chế thực ăn nhiều mỡ

Những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để có thể gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối…

Xem thêm: Mang thai tháng thứ 5 mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ cần chú ý khi mang thai tháng thứ 8

  • Nghỉ ngơi: Thời gian này mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục nên mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, vận động, đi lại nhẹ nhàng.
  • Chuẩn bị vật dụng và sức khỏe để sinh con: Khi mang thai tháng thứ 8, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước sinh như: tã, quần áo cho trẻ sơ sinh… Mẹ cần luyện tập phối hợp các bài tập: tập thở, xoa bóp, các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con diễn ra thuận lợi hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn trong thời gian này, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
  • Chú ý khi âm đạo bị chảy máu: Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này. Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra… thì cần nhập viện ngay.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hy vọng sẽ hữu ích với mẹ bầu. Ở tháng thứ 8 mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị sức khỏe để sinh con.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

]]>
https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-ba-bau-mang-thai-thang-thu-8-939/feed/ 0