Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Bà bầu không nên ăn gì để con khỏe mạnh https://dinhduongbabau.net/ba-bau-khong-nen-an-gi-de-con-khoe-manh-2244/ https://dinhduongbabau.net/ba-bau-khong-nen-an-gi-de-con-khoe-manh-2244/#respond Fri, 02 Feb 2018 01:58:29 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2244 Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho bà bầu sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh. Bạn không chỉ cần bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho bà bầu mà còn cần lưu ý tránh những thực phẩm gây hại cho thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm bà bâu không nên ăn để con khỏe mạnh.

ba-bau-khong-nen-an-gi

Khi có thai, bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, quan tâm đến việc làm sao để ăn uống một cách khoa học, hợp lý, làm sao để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời cần phải tránh xa các loại thức ăn có thể gây hại đến sức khỏe hai mẹ con.

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì khi mới mang thai?

Sau đây là 10 loại thức phẩm mà bạn cần kiêng cữ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo cho bé được phát triển một cách tốt nhất.

Bà bầu không nên ăn gì để con khỏe mạnh

1. Các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Sữa giúp bà bầu bổ sung thêm canxi, protein và vitamin D giúp thai nhi phát triển xương, răng, tim, và hệ thần kinh. Nhưng các bà bầu cần lưu ý cần tránh xa những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Theo bà Sarah Krieger, một chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, cho biết “hãy tránh xa các loại sữa thô, cũng như là các loại thực phẩm từ sữa thô khác. Quá trình tiệt trùng giúp tiêu diệt các loài vi khuẩn vốn rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu xâm nhập vào cơ thể của mẹ.”

Các loại sữa và sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng mang chủng Listeria, một loài vi khuẩn gây sẩy thai. Vì vậy, bạn cần là bà bầu thông thái trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn để sử dụng.

2. Thịt chế biến sẵn

Trong các loại thịt chế biến sẵn như: thịt giăm bông, gà tây, thịt xông khói, xúc xích… ẩn chứa nhiều nguy cơ có Listeria – Đây là loài vi khuẩn có thể tiếp tục sinh sống ở nhiệt độ nguội. Theo bà Krieger chia sẻ: “Hầu hết những người lớn khỏe mạnh đều không gặp phải vấn đề gì nếu ăn những thứ thức ăn này, nhưng nó đặc biệt nguy hiểm với những bà mẹ đang mang thai”.

3. Salad trong nhà hàng và salad được chế biến sẵn

Salad thường được chế biến với trái cây tươi và rau củ. Đây là những món ăn tốt cho sức khỏe nhất mà bạn nên ăn nhưng tốt hơn hết là bạn nên tự chuẩn bị nguyên liệu và làm tại nhà bởi những món salad trong tiệc bufet và các loại salad được chế biến sẵn tại cửa hàng cũng như các quán ăn tự phục vụ có thể đã bị nhiễm phải Salmonella, Listeria, hoặc E. Coli.

4. Nước hoa quả chưa được tiệt trùng

Uống nước hoa quả là một cách rất tiện lợi để bổ sung thêm trái cây và rau củ trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, không phải loại nước hoa quả nào cũng an toàn, bởi chúng tiềm tàng ẩn chứa loài vi khuẩn E. Coli hoặc Listeria.

Những loài vi khuẩn gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. “Tránh uống các loại nước ép trái cây tại hội chợ hoặc chợ nông dân bởi không biết chúng đã được ép ra bao lâu từ trái cây“, theo bà Krieger.

“Nhưng sẽ không có vấn đề gì nếu dùng nước ép trái cây tại nhà và sử dụng lập tức ngay sau khi ép“. Các loại nước ép được đóng gói cũng an toàn, miễn là chúng đã được khử trùng.

5. Thịt tái và cá sống

ba-bau-khong-nen-an-gi-1

Bạn cần tránh xa các loại thịt tái, cá sống bởi trong đó vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác còn sống ở đó. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung những loại thực phẩm được nấu chín. Bạn cần phải nấu chín thịt ở nhiệt độ ít nhất là 145 độ và hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ.

6. Trứng sống

Trứng là một món ăn rất giàu protein, vitamins, và chất khoáng. Thế nhưng một khi đang mang thai, bạn cần phải đảm bảo rằng trứng luôn cần phải được nấu chín. “Các loại thức ăn có chứa trứng sống tiềm ẩn nguy cơ có Salmonella rất cao”, theo Krieger. Bạn cũng cần phải kiểm tra xem thời gian sử dụng của trứng, và bảo quản chúng trong tủ lạnh.

7. Cà phê

Sử dụng nhiều cà phê không hề tốt với người bình thường chứ không chỉ nói riêng đến phụ nữ có thai. Vì vậy, khi mang thai bạn cần hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn cafe. Bởi nếu khi mang thai mà cơ thể bạn hấp thu một lượng lớn caffeine có thể dẫn tới hiện tượng sẩy thai. Ngoài ra cafein có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Nếu là 1 người nghiện cà phê không bỏ được thì bạn chỉ được hấp thụ tối đa khoảng 200 mg caffeine mỗi ngày sẽ không gây hại gì tới sức khỏe mẹ và bé, tương đương với khoảng 1 – 2 cốc cà phê.

8. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Phụ nữ có thai cần tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương đóng hộp…). Cá nào càng lớn thì càng có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân. Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh của thai nhi. Bạn có thể hấp thụ protein chất lượng cao và chất béo omega-3 bằng cách giới hạn bản thân bằng cá có hàm lượng thủy ngân thấp.

9. Gan

Gan chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng tập trung nhiều độc tố và ký sinh trùng, có thể gây hại cho người dùng nếu không được chế biến đúng cách. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu không nên ăn gan quá nhiều trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Bởi hàm lượng dinh dưỡng trong gan khá cao, vượt quá mức dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà bầu, theo các chuyên gia, thừa vitamin A còn có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh. Ngoài ra, nguy cơ dư thừa cholesterol xấu trong cơ thể cũng là nguyên nhân các chuyên gia khuyến cáo bầu nên hạn chế ăn gan trong thời gian mang thai.

10. Rượu và thức uống có cồn

Các chuyên gia đều đồng ý rằng thai phụ cần tránh xa rượu và các thức uống có cồn để ngăn ngừa hội chứng ngộ độc rượu thai nhi (fetal alcohol syndrome – FAS).

Phụ nữ có thai không nên uống rượu và đồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

Hy vọng với những chia sẻ về 10 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trên đây sẽ giúp bạn có thể tránh được những nguy cơ không tốt đến sức khỏe của chính bạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Những thức ăn cần tránh khi mang thai bà bầu nên biết

]]>
https://dinhduongbabau.net/ba-bau-khong-nen-an-gi-de-con-khoe-manh-2244/feed/ 0
Những thức ăn cần tránh khi mang thai – bà bầu nên biết https://dinhduongbabau.net/nhung-thuc-an-can-tranh-khi-mang-thai-393/ https://dinhduongbabau.net/nhung-thuc-an-can-tranh-khi-mang-thai-393/#comments Wed, 25 May 2016 10:08:49 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=393 Chế độ dinh dưỡng của bà bầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn cho cả mẹ và em bé. Việc ăn uống đúng cách không chỉ giúp mẹ và em bé khỏe mạnh mà còn tránh được những hiểm họa do ăn uống gây ra. Dưới đây là những loại thức ăn mẹ bầu cần phải tránh để bảo vệ cho thai nhi và tránh những tình huống xấu có thể xảy ra:

thuc an can tranh khi mang thai

1, Thực phẩm tái sống, chưa tiệt trùng

Những thực phẩm chưa chín kỹ là nơi trú ngụ của vô vàn vi khuẩn gây hại đến mẹ bầu và thai nhi. Một khi chưa được nấu chín chúng sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy. Điều này dễ khiến bà bầu bị sảy thai và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé.

2, Các loài cá chứa nhiều thủy ngân

Bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

3, Thức ăn nhiều dầu mỡ, đường béo

Thức ăn nhiều dầu mỡ làm gia tăng nguy cơ bà bầu bị mắc bệnh thừa cân, béo phì trong thai kỳ. Việc ăn ngọt quá nhiều cũng dẫn đến các bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai như: đái tháo đường thai kỳ, bệnh tim, bệnh béo phì… Chưa kể thai nhi cũng phải chịu ảnh hưởng khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cản trở sự phát triển của chức năng miễn dịch và quá trình tăng trưởng của thai nhi.

4, Thực phẩm đóng gói, đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa rất nhiều chất độc hại như: chất phụ gia, chất bảo quản, chất béo bão hòa, siro công nghiệp… Do đó bà bầu nên tránh ăn những thực phẩm đóng hộp này.

5, Rượu, bia và các chất kích thích

Rượu bia sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh, khi sinh ra chậm phát triển về cả trí tuệ và thể chất, gặp các vấn đề về hành vi, khiếm khuyết về tim và khuôn mặt, rất nguy hiểm. Vì vậy bà bầu cần tuyệt đối tránh rượu, bia, đồ uống có cồn trong suốt kỳ mang thai của mình.

Xem thêm: 10 loại dưỡng chất cần bổ sung khi mang thai

6, Thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai

Đu đủ xanh, rau răm, nhãn, ba ba, dứa, rau sam, táo mèo… là những thực phẩm gây ra sự co bóp mạnh ở tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Cho nên khi mang thai, các mẹ nên tránh ăn những thực phẩm này. Cụ thể:

thuc an can tranh khi mang thai 5

Ảnh minh họa: Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và dứa khi mang thai

Đu đủ xanh:

Có rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng. Do đó bà bầu cần tránh ăn đu đủ xanh, thay vào đó hãy quan tâm đến đu đủ chín, nó được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi, đồng thời chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2 …. giúp bổ sung dưỡng chất, khiến bà bầu loại bỏ chứng táo bón, ợ nóng, tăng sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi.

Rau răm:

Theo Đông y, rau răm là loại rau có vị cay nồng, tính ấm và có tác dụng: làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, sát trùng, làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm vì rau răm dễ làm mất máu. Ngoài ra, trong rau răm còn có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung, do đó ăn nhiều sẽ làm tử cung bị co bóp mạnh dẫn đến sảy thai.

Rau sam:

Theo Đông Y, rau sam là loại rau có vị chua và hàm lượng dinh dưỡng cao và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ giun. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, rau sam mang tính hàn nên giai đoạn đầu của thai kỳ, bà bầu cần tránh ăn rau sam. Bởi rau sam sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên bà bầu cần hạn chế sử dụng. Nhưng nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bà bầu có thể ăn nhiều một chút, vì sẽ có lợi cho việc sinh đẻ.

Rau ngót:

Rau ngót chứa khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C, loại rau này còn “sở hữu” một lượng protid đáng kể, gấp đôi rau muống và tương đương một số loại đậu. Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho bà bầu mang thai. Tuy nhiên, rau ngót lại là thần dược giúp làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cũng như lợi sữa mẹ sau sinh

Ngải cứu:

Từ trước đến nay, ngải cứu được biết đến là loại rau quý, rất tốt để chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bà bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, máu nóng thì không nên ăn ngải cứu thường xuyên, nhất là vào 3 tháng đầu, bởi rất dễ xuất hiện cơn co tử cung, ra máu, dẫn đến sảy thai. Với nhóm mẹ bầu khỏe mạnh hơn, nên ăn ngải cứu với tần suất vừa phải sẽ không lo gây hại cho sức khỏe.

thuc an can tranh khi mang thai 4

Ảnh minh họa: Bà bầu không nên ăn mướp đắng, nhãn, rau ngót khi mang thai

Mướp đắng:

Mướp đắng có thể gây giảm đường huyết cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm. Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho bà bầu là không nên ăn mướp đắng vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.

Táo mèo:

Táo mèo là loại trái cây tốt cho sức khỏe, được dùng trong đông y làm thuốc chữa bệnh trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa… tuy nhiên nó lại là thứ nguy hiểm cho các bầu khi mang thai, nhất là những tháng đầu của thời kì thai nghén. Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Dứa:

Dứa là loại quả ngọt, thơm và chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tốt nhất bà bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.

Nhãn:

Nhãn là một loại quả chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn. Nguyên nhân là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, dị ứng, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, táo bón, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.

Nước dừa:

Nước dừa vốn được xem là một loại thực phẩm “vàng” cho bà bầu nhưng ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì dừa lại không thực sự tốt. Bởi nước dừa thuộc âm, có tính hàn, làm mát, làm mềm yếu gân cơ và lạnh bụng. Hơn nữa, bà bầu 3 tháng đầu thường có hiện tượng ốm nghén như nôn, chán ăn, buồn nôn, nếu uống nước dừa sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng. Ở một số trường hợp nhạy cảm, khi uống nước dừa có thể gây co bóp tử cung và làm động thai. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu bà bầu nên uống nước dừa vì những ích lợi mà nó mang lại rất lớn. Khi uống nước dừa đều đặn, bà bầu sẽ được ngăn ngừa chứng viêm đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi thận, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể cho cả mẹ và thai nhi.

Đọc tiếp: 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai

Tóm lại, những thực phẩm kể trên có khả năng gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe bà bầu. Do đó, trong quá trình mang thai, bà bầu không nên bổ sung các thực phẩm trên vào chế độ ăn hàng ngày để tránh những ảnh hưởng xấu của chúng gây hại cho cơ thể mình và em bé.

Hồng Ngọc

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-thuc-an-can-tranh-khi-mang-thai-393/feed/ 3
8 nhóm thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai https://dinhduongbabau.net/8-nhom-thuc-pham-ba-bau-can-tranh-khi-mang-thai-326/ https://dinhduongbabau.net/8-nhom-thuc-pham-ba-bau-can-tranh-khi-mang-thai-326/#respond Thu, 12 May 2016 09:01:55 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=326 Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với bà bầu vì nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó bà bầu cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không lành mạnh để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình. Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh trong quá trình mang thai:

 

thuc an can tranh khi mang thai 1

1, Cá chứa thủy ngân

Bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

2, Đồ ăn tái, sống

Tất cả những món nấu không chín kỹ: bò tái, cá sống, sushi, hàu tái chanh, thậm chí cả lẩu… dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Một khi chưa được nấu chín chúng sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy. Tiêu chí “ăn chín uống sôi” phải luôn luôn được thực hiện trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn.
thuc an can tranh khi mang thai 2

3, Rau và củ quả mầm

Trong giá đỗ có thể chứa thuốc diệt cỏ từ một số cá nhân nhằm phát triển mầm đậu không có gốc. Và chính hóa chất này bao gồm các chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng. Hiện nay giá đỗ được bày bán trên thị trường ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm, do đó nếu mẹ bầu có nhu cầu ăn giá đỗ nên tìm mua những loại giá được bán ở siêu thị hoặc các cửa hàng có uy tín.

Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ rất nguy hiểm khiến thai nhi tăng nguy cơ bị dị tật dị dạng bẩm sinh.

Một số loại rau củ quả khác cũng được xác nhận gây nguy hiểm cho thai nhi như: rau ngót, rau sam, chùm ngây, ngải cứu, táo mèo, long nhãn, dứa, đu đủ xanh, mướp đắng… bởi những thực phẩm này dễ khiến âm hư, sẩy thai, đau bụng.

4, Măng tươi, dưa muối

Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể. Tro
ng cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, dưa muối chưa chín kỹ chính là nguồn gốc gây ung thư nhất là khi muối xổi, lượng nitrat có trong rau của quả sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất này khi kết hợp với các axit amin trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm. Đặc biệt với bà bầu có tiền sử cao huyết áp, ăn nhiều dưa muối (hoặc những đồ ăn mặn) sẽ có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như tiền sản giật… trong quá trình mang thai.

5, Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng Listeria trong pho mát mềm và patê có thể đi qua nhau thai và gây bệnh cho bé, khiến thai nhi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu. Do đó mẹ bầu chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

thuc an can tranh khi mang thai 3

6, Thực phẩm có chứa chất phụ gia

Thực phẩm đóng hộp thường chứa natri cao, kèm các chất phụ gia độc hại, đây chính là nhân tố nguy hiểm dẫn đến quái thai, sảy thai, vì vậy các mẹ bầu nên tránh xa các sản phẩm đồ hộp, đóng gói, ăn liền. Ngoài ra, chất phụ gia các mẹ cần tránh là bột ngọt, bột nêm vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm cũng cần phải loại bỏ nhất là màu xanh, màu đỏ và vàng.

7, Thực phẩm quá nhiều đường béo

Việc ăn ngọt quá nhiều, nhất là các mẹ bầu sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai như: đái tháo đường thai kỳ, bệnh tim, bệnh béo phì… Chưa kể thai nhi cũng phải chịu ảnh hưởng khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cản trở sự phát triển của chức năng miễn dịch, hay nghiêm trọng hơn gây ra nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm đường tiết niệu dẫn đến bé bị nhiễm trùng do đường tích trong nước tiểu gây ra. Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều đường cũng dễ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, thị lực…

8, Rượu bia, thuốc lá và chất kích thích

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất cả các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bất lợi cho trẻ sơ sinh. Các biến chứng nghiêm trọng nhất mà khói thuốc có thể gây ra cho thai nhi là gây ra hiện tượng thai lưu, sinh non, bé nhẹ cân, nguyên nhân là do nicotin tác động cùng carbon monoxide làm giảm nguồn cung cấp oxy cho bé. Mẹ bầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra café có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón, đồng thời kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai.

Trên đây là 8 nhóm thực phẩm bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ đến em bé, có thể khiến em bị khiếm khuyết, di tật bẩm sinh… thậm chí thai lưu, tử vong. Do đó mẹ bầu cần nắm rõ những thông tin về thực phẩm trên để bảo vệ sức khỏe của mình và em bé nhé!

 Hồng Ngọc

]]>
https://dinhduongbabau.net/8-nhom-thuc-pham-ba-bau-can-tranh-khi-mang-thai-326/feed/ 0