Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Wed, 26 Feb 2025 01:03:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Chương trình Sống khỏe: “Đối diện với thời kỳ tiền mãn kinh” https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-doi-dien-voi-thoi-ky-tien-man-kinh-3657/ https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-doi-dien-voi-thoi-ky-tien-man-kinh-3657/#respond Fri, 02 Nov 2018 04:11:00 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3657 Trong cuộc sống đôi khi có những quy luật mà chúng ta phải tuân thủ không thể trốn tránh, đó cũng là chủ đề chúng ta nói đến ngày hôm nay, giai đoạn khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Vậy chúng ta sẽ đối diện vấn đề này như thế nào?

Đề tài: Đối diện với thời kỳ tiền mãn kinh

Chuyên gia: Ths BS Nguyễn thị Thanh Tâm- BV Từ Dũ

Chương trình đang được sự đồng hành của sản phẩm Pm Procare bổ sung 18 dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai và cho con bú, một sản phẩm của Max Biocare (Australia).
Chúc các bạn trang bị thêm được nhiều kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ, chăm sóc bản thân, gia đình tốt nhất.

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-doi-dien-voi-thoi-ky-tien-man-kinh-3657/feed/ 0
Chương trình Sống khỏe: “Ở cữ sau sinh” https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-o-cu-sau-sinh-3639/ https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-o-cu-sau-sinh-3639/#respond Fri, 02 Nov 2018 03:04:59 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3639 Tham cùng với chương trình sống khỏe ngày hôm nay là TS Lê văn Hiền_ GV DHYK Phạm Ngọc Thạch. Ngày hôm nay đề tài chúng tôi trao đổi sẽ rất thú vị, ở cữ sau sinh. Vì vấn đề này nó đan xen những vấn đề thuộc về kinh nghiệm dân gian và những vấn đề thuộc về y học hiện đại. Và đôi khi chúng ta sẽ không biết nghe theo hướng nào, vì một phía là từ ông bà cha mẹ, một phía là những tin tức chúng ta cập nhật mới nhất. Vậy ở cữ sau sinh như thế nào mới đúng, làm sao để có một sức khỏe vừa tốt cho mẹ và cho con, mọi người hãy cùng lắng nghe nhé.

Đề tài: Ở cữ sau sinh – Kết hợp Kinh nghiệm Dân gian và Y học hiện đại

Chuyên gia: TS Lê văn Hiền_ GV DHYK Phạm Ngọc Thạch

Các cha mẹ cùng lắng nghe để đón nhận những kinh nghiệm bổ ích, những kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ, giữ gìn sức khỏe tốt nhất cho MẸ và chăm sóc tốt nhất cho CON YÊU nhé!

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-o-cu-sau-sinh-3639/feed/ 0
Chương trình Sống khỏe: “Những lưu ý sau sinh mổ” https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-nhung-luu-y-sau-sinh-mo-3620/ https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-nhung-luu-y-sau-sinh-mo-3620/#respond Fri, 02 Nov 2018 01:54:49 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3620 Trải qua 1 cuộc sinh đặc biệt là sinh mổ thì có rất nhiều những điều mẹ bầu cần phải lưu ý, đó là từ việc chăm sóc vết mổ như thế nào, chăm sóc về vận động về ăn uống về dinh dưỡng ra làm sao rồi có cần phải kiêng một số vấn đề gì hay không? Với đề tài rất là thực tế như thế này thì ngày hôm nay chúng tôi cũng đã mời đến phòng thu bác sĩ để giải đáp những vấn đề trên. Các bà mẹ hãy cùng lắng nghe để có thêm kiến thức chăm sóc bản thân thật tốt nhé.

Đề tài: Sau khi đặc biệt là sinh mổ cần lưu ý điều gì

Chuyên gia: Ths BS Nguyễn thị Thanh Tâm- BV Từ Dũ

Các cha mẹ hãy cùng lắng nghe để đón nhận những kinh nghiệm bổ ích, những kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ, giữ gìn sức khỏe tốt nhất cho MẸ và chăm sóc tốt nhất cho CON YÊU nhé!

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-song-khoe-nhung-luu-y-sau-sinh-mo-3620/feed/ 0
Chương trình tư vấn trực tuyến: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh-2664/ https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh-2664/#respond Fri, 11 May 2018 02:11:55 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2664 Sau một hành trình dài để con yêu ra đời trọn vẹn mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và cần bồi dưỡng để hồi phục sức khỏe và có đủ lượng sữa cho con bú. Nguồn năng lượng đó chính là dựa vào loại thực phẩm mẹ bổ sung hàng ngày.

Vậy chế độ ăn như thế nào là phù hợp với phụ nữ sau khi sinh? Những thực phẩm nào cần tránh, dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé?

che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia sẽ cùng đồng hành và chia sẻ cùng bố mẹ những thông tin và kiến thức khoa học mới nhất về chủ đề “Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh” tại:

Chương trình GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG

Chủ đề CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO MẸ SAU SINH

được phát sóng trực tiếp lúc 15h , Chủ nhật, ngày 13/05/2018

trên kênh JoyFm – Kênh chuyên biệt về sức khỏe của Đài Tiếng nói Việt Nam,

tần số 98.9 MHZ (Miền Bắc), tần số 101.7 MHZ (Miền Nam)

Đặc biệt bố và mẹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia qua tổng đài 1900 6255

Nếu không có điều kiện đón nghe trực tiếp, bố và mẹ có thể nghe phát lại lúc 19h30 cùng ngày.

Nghe lại chương trình tại đây

Kính mời bố mẹ cùng tham gia chương trình này!

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh-2664/feed/ 0
Chương trình tư vấn trực tuyến: Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-cham-soc-tre-so-sinh-thiet-yeu-2383/ https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-cham-soc-tre-so-sinh-thiet-yeu-2383/#comments Thu, 15 Mar 2018 02:45:36 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2383 Chăm sóc trẻ sơ sinh có nhiều vấn đề quan trọng như chăm sóc giấc ngủ cho bé, chăm sóc khi bé bú, chăm sóc vệ sinh cho bé,… mà chắc hẳn sẽ làm bối rối và lúng túng cho nhiều ông bố, bà mẹ với vốn kinh nghiệm khá ít ỏi.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng đắn nhất? Những quan niệm chăm sóc nào là sai lầm cần tránh? Cách xử trí nhanh khi gặp một số vấn đề trong việc chăm sóc bé?…

banner-2

Chương trình GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG phát sóng trực tiếp lúc 15h – 16h, Chủ nhật, ngày 11/03/2018 trên kênh JoyFm

Chủ đề: CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU

Khách mời: Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Diệu Linh– Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

MC: Trọng Khương

Đặc biệt bố và mẹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia qua tổng đài 1900 6255

Nếu không có điều kiện đón nghe trực tiếp, bố và mẹ có thể nghe lại tại Video dưới đây:

Nội dung chương trình:

Chăm sóc trẻ sơ sinh có nghĩa là phải luôn cập nhật thông tin mới, luôn sẵn sàng học hỏi những kinh nghiệm lạ lẫm, không kể đến những trạng thái cảm xúc luôn thay đổi theo mọi cảm xúc của trẻ. Ngoài việc tiếp thu được bao nhiêu kiến thức trong con đường làm cha mẹ chúng ta cũng phải thừa nhận rằng tất cả mọi bậc phụ huynh trên đời đều phạm phải sai lầm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, với guồng quay bề bộn của công việc các ông bố bà mẹ đều được gắn cho mác là bố mẹ công nghiệp vì không có thời gian chăm sóc và giành nhiều sự quan tâm đến con nhỏ của mình. Thưa quý vị mặc dù các bậc làm cha làm mẹ có thể tồn tại những sai lầm nhưng rất nhiều trong số những sai lầm đó có thể chúng ta sẽ tránh được nếu mà chúng ta có sự chuẩn bị tốt những kiến thức cho mình, điều này đòi hỏi những bậc làm cha làm mẹ trước tiên phải là những người tiên phong trong việc cập nhật kiến thức tốt và khoa học. Để có thể hiểu thêm những kiến thức đó trong 1 tiếng phát sóng của chương trình ngày hôm nay, xin mời quý vị và Trọng Khương có thể trao đổi đôi chút với Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Diệu Linh, phó giám đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh thuộc bệnh viện Phụ sản trung ương ngay sau đây.

– MC: Xin được cảm ơn nhãn hàng Procare của công ty dược phẩm Đông Đô đã đồng hành và tài trợ cho chương trình của chúng tôi. Để được tư vấn về sản phẩm xin mời quý vị thính giả hãy gọi điện đến số điên thoại 0903294739.

Thưa quý vị, lúc này quý vị cùng chúng tôi trao đổi và lắng nghe những kiến thức mà tôi nghĩ rằng rất cần thiết và bổ ích đến từ Bác sĩ Trần Diệu Linh.

Thưa Bs Trần Diệu Linh, là một người gắn bó với việc chăm sóc cho nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh, trước tiên Trọng Khương rất mong bác sĩ có thể chia sẻ và giải thích kỹ hơn một chút về cách chăm sóc trẻ sinh thường, sinh mổ và sinh non có điều gì giống nhau và khác nhau để cho quý vị thính giả hiểu rõ hơn ạ?

– BS: Thưa các bạn, như chúng ta đã biết thì trẻ sơ sinh thường là tuyệt vời nhất bởi vì cái gì thuận theo tự nhiên thì cũng sẽ tốt hơn. Còn khoa học đã chứng minh trẻ sinh mổ có nhiều điểm sức khỏe không tốt bằng sinh thường. Sau đây tôi xin phân tích một số khía cạnh. Hiện tại thì sự phát triển của y học tương đối tốt, các bạn cũng đã nghe thông tin trên các chương trình truyền hình là sau khi em bé sinh ra thì sẽ được thực hiện cái ôm đầu tiên, ở các nước tiên tiến thì họ đã thực hiện cái ôm đâu tiên này ở cả trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và sự quá tải của bệnh viện cho nên chúng tôi cũng chưa thực hiện được cái ôm đầu tiên ở trẻ sinh mổ còn ở trẻ sinh thường thì đã thực hiện được. Với cái ôm đầu tiên, các bạn hình dung là sau khi em bé sinh ra được đặt lên trên bụng mẹ và tiếp xúc da kì da với mẹ ngay từ phút ban đầu. Cái việc mà đứa trẻ sinh ra từ môi trường âm đạo của mẹ, đứa trẻ đã lấy được một chút vi khuẩn có lợi từ vùng âm đạo của mẹ, cái việc đứa trẻ tiếp xúc da kì da làm cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt lên đồng thời ở trẻ sinh thường đến thời gian chuyển dạ cảu người mẹ sẽ sản xuất ra một loại hóc môn làm cho hệ hô hấp của trẻ tốt hơn. Đồng thời kỹ thuật đỡ đẻ bằng đường dưới đã làm cho cơ quan hô hấp cảu trẻ sơ sinh trở lên thích hợp. Còn ở trẻ sinh mổ, thứ nhất em bé sinh ra không qua đường âm đạo của mẹ, không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi, không thực hiện phương pháp da kì da sau sinh, kèm theo đó việc thoát dịch phổi không tốt bằng trẻ sinh thường vì thế hệ miễn dịch chậm được khởi động, hệ tiêu hóa cũng vậy kèm theo chậm thoát hệ dịch phổi làm suy hô hấp. Vì vậy việc sinh mổ chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Một lời khuyên cho các sản phụ sắp vượt cạn là chuẩn bị tâm lý thật tốt đảm bảo em bé sinh ra có một sức khỏe tốt nhất.

– MC: Chúng ta hãy bàn một chút về trẻ sinh non. BS có thể chia sẻ một số chú ý về việc chăm sóc trẻ sinh non không ạ?

– BS: Trẻ sinh non có rất nhiều vấn đề, đó là tất cả các cơ quan của trẻ sinh non chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng của cơ quan hô hấp, tế bào phổi không tiết được ra chất để cho phổi giãn nở, nếu không có can thiệp sớm từ ban đầu sẽ bị suy hô hấp rất nặng và gây tử vong. Tiếp theo là vấn đề về nhiễm khuẩn các cơ quan miễn dịch của trẻ, một vấn đề nữa là vấn đề về tim mạch, về tiêu hóa,về thần kinh. Có một mâu thuẫn là trẻ em thì muốn lớn nhanh nhưng các cơ quan tiêu hóa thì chưa hoàn thiện, rất dễ bị mắc các bệnh viêm ruột. Bên cạnh đó là vấn đề xuất huyết cơ quan tạo máu, đông máu trong cơ thể trẻ cũng rất là yếu nên rất dẽ bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, khi đó dù muốn cứu sống đứa trẻ cũng chỉ là cứu mạng sống mà thôi. Trước đây chúng tôi chưa sang lọc được bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thì chỉ cứu sống được em bé nhưng sau đó em bé lại bị mù, bây giờ thì tiến bộ y khoa đã làm được.

– MC: Đó là những kiến thức mà tôi nghĩ rất phù hợp và có ích cho các bậc phụ huynh. Thưa bác sĩ có một vấn đề mà rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm là cho trẻ sơ sinh bú như thế nào và thời gian bú ra sao. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bú đã đủ no? Có nhiều bà mẹ vắt sữa ra bình rồi cho con bú, điều đó có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ hay không?

– BS: Nuôi trẻ thì ta biết nguồn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất đã được khoa học chứng minh. Tổ chức y tế thế giới và quỹ nhi đồng quốc tế đã khuyến cáo cho trẻ bú hoàn tòn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, 24 tháng hoặc có thể lâu hơn. Về vấn đề bú đúng, có nghĩa là bú sớm ngay trong giờ đầu sau sinh, và bú hoàn toàn tức là không bổ sung thêm nước lọc. Về việc bú như thế nào là đúng cách thì là cho trẻ bú đúng theo nhu cầu của trẻ. Bú theo nhu cầu tức là ta không được ép em bé và phải bú được cả ngày lẫn đêm, khoảng từ 10 -12 bữa một ngày trong vòng 2 tuần đầu và 8-10 bữa trong những tháng tiếp theo. Khi em bé bú no sẽ từ giác rời vú mẹ, thời gian bú khoảng từ 20 -25 phút. Phải thực hiện cho bé ngậm bắt vú đúng nếu không mẹ sẽ bị tắc tia sữa và nứt cổ gà. Ngậm bắt vú đúng là khi cho em bé bú quầng vú phía trên phải còn nhiều hơn phía dưới khi bú và vú mẹ sẽ mềm hơn khi em bé bú xong. Em bé bú xong là đi ngủ luôn và khi thức dậy không quấy khóc. Theo viện dinh dưỡng quốc gia quy định khi mẹ cho em bé bú đủ thì em bé sẽ đi tiểu ít nhất 6 lần/ ngày và tăng ít nhất 600gr/tháng trở lên. Việc các mẹ vắt sữa ra bình đo lượng sữa và cho trẻ bú theo lượng là không khoa học, khi trẻ ngậm vú mẹ sẽ kích thích các dây thần kinh thúc đẩy việc tiết sữa của mẹ. Khi các mẹ vắt sữa ra bình thì các thành phần dinh dưỡng của sữa sẽ bị bám vào thành bình làm giảm dinh dưỡng của sữa khiến trẻ em phải bú sữa kém chất lượng

– MC: Thưa bác sĩ vậy thì một số dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh là gì? Và cha mẹ thì nên làm gì trong trường hợp này thưa bác sĩ?

– BS: Khi gắp các dấu hiệu bất thường của trẻ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Có 11 dấu hiệu bất thường như sau:

  • Dấu hiệu bú kém: em bé bú ít hẳn đi, thường chỉ bằng nửa số lượng đang bú
  • Dấu hiệu bỏ bú
  • Dấu hiệu co giật
  • Dấu hiệu trẻ thở bất thường
  • Dấu hiệu trẻ ngủ li bì hoặc quá quấy khóc không chịu ngủ
  • Dấu hiệu sốt hoặc là hạ thân nhiệt
  • Dấu hiệu vàng da sớm: vàng da từ 24 -48 giờ sau sinh
  • Dấu hiệu đi ngoài phân có máu hoặc có mùi bất thường
  • Dấu hiệu rốn có mủ
  • Dấu hiệu quá 24 giờ sau sinh trẻ không đi ngoài và quá 48 giờ sau sinh không đi tiểu
  • Dấu hiệu trẻ nôn ói

– MC: Thưa bác sĩ mức độ tăng cân của trẻ như thế nào là đủ?

– BS: Như tôi đã chia sẻ trước thì trẻ tăng 600gr/tháng là bình thường, ngoài ra ta có thể tham khảo thêm từng giai đoạn của trẻ, trẻ vừa sinh sẽ có giai đoạn xuống cân sinh lý và 2 tuần sau đó sẽ là mức tăng cân bình thường, phục hồi cân nặng, đến tháng thứ 5-6 thì trọng lượng đã gấp đôi lúc sinh.

– MC: Hiện nay có tình trạng bố mẹ cho trẻ em tiếp xúc quá sớm với công nghệ, vậy bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này? Ví dụ cho trẻ em đi ô tô thường có ghế chuyên ngồi cho trẻ em.

– BS: Cái ghế được thiết kế nhằm giúp trẻ em thoải mái, ngồi đúng tư thế, có thể ngủ ngay khi đang di chuyển, giúp bà mẹ bớt bận bịu và tập trung vào lái xe. Nhưng quan trọng ngồi bao nhiêu là đủ để không ảnh hưởng đến đứa trẻ? Nếu phải đi đường dài thì tối đa là 4 tiếng đồng hồ để không ảnh hưởng đến hệ cơ xương và hệ hô hấp.

Câu hỏi khán thính giả

– Chị Hoa – Sơn Tây: Bé nhà cháu hơn 1 tháng tuổi và có dấu hiệu da mặt hơi hơi vàng một chút, thỉnh thoảng cháu bị rùng mình, khi có mẹ ôm giữ thì đỡ hơn, như vậy thì có bị làm sao không ạ?

– BS: Em bé có sinh đủ tháng và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không ạ? Và chị đã cho em bé bổ sung canxi và vitamin D chưa ạ? Em bé có tăng cân đều và đủ không ạ?

Chị Hoa – Sơn Tây: Em có bổ sung vitamin D cho bé và em bé tăng cân bình thường

BS: Đây là trường hợp vàng da do sữa mẹ hết sức bình thường, chị cố gắng đợi đến tháng thứ 3 tình trạng này sẽ biến mất. Về vấn đề rùng mình thì do chị chưa bổ sung canxi đủ cho bé. Để bé thoát khỏi tình trạng này thì chị nên bổ sung thêm canxi cho bé hoặc mang bé ra cơ sở y tế để được khám xét đầy đủ

– Khán giả gửi thư về chương trình: Com em mới được 18 ngày tuổi thì phát hiện vú bên phải có một cục hạch lớn bằng một đốt ngon tay. Đó là hạch hay là u ạ và có ảnh hưởng gì cho con và em không ạ?

– BS: Đây là do trong quá trình mang thai người mẹ đã chuyển một lượng hooc môn sang cho trẻ. Khuyên các bà mẹ không được sờ, nắn, bóp vào cục hạch đấy, có thể gây nhiễm trùng vùng đó, chỉ cần theo dõi và sang tháng thứ hai nó biến mất, đây là một hiện tượng hết sức lành tính

– Khán giả Hồng – 55 tuổi – Thường Tín: Cháu nội tôi sinh được 15 ngày, nước da cháu rất là vàng, vàng cả khu vực mắt và mắt còn bị chảy nước, đêm ngủ thì cháu cứ khóc è è suốt. Bác sĩ có thể giải thích cho tôi lý do tại sao?

BS: Như tôi đã chia sẻ ở trường hợp của chị Hoa trước, bác chỉ cần theo dõi tình trạng phân và nước tiểu của cháu. Cháu được sinh mổ hay sinh thường ạ?

Khán giả Hồng – 55 tuổi – Thường Tín: Cháu được sinh mổ thưa bác sĩ

– BS: Như vậy trường hợp mắt cháu bị nhiễm khuẩn qua âm đạo của mẹ đã bị loại bỏ. Có thể do tuyến lệ của trẻ bị tắc do chưa hoàn thiện, bác nên đưa cháu đến các phòng khám chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị thích hợp. Về vấn đề cháu cứ khóc è è cso thể do trẻ bị thiếu vitamin D và canxi. Thiếu canxi sẽ gây nên hiện tượng trẻ không chịu ngủ, ngủ không yên giấc

– Khán giả nghe đài: Cháu tôi bị chảy máu cam, nhưng máu chảy ra ở mũi lại có màu thâm thâm, điều này có ảnh hưởng gì không và phải khắc phục như thế nào?

– BS: Đây là một hiện tượng không bình thường và tôi không thể tư vấn cho bác là nên phải làm gì. Bác nên đưa cháu đến bệnh viện tai mũi họng để kiểm tra

– Câu hỏi nhận được qua email: Con em được hơn 20 ngày tuổi, vài ngày gần đây có hiện tượng tào sữa qua mũi và miệng và bé còn có hiện tượng gặng đau, em nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ?

– BS: Vấn đề này là do cấu trúc giải phẫu dạ dày của em bé, do trẻ sơ sinh dạ dày rất nhỏ và lại nằm ngang, phần cổ dạ dày nối với thực quản rất là ngắn nên chỉ cần cựa nhẹ mình đã khiến sữa trào ra. Trường hợp hết sức bình thường nhưng nếu xảy ra nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, trẻ sẽ lười bú, sợ bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

MC: Thưa quý vị thính giả, đến đây chương trình gặp thầy thuốc nổi tiếng của chúng tôi cũng trôi đến những phút cuối, hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp ích được quý vị khán giả. Số phát song ngày hôm nay đã giúp ích được các bạn trong việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị những bệnh cho trẻ nhỏ hiệu quả.

Ngoài ra, bố và mẹ có thể đón nghe trực tiếp và nghe lại chương trình qua các kênh sau

1.Facebook Kênh JoyFM

2.Facebook Trang Dinhduongbabau

3.Ứng dụng trên smartphone

Kính mời bố và mẹ hãy đón nghe tư vấn trực tiếp của chuyên gia trong chương trình hữu ích này để có thể thật tự tin khi chăm sóc bé yêu trong những ngày quan trọng đầu đời.

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-cham-soc-tre-so-sinh-thiet-yeu-2383/feed/ 148
Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dinh-duong-sau-sanh-1206/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dinh-duong-sau-sanh-1206/#respond Wed, 11 Oct 2017 07:31:01 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1206 Phụ nữ sau sinh cần hạn chế những loại thức ăn có tính hàn như: nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, nước dừa vì dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu. Phụ nữ sau khi sinh cần có một chế độ dinh dưỡng như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi video tư vấn dinh dưỡng sau sinh dưới đây để có chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo đầy đủ dưỡng chất nuôi con.

Thạc sĩ/Bác sĩ: LÊ VĂN HIỀN – Tổng thư kí hội sản phụ khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc sẽ tư vấn dinh dưỡng sau sanh trong chương trình Tạp chí sức khỏe.

– MC: Dinh dưỡng sau khi sanh đối với các mẹ bầu khá là quan trong. Tuy nhiên, chúng ta thấy khi mẹ bầu mới sinh xong chỉ ăn cá kho, thịt kho, những thứ rất là đơn giản và cảm thấy dinh dưỡng chưa đủ. Vậy điều đó có đúng không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Sau khi sanh chúng ta hay có những kiêng khem mà tôi thấy nó không có cơ sở khoa học và thậm chí là có hại cho sức khỏe nữa. Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sanh cũng rất là quan trọng, cụ thể là:

  • Thứ nhất là nó giúp cho người phụ nữ mau phục hồi về sức khỏe sau cuộc vượt cạn mất sức và vất vả.
  • Thứ hai là nó duy trì lượng sữa và chất lượng sữa cho em bé trong suốt 6 tháng đầu tiên. Bởi vì chúng ta thấy là dinh dưỡng của em bé trong thời gian 6 tháng đầu tiên hoàn toàn là bằng sữa mẹ nếu như người phụ nữ mà thiếu dinh dưỡng thì mẹ có thể bị mất sữa hoặc là sữa ít không có đủ để cung cấp cho em bé được nên dinh dưỡng rất là quan trọng.

– MC: Vậy thì trong giai đoạn này theo khoa học chúng ta nên ăn như thế nào cho đúng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và mẹ đủ sữa cho con bú?

– Bác sĩ tư vấn:

Trước khi tôi nói về vấn đề ăn như thế nào thì tôi sẽ nói về một số những quan niệm không hẳn là đúng:

Nhiều người sau khi sanh không cho ăn canh, ăn nước nhiều mà cho ăn khô: ăn cá kho, thịt kho kho thật là mặn… như vậy thì rất là nguy hiểm. Chúng ta biết là sau khi sanh nếu chúng ta ăn quá mặn sẽ dẫn tới tình trạng giữ muối và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp mà có thể là lên cơn sản giật hoặc có thể là tiền sản giật đặc biệt là với những người đã có triệu chứng cao huyết áp hoặc là tiền sản giật trước và trong lúc mang thai. Thứ hai nữa là nếu chúng ta ăn khô quá, ăn thiếu nước thì không đủ lượng sữa cho em bé nên chúng ta cần phải uống nhiều nước, ăn rau, ăn canh và sau khi sanh xong sẽ có vết may ở cửa mình, vết may tầng sinh môn nếu chúng ta ăn khô quá sẽ dẫn tới bón và bón sẽ có thể làm bung vết may ở tầng sinh môn đó hoặc là xuất hiện trĩ bởi vì cuộc dặn sanh có thể lòi cái trĩ ra và bón nữa sẽ dẫn tới trĩ nên chúng ta không nên ăn quá khô.

Một quan niệm nữa nhiều người nói rằng sau khi sanh để cho sữa về nhiều thì chúng ta cứ ăn cơm nếp, ăn móng giò ninh với đu đủ và nhiều người chỉ ăn như vậy thôi thì không có đúng. Thực ra thì chúng ta cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cân bằng và đảm bảo ngon miệng thì cơ thể mới hấp thu được. Và một điều nữa là chúng  ta phải ăn canh, ăn rau để nhiều chất xơ cho đi cầu dễ và uống nhiều nước thì lượng sữa mới được nhiều.

– MC: Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại kiêng ăn trái cây thì điều đó nó không khoa học đúng không bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Sau khi sanh xong thì chúng ta nên ăn rau, ăn chất xơ, ăn trái cây để đi cầu dễ và chúng ta cần bổ sung Vitamin nữa. Thế nhưng chúng ta lưu ý là nếu chúng ta ăn trái cây hoặc là rau sạch và an toàn thì nó không có vấn đề gì cả chứ không phải chúng ta nên kiêng, kiêng là không có đúng.

Có nghĩa là trái cây nào ăn cũng được thưa bác sĩ?

Chúng ta nên ăn trái cây đa dạng và đặc biệt là những loại trái cây có nhiều Vitamin ví dụ như là: táo, bưởi…

– MC: Nhiều người còn nói là phải kiêng tắm gội, kiêng đi lại thì điều đó có phản khoa học không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Chúng ta thấy ngày xưa những người phụ nữ mà sau khi sanh xong thì khi mà chúng ta bước vào trong nhà thì chúng ta có thể biết là nhà này có người mới sanh bởi vì không được tắm, không được gội và nó bốc mùi lên chúng ta nghe thấy mùi là chúng ta biết rồi. Thế nhưng những điều đó không đúng mà nó phản khoa học vì nó có thể dẫn tới một số bệnh lý chẳng hạn như là: vết thương mà chúng ta không tắm rửa vệ sinh có thể dẫn tới nhiễm trùng nên những kiêng khem như vậy là không đúng. Sau khi sanh chúng ta vẫn nên tắm rửa nhưng cái lưu ý là chúng ta tắm hoặc là gội đầu chúng ta phải tắm nhanh vì cái lỗ chân lông của người phụ nữ bị dãn rộng nếu chúng ta tắm lâu hoặc ngâm mình trong nước lạnh thì dễ bị cảm, cần lau mình cho thật khô và các vết thương chúng ta có thể vệ sinh hoặc là băng các vết thương lại sau khi tắm rửa.

Một kiêng khem nữa là người sau sanh không dám đi lại cứ nằm một chỗ thì điều này không nên tý nào bởi vì nếu như mà chúng ta nằm tại một chỗ thì cái ứ lại cái máu trong cổ tử cung người ta gọi là sản dịch thì chúng ta nên đi lại để cho sản dịch ra chứ nếu mà nó ứ lại thì có thể dẫn đến băng huyết, nhiễm trùng và dẫn tới bung vết may tầng sinh môn và nếu như có vết mổ thì nó làm bung cái vết mổ nên chúng ta cần phải vệ sinh hàng ngày và chúng ta tắm rửa, đi lại, sinh hoạt bình thường.

– MC: Với chia sẻ của bác sĩ là cần ăn uống đầy đủ, ăn trái cây đầy đủ nhưng ăn tất cả những thứ đó đầy đủ mà dinh dưỡng nó không đầy đủ thì chúng ta cần bổ sung thêm gì thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Ngoài việc chúng ta bổ sung về dinh dưỡng thì chúng ta còn cần bổ sung thêm dưỡng chất qua các viên đa sinh tố, viên Canxi, viên sắt và có thể chúng ta vẫn nên duy trì việc uống sữa hàng ngày để chúng ta có dinh dưỡng tốt cũng như là Vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ và một điều lưu ý là sau khi sanh xong ngoài chuyện dinh dưỡng xong thì chúng ta cũng nên mỗi buổi sáng chúng ta ra phơi nắng cho em bé và cũng chính là phơi nắng cho chúng ta để không bị thiếu Vitamin D. Mặt khác ánh nắng mặt trời rất tốt cho việc lành vết thương nên chúng ta thấy rằng là những người mà cứ nằm trong nhà và thiếu ánh nắng mặt trời thì vết thương cũng khó lành hơn so với những người mà ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– MC: Bác sĩ có lời khuyên như thế nào để phụ nữ sau khi sanh đầy đủ được chất dinh dưỡng?

– Bác sĩ tư vấn:

Để bố sung đầy đủ chất dinh dưỡng và em bé có đầy đủ lượng sữa để bú thì chúng ta cần phải: ăn ngon miệng, ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng và chúng ta cũng không nên quá kiêng khem mà chúng ta chỉ kiêng nhưng loại thức ăn như thức ăn quá lạnh bởi vì men răng của người phụ nữ sau khi sanh nó rất là yếu và những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây tổn thương đến men răng hoặc nó có thể kích thích đường tiêu hóa dẫn tới những tổn thương về đường tiêu hóa, kiêng các chất kích thích, các gia vị quá nồng còn các loại thức ăn khác thì chúng ta ăn đầy đủ. Ngoài chuyện chúng ta cân bằng dinh dưỡng đầy đủ thì chúng ta cũng cần tiếp tục duy trì bổ sung Vitamin, khoáng chất, Canxi, Sắt cho giai đoạn cho con bú.

Giai đoạn này chúng ta bổ sung như thế nào là đủ?

Đối với phụ nữ sau khi sanh thì chúng ta có thể là mỗi ngày uống 1 viên vitamin, 2 viên canxi và 1 viên sắt tuy nhiên sắt và canxi chúng ta không nên uống cùng 1 lúc mà chúng ta nên uống cách nhau ra để tránh trường hợp sắt và canxi ức chế lẫn nhau.

Cám ơn bác sĩ đã tham gia chương trình ngày hôm nay và cám ơn Công ty Max Biocare với sản phẩm PM Procare đã đồng hành cùng chương trình!

 

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dinh-duong-sau-sanh-1206/feed/ 0
Video tư vấn: Kiêng khem thời kỳ ở cữ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-kieng-khem-thoi-ky-o-cu-1602/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-kieng-khem-thoi-ky-o-cu-1602/#respond Mon, 04 Sep 2017 07:51:41 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1602 – Chương trình: Sức khỏe và cuộc sống

– MC: Kim Ánh

– Khách mời: Tiến sĩ/ Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà

– Đề tài: Kiêng khem thời kỳ ở cữ

Sau khi sinh xong có rất nhiều quan niệm mà chúng ta thấy từ hồi bà cố của mình, bà sơ của mình cho đến mẹ mình rồi đến mình có rất là nhiều chuyện gọi là kiêng khem sau khi sinh. Thật ra thì nhiều người rất hoang mang không biết là cái nào đúng, cái nào sai, cái nào lỗi thời, cái nào nguy hiểm và đặc biệt cái nào cần phải áp dụng 1 cách khoa học. Quan niệm dân gian khác, quan niệm hiện đại khác, theo kinh nghiệm cũng khác và theo y học hiện đại cũng có nhiều cái khác nhau. Trong chương trình ngày hôm nay bác sĩ Thanh Hà sẽ đưa ra những thông tin rất hữu ích và khoa học về kiêng khem thời kỳ ở cữ.

Nội dung chương trình

– MC: Thưa bác sĩ, có thể nói là trong công việc của mình thì bác sĩ cũng nhận được không ít thắc mắc về vấn đề kiêng cữ như thế nào sau khi sinh từ chuyện ăn, uống cho đến rất nhiều vấn đề khác. Bác sĩ Thanh Hà có phải thường xuyên giải đáp cho bệnh nhân những vấn đề như vậy không?

– Bác sĩ tư vấn:

Thực ra thông tin của chúng ta cũng rất là đa chiều, các bạn có thể nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó nó có thể chính thống hoặc là không chính thống như là MC Kim Ánh đã nói. Nhiều khi cũng có thể dựa vào vấn đề gian dan hoặc là trong gia đình… Tuy nhiên là cũng có 1 số vấn đề kiêng khem nó đúng chứ không phải là sai nhưng cũng có 1 số cái chúng ta cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với khoa học.

– MC: Từ hồi xưa đến giờ khi mới sinh xong sẽ thường được nghe rất nhiều người nhắc nhở ví dụ như là: mới sinh xong không được ăn đồ chua chỉ nên ăn thịt kho tiêu hay là muối tiêu thôi như vậy nó an toàn hơn cho người sản phụ sau khi sinh. Thật ra quan niệm này có đúng hay không và có nên áp dụng hay không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Thực ra thì chúng ta biết là cả quá trình mang thai người mẹ phải chia sẻ phần dinh dưỡng của mình cho em bé để em bé phát triển. Do đó, nguồn dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ chắc chắc sẽ thiếu sau khi sanh. Do vậy, để sức khỏe người mẹ phục hồi tốt sau sanh thì chúng ta phải bù cho đủ. Nếu cứ ăn muối tiêu với lại thịt kho tiêu mặn thì chắc chắn là không đủ rồi, các bạn phải nhớ chúng ta ăn đầy đủ các loại dưỡng chất: đường, đạm,  béo, vitamin và khoáng chất. Các bạn có thể thấy là tinh bột ví dụ như cơm chúng ta có thể ăn, vấn đề là thịt các bạn có thể ăn được từ nhiều loại ví dụ như là xương hầm, có thể là thịt ba chỉ kho… cũng vẫn được nhưng điều quá trọng là rau củ và trái cây là hết sức cần thiết. Bởi vì các bạn biết là rau nó cung cấp 1 số Vitamin và đặc biệt là chất xơ giúp cho chúng ta nhuận trường hơn, đi cầu tốt hơn vì sau sanh dễ bị bón lắm. Rồi vấn đề tiếp theo là Viatmin từ trái cây, các bạn biết là tất cả các vitamin hầu như chúng ta lấy từ bên ngoài, 1 phần chúng ta bổ sung từ thuốc. Nếu chúng ta lấy được từ thiên nhiên thì tốt. Do đó vấn đề mà chúng ta ăn uống đầu tiên là rất quan trọng bởi vì chúng ta phải bù đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, rau quả, trái cây. Còn về vấn đề nước lại càng phải chú ý bởi vì là trong giai đoạn cho con bú, giai đoạn hậu sản nó đổ mồ hôi khủng khiếp lắm như vậy chúng ta mất nước rất là nhiều do đó chúng ta phải bù lượng nước cho đủ. Lượng nước, lượng chất lỏng đưa vào cơ thể trong một ngày tối thiểu phải từ 3 lít trở nên thì mới đủ, đủ để tạo sữa, đủ để các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể… Nên chúng ta chú ý có thể uống được nước rau luộc, nước canh hoặc là nước trái cây…

Nhu hồi nãy MC nói chua là không được ấy thì chúng ta biết là chua có Vitamin C là một trong những chất giúp cho đề kháng cơ thể tốt hơn. Nói chung là đừng có chua quá thôi chứ mình ăn chua vừa vừa thì tôi nghĩ là tốt thôi không sao.

– MC: Thế hệ các bà, các mẹ thì nói sau sinh phải nằm than còn các bác sĩ thì khuyên không nên nằm than vậy bác sĩ tư vấn như thế nào cho vấn đề này?

– Bác sĩ tư vấn:

Nằm than sau sinh nó khá quen thuộc với chúng ta và đặc biệt là về vấn đề truyền thống. Cái này ở thành phố thì còn đỡ chứ nhiều khi mình ở nông thôn thì hầu như phải nằm than sau sinh. Như các bạn biết là nằm than thì các cụ nghĩ là phải giữ ấm nhưng thực ra là vấn đề giữ ấm cho bà mẹ sau sanh thời kỳ hậu sản là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên là có nhiều cách để giữ ấm chứ không phải là mình cứ nhốt vào trong phòng xong mình để than ở dưới bốc lên như vậy. Thứ nhất là than khi cháy nó sẽ tạo ra CO2 mà nếu chúng ta để trong phòng kín như vậy thì lượng CO2 nó sẽ tăng lên như vậy là nó sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và cả sức khỏe của bé. Thứ 2 là cổ tử cung của người phụ nữ là hạn chế phải dằn nóng hoặc là làm cái gì nóng trong giai đoạn hậu sản bởi vì là nó làm cho cổ tử cung bị mềm đi và đặc biệt là gây ra huyết. Các bạn biết có những trường hợp cấp cứu trong sản khoa mà các phụ nữ sau sanh về: đắp nóng, dằn nóng, nằm than… thì cái tử cung bị mềm không gò lại được mà nguyên tắc là nó phải gò cứng để cầm máu. Như vậy sẽ gây tình trạng băng huyết và rất là đáng buồn là có những trường hợp vô trễ quá mà chúng tôi dùng mọi thứ thuốc mà không thể phục hồi được cổ tử cung, có những trường hợp mà bắt buộc chúng ta phải cắt cổ tử cung như vậy là rất là oan uổng.

Đó là chưa nói là nằm than trong phòng rất là nguy hiểm có khi còn cháy, còn bỏng mẹ, bỏng con… nên là cái vấn đề nằm than chúng tôi nghĩ là không khuyến khích trong thời kỳ hậu sản. Nhưng chúng ta giữ ấm cho bà mẹ và em bé trong thời kỳ hậu sản là thích hợp nhưng mình có thể chọn 1 biện pháp khác chứ không phải là nằm than.

– MC: Mới sinh xong không có được sử dụng điện thoại, không có được xem tivi, không có được sử dụng máy vi tính nói chung đại loại là như vậy. Bây giờ điện thoại, vi tính, ti vi là 1 cái phương tiện rất là cần thiết đối với tất cả mọi người và ngay cả phụ nữ sau sinh. Thì như vậy có nên có 1 cách nào áp dụng triệt để vấn đề này hay là có 1 cách nào đó để chúng ta dung hòa vấn đề này không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Thực ra, vấn đề sau khi sanh nếu mà chúng ta nhìn quá nhiều, đọc sách quá nhiều hoặc là xem tivi quá nhiều hoặc là nhìn điện thoại suốt ngày thì cái đó nó hơi bị quá bởi vì thực ra nó cũng bắt mắt chúng ta phải điều tiết. Và nếu mắt chúng ta phải điều tiết nhiều quá thì nhiều khi nó cũng dẫn đến mỏi mắt, chảy nước mắt rồi nó có thể làm thị lực của mình nó kém đi. Tuy nhiên bảo không thì hoàn toàn là không đúng mà chúng ta chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải thôi. Ví dụ như điện thoại các bạn vẫn có thể sử dụng được nhưng mình đừng có suốt ngày điện thoại hoặc là coi ti vi cũng vậy cũng có thể coi lấy thông tin nhưng mà chúng ta có thể chia nó lơi ra chứ không phải là cấm hoàn toàn nha. Nhưng mà dùng cả ngày là cũng không được nó cũng không quá tải mà cũng không quá hữu nghĩa là mình điều chỉnh làm sao cho nó phù hợp là tốt nhưng mà phải nhớ là cái đúng là mắt của người phụ nữ sau sanh nếu như phải điều tiết nhiều quá sẽ dễ bị chảy nước mắt nên khi mình thấy mỏi mắt rồi thì thôi mình không cố nữa. Kể cả những bạn buồn ở nhà đọc sách, đọc sách nhiều cũng gây mỏi mắt và ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Các cụ nói thì không có sai đâu nhưng mà đừng có quá thôi.

– MC: Kim Ánh có những người bạn, sau khi sinh mình đến thăm thì mình thấy bạn bôi nghệ vàng hết cả mặt, cả tay cả chân luôn bởi vì nghĩ là nghệ tốt cho da cho nên là trong quá trình ở nhà thì thôi cứ bôi nghệ lên cho da nó đẹp hơn và thậm chí là có người bôi thuốc rượu á. Trước khi sinh người ta ngâm rượu và chôn xuống đất có khi là cả năm luôn và bôi vào các khớp tay khớp chân vì nghĩ là nó sẽ tốt cho xương khớp của mình. Thật ra thì 2 vấn đề này có đúng hay không và xét về mặt khoa học thì nó có mang lại điều gì tích cực như mọi người vẫn nghĩ hay không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Thực ra nghệ là 1 thứ thuốc và nó cũng giúp bảo vệ về da. Các cụ bảo là đẻ xong da nó non nhưng mình hiểu là quá trình mang thai nội tiết nó tăng lên và trong quá trình hậu sản thì da của mình đang bị giãn bây giờ nó trùng lại thì người ta cũng muốn là phục hồi làm sao để cho cái da nó tốt đỡ cái rạn nứt, hạn chế sự xâm nhiễm của vi trùng. Vì thế vấn đề dùng nghệ thực ra nó cũng tốt chứ không phải là không và nó không chống chỉ định. Xét về mặt đông y thì nó tốt chứ không có vấn đề gì sai.

Còn vấn đề về rượu thì rượu mà ngâm thuốc của các cụ thực ra trong cái vò rượu nó quá nhiều chất nên là mình cũng không biết là có những chất gì ở trong đấy nhưng mà về phương diện Đông Y thì người ta cũng nói là giữ ấm là quan trọng nên là chúng ta vẫn có thể sử dụng nhưng mà không nên dùng nhiều quá chứ vào 1 cái phòng mà nó sực nức mùi rượu lên thì cái thở của người mẹ cũng sẽ không tốt và của em bé cũng sẽ không tốt.

Do đó bạn có thể dùng rượu để xoa bóp các khớp sau sanh có thể được, có thể dùng nghệ để sứt ở da cũng có thể được nhưng mà cái gì nó cũng phải ở mức độ vừa phải thôi còn nói về phương diện chống chỉ định thì nó không có chống chỉ định còn lạm dụng thì tôi nghĩ là cũng không nên.

– MC: Thưa bác sĩ, chuyện này thì nó cũng hơi tế nhị thật ra nhì rất là nhiều người thắc mắc, rất là nhiều chị em và ngay cả các anh cũng thắc mắc nhưng mà hỏi thì nó cũng ngại vì nó hơi tế nhị, cũng hơi nhạy cảm. Đó là cái chuyện sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ được?

– Bác sĩ tư vấn:

Thực ra cái cơ quan sinh dục nữ nó sẽ trở về bình thường sau 6 tuần sau sanh nên là sau 6 tuần sau sanh rồi là chúng ta có thể quan hệ được bởi vì trước 6 tuần thì tử cung nó còn mềm, thứ hai là cổ tử cung còn mở, thứ ba là nó có thể còn ra ít huyết thì vấn đề quan hệ vào cơ quan sinh dục còn quá mềm nó dễ bị rách, dễ bị thủng nó dễ gây chảy máu lắm. Hoặc là nó có thể gây tình trạng nhiễm trùng nên là chúng ta nên kiêng cữ trong 6 tuần đầu hậu sản. Còn sau 6 tuần thì chúng ta có thể quan hệ được tuy nhiên tôi cũng nhắc các bạn phải chú ý là trong giai đoạn cho con bú thì cơ quan sinh dục nữ nó rất là mềm, nó rất là mọng do đó nếu chúng ta quan hệ ở 1 cái tư thế không phù hợp hoặc là nó quá mạnh thì có thể gây tổn thương và nó gây chảy máu dữ lắm nên các bạn nên nhẹ nhàng đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên. Chứ thực ra có những cô mới mổ xong chừng có 6 tuần, 8 tuần cô đến cô đã trễ kinh rồi là có bầu đấy thì cái đó lại là bị quá sớm như vậy không tốt bởi vì cái nguy cơ nhiễm trùng nó rất là cao.

Kết nối cùng khán thính giả

– Thính giả 1: Năm nay em 17 tuổi, em có bầu được hơn 3 tháng rồi nhưng em thường bị đau bụng và nó hơi gò, nó căng ra và em muốn hỏi vấn đề nữa là khi mang thai chuyện vợ chồng mình có kiêng cữ gì không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Thứ nhất là 17 tuổi là cái tử cung nó chưa phải là hoàn thiện. Theo như là chúng ta được biết là phải tối thiểu 18 tuổi trở lên thì mới có thai. Bây giờ mình 17 tuổi mình có thai thì thứ nhất là cái tử cung của mình nó sẽ căng hơn người ta nên cái cảm giác của em sẽ bị căng bị chằng cái chuyện đó là thường gặp. Tuy nhiên là từ tuần thứ 12 – tuần thứ 14 là cái tử cung của em nó bắt đầu tròn lên 1 cục nó giống như trái banh vậy đó và nó căng căng thì bắt đầu có cài gò sinh lý mình phải chấp nhận tất cả các bà bầu đều như vậy. Tuy nhiên, với người 17 tuổi nó sẽ khác với người 20 tuổi nên là em sẽ bị nhiều hơn. Cái vấn đề là tuổi 17 là em cũng mới bắt đầu vào hoạt động sinh dục nên vấn đề nhu cầu quan hệ, giao hợp nó cũng rất là cao nên mình phải chú ý là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai nó mềm, mềm như đậu hũ vậy đó rồi cái nhau nó bám chưa chặt vào trong tử cung thì trong 3 tháng đầu người ta kiêng giao hợp và thường thường nếu có thì sau tháng thứ 4 trở đi 1 tuần tối đa là từ 1 – 2 lần thôi và phải nhẹ nhàng. Và phải ngưng giao hợp tháng cuối cùng trước khi sanh nghĩa là từ sau 8 tháng trở đi là không quan hệ bởi vì quan hệ vào cái thứ nhất là nó có tác động cơ học vào nó có thể làm cho cổ tử cung nó mở ra và có thể sinh sớm và vấn đề thứ hai là trong tinh dịch của người đàn ông nó có 1 cái chất gọi là Prostaglandin nó làm cho tử cung có bóp cũng có thể làm cho sanh sớm. Do đó em phải nhớ là kiêng giao hợp trong 4 tháng đầu và 1 tháng cuối cùng của thai kỳ.

Ngoài ra, em phải đi khám đầy đủ theo lịch của bác sĩ hẹn vì cái tuổi của mình còn quá nhỏ mà mình có bầu sớm như thế này thì khả năng động thai và sanh non cao hơn ở những người trong lứa tuổi sanh đẻ.

– Thính giả 2: Cho em hỏi là bà xã mới mổ được khoảng 1 tháng 20 ngày, em bé cứ vặn mình, đỏ cả mình mà mãi không chịu ngủ còn bà xã em thì có cần kiêng cữ gì hay không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Thứ nhất là em bé vặn mình. Thì chúng ta thấy là Canxi là một phần rất là cần thiết có thể bổ sung từ trước khi mang thai, trong cả quá trình mang thai và khi cho con bú. Khi người mẹ thiếu Canxi thì em bé sẽ không đủ Canxi và khi sanh ra sẽ giống con anh là nó vặn mình, nó uốn rồi nó đỏ hết cả người và nếu mình cho ăn sau 1 hồi có khi là nó ói ra, mai mốt nó còn đổ mồ hôi trộm và không tăng cân. Đó là những dấu hiệu mà bên y khoa chúng tôi gọi là những dấu hiệu em bé bị thiếu Canxi. Do đó để cho em bé liều Canxi phù hợp thì thứ nhất là anh nên cho bé đi khám bác sĩ nhi sẽ cho em bé liều thuốc phù hợp. Vấn đề thứ hai là anh cũng cho người mẹ uống Canxi, chúng ta có thể uống Canx corbiere thuốc ống đó sáng 1 ống chiều 1 ống thì Canxi đó sẽ qua được sữa mẹ và như vậy thì cả mẹ cũng tránh được mất Canxi, chống được loãng xương và em bé đủ Canxi cũng không bị vặn mình, không bị uốn éo, không bị ói rồi không bị đổ mồ hôi, không tăng trọng lượng nữa….

Vấn đề về kiêng cữ thì thực ra là 1 tháng 20 ngày là nó đã qua thời gian 6 tuần rồi đó anh. Và vấn đề của người phụ nữ mổ lấy thai thì nó khác với người sanh thường đó là tử cung còn có cái sẹo ở tử cung nữa, nó có sẹp ở bụng nữa nên người phụ nữ sẽ có cảm giác cứng ở bụng hơn, cái bụng phải khoảng 3 tháng, hơn 3 tháng nó mới mềm nhưng vẫn có thể sinh hoạt như bình thường. Còn nếu vấn đề quan hệ vợ chồng thì sau 6 tuần có thể quan hệ được hoặc là khi hết ra huyết thì có thể quan hệ được nhưng phải nhớ là nhẹ nhàng, vấn đề đó là rất quan trọng đặc biệt là ở người phụ nữ có vết mổ. Còn bà vợ thì phải cho tắm rửa, sinh hoạt bình thường, những người sau sanh cần phải được tắm được gội đầu nhưng chú ý là không có dầm lâu quá để đừng có bị lạnh thôi. Tắm nước ấm, gội đầu bằng nước ấm sau đó mình sấy tóc nhanh, lau người khô, mặc đồ nhanh thì không có bị ảnh hưởng gì. Chứ còn nếu mà kiêng tắm gội sau sinh mồ hôi nó ra nhiều và mỗi lần cho con bú thì nó kinh khủng lắm nên là không thể không tắm rửa được, cái đấy là vẫn được nhưng vấn đề là làm nhanh và đừng để nhiễm lạnh.

– Thính giả 3: Cho em hỏi là em năm nay cũng 44 tuổi rồi mà em hỏi về kinh nguyệt của em nó không có đều cả năm nay lúc thì nó mất đi 3 tháng lúc thì nó có em cứ nghĩ là em bị mãn kinh mà qua cái năm nay em mới bị như vậy thì không biết là nguyên do tâm lý hay do mình sắp mãn kinh em muốn hỏi bác sĩ tư vấn cho em vấn đề đó. Và mỗi lần nó bị nó đau nó làm đau khắp người luôn thưa bác sĩ.

(Ngủ hay bị tỉnh giấc vào khoảng 3 giờ sáng và buổi sáng hay bị bừng bừng ra rất nhiều mồ hôi)

– Bác sĩ tư vấn:

Như vậy thì tôi có thể kết luận là chị đi vào rối loạn tiền mãn kinh rồi nhá. Những triệu chứng mà chị kể đó là: chu kỳ kinh có thể ngắn lại, rồi có khi 1 tháng có 2 lần rồi có khi 2 – 3 tháng mới có 1 lần nó sẽ kéo như vậy trong vòng 2 năm và đồng thời kèm theo biểu hiện đau nhức, ngủ hay bị tỉnh giấc hoặc là khó ngủ hoặc là hay bị đổ mồ hôi, đổ như mình đi tắm vậy mà mình chưa có làm gì dữ mà mồ hôi đổ quá chừng. Ngoài ra nó còn kém tập trung, dễ hơn, dễ giận… Thì những triệu chứng đó là triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh thì các chị biết là ở TP. HCM thì độ tuổi mãn kinh trung bình là khoảng 47 tuổi rưỡi. Do đó, đến tuổi 44, 45 nó làm như vậy trong vòng 2 năm thì bắt đầu mãn kinh. Khi mà mãn kinh thì nguyên 1 năm liên tục 12 tháng liên tục không còn kinh thì mới gọi là mãn kinh chị nhé. Nếu mình khó chịu quá thì mình có thể đi khám bác sĩ, cũng có 1 số đồ ăn hoặc một số loại thuốc hỗ trợ mình thêm chị nha.

– Thính giả 4: Hiện nay chị mang thai hơn 24 tuần và đi khám thì bác sĩ nói là thai chậm tăng cân. Vấn đề mà chị đang quan tâm là việc mình làm sao để giúp cho thai nhi trong bụng phát triển toàn diện hơn không còn tình trạng chậm tăng cân này, thai phụ cần ăn gì hay bổ sung thêm gì để cải thiện vấn đề này hay không?

– Bác sĩ tư vấn: 

Nếu thai nhi 24 tuần mà bác sĩ chẩn đoán nó chậm tăng cân hoặc là chậm phát triển đấy thì bác sĩ phải giúp cho chị tìm nguyên nhân mà tại sao nó lại chậm phát triển sớm như vậy. Bởi vì nó có những giai đoạn ví dụ như giai đoạn đầu của thai kỳ, giai đoạn giữa thai kỳ và giai đoạn giữa thai kỳ. Thì nếu mà ở giai đoạn đầu thai kỳ mà đã giảm sự phát triển hoặc là chậm phát triển là mình phải coi là nó có gì bất thường hay không. Do đó chị phải được kiểm tra, kiểm soát kỹ ngoài cái chẩn đoán tiền sản làm cái double test, triple test và cái siêu âm 4 chiều rồi thì lúc đấy mình mới tạm yên tâm. Thực ra thì y khoa cũng chỉ phát hiện khoảng độ 80 – 85% thôi còn 15% còn lại có khi mình không thể tìm được nguyên nhân.

Còn vấn đề thứ hai nếu mà loại trừ được các bất thường như tôi nói ví dụ như bất thường về nhiễm sắc thể… thì còn lại là vấn đề về dinh dưỡng. Dinh dưỡng nó có 2 nguồn, 1 là nguồn từ mẹ nuôi mẹ truyền sang con thì như vậy mẹ ăn uống đủ chưa, đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất mẹ phải bồi bổ đủ vào và đặc biệt là chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng) và sữa (uống tăng lên từ từ đầu tiên là mình uống cả ly bự là coi chừng mình bị tiêu chảy nên mình cứ uống tăng lên từ từ). Rồi tiếp theo nữa là chúng ta có thể hỗ trợ bằng thuốc thì khám bác sĩ sẽ tư vấn cho chúng ta 1 số loại thuốc, 1 số vitamin để giúp cho hệ thần kinh, mạch máu của trẻ phát triển cho tốt. Còn nếu trường hợp nếu dây rốn bị xoăn, bị quấn vào cổ, bị kẹp trong nách, bị kẹp trong háng hoặc là bị quấn ở chân em bé thì đó là 1 trong những cái hết sức nguy hiểm làm cho trẻ không lớn được, nhiều là có khi chậm phát triển mà cái nguy hiểm nhất là làm mất tim thai ngay từ trong bụng. Do đó chị phải tập đếm cử động thai sau khi được bác sĩ hướng dẫn, cho thuốc, hướng dẫn chế độ ăn thì chúng ta xem cải thiện như thế nào thì ngoài ra chúng ta phải đếm cử động thai 1 ngày đếm 3 lần, mỗi lần trong 1 tiếng đồng hồ và trong 1 tiếng đồng hồ đó em bé phải cử động từ 4 lần trở lên thì mới chấp nhận được còn nếu ít hơn là có vấn đề phải đi khám.

Rất cám ơn Tiến sĩ/Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà Giảng viên Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những thông tin hữu ích trong chương trình này!

Và chúng tôi cũng xin cảm ơn sản phẩm PM Procare cung cấp 18 dưỡng chất cần thiết trước, trong và sau khi sinh, sản phẩm của Công ty Max Biocare của Úc đã tham gia đồng hành cùng chương trình ngày hôm nay.

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-kieng-khem-thoi-ky-o-cu-1602/feed/ 0
Video tư vấn: Trầm cảm sau sinh https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-tram-cam-sau-sinh-1464/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-tram-cam-sau-sinh-1464/#respond Sun, 13 Aug 2017 10:06:23 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1464 Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau khi đứa con sinh ra. Để hiểu rõ về tình trạng này mời bạn theo dõi video dưới đây Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm – Bác sĩ Sản Phụ Khoa Nội Soi Bệnh viện Từ Dữ sẽ chia sẻ thông tin về tình trạng này.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và từ 15% – 25% trong 12 tháng sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua, có thể kéo dài. Bệnh có thể điều trị và một trong số trường hợp có thể dự phòng. Tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh nguy cơ lặp lại khoảng 50%, tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Trầm cảm sau sinh là căn bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng và có thực tế không ít chị em đã phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để thoát khỏi tình trạng trầm cảm sau sinh.

– MC: Thưa bác sĩ, tình trạng trầm cảm sau sinh là chủ để được nhiều chị em phụ nữ bàn luận trong thời gian qua. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn xem nhẹ vấn đề này kể cả các mẹ bầu cho rằng chỉ cần giữ lạc quan, vui vẻ thì khó có thể bị trầm cảm sau sinh và nếu có thì chắc chắn sẽ không quá nghiêm trọng. Điều này có đúng không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Trầm cảm sau sinh là vấn đề mà chúng ta hay xem nhẹ thành ra là các mẹ bầu chỉ nghĩ đơn giản là vui vẻ lạc quan thôi là được mà không nghĩ tới những diễn biến nặng về sau mà làm cho càng ngày người phụ nữ càng thu hẹp không gian của mình là và từ từ họ đi tới sự bế tắc.

– MC: Cần chuẩn bị tâm lý như thế nào để mình đón em bé một cách tốt nhất và cơ thể người phụ nữ khỏe mạnh hơn?

– Bác sĩ tư vấn:

Ở đứa con đầu tiên thì cũng giống như mẹ bầu thôi bác sĩ cũng vẫn lo lắng, lo lắng là trong quá trình mang thai làm sao để bé khỏe mạnh, ăn uống dinh dưỡng; giai đoạn mà bắt đầu sinh bé thì lo lắng làm thế nào để đủ sữa mẹ, mình có đủ sữa hay không? Mình có đủ sữa để cho bé bú mẹ hoàn toàn hay không? Và tiếp theo nữa là lo lắng rằng 1 mình mình có đủ để chăm sóc cho bé hay không?… Nhiều cái lo lắng như vậy mình sẽ có kế hoạch ngay từ đầu và như vậy thì mọi chuyện chúng ta có thể giải quyết được từng bước một.

– MC: Thường thị phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện thay đổi tâm lý, cáu gắt, mệt mỏi thì đó có phải là biểu hiện ban đầu của trầm cảm sau sinh hay đó chỉ là biểu hiện bình thường của các mẹ thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Ban đầu mọi người cũng nghĩ là do mang thai nhưng mà tại sao sinh xong rồi, có con phải là niềm hạnh phúc của người phụ nữ nhưng ngược lại họ lại rơi vào trạng thái buồn bã và thậm chí là cáu gắt thì đó chính là biểu hiện của trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giai đoạn đầu, giai đoạn đầu có nghĩa là khi chúng ta cảm thấy có vấn đề đó là chúng ta cần phải quan tâm chia sẻ liền.

– MC: Điều trị trầm cảm sau sinh thì chồng và người thân có những hỗ trợ như thế nào ngoài việc đi đến gặp bác sĩ tư vấn?

– Bác sĩ tư vấn:

Người chồng và cả người thân đều phải đồng hành cùng với người mẹ trong suốt quá trình từ mang thai cho tới sau sinh. Chúng ta sẽ chuẩn bị toàn bộ những kiến thức hỗ trợ ví dụ như là: kiến thức về nuôi con, nuôi con giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, giai đoạn ăn dặm, chăm con. Và một điều mà tất cả chúng ta cần lưu ý là trầm cảm sau sinh không có nghĩa là chỉ xuất hiện ngay sau sinh mà thậm chí là trong vòng 1 năm sau sinh vẫn có thể xuất hiện chuyện đó. Có nghĩa là chúng ta luôn luôn đồng hành cũng người mẹ trong suốt quá trình nuôi trẻ.

– MC: Khi nào thì mẹ cần đi gặp bác sĩ để tư vấn về trầm cảm sau sinh?

– Bác sĩ tư vấn:

Các mẹ cần lưu ý là cái cảm giác mà buồn không lý giải được cái nỗi buồn của mình hoặc là cảm giác tội lỗi, tội lỗi là họ không có làm đủ được trách nhiệm của người mẹ. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện đó chỉ diễn ra tối đa trong 1 tuần hoặc là 2 tuần sau sinh thì có thể chúng ta không cần hỗ trợ gì nhiều mà người phụ nữ có thể tự vượt qua được. Nhưng nếu như người phụ nữ sau sinh cảm thấy các triệu chứng của mình nó không thay đổi và cái tâm thái, trạng thái của mình ngày càng tệ hơn, càng ngày càng lo lắng tội lỗi nhiều hơn và có những suy nghĩ tiêu cực kéo dài cho tới tuần thứ hai sau sinh thì chúng ta cần phải tìm kiếm tới các chuyên gia về tâm lý và tư vấn từ các bác sĩ về nhi về sản để mình có cái lối thoát.

– MC: Vậy chúng ta có cách nào để tiên lường trước được người phụ nữ có 1 dấu hiệu nào đó để biết chuẩn bị trầm cảm hoặc là đang trầm cảm và tương lại sẽ trầm cảm hay không?

– Bác sĩ tư vấn:

Thông thường, trầm cảm sau sinh sẽ xảy ra ở những phụ nữ có đứa con đầu tiên, cái thứ hai là thai kỳ đó không có kế hoạch trước hoặc là thai kỳ có những vấn đề bất thường theo dõi em bé, ví dụ bé suy dinh dưỡng, bé thiểu ối, bé có những bất thường về phát triển thì người mẹ sẽ lo lắng.

– MC: Với những thông tin bác sĩ chia sẻ thì rất là hữu ích. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có sự tiên đoán trước thì hậu quả sẽ như thế nào đối với một người phụ nữ bị trầm cảm?

– Bác sĩ tư vấn:

Hậu quả đáng sợ nhất, hậu quả nặng nề nhất là người phụ nữ với cảm giác tội lỗi họ có thể là họ bỏ đi 1 nơi nào đó mà gia đình không ai tìm thấy hết, họ bỏ cả con luôn hoặc là họ mang cả em bé hai mẹ con cùng bỏ đi luôn. Còn những triệu chứng mà nặng hơn nữa là gì, là họ đi tới ý định tự sát hoặc là hại những người xung quanh và gần nhất là em bé. Bởi vậy, chúng ta cần phải ngăn chặn ngay từ sớm, trong ngăn chặn này thì tôi vẫn luôn nhấn mạnh rằng gia đình cần luôn quan tâm và chia sẻ.

– MC: Thông qua chương trình này bác sĩ có thông điệp nào để chia sẻ tới những mẹ bầu, những người đang làm mẹ để tránh được tình trạng sau sinh hay không?

– Bác sĩ tư vấn:

Ngay từ giai đoạn mà chúng ta có ý định có đứa con đầu tiên, có ý định có thai hoặc là sinh con thì chúng ta phải tầm soát, tầm soát yếu tố nguy cơ của trầm cảm trước khi chúng ta đi tới giai đoạn sau sinh. Thực ra, bây giờ trên thế giới cũng khuyến cáo rằng là các khám sức khỏe định lỳ nên đưa những bảng câu hỏi để đánh giá về trầm cảm. Tại vì, trầm cảm không chỉ gặp ở phụ nữ sau sinh mà tất cả chúng ta đều có thể bị gặp và chúng ta phải tầm soát từ trước khi mà chúng ta mang thai để có gì bác sĩ sẽ chú ý và chúng ta có liệu trình chuẩn bị về tinh thần. Cái liệu trình đó là quá trình đồng hành của người phụ nữ cùng với gia đình và người thân thì chúng ta mới ngăn ngừa được khúc sau. Còn nếu như chúng ta chờ cho tới khi sau sinh rồi, người mẹ có triệu chứng đó rồi chúng ta mới can thiệp thì đôi khi chúng ta không kịp bởi vì các giai đoạn trầm cảm không phải từ nhẹ, trung bình rồi nặng đâu, nó có thể đang nhẹ rồi nhẩy sang bước nặng rất là nhanh và đột ngột mà chúng ta không lường trước được.

Rất cám ơn bác sĩ đã có những thông tin chia sẻ về vấn đề trầm cảm sau sinh của phụ nữ.

Cám ơn công ty Max Biocare đã đồng hành cùng chương trình tạp chí sức khỏe ngày hôm nay!

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-tram-cam-sau-sinh-1464/feed/ 0
Video tư vấn: Són tiểu sau sinh https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-son-tieu-sau-sinh-1404/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-son-tieu-sau-sinh-1404/#respond Sat, 05 Aug 2017 02:12:22 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1404 Sau khi sinh em bé, rất nhiều chị em mắc phải chứng tiểu không tự chủ, chỉ một cái hắt xì, một cơ ho hay một trận cười là “ẩm ướt”. Hôm nay Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyên Thị Thanh Tâm – bác sĩ Sản Phụ Khoa Khoa Nội Soi Bệnh viên Từ Dũ sẽ tư vấn cho các bạn về tình trạng són tiểu sau sinh.

Són tiểu là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh con. Theo thống kê cứ 3 phụ nữ từng mang thai và sinh con có 1 phụ nữ bị són tiểu, gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% các phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan vùng chậu (trong đó cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên như: sa tử cung, sa bàng quan, sa trực tràng). Nguyên nhân của chức năng sàng chậu và sa cơ quan vùng chậu là do khi mang thai thói quen xấu suy yếu sức cơ theo tuổi.

Những đối tượng dễ mắc són tiểu sau sinh:

  • Sinh con to
  • Sanh hút, sanh kềm
  • Sanh có rách cửa mình nhiều
  • Có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước đó
  • Mãn kinh

Són tiểu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không bị di chứng gì về sau nhưng có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục nếu không được điều trị kịp thời.

– MC: Thưa bác sĩ, với chị em phụ nữ thì việc được làm mẹ là một thiên chức cao quý nhưng đồng thời cũng phải hy sinh rất là nhiều vì sau sinh có thể hay gặp những ảnh hưởng đến sức khỏe như: đau bụng, đau vết mổ, căng sữa, tắc sữa, trầm cảm, ngoài ra họ còn bị rối loạn tiết niệu hay gặp nhất là tình trạng són tiểu. Vậy tại sao lại gặp phải tình trạng són tiểu sau sinh?

– Bác sĩ trả lời:

Đối với thai phụ và giai đoạn sau sanh nó liên qua trực tiếp bởi vì quá trình mang thai nó là một quá trình mà nó tăng cái sức nặng lên trên phần sàng chậu. Phần sàng chậu là cơ quan mà giúp cho việc kìm giữ nước tiểu, quá trình mang thai cộng với những tác động của cuộc sanh cho dù là sanh thường hay sanh mổ cũng đều ảnh hưởng đến bệnh lý són tiểu.

– MC: Thưa bác sĩ, nhiều chị em phụ nữ thường hay chia sẻ với nhau về tình trạng sức khỏe của mình và cho rằng những bệnh thường gặp sau sinh đều có thể tự khỏi. Vậy són tiểu sau sinh có khả năng tự khỏi được hay không và nếu điều trị thì chúng ta nên điều trị như thế nào?

– Bác sĩ trả lời:

Đúng là trong vòng 3 tháng đầu sau sanh triệu chứng són tiểu sẽ thuyên giảm và thậm chí là biến mất. Tuy nhiên, chính vì chuyện đó mà các chị em sẽ chủ quan đặc biệt là những người có triệu chứng trong thai kỳ bởi vì các nghiên cứu thì người ta đã chứng minh được rằng là những thai phụ mà bị són tiểu trong thai kỳ nếu họ không có biện pháp dự phòng hoặc điều trị ngay sau sanh thì 1 năm sau đó mọi chuyện sẽ trở lại giống như trong thai kỳ.

– MC: Có 1 trường hợp là chị em phụ nữ sau sinh ông bà thường dặn là không được ăn chua, nằm than, đi nhẹ nói khẽ và nằm giường trong 1 thời gian hậu sản dài. Như vậy, những kiêng cữ sau sinh ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng són tiểu sau sinh?

– Bác sĩ trả lời:

Những kiêng khem như vậy cũng có 1 tác dụng tốt về mặt tâm lý thôi tức là làm cho người phụ nữ và gia đình cảm thấy yên tâm có kiêng thì có lành. Nhưng thực ra về mặt y khoa, những kiêng khem đó không có tác dụng gì đối với việc chúng ta phòng ngừa hay điều trị bệnh lý són tiểu hết. Thậm chí còn gây ra những vấn đề khác ví dụ: kiêng quá sẽ thiếu chất dinh dưỡng, việc nằm than có thể dẫn đến tình trạng cả mẹ và bé bị ngộ độc vì cái khí độc từ than (khó CO), hoặc là khi mà nhiệt độ ở phòng tăng vì nó nóng như vậy cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng phát triển và tăng tỉ lệ nhiễm trùng vết thương hoặc vết mổ sau đó.

– MC: Nhiều chị em phụ nữ có quan điểm là sinh mổ lấy thai chủ động và có thể ngăn ngừa sa tủ cung và ngăn ngừa són tiểu sau cuộc sanh gây ra thì điều đó có đúng không bác sĩ?

– Bác sĩ trả lời:

Chúng ta đã biết là quá trình mang thai không thôi đã đủ là bệnh nguyên gây tới tình trạng sa tử cung và són tiểu rồi. Bởi vì người mẹ trong 9 tháng mang thai với một sự tăng cân gọi là đột ngột và nhanh thì chính quá trình tăng cân đột ngột như vậy nó sẽ làm cho toàn bộ quá trình cấu trúc phía dưới cửa mình tức là phần sàng chậu và phần tử cung trĩu nặng và sa xuống. Vì vậy, dù sanh thường hay sanh mổ đều không làm thay đổi được bệnh nguyên đó.

– MC: Vậy triệu chứng són tiểu sau sinh là cứ chờ gặp rồi điều trị chứ không có cách nào phòng ngừa hay sao bác sĩ?

– Bác sĩ trả lời:

Có thể phòng ngừa được bệnh nguyên són tiểu sau sinh. Tức là bây giờ chúng ta sẽ thấy cũng có triển khai một số lớp yoga bà bầu hoặc lớp tập sàng chậu cho các thai phụ. Như vậy, chúng ta không cần chờ cho tới khi mà chúng ta bị bệnh thì chúng ta mới bắt đầu đi điều trị. Tại vì chúng ta hiểu là cái bệnh nguyên của cái bệnh này liên quan đến mang thai, biết như vậy thì từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 của thai kỳ thì thai phụ nên chủ động tìm kiếm các trung tâm thường là ở bệnh viện sẽ có những chương trình để tập sàng chậu và tập yoga mà tác động vào vùng sàng chậu để làm săn chắc vùng sàng chậu và mình sẽ phòng ngừa được bệnh lý này.

– MC: Vậy trong y khoa mình có những cách điều trị nào hiệu quả nhất để giúp mẹ bầu không bị tình trạng són tiểu này không?

– Bác sĩ trả lời:

Thực tế thì các bệnh viện vẫn triển khai những điều trị són tiểu ngay từ trong thai kỳ và sau sanh. Ở những trường hợp mà nhẹ thì chúng ta có thể tập vật lý trị liệu sàng chậu và cái tập này nó có hai giai đoạn ví dụ như: mình có những bài tập thể dục chuyên biệt cho bệnh lý này hoặc chúng ta sẽ tập với máy phản hồi sinh học nếu sau sanh các triệu chứng đó khoảng 3 tháng sau sanh không thuyên giảm hoặc không biến mất thì chúng ta sẽ phải tái khám một lần nữa để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. Nếu như cái tình trạng đó mà nặng không có cải thiện với vật lý trị liệu thì chúng ta còn có các phương pháp khác ví dụ như: phẫu thuật thì cái phẫu thuật bây gió nó rất là đơn giản chỉ cần gây tê và bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch nhỏ khoảng 2cm ở phần thành trước âm đạo tức là vết rạch nó còn nhỏ hơn là vết cắt may tầng sinh môn hoặc là một vết mổ nữa và bác sĩ sẽ đặt một dải băng người ta gọi là theo phương pháp tioti, 1 giải băng để điều trị són tiểu đó và sau 2 đến 3 ngày thì người phụ nữ đó có thể xuất viện và mọi hoạt động có thể trở lại bình thường.

Rất cám ơn Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyên Thị Thanh Tâm đã chia sẻ, tư vấn những thông tin hữu ích về són tiểu sau sinh!

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-son-tieu-sau-sinh-1404/feed/ 0
Video tư vấn: Đau lưng thời kỳ mang thai và sau sinh https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dau-lung-thoi-ky-mang-thai-va-sau-sinh-1215/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dau-lung-thoi-ky-mang-thai-va-sau-sinh-1215/#respond Thu, 22 Jun 2017 08:01:21 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1215 Trong thai kỳ của mình có khoảng một nửa các bà mẹ mang thai bị đau lưng vào một thời điểm nào đó. Chứng đau lưng thai kỳ có thể có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Tiến sĩ/Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung giảng viên Đại học Y dược TP.HCM Bệnh Viện Hùng Vương sẽ tư vấn về tình trạng này ở video dưới đây:

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dau-lung-thoi-ky-mang-thai-va-sau-sinh-1215/feed/ 0