Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh https://dinhduongbabau.net/cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh-1681/ https://dinhduongbabau.net/cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh-1681/#comments Fri, 15 Sep 2017 04:26:58 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1681 Bệnh phụ khoa luôn là mối đe doạ và là một tình trạng báo động đối với sức khỏe chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhất là phụ nữ sau ki sinh. Phụ nữ sau khi sinh nở nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao hơn nhiều lần. Cùng dinhduongbabau tìm hiểu về các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh và biện pháp cải thiện nó như thế nào?

cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh

Sau khi sinh: chớ coi thường bệnh phụ khoa!

Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tình, Bệnh viện đa khoa 16A thì người phụ nữ sau khi sinh con vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục quả sớm là nguyên nhân chính mắc các bệnh phụ khoa sau sinh. Nguyên nhân cụ thể gây bệnh phụ khoa sau sinh như sau:

* Không vệ sinh đúng cách

  • Cổ tử cung bị giãn rộng sau sinh và thời gian đầu có xuất hiện sản dịch chảy ra rất nhiều nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, cuối cùng hình thành bệnh phụ khoa sau sinh.
  • Những chị em sinh thường phải rạch tầng sinh môn. Vì vậy mà sau khi sinh nếu chị em không chú ý tới việc giữ vệ sinh thì vết thương này sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

* Cơ thể nữ giới sau khi sinh thường rất yếu ớt, sức đề kháng giảm, kèm theo việc cơ quan sinh dục bị thương tổn sẽ tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, nấm, trùng roi… tấn công gây bệnh phụ khoa sau khi sinh.

* Quan hệ tình dục quá sớm:

Sau khi sinh, sinh lý ở cơ thể mẹ biến đổi khá lớn đặc biệt là những tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sau khi sinh cần một khoảng thời gian mới có thể phục hồi lại như lúc trước khi mang thai. Nếu sau khi âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.

  • Đối với sinh thường, bác sĩ khuyến cáo sau sinh khoảng 6 – 8 tuần mới nên quan hệ hoặc khi bộ phận sinh dục khỏe mạnh trở lại, thể lực và khí hư phục hồi. Còn sau 6 – 8 tuần mà thấy sức khỏe vẫn chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt để bộ phận sinh dục hồi phục hoàn toàn.
  • Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục.
  • Những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.

Sau khi sinh, bác sĩ thường khuyên sản phụ ít nhất là 2 tháng sau sinh nên kiêng quan hệ tình dục. Đây chính là thời gian để cơ thể người phụ nữ phục hồi cũng là biện pháp tránh thai để người phụ nữ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em không thực hiện đúng chỉ định, đã quan hệ tình dục quá sớm nên dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

Mắc các bệnh phụ khoa sau sinh khá là nguy hiểm và nó gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em trong tương lai, vì thế chị em cần đặc biệt chú ý khi thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín của mình.

Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp nhất sau khi sinh. Một số triệu chứng của bệnh viêm âm đạo: khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu, có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Nếu đi khám phụ khoa có thể thấy niêm mạc âm đạo bị sưng tấy, đồng thời chị em có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.

Viêm tử cung, viêm cổ tử cung

Triệu chứng viêm tử cung, viêm cổ tử cung là vùng kín xuất hiện rất nhiều khí hư bất thường ở dạng loãng hoặc đặc dính, có bọt. Ngoài ra còn một số biểu hiện như: đau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng bụng dưới…

Viêm vòi trứng, ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm phụ khoa sau sinh. Các tổn thương ở âm đạo có thể phát triển mạnh hơn gây ra viêm nhiễm ở buồng tử cung, tử cung, nếu như chị em không khám phụ khoa sau sinh kịp thời có thể phát triển nặng hơn gây tắc vòi trứng, viêm buồng trứng, dẫn đến vô sinh trong tương lai

Cách khắc phục các bệnh phụ khoa sau sinh

Khi mắc các bệnh phụ khoa sau sinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sức khỏe sản phụ. Do đó ngay khi mới phát hiện ra mình có biểu hiện viêm phụ khoa sau sinh chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ khám phụ khoa sau sinh tìm ra đâu là nguyên nhân gây bệnh và xác định chính xác căn bệnh đang mắc phải để có hướng điều trị bệnh kịp thời, nhanh chóng, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ.

Việc điều trị các bệnh phụ khoa sau sinh không nên sử dụng thuốc kháng sinh vì nó có thể gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa của sản phụ. Thông thường sau khi sinh chưa được quá 6 tháng để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa các bác sĩ thường dùng phương pháp đặt viên phụ khoa. Các loại thuốc đắt thường chỉ có tác dụng tại chỗ và hàm lượng có thể khuếch tán trong máu không nhiều, nên không ảnh hưởng gì đến việc bạn cho con bú.

 

Lưu ý là sản phụ không được tự ý sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo. Vì các loại thuốc này nếu bạn không sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp theo nguyên nhân thì không mang lại kết quả cao mà còn khiến bệnh viêm phụ khoa sau sinh nặng hơn.

Nếu viêm nhiễm ở mức độ nhẹ thì nên sử dụng các biện pháp chữa viêm phụ khoa sau sinh bằng các giải pháp tự nhiên như: rửa vùng kín bằng lá trầu, bằng một số loại thảo dược,… vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe và vấn đề cho con bú.

Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh cần chú ý gì?

Nên ăn đậu và những chế phẩm từ đậu

Đậu và các chế phẩm từ đậu giúp bổ sung estrogen thực vật, bao hàm lignin, isoflavones, được các nhà khoa học công nhận có công dụng chống oxy hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dậu và các chế phẩm từ đậu là món ăn rất tốt trong việc ngăn ngừa sự phát triển của viêm nhiễm. Những loại thực phẩm trong nhóm này như: sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ, bông cải xanh, cần tây, giá đỗ, đậu Hà Lan…

Bổ sung kẽm và selenium

Đây là 2 loại chất có tác dụng sản sinh ra các tế bào miễn dịch và phát huy cao độ các chức năng của tế bào miễn dịch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng selenium và kẽm trong cơ thể thấp sẽ có thể làm giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Do đó, bổ sung kẽm và selenium sẽ hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ làm giảm tình trạng bệnh viêm phụ khoa sau sinh hiệu quả.

Ăn các thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao

Các chất chống oxy hóa có nhiều trong dưa hấu, chanh, nho, anh đào, cam. Bổ sung các chất oxy hóa không những giúp chống lão hóa da mà còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngăn chặn bệnh tái phát lần 2.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C giúp khống chế các virus gây hại, điều này vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm phụ khoa sau sinh. Ngoài ra, vitamin C cũng liên quan với tỉ  lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Theo nghiên cứu, khi lượng vitamin C tăng thì nguy cơ chị em bị viêm phụ khoa sau sinh sẽ giảm đi.

Hạn chế các đồ ăn cay nóng

Khi bị mắc các bệnh phụ khoa chị em cần phải hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ hộp, tránh làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

Thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng
  • Không mặc quần lót quá chật hoặc quần chưa khô hẳn
  • Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh và thụt rửa vùng kín
  • Sau khi sinh, cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng. Sau đó, nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi, với nhiều người …
  • Thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn để hạn chế tình trạng nạo phá thai để tránh viêm nhiễm vùng kín và các bệnh lây qua đường tình dục

Dù là trước khi mang thai hay sau khi sinh chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh, có hướng chữa trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm: Tại sao mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

]]>
https://dinhduongbabau.net/cac-benh-phu-khoa-thuong-gap-sau-sinh-1681/feed/ 8
Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh – Bệnh khiến nhiều chị em lo lắng https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-benh-khien-nhieu-chi-em-lo-lang-1610/ https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-benh-khien-nhieu-chi-em-lo-lang-1610/#comments Wed, 06 Sep 2017 01:42:43 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1610 Việc chăm sóc cơ thể trong thời kỳ hậu sản là rất quan trọng. Bởi vì chỉ cần một chút sơ sảy thì nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Mẹ nên tham khảo dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp để tìm cách ngăn ngừa và phòng tránh.

dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh

Nguyên nhân bị hậu sản sau sinh

Hậu sản sau sinh là thời kỳ 4 – 6 tuần lễ sau khi sinh. Đây là thời kỳ mà người phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề về cả thể chất và tinh thần. Hậu sản sau sinh thường xảy ra ở khoảng 15 – 20% bà mẹ sau sinh.

Tuy có con là một niềm hạnh phúc lớn đối với người phụ nữ, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường gặp rất nhiều căng thẳng và đối mặt với tình trạng thiếu ngủ. Vấn đề càng khó khăn hơn khi người phụ nữ phải nuôi con, chăm con một mình không có người thân giúp đỡ, hoặc do vấn đề tài chính mà người phụ nữ cũng phải đi làm thì mới đủ để trang trải cuộc sống.

Bất kỳ một người phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kỳ hậu sản, việc em bé chào đời là biến động lớn về cả thể chất và tâm lý đối với người mẹ. Do vậy, trong giai đoạn này người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không thì sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản (bệnh mắc phải trong thời kì hậu sản).

Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh

Sau khi sinh con, người phụ nữ rất dễ mệt mỏi, cơ thể yếu đuối cộng với việc suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường với đủ thứ việc vặt vãnh, không tên; nhất là khi em bé không khỏe mạnh, mẹ thiếu sữa…; người mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước kia các mẹ xem là chẳng có gì.

Nếu gặp phải những triệu chứng trên kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý, bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ:

  • Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.
  • Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.
  • Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.
  • Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.
  • Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.
  • Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ

Băng huyết

bang-huyet-sau-sinh

Băng huyết là một trong những bệnh hậu sản thường gặp sau khi sinh (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.

Triệu chứng chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Tùy từng nguyên nhân (đờ tử cung, sót rau, rách đường sinh dục…) mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Và tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau sinh:

  • Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to.
  • Chuyển dạ kéo dài; nhiễm khuẩn ối.
  • Sót rau trong buồng tử cung.
  • Sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
  • Tiền sử xảy, nạo, hút thai nhiều lần.
  • Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung.
  • Sau đẻ non, đẻ thai lưu.
  • Đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.
  • Dây rau ngắn, cuốn cổ nhiều vòng; lấy rau không đúng quy cách.
  • Đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn.

Băng huyết là một tai biến hết sức nguy hiểm, nếu chị em thấy mình ra máu nhiều sau khi sinh hay gặp các triệu chứng trên, cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.

Cơn đau tử cung

Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Những người sinh con so thường ít gặp cơn đau tử cung hơn vì chất lượng tử cung vẫn còn tốt. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần thì càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi các cơn đau tử cung với cường độ quá mạnh thì sẽ cần phải dùng thuốc giảm đau. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Khi cho con bú, oxytocin phóng ra nhiều nên có thể xuất hiện các cơn đau tử cung. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau đẻ.

Nhiễm khuẩn hậu sản

nhiem-khuan-sau-sinh

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…

Nguyên nhân khiến cho vi khuẩn phát triển được do: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước…

Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, sản phụ thường gặp những triệu chứng ban đầu như: sốt nhẹ (>38độC), đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém… Nếu nặng, sản phụ có thể bị sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…

Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch. Mỗi hình thái sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng tuy nhiên nếu bạn bị sốt trong thời kì này thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là biểu hiện ban đầu của mọi hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.

Sản dịch

Sản dịch là dịch từ tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử… Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.

Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.

Ở người con so, cho con bú, sản dịch sẽ hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn. Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi xem có bị sót rau khi đẻ hay không. Trên lâm sàng, 3 tuần lễ sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.

Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: Sản phụ mới sinh xong thường thở chậm và sâu hơn. Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Khi bị choáng do mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch…

Ở những người không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.

Cách phòng ngừa các bệnh hậu sản sau sinh

Theo các bác sỹ đầu ngành về sản khoa thì sau khi sinh xong cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lỗ thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho bà mẹ. Vì vậy việc phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh hậu sản là rất cần thiết.

Trước hết là cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của các bà mẹ tối thiểu là 3 ngày sau sinh về: Theo dõi huyết áp, dấu hiệu của choáng, sốc, số lượng nước tiểu, để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vận động và đi lại ngay khi có thể, theo dõi số lượng nước tiểu, lần đi đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang. Theo dõi, sự co của tử cung, màu, số lượng, mùi của sản dịch. Ngoài ra theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần sản phụ. Để phát hiện sớm đờ tử cung, sót rau, viêm nhiễm trùng sản hậu. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên. Nên sinh hoạt và ăn uống đúng cách.

Ngoài ra cần tạo cho mình 1 tinh thần thoải mái, cần chia sẻ với người thân về cả công việc lẫn cảm xúc trong thời gian này. Đặc biệt là cần nhờ chồng, người thân chăm sóc con để giảm những áp lực mệt mỏi, căng thẳng, áp lực về công việc. Như vậy cũng có thể hạn chế được tối đa bệnh trầm cảm sau sinh.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé sau khi sinh tốt nhất trong khoảng thời gian trước khi sinh các mẹ nên nắm rõ về các bệnh hậu sản sau khi sinh là gì, cách phòng ngừa ra làm sao để nếu không may mắc phải các bệnh hậu sản thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những cách chữa trị kịp thời. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ dinhduongbabau.net để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe cả nhà nhé!

Xem thêm: Những triệu chứng sau sinh mẹ cần biết

]]>
https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-benh-khien-nhieu-chi-em-lo-lang-1610/feed/ 69