Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Thu, 15 May 2025 05:53:05 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Có bầu mấy tháng thì uống sắt là tốt nhất? https://dinhduongbabau.net/co-bau-may-thang-thi-uong-sat-3379/ https://dinhduongbabau.net/co-bau-may-thang-thi-uong-sat-3379/#comments Mon, 15 Jun 2020 03:42:22 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3379 Có bầu mấy tháng thì uống sắt luôn là vấn đề được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Hôm nay Dinh dưỡng bà bầu sẽ cùng các mẹ tìm hiểu sâu hơn vấn đề bổ sung sắt lúc mang thai để biết được bà bầu cần uống sắt khi nào, tại sao cần uống sắt và các nguồn bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nhớ tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn lượng sắt cần cung cấp khi mang thai nhé.

Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt trong thai kỳ?

Thiếu sắt khi mang thai thì sao?

Sắt được sử dụng để tạo ra huyết sắc tố – một thành phần trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy tới các cơ quan của cơ thể. Do đó, sắt giữ nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như: duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn, giúp chuyển hóa beta caroten thành vitamin A, tái tạo collagen, giảm mệt mỏi. Sắt đặc biệt cần thiết đối với bà bầu và thai nhi, cụ thể:

  • Sắt cần cho sự phát triển của thai nhi: Cung cấp đủ sắt giúp tạo hemoglobin, một loại protein vận chuyển oxy tới cơ và collagen tham gia quá trình tạo xương sụn để em bé của bạn cứng cáp hơn. Sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch để thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ biến chứng dẫn đến sảy thai, sinh non, nhẹ cân.
  • Sắt quan trọng với sức khỏe người mẹ: Trong thai kì, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mẹ tăng cao vì thai nhi cần dưỡng chất để phát triển. Nếu mẹ không bổ sung thêm sắt hay chế độ dinh dưỡng không có đủ lượng sắt bà bầu cần có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Các yếu tố nguy cơ thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt nếu:

– Có hai lần mang thai cách xa nhau

– Mang thai đôi, đa thai

– Bị nôn thường xuyên do ốm nghén

– Chế độ ăn uống nghèo sắt

– Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai

Biểu hiện của bà bầu bị thiếu sắt

Một số biểu hiện cho thấy tình trạng thiếu sắt ở bà bầu như: mệt mỏi, nhợt nhạt, suy nhược, đau đầu, tâm trạng bất ổn, cáu gắt, khi vận động dễ bị nhịp tim nhanh chậm bất thường, chóng mặt, ngất xỉu. Khi gặp các triệu chứng có thể liên quan đến thiếu sắt này mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời. Bởi thiếu sắt có thể gây các biến chứng vô cùng nguy hiểm như băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Phụ nữ có thai thiếu sắt thường có tỷ lệ tai biến sản khoa, sinh non, sảy thai, sinh con nhẹ cân cao hơn những người cung cấp đủ sắt. Điều này cho thấy việc bổ sung đủ sắt khi mang thai quan trọng cỡ nào đối với bà bầu.

Có bầu mấy tháng thì uống sắt? Cách bổ sung sắt đúng đủ cho bà bầu

Chắc hẳn, không ít mẹ bầu nghĩ rằng chỉ đến khi mang thai mới cần bổ sung sắt. Nhưng đây quả thực là suy nghĩ thiếu sót, bởi nếu như cơ thể bị thiếu sắt từ trước khi mang thai thì mẹ sẽ không khỏe mạnh và không thể cung cấp được đủ dinh dưỡng để nuôi bé yêu suốt hơn 9 tháng và cả quãng thời gian sau sinh. Vì vậy, việc bổ sung sắt trước mang thai là vô cùng quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300mg sắt trước mang thai 3 tháng để giảm nhu cầu cần bổ sung sắt trong thời gian thai kỳ và đem lại kết quả tốt hơn khi thai nghén.

Khi mang thai, mẹ vẫn cần phải duy trì bổ sung sắt theo từng giai đoạn. Đặc biệt, trong thời gian tam nguyệt thứ 2 và 3 là gia đoạn mà thai nhi phát triển rất mạnh mẽ, lượng máu cần thiết cũng tăng cao. Nhưng điều quan trọng là mẹ cần xác định đầu tiên chính là nhu cầu sắt mà cơ thể mình cần. Tùy thuộc tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể mà quyết định mẹ có cần phải bổ sung sắt hay không và bổ sung bao nhiêu là đủ.

Đối với một thai kỳ bình thường, nhu cầu sắt cần cung cấp thay đổi theo từng giai đoạn thai kỳ:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu): Khi thai nhi mới hình thành, nhu cầu sắt chỉ tương tự khi bạn chưa mang thai, thậm chí có thể ít hơn bởi không mất máu do kinh nguyệt. Lượng sắt thực tế bà bầu cần giai đoạn này khoảng 0,8 mg Fe/ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng tiếp theo): Nhu cầu sắt tăng cao để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Lượng sắt thực tế bà bầu cần giai đoạn này khoảng 4 – 5 mg Fe/ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối): Đây là thời điểm mẹ cần cung cấp sắt nhiều nhất để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Mẹ bầu nên chủ động bổ sung đủ lượng sắt cần thiết ngay từ những ngày đầu mang thai để tăng dự trữ sắt, đảm bảo cơ thể có đủ sắt ở những tháng cuối thai kỳ. Lượng sắt thực tế bà bầu cần giai đoạn này khoảng hơn 6 mg Fe/ngày.

Lưu ý: Việc tính toán liều lượng sắt cần bổ sung từ thuốc cần dựa trên nhu cầu và khả năng hấp thu của cơ thể ở mỗi giai đoạn thai kỳ. Chẳng hạn đối với một phụ nữ có thai kỳ bình thường cân nặng trước mang thai khoảng 45-55kg thì tổng như cầu sắt cung cấp cho cả thai kỳ khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố (nguồn sắt bao gồm cả thức ăn và thuốc bổ sung). Nếu bà bầu đã có chế độ ăn đầy đủ (lượng sắt sinh học cao) và khả năng hấp thu tốt thì lượng sắt cung cấp từ thức ăn vào khoảng 600mg sắt trong cả thai kỳ. Khi đó bà bầu chỉ cần bổ sung 200-400mg sắt từ các dạng thuốc bổ sung là đủ.

Trường hợp bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt bệnh lý (kết quả xét nghiệm Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì ngoài tăng cường chế độ ăn giàu sắt bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao để điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Khi đó, bạn cần tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại để biết mình cần bổ sung bao nhiêu sắt khi mang thai, bà bầu cần xác định rõ:

  • Nhu cầu sắt thực tế cơ thể cần
  • Lượng sắt cung cấp từ nguồn thức ăn hàng ngày
  • Hàm lượng sắt nguyên tố từ các sản phẩm bổ sung như: thuốc, vitamin tổng hợp…

Ví dụ: Nếu có một thai kỳ bình thường, mẹ bầu không bị bệnh lý thiếu máu và có:

  • Chế độ ăn uống tương đối tốt, mỗi ngày ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ thì chỉ cần bổ sung sắt ở liều lượng cơ bản 5mg sắt nguyên tố/ngày là đủ.
  • Nếu chế độ ăn của mẹ kém hơn thì bà bầu cần bổ sung sắt liều cao hơn một chút, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt khoảng 22-24mg sắt nguyên tố/ngày (phần còn lại sẽ lấy từ chế độ ăn).

Như vậy thay vì băn khoăn có bầu mấy tháng nên bổ sung sắt thì trước tiên mẹ nên kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại và tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống để tối ưu khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Việc uống sắt từ thuốc chỉ được thực hiện khi chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu và nên bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ (trường hợp mẹ bị thiếu máu thiếu sắt bệnh lý).

Không chỉ dừng lại trong cả quá trình mang thai mà mẹ cần bổ sung sắt cả trong giai đoạn sau khi sinh và đặc biệt là 6 tuần đầu tiên sau sinh. Sau sinh mẹ bầu bị mất một lượng máu rất lớn. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm sắt bù lại lượng máu đã mất để duy trì hoạt động của cơ thể và phục hồi sức khỏe. Còn nếu như cơ thể mẹ bị thiếu sắt sau sinh, mẹ sẽ bị suy nhược nghiêm trọng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hay cáu gắt, dễ bị trầm cảm và không thể chăm sóc tốt cho con.

Vì vậy, việc bổ sung sắt của mẹ cần duy trì từ lúc trước khi mang thai, trong suốt thai kỳ và cả thời gian sau khi sinh.

Tham khảo các nguồn bổ sung sắt tốt dành cho bà bầu

Bà bầu có thể thu sắt từ các thực phẩm giàu sắt, vitamin tổng hợp, thuốc. Sắt trong thực phẩm chia thành hai loại chất sắt heme từ động vật và non-heme có trong thực vật. Sắt heme ( Fe2+) từ động vật dễ hấp thu với cơ thể nhất không cần trải qua quá trình chuyển hóa. Mẹ có thể thêm vào chế độ ăn các thực phẩm giàu sắt sau:

  • Sắt heme có nhiều trong thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt càng sẫm màu thì càng nhiều sắt. 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1g sắt. Ngoài ra mẹ bầu có thể ăn gan, 100g gan cung cấp 6,1g sắt mỗi phần ăn. Một số loại hải sản như cá, sò, hàu, bạch tuộc có chứa nhiều sắt, bà bầu có thể ăn 1-2 lần mỗi tháng.
  • Sắt non-hem thường có trong các loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau chân vịt, cải xoong. Các loại ngũ cốc thô cũng là nguồn cung cấp sắt và canxi tuyệt vời dành cho mẹ bầu. Mẹ cũng có thể thêm vào các bữa ăn đậu hà lan, nhóm họ đậu, các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân rất giàu vitamin và khoáng chất.

Một chế độ ăn tốt cũng chỉ cung cấp cho bạn 5% lượng sắt cần thiết. Vậy nên mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt từ các vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai chất lượng. Không chỉ đảm bảo lượng sắt cung cấp ở mức phù hợp mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết khác cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách | Cách chọn thuốc bổ vitamin tổng hợp cho bà bầu 

Thuốc PM Procare cung cấp 5mg sắt nguyên tố, cùng nhiều dưỡng chất khác. PM Procare sẽ cùng thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể nếu bạn có một thai kỳ bình thường với chế độ ăn tương đối tốt, đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm. Còn nếu có chế độ ăn kém hơn một chút, mang đa thai, thai to, có nguy cơ sinh non… thì bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare diamond để cung cấp 24mg sắt nguyên tố cùng một số dưỡng chất thiết yếu khác ở liều lượng cao hơn như DHA, EPA, acid folic, I-ốt,… Cùng với chế độ ăn, sử dụng thuốc bổ hàng ngày, trong suốt thai kỳ sẽ giúp việc mang thai được bình thường và khỏe mạnh.

Lưu ý khi bổ sung sắt khi mang thai

 

Sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng Fe III nhưng cơ thể lại chỉ hấp thu được sắt ở dạng Fe II và Acid trong dạ dày chính là chất giúp chuyển hóa giữa hai dạng này để làm tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung sắt vào lúc đói bụng bởi khi đói lượng acid trong dạ dày tiết ra nhiều nhất.

Một số lưu ý khi bổ sung sắt giúp tăng khả năng hấp thu cho bà bầu:

  • Uống sắt trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc uống sau ăn 2 tiếng. Không nên uống sắt trước khi đi ngủ vì nó có tác dụng phụ là gây khó ngủ.
  • Trong thời gian bổ sung sắt mẹ nên uống thêm vitamin C vì vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể
  • Thực phẩm tương kỵ với sắt: các thức ăn giàu canxi, photpho, trà, cafe, cacao… những thực phẩm này làm phản tác dụng khi sử dụng sắt. Do đó, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm này khi uống sắt hoặc mẹ bầu cần sử dụng chúng sau 2 giờ khi uống sắt.

Sắt là một vi chất hết sức quan trọng cho cả thời gian trước, trong khi mang thai và sau khi sinh. Vậy nên, mẹ hãy nhớ bổ sung đầy đủ và đúng cách để con yêu được khỏe mạnh mẹ nhé! Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh,

]]>
https://dinhduongbabau.net/co-bau-may-thang-thi-uong-sat-3379/feed/ 10
Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ https://dinhduongbabau.net/huong-dan-bo-sung-sat-khi-mang-thai-dung-cach-1019/ https://dinhduongbabau.net/huong-dan-bo-sung-sat-khi-mang-thai-dung-cach-1019/#comments Wed, 19 Jun 2019 01:43:01 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1019 Chúng ta đã biết sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh, Đặc biệt với trường hợp nhu cầu sắt tăng cao như phụ nữ mang thai thì việc bổ sung sắt là cần thiết. Thế nhưng nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn thai kỳ không giống nhau và thừa sắt cũng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không kém. Vậy bổ sung sắt thế nào cho đúng? Cùng Dinhduongbabau giải đáp câu hỏi này nhé.

Nhu cầu sắt cho từng giai đoạn của thai kỳ:

Theo mỗi giai đoạn của thai kỳ, lượng sắt cần cung cấp không giống nhau:

  • 3 tháng đầu là thời gian thai nhi bắt đầu hình thành, nhu cầu sắt chưa cao, thậm chí còn giảm hơn so với bình thường vì mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
  • 3 tháng giữa thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng nhanh
  • 3 tháng cuối lượng máu của mẹ có thể tăng hơn 50% so với bình thường. Đây là giai đoạn nhu cầu sắt lên cao tới đỉnh điểm để đáp ứng đủ cho cho quá trình tạo hồng cầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
  • Sau sinh, ngoài việc bù đắp lại lượng máu mất đi trong quá trình vượt cạn thì nhu cầu sắt của mẹ thực tế chỉ tương tự như khi bạn chưa mang thai mà thôi

Nhu cầu sắt thực tế mà cơ thể cần ở mỗi giai đoạn thai kỳ là:

  • 0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu
  • 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai
  • 6 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ ba

Không phải tất cả lượng sắt bạn bổ sung sẽ được hấp thu hoàn toàn. Chỉ một lượng nhỏ khoảng 10-15% sắt được hấp thu mà thôi. Chính vì vậy, lượng sắt cần cung cấp luôn được tính toán ở mức cao hơn nhu cầu thực tế của cơ thể. Phần sắt còn lại không được hấp thu sẽ thải trừ ra ngoài qua đường tiêu hóa. Đây là căn nguyên gây ra các tác dụng phụ mà mẹ bầu thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen, bụng ấm ách, chán ăn… Càng bổ sung liều cao thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng trầm trọng.

Chính vì vậy, cần tính toán để bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể mà thôi để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Làm thế nào để sắt được hấp thu tối ưu?

Tăng cường ăn thực phẩm có nhiều chất sắt: các loại thịt đỏ, cá… Nên ăn với thực phẩm có chứa vitamin C như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Cà phê, trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa… làm giảm hấp thụ chất sắt. Cố gắng không dùng những thực phẩm này cùng hoặc gần thời điểm với các thức phẩm giàu sắt hay khi bổ sung sắt từ thuốc .

Không bổ sung canxi cùng/gần thời điểm với bổ sung sắt. Cần cách xa nhau ít nhất 2h để không cản trở hấp thu.

Cần bổ sung sắt thế nào cho đúng?

Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nhu cầu sắt cần cung cấp được khuyến cáo như sau:

Do nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn khác nhau nên việc bổ sung đồng đều, trải dài trong khắp thai kỳ sẽ không giúp phát huy tác dụng tối ưu.

Cơ thể chúng ta hoạt động vô cùng thống nhất và hoàn hảo. Khi nhu cầu sắt không nhiều thì sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng.

3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu sắt thấp nên khả năng hấp thu sắt của cơ thể rất ít. Thời gian này, nếu mẹ đã bổ sung sắt liều cao ngay từ đầu sẽ khiến lượng sắt không được hấp thu thải trừ ra ngoài nhiều và do đó dễ gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Sau đó cùng với sự  phát triển của thai nhi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng ở 3 tháng giữa, đồng hành với đó là khả năng hấp thu sắt của cơ thể tăng dần. Tới 3 tháng cuối, khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên cao nhất và giữ nguyên mức hấp thu cao như vậy cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ. Lúc này, tăng cường bổ sung sắt cho mẹ là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian này mẹ bầu đã ăn uống tốt hơn, lượng sắt từ thực phẩm được cung cấp nhiều hơn. Do vậy, thực tế mẹ bầu cũng không cần bổ sung quá nhiều sắt, chỉ nên ở mức vừa đủ theo khuyến cáo mà thôi.

Giới hạn bổ sung sắt tối đa là 45mg sắt nguyên tố/ngày. Nếu không có thiếu hụt đặc biệt thì chỉ nên bổ sung sắt trong giới hạn tối đa này.

Một số trường hợp nhạy cảm với lượng sắt dư thừa như: Người có tăng hấp thu sắt do di truyền, người nghiện rượu, xơ gan, không dung nạp sắt, thalassemia… cần hết sức thận trọng trong việc bổ sung sắt. Nồng độ sắt trong máu cao có thể gây xơ gan, xơ lách, cản trở quá trình vận chuyển máu bình thường từ mẹ sang con…

Dưới đây là bảng ví dụ về mức độ hấp thu sắt từ thức ăn và từ thuốc uống khác nhau trong mỗi giai đoạn của thai kỳ:

Theo đó, với một thai kỳ bình thường, nếu có chế độ ăn tốt thì những tháng đầu thai kỳ thậm chí bạn chưa cần bổ sung thêm sắt từ thuốc. Hoặc chỉ cần bổ sung sắt ở liều lượng cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố như trong thuốc PM Procare là hợp lý, không lo gặp phải các tác dụng phụ do dư thừa.

Từ tháng thứ 4 trở đi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng nhanh, bạn có thể chọn sản phẩm bổ sung sắt với hàm lượng cao hơn như PM Procare diamond để cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai, phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ. Hoặc nếu chế độ ăn của bạn tốt, hàm lượng sắt thu được trong thức ăn nhiều rồi thì bạn có thể bổ sung PM Procare trong suốt thai kỳ mà không lo thiếu hụt.

Chỉ bổ sung sắt liều cao hơn khuyến nghị thông thường khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy đồng thời hai thông số: Hemoglobin (Hb) < 11g/dl và Ferritin huyết thanh< 30ng/ml chứng tỏ bạn thực sự có thiếu máu thiếu sắt mà thôi. Khi đó, cần dùng sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu cần nghĩ tới đầu tiên khi bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý tính toán để việc bổ sung sắt ở mức vừa đủ, tránh dư thừa sẽ làm nặng cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới khả năng ăn uống cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.

]]>
https://dinhduongbabau.net/huong-dan-bo-sung-sat-khi-mang-thai-dung-cach-1019/feed/ 12
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu https://dinhduongbabau.net/thuoc-bo-sung-sat-ba-bau-3858/ https://dinhduongbabau.net/thuoc-bo-sung-sat-ba-bau-3858/#respond Thu, 29 Nov 2018 02:56:19 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3858 Thuốc bổ sung sắt không được tự ý sử dụng vì cung cấp thừa hay thiếu sắt đều nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Vậy làm sao để sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách? Tham khảo bài viết để biết cách sử dụng thuốc bổ sung sắt ĐÚNG và ĐỦ cùng các khuyến nghị về bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.

thuoc-bo-sung-sat

Hiểu đúng về bổ sung sắt cho bà bầu

Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống và đặc biệt quan trọng với bà bầu. Nếu bạn có ý định mang thai hoặc đang mang thai thì tốt nhất bạn nên hiểu thêm về nhu cầu Sắt của cơ thể, đặc biệt là khi mang thai và nguy hại khi bổ sung thiếu hoặc thừa, để từ đó sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách khi cần.

1. Vai trò của sắt đối với bà bầu

Sắt là nguyên tố cần thiết cho quá trình tạo thành hồng cầu. Thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng lên 50% so với bình thường do đó nhu cầu bổ sung sắt – nguyên liệu tạo máu cũng tăng lên. Ngoài ra, bổ sung đủ sắp giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tránh nhiễm khuẩn cho người mẹ.

2. Thiếu sắt khi mang thai gây ra hậu quả gì?

Sắt ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi mới mang thai, nếu cơ thể mẹ bị thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Còn nếu mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau dễ gây ra đẻ non, bào thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức và trí tuệ ở con sau này. Nguy hiểm nhất là thiếu sắt làm tăng tỷ lệ băng huyết khi sinh có thể dẫn tới tử vong ở cả mẹ và con.

Một số biểu hiện do thiếu sắt gây ra để mẹ nhận biết: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu – ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.

Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn các dấu hiệu thiếu sắt của cơ thể tại đây: Dấu hiệu thiếu sắt khi mang thai

3. Bổ sung thừa sắt có nguy hiểm không?

Thiếu sắt đe dọa sức khỏe cả mẹ lẫn bé nhưng bổ sung thừa sắt cũng nguy hiểm không kém. Khi thừa sắt nồng độ sắt tự do tăng và nồng độ huyết sắc tố trong máu tăng gây cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang thai nhi, dẫn tới tình trạng sinh non, thiếu cân, thậm chí tử vong cho thai phụ.

Sức khỏe người mẹ cũng sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng do sắt dư thừa sẽ đọng lại trong gan, lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lá lách và kéo theo nhiều biến chứng khác.

Dấu hiệu thừa sắt ở mẹ bầu: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi tiểu ra máu,…

Thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm mẹ bầu cần đến bác sĩ điều trị của mình để thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.

Khi nào mẹ bầu nên sử dụng thuốc bổ sung sắt?

Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ thì mẹ bầu cần bổ sung sắt từ thuốc. Tuy nhiên việc bổ sung này chỉ nên ở liều thấp nhất có thể, trừ trường hợp mẹ bị thiếu sắt nghiêm trọng cần bổ sung hàm lượng sắt cao theo chỉ định của bác sĩ.

Bởi vì sắt trong thuốc không dễ hấp thu như dạng sắt tồn tại trong thực phẩm, phần sắt không được hấp thu sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân đen, hoặc viêm loét dạ dày. Do đó, để bổ sung sắt hiệu quả thì trước tiên mẹ bầu cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt, sau đó nên bổ sung sắt từ thuốc ở liều lượng càng thấp càng tốt để giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 về lượng sắt khuyến cáo cần được bổ sung mỗi ngày dưới đây để cân nhắc, tính toán sử dụng thêm thuốc bổ sung sắt phù hợp:

Như vậy, nếu có chế độ ăn tương đối tốt, trung bình ăn được >90gam thịt cá hoặc lượng Vitamin C>75mg/ngày thì bạn chỉ cần bổ sung 27,1mg Sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Ngược lại, nếu chế độ ăn yếu kém thì bạn cần bổ sung tới 41,1mg sắt nguyên tố/ngày.

Bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm thiểu các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là từng giai đoạn thai kỳ nhu cầu sắt của cơ thể sẽ có sự khác nhau. Do đó để bổ sung sắt hiệu quả mẹ nên tránh việc bổ sung trải đều, mà nên bổ sung ĐÚNG thời điểm và ĐỦ lượng sắt cơ thể cần.

Trong đó, nhu cầu cung cấp sắt hàng ngày từng giai đoạn thai kỳ tương ứng như sau:

  • 0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu
  • 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai
  • > 6 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ ba

Tự cơ thể người mẹ sẽ có sự điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp nhu cầu lúc đó. Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng, như trong 3 tháng đầu thai kỳ hấp thu sắt giảm. Và khi thai phát triển, cần tạo máu chuẩn bị cho quá trình sinh, nhu cầu sắt tăng dần trong suốt các tháng tiếp theo của thai kỳ cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng nhu cầu tái lập và dự trữ sắt cho mẹ.

Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45 – 55kg thì tổng nhu cầu sắt cần đáp ứng trong cả thời gian mang thai khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố.

Một chế độ ăn đầy đủ (cung cấp lượng sắt sinh học cao) với tỷ lệ hấp thu tốt sẽ cung cấp khoảng 600mg sắt trong cả thai kỳ. Lúc đó mẹ bầu chỉ cần 200-400mg sắt huy động từ dự trữa sắt của mà và lượng hấp thu thực từ các dạng thuốc bổ sung là hợp lý.

Trường hợp kết quả xét nghiệm của bà bầu cho thấy thiếu hụt sắt mức bệnh lý (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vậy trước khi dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, mẹ cần lưu ý một số điểm sau

  • Bổ sung ĐỦ: phụ thuộc nhu cầu thực tế của cơ thể, cần tính toán lượng sắt mà thức ăn hàng ngày cung cấp, từ đó mới chọn thuốc bổ sung có hàm lượng sắt nguyên tố phù hợp
  • Bổ sung ĐÚNG: phụ thuộc từng giai đoạn thai kỳ để có sự điều chỉnh tăng cường bổ sung thực phẩm/thuốc.
  • Với một thai kỳ bình thường, mẹ có thể sử dụng thuốc bổ/ vitamin tổng hợp vừa đảm bảo lượng sắt ở mức cần thiết, vừa đáp ứng được các dưỡng chất cần thiết khác cho thai nhi.
  • Trường hợp mẹ có vấn đề về thiếu máu thiếu sắt phải bổ sung sắt liều cao cần theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi định kỳ để điều chỉnh liều lượng nếu cần.Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều hoặc kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị
Thuốc PM Procare cung cấp 5mg sắt nguyên tố, cùng nhiều dưỡng chất khác. Nếu bạn có một thai kỳ bình thường và chế độ ăn tương đối tốt, dùng PM Procare cùng thức ăn hàng ngày sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Còn nếu bạn có chế độ ăn hàng ngày kém hơn một chút hoặc mang đa thai, thai to, có nguy cơ sinh non… thì có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare Diamond để cung cấp 24mg sắt nguyên tố cùng các dưỡng chất thiết yếu khi mang thai khác với hàm lượng cao hơn như DHA, EPA, acid folic, I-ốt,… Cùng với chế độ ăn, sử dụng thuốc bổ hàng ngày, trong suốt thai kỳ sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

]]>
https://dinhduongbabau.net/thuoc-bo-sung-sat-ba-bau-3858/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết thiếu sắt mẹ bầu nên quan tâm https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-nhan-biet-thieu-sat-me-bau-nen-quan-tam-1191/ https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-nhan-biet-thieu-sat-me-bau-nen-quan-tam-1191/#respond Fri, 07 Jul 2017 01:00:34 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1191 Mẹ có biết trong thời kỳ mang thai, cơ thể cần sản xuất một lượng máu gấp đôi trước đây để có thể nuôi dưỡng cả mẹ và bé. Sắt đóng một vai trò cực kì quan trọng, giúp tổng hợp nên hemoglobin (chất có mặt trong tế bào hồng cầu) và cấu thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ). Thiếu sắt sẽ rất dễ dẫn đến sảy thai, đẻ non, băng huyết khi sinh mà bé sinh ra cũng sẽ kém phát triển và không khỏe mạnh. Vậy dấu hiệu nào nhận biết mẹ đang bị thiếu sắt khi mang thai, lưu ý khi bổ sung sắt khi mang thai và cách bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả như thế nào?

thieu-mau-thieu-sat-khi-mang-thai

Hàng tháng người phụ nữa sẽ bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng nên rất dễ bị thiếu máu trước khi mang thai. Đặc biệt, với những phụ nữ bị nhiễm giun sán khi mang thai sẽ càng bị thiếu máu nặng nề hơn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai?

Nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai

  • Do nhu cầu tăng trưởng của bé nên nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột.
  • Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.
  • Chế độ ăn uống ít chất sắt
  • Bà bầu nhẹ cân khi mang thai hoặc nghén nặng cũng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
  • Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.
  • Khi mang thai đôi, thai ba nguy cơ thiếu máu cũng cao.
  • Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.
  • Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang thiếu sắt

  • Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
  • Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
  • Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
  • Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
  • Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
  • Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác
  • Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.

Lưu ý để hấp thu sắt tốt nhất

bo-sung-sat-khi-mang-thai

  • Uống sắt vào lúc đói cơ thể sẽ dễ hấp thụ nhất. Trước khi uống sắt bạn không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó bạn nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt.
  • Khi bổ sung sắt ở mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa và có thể dẫn đến táo bón. Giải pháp tốt nhất để tránh tình trạng này là uống nước ép mận. Nước ép mận vừa cung cấp sắt vừa giúp bạn giải quyết vấn đề táo bón.
  • Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh.
  • Một số thực phẩm giúp bổ sung sắt cho bà bầu: thịt đỏ, nho khô, chà là, quả sung, quả mơ, bông cải xanh, mật mía, bột yến mạch… Lưu ý bạn không nên ăn gan để bổ sung sắt vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt khi mang thai đúng cách

Nhu cầu bổ sung sắt mỗi ngày của phụ nữ mang thai là 27mg (gấp hơn 3 lần so với nam giới) trong khi đó cơ thể chỉ hấp thu 10 – 15% lượng sắt trong thức ăn hằng ngày. Vì vậy, dù có bổ sung đầy đủ trong các thực đơn hàng ngày thì mẹ bầu vẫn cần uống bổ sung viên sắt để phòng chống thiếu sắt, thiếu máu. Sắt có nhiều trong thực phẩm hàng ngày. Nếu mẹ có chế độ ăn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau quả hàng ngày thì mẹ chỉ cần bổ sung thêm một lượng sắt tối thiểu 5mg như trong viên PM Procare là đủ. Còn nếu chế độ ăn còn nghèo nàn thì PM Procare Diamond với hàm lượng sắt lên tới 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt cho cơ thể sẽ là lựa chọn phù hợp với mẹ.

Hi vọng rằng, các thông tin mà tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể để thai kì và em bé trong bụng sẽ luôn thật khỏe mạnh.

Xem thêm: Ăn gì để bổ sung sắt khi mang thai?

]]>
https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-nhan-biet-thieu-sat-me-bau-nen-quan-tam-1191/feed/ 0
Những lưu ý bổ sung canxi cho bà bầu https://dinhduongbabau.net/nhung-luu-y-bo-sung-canxi-cho-ba-bau-645/ https://dinhduongbabau.net/nhung-luu-y-bo-sung-canxi-cho-ba-bau-645/#comments Wed, 28 Sep 2016 06:30:30 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=645 Chắc hẳn mẹ nào cũng biết được tầm quan trọng của canxi, canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng hàng đầu với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bổ sung canxi cho bà bầu từ khi nào? sử dụng canxi trong thời gian bao lâu, cần bổ sung bao nhiêu là đủ ?… thì chưa chắc các mẹ đã nẵm rõ.

bo-sung-canxi-cho-ba-bau

Canxi đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành hệ thần kinh, tim mạch và hỗ trợ sự phát triển xương, răng của thai nhi. Ngoài ra, canxi còn giúp mẹ bầu không bị đau nhức, mệt mỏi và thậm chí còn tránh được tình trạng co giật khi mang thai do tình trạng thiếu canxi nghiêm trọng. Do vậy, bổ sung canxi cho bà bầu ngay từ khi bắt đầu mang thai, trong khi mang thai và giai đoạn cho con bú vô cùng quan trọng và cần thiết.

Mẹ bầu nên uống canxi từ tháng thứ mấy?

Nhu cầu bổ sung canxi cho bà bầu rất cần thiết cho cả quá trình hình thành bào thai trong bụng mẹ cho đến khi sinh nở. Bà bầu cần bổ sung lượng canxi đầy đủ ngay từ lúc có thai 3 tháng đầu cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh 6 tháng mẹ bầu cũng cần bổ sung canxi để bé có thể hấp thụ thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn bà bầu cần bổ sung một lượng Caxi khác nhau chứ không phải là giai đoạn nào cũng giống giai đoạn nào.

Xem thêm: Bổ sung Canxi như khi nào tốt cho thai nhi

Bà bầu uống Canxi vào thời gian nào?

Khi bổ sung viên nang vitamin canxi để bà bầu có thể hấp thụ được tốt nhất thì mẹ bầu nên uống canxi  sau bữa sáng 1 tiếng đồng hồ. Vào buổi tối cơ thể ít vận động nên mẹ bầu không nên uống canxi để tránh bị khó ngủ và sỏi thận. Khi uống Canxi, bà bầu cần lưu ý một số điểm quan trọng sau :

  • Không được uống canxi và sắt vào cùng thời điểm để lượng canxi được cơ thể mẹ bầu hấp thụ hoàn toàn. Thời điểm uống Canxi phải được cách xa lúc uống sắt.
  • Theo các chuyên gia, thời điểm uống Canxi tốt nhất là sau bữa sáng hoặc bữa trưa khoảng 1 giờ đồng hồ
  • Không nên uống canxi vào buổi tối vì cơ thể ít vận động dễ bị sỏi thận và khó ngủ.
  • Có thể chia nhỏ lượng canxi cần bổ sung trong ngày thành nhiều lần.

Bổ sung canxi cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Theo mỗi giai đoạn mang thai, bà bầu cần bổ sung những liều lượng Canxi khác nhau. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung lượng Canxi phù hợp với từng giai đoạn, khó có thể xác định được lượng chính xác tuyệt đối bổ sung vào cơ thể cho bà bầu nên bà bầu chỉ cần ước lượng liều lượng vì lượng canxi dư thừa vừa phải không thường xuyên cũng có thể đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Để biết được chính xác tình trạng canxi của cơ thể thiếu hay thừa bà bầu nên đi kiểm tra xét nghiệm để bổ sung cho phù hợp. Trung bình, như cầu canxi của bà bầu trong từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn mang thai 2 – 3 tháng đầu bà bầu cần bổ sung  800mg canxi mỗi ngày
  • 3 tháng giữa thai kỳ lượng canxi bà bầu cần bổ sung là 1000mg/ngày
  • Trong những tháng cuối thai kỳ và giai đoạn cho cón bú bà bầu cần bổ sung 1500mg/ngày

Nếu bà bầu không bổ sung đầy đủ canxi thì thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương bẩm sinh, dị hình do xương biến dạng, chiều cao phát triển kém và người mẹ dễ bị đau khớp, tê chân, cơ bắp đau nhức, mệt mỏi và nặng hơn là hạ canxi huyết gây co giật rất nguy hiểm.

Khi mang thai, lượng canxi cần bổ sung ở bà bầu tăng lên đáng kể nên bác sĩ thường khuyên bà bầu nên bổ sung canxi bằng việc sử dụng thêm canxi tổng hợp. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý mua canxi về uống khi chưa biết cơ thể mình thừa thiếu liều lượng như thế nào. Do vậy, bà bầu cần đi khám và xét nghiệm lượng Canxi thừa hay thiếu thường xuyên. Khi bổ sung canxi mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau:

  • Mẹ bầu không nhất thiết chỉ bổ sung canxi qua thuốc mà có thể bổ sung thêm canxi qua những nguồn thức ăn tự nhiên hàng ngày như: sữa, sữa chua, đậu phụ, pho mát, rau có màu xanh, đậu đen, hải sản.
  • Với những bà bầu bổ sung canxi bằng thực phẩm thì có thể giảm liều lượng viên uống canxi trực tiếp còn những bà bầu không bổ sung nhiều canxi qua nguồn thực phẩm thì cần bổ sung viên uống canxi có liều lượng cao hơn.
  • Mỗi lần cơ thể bà bầu chỉ có thể hấp thụ được tối đa 500mg canxi do vậy mẹ bầu cần chia nhỏ thành nhiều lần để tránh tình trạng phí thuốc mà cơ thể mẹ bầu cũng không hấp thụ được nhiều

Xem thêm: Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu

Lưu ý khác khi bổ sung canxi cho bà bầu

Khi sử dụng canxi các bà bầu cần lưu ý một số điểm dưới đây để hấp thụ được lượng canxi tối đa:

  • Nếu bị tiểu đường bà bầu cần tránh uống các loại canxi chứa nhiều đường.
  • Bà bầu bị tiền sản giật, huyết áp cao (cần hạn chế muối natri) thì phải cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri.
  • Nên chọn các loại canxi không chứa chì để tránh gây hại cho bé.
  • Không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà, dâu tây, nước ép hoa quả… vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi.
  • Khi có một số biểu hiện như: có tiền sử bị sỏi thận, suy thận, trong máu có nhiều canxi… bà bầu không được uống thuốc viên canxi hoặc phài tạm dừng uống và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Không uống canxi cùng thời điểm với sắt mà cần sử dụng cách nhau vài tiếng

Trên đây là một số lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu. Hi vọng bài viết là hữu ích để có thể giúp các mẹ biết cách bổ sung canxi đúng cách. Chúc mẹ bầu và bé luôn vui khỏe!

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-luu-y-bo-sung-canxi-cho-ba-bau-645/feed/ 2
Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách https://dinhduongbabau.net/bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-610/ https://dinhduongbabau.net/bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-610/#comments Wed, 14 Sep 2016 04:35:28 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=610 Sắt và Canxi đóng vai trò thiết yếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Việc bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp mẹ bầu và em bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Ngược lại nếu bổ sung sắt và canxi không đúng cách không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và em bé. Vì thế hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách bổ sung sắt và canxi đúng khi mang thai để bà bầu và em bé được chăm sóc tốt nhất nhé.

bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau

Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu – Điều kiện tiên quyết

Sắt là thành phàn thiết yếu tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin tạo máu của cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của cơ thể tăng lên khoảng 50% nên nguồn bổ sung cũng tăng lên tương ứng để máu có thể vận chuyển đầy đủ Oxy nuôi dưỡng thai nhi.  Ngoài ra, sắt còn tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hê miễn dịch của cơ thể. Việc thiếu sắt không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…

Tương tự với sắt, việc bổ sung canxi cho bà bầu cũng hết sức quan trọng giúp cho thai nhi phát triển các mô sụn, cơ, tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh… Trong thời gian mang thai, nhu cầu Canxi của bà bầu chỉ tăng lên khoảng 30% tức là khoảng 1000mg mỗi ngày. Nếu bà bầu không bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh răng miệng cao hơn.

Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi đúng cách

Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên chú ý bổ sung khoảng 30 mg sắt và 1000 mg canxi mỗi ngày. Tuy Sắt và Canxi là thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu nhưng chúng lại khá kỵ nhau cho nên mẹ bầu không thể bổ sung sắt và canxi song hành cùng nhay. Theo khuyến cáo của các chuyên gia mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm giàu sắt nếu đang bổ sung canxi hoặc cũng không nên uống viên thuốc sắt cùng với sữa. Bởi canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến lượng sắt vừa được bổ sung nhanh chóng “bốc hơi”.

Việc bổ sung sắt và canxi  bằng chế độ ăn hàng ngày là cách làm dễ dàng và an toàn, đơn giản nhất cho mẹ bầu. Canxi có rất sẵn trong nhiều loại thực phẩm dùng hàng ngày như Cơm, Sữa tươi, sữa chua, hải sản… Sắt thì có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng,… rất dễ hấp thu. Bên cạnh đó mẹ bầu còn tận dụng được nhiều nguồn vitamin và khoáng chất thông qua những thực phẩm hàng ngày.

Bổ sung canxi từ thực phẩm

bo-sung-canxi-cho-ba-bau

Theo khuyên cáo của các chuyên gia mẹ bầu, phụ nữ cho con bú cần bổ sung khoảng 1,000mg Canxi mỗi ngày. Lượng canxi cần bổ sung tương ứng với việc bổ sung khoảng 1 lạng tép, hay tôm, cua cá mỗi ngày cùng với các thức ăn thông thường là đủ. Một số loại thực phẩm giàu Canxi có thể kể tới như: tôm, cua, cá, tép, ốc, sữa chua, sữa tươi, phô mai, ngũ cốc, cải bó xôi, súp lơ xanh…. Nếu bà bầu lựa chọn phương pháp bổ sung Canxi qua các viên uống thì lượng Canxi thì lượng canxi có trong viên uống cao nhưng tỷ lệ hấp thu không lớn vì viên uống bổ sung Canxi thường ở dạng Canxi Carbonate, hoặc Canxi Citrate. Và thường thì khả năng hấp thụ của cơ thể tối đa chỉ 500mg/lần và viên uống bổ sung Canxi bất lợi cho những mẹ bầu mắc bệnh đau dại dày, việc dư thừa canxi còn gây cản trở việc hấp thụ sắt dẫn đến các vấn đề về sỏi tiết niệu.

Xem thêm: Bổ sung Canxi cho bà bầu

Bổ sung sắt cùng dưỡng chất cần thiết

bo-sung-sat-cho-ba-bau

Lượng sắt cần bổ sung cho mẹ bầu mỗi ngày vào khoảng 30mg, lượng sắt này tương ứng với việc bổ sung từ 1-2 lạng thịt, cá cùng với 50-70mg Vitamin C. Bổ sung thêm Vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt. Nhưng nếu chế độ ăn uống không cân bằng hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy mẹ bầu đang bị thiếu sắt thì mẹ bầu cần bổ sung thêm các viên uống bổ sung thêm sắt.

Trên thị trường có rất nhiều loại viên uống bổ sung sắt cho bà bầu vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn loại viên uống bổ sung sắt hợp lý tránh tình trạng thừa thiếu sắt ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Theo khuyến cáo, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chỉ cần bổ sung lượng sắt tối thiểu khoảng 5mg như trong PM Procare là hợp lý, không dư thừa và cũng không gây tác dụng phụ như táo bón, gây tích lũy ở gan, lá lách gây hại cho cơ thể về lâu dài. Với những chế độ ăn uống không đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể thì chỉ cần bổ sung khoảng 30mg sắt ở dạng nguyên tố mỗi ngày hoặc nghe theo chỉ định của các bác sĩ.

Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu

Lưu ý khi bổ sung canxi và sắt

– Vitamin D giúp cơ thể chuyển hóa Canxi tốt và Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tốt hàm lượng sắt trong thực phẩm. Do vậy, trong quá trình bổ sung Canxi và sắt mẹ bầu cần bổ sung thêm nguồn thực phẩm chứa vitamin C và vitamin D..

– Tránh bổ sung sắt và canxi quá liều lượng mẹ bầu cần bổ sung vì có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn như các vấn đề về tiêu hóa, khó tiêu, ợ nóng. Còn nếu cần bổ sung canxi liều cao bà bầu cần chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

– Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà thời điểm để mẹ bầu bổ sung canxi và sắt là khác nhau. Sau khi uống nếu cảm thấy buồn nôn thì mẹ bầu nên uống trước khi đi ngủ còn nếu uống xong dễ bị ợ nóng thì mẹ bầu không nên uống trước khi đi ngủ đâu nhé!

Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

]]>
https://dinhduongbabau.net/bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-610/feed/ 4