Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Hướng dẫn mẹ cách cho con bú không bị sặc sữa https://dinhduongbabau.net/huong-dan-me-cach-cho-con-bu-khong-bi-sac-sua-1252/ https://dinhduongbabau.net/huong-dan-me-cach-cho-con-bu-khong-bi-sac-sua-1252/#comments Wed, 19 Jul 2017 07:27:36 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1252 Cho con bú là điêu hết sức thiêng liêng của mẹ và từ đó có thể gửi gắm được tình cảm, tình yêu thương của mẹ cho con. Nhưng không phải bất kỳ bà mẹ nào và đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ đều biết cách cho con bú đúng cách để cả mẹ và con đều có thể thoải mái nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách mẹ cách cho con bú không bị sặc sữa các mẹ cùng tham khảo nhé!

cach-cho-con-bu-khong-bi-sac-sua

Hướng dẫn cách cho con bú không bị sặc sữa

Chọn thời điểm cho con bú

Để cho con không bị sặc sữa mẹ nên chọn thời điểm cho con bú hợp lý nhất, mẹ cần nắm bắt được những thời điểm rõ ràng nên cho con ti chứ không phải lúc nào cũng cho con ti được. Ví dụ, khi con đang khóc, đang cười mẹ không nên cho con ti vì lúc đó con sẽ rất dễ bị sặc sữa. Ngay cả khi con đói cũng vậy, con sẽ vồ vập ti rất dễ xảy ra khả năng con bị nghẹn, bị sặc. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý khi thấy con bú sữa no thì không nên cố ép, điều này có thể gây ra sự cố phát sinh: con bị nôn, trớ… Vì vậy, để con bú sữa được an toàn mẹ nên chọn thời điểm ho con bú phù hợp nhất.

Cho bú đúng tư thế để con không bị sặc sữa

Bước 1: Đặt con nằm trọn vào lòng mẹ

Bước 2: Cho con nằm với tư thế hơi nghiêng so với mẹ từ khoảng 30 – 45 độ. Tuyệt đối tránh cho bé bú trong tư thế nằm ngửa vì bé sẽ rất dễ sặc sữa. Còn nếu mẹ cho con bú bình thì mẹ nên đặt con nằm xuống giường và đặt gối cao hơn so với chân, bình sữa đặt dốc xuôi về phía núm vú nhưng không quá dốc.

Bước 3: Cho con ngậm hết quầng ti, đầu hơi ngửa và lưỡi đặt dưới đầu ti.

Bước 4: Kiểm soát tốc độ bú của con bằng việc mẹ theo dõi, chú ý tốc độ bú của con cũng như lượng sữa bú được và cách tiết sữa ra ngoài. Nếu mẹ thấy con mút ti quá nhanh khi bầu sữa mẹ đang căng thì mẹ nên hãm tốc độc chảy của sữa bằng cách dùng hai ngón tay trỏ và giữa kẹp bớt đầu ti lại để chặn dòng sữa.

Còn đối với những bé bú sữa bình mẹ cần chú ý đến lỗ thủng của đầu núm vú hoặc kiểm tra xem đầu ti có lớn quá so với lực bú của bé hay không. Nếu mẹ không chú ý, kiểm soát đến điều này thì con rất dễ gặp phải tình trạng bị sặc sữa. Tốt hơn hết là mẹ nên lực chọn mua những loại bình có khả năng chặn dòng sữa đang được bán phổ biến trên thị trường để đảm bảo an toàn cho con bú, tránh tình trạng con bú không bị sặc sữa mẹ nhé!

Xem thêm: Mách mẹ những tư thế cho con bú đúng cách

Những việc cần lưu ý sau khi cho con bú

Dù mẹ đã biết cách cho con bú, cho con bú đúng tư thế để con không bị sặc sữa nhưng sau khi cho con bú mẹ cũng cần phải chú ý để con không bị trớ. Đó là sau khi cho con bú mẹ không nên đặt con nằm ngay mà phải bế con dựng lên, nhẹ nhàng đặt đầu bé lên ngực và đi dạo khoảng 15 phút trước khi nằm và khum bàn tay lại vỗ từng cái dứt khoát, nhẹ nhàng sau lưng bé để phần khí dư đang chiếm chỗ bên trong dạ dày của bé được tống ra ngoài, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn lượng sữa vừa bú được cho bé cảm giác thoải mái nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con nằm xuống ngay sau khi bú nhưng cần đặt đầu con cao hơn 15 độ so với mặt giường và có thể cho bé nằm nghiêng bên phải sau 30 phút mới cho nằm ngửa như bình thường.

Lưu ý: Sau khi cho con bú xong mẹ tuyệt đối không được cho bé ngủ ngay, để tránh nhiều trường hợp không tốt có thể xảy ra.

Trên đây là hướng dẫn cách cho con bú an toàn, không bị sặc sữa mong rằng với hướng dẫn này mẹ chẳng bao giờ lo con sẽ bị sặc sữa gây nguy hiểm trong lúc cho con bú. Chúc mẹ mát tay, nuôi con ăn ngon, chóng lớn và luôn đồng hành cùng Dinhduongbabau.net để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và việc chăm con khỏe mạnh.

Xem thêm: Những vấn đề thường gặp khi cho con bú và giải pháp khắc phục

Theo Dinhduongbabau.net tổng hợp

]]>
https://dinhduongbabau.net/huong-dan-me-cach-cho-con-bu-khong-bi-sac-sua-1252/feed/ 3
Mách mẹ những tư thế cho con bú đúng cách https://dinhduongbabau.net/mach-me-nhung-tu-the-cho-con-bu-dung-cach-1254/ https://dinhduongbabau.net/mach-me-nhung-tu-the-cho-con-bu-dung-cach-1254/#respond Fri, 14 Jul 2017 03:56:11 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1254 Cho con bú đúng cách không phải là vấn đề đơn giản đặc biệt là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Vậy có những tư thế nào cho con bú đúng cách, giúp bé có thể bú được nhiều sữa mà không bị sặc và mẹ cũng thoải mái, có cảm giác được nghỉ ngơi. Bài viết dưới đây là tổng hợp những tư thế cho con bú đúng nhất các mẹ có thể tham khảo.
Xem thêm: Những vấn đề thường gặp khi cho con bú và giải pháp khắc phục

Những tư thế cho con bú đúng cách

Tư thế mẹ nằm nghiêng

tu-the-cho-con-bu-1
Đây là tư thế mà rất nhiều bà mẹ thực hiện bởi vì bé sẽ ti được lượng sữa nhiều ở tư thế này. Khi cho con bú ở tư thế này mẹ nằm nghiêng song song với con sau đó đặt con sát cạnh người rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.

Đây là tư thế mẹ được thư gian và thoải mái nhất nên mẹ rất dễ bị ngủ quên và con cũng vậy. Nếu mẹ ngủ quên mà không rút đầu ti ra khỏi miệng của con thì có thể đầu ti sẽ đè lên mũi con dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm đối với con.

Vì vậy, khi thực hiện tư thế cho con bú này mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát con, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ được rút ra khỏi miệng của bé.

Tư thế kiểu ru ngủ

tu-the-cho-con-bu-2

Khi thực hiện với tư thế cho con bú này, tốt nhất mẹ nên ngồi vào chiếc ghế tựa mềm có tay vịn, sau đó cho con bế ngang, đỡ đầu bé vào khuỷu tay. Có thể cho thêm chiếc gối nhẹ, mỏng vào lòng mẹ để hỗ trợ. Đầu bé được đỡ chắc, cho bé nghiêng vào ti mẹ và hướng dẫn cho bé bú như bình thường.

Đây chính là tư thế cho con bú giúp mẹ thư giãn hiệu quả, hơn nữa mẹ có thể tỉnh táo hơn khi cho con bú mà lượng sữa con nhận được cũng khá nhiều chứ không như tư thế cho con bú nằm nghiêng.

Tư thế bế ngang

tu-the-cho-con-bu-3

Mẹ nên trải một chiếc gối ở ngang bụng sau đó đặt bé lên gối sao cho mặt bé ngang với bầu vú mẹ và để sao cho cả mẹ và bé đều có cảm giác thoải mái nhất. Tiếp theo, mẹ dùng cánh tay và bàn tay phải đỡ lưng và mông của bé và đồng thời giữ vững đầu bé khi cho bé bú, để bé không bị ngã đầu ra phía sau, tạo cảm giác an toàn nhất cho bé.

Những người lần đầu làm mẹ sẽ hơi khó khăn khi thực hiện tư thế cho con bú này nhưng dần mẹ sẽ cảm thất đơn giản và dễ chịu hơn. Tư thế này phù hợp với những bé lớn mẹ sẽ thấy dễ dàng hơn. Thực hiện tư thế cho con bú này mẹ cần khéo léo hơn so với các tư thế khác

Tư thế dành cho người mẹ sinh mổ

Sinh mổ xong mẹ thường bị đau và việc đi chuyển cũng khó khăn hơn. Với những mẹ sinh mổ có thể cho con bú với tư thế sau: giữ con ở một bên ngực của mẹ, lúc này khuỷu tay của mẹ phải đảm bảo làm điểm tựa cho đầu của con. Lúc này, lòng bàn tay của mẹ phải giữ đầu vào cổ cho bé và chú ý hướng đầu và hướng dẫn bé bú ti mẹ. Nếu muốn được thoải mái cho cả mẹ và bé thì tốt nhất mẹ nên đặt 1 chiếc gối vào lòng mẹ.

Với tư thế cho con bú này, không chỉ thực hiện với những người mẹ sinh mổ mà còn thực hiện cho bà mẹ có bầu ngực to hơn và dành cho mẹ sinh song sinh để có điều kiện cho 2 bé bú cùng lúc.

Trên đây là 4 tư thế cho con bú đúng cách và được nhiều mẹ sử dụng nhất để mẹ có được tư thế cho con bú thoải mái và con cũng rất dễ chịu khi bú, không bị sặc sữa. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ kiến thức tốt nhất để chăm sóc con yêu khỏe mạnh.

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú

]]>
https://dinhduongbabau.net/mach-me-nhung-tu-the-cho-con-bu-dung-cach-1254/feed/ 0
Những vấn đề thường gặp khi cho con bú và giải pháp khắc phục https://dinhduongbabau.net/nhung-van-de-thuong-gap-khi-cho-con-bu-va-giai-phap-khac-phuc-1241/ https://dinhduongbabau.net/nhung-van-de-thuong-gap-khi-cho-con-bu-va-giai-phap-khac-phuc-1241/#comments Mon, 10 Jul 2017 08:15:36 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1241 Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm tần suất và mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và viêm ruột hoại tử, đồng thời cải thiện sự phát triển và nhận thức của trẻ. Tuy vậy, nhưng một số mẹ khi cho con bú có thể xuất hiện một số vấn đề như: đau, viêm vú, căng sữa… khiến cho mẹ thấy khó khăn hơn khi cho con bú. Hãy cùng dinhduongbabau.net tìm hiểu những vấn đề thường gặp ở mẹ khi cho con bú và giải pháp khắc phục để giảm bớt tình trạng này nhé!

van-de-thuong-gap-khi-cho-con-bu

Những vấn đề thường gặp khi cho con bú

1. Đau núm vú

Đau núm vú không phải là hiện tượng bất thường khi mẹ bắt đầu cho con bú hoặc với những người làm mẹ lần đầu. Nếu như khi bé không ti nữa mà mẹ vẫn thấy đau kéo dài quá 1 phút thì mẹ nên kiểm tra lại vị trí chỗ đau.

Giải pháp cho tình trạng này là mẹ thử tìm vị trí cho bé bú phù hợp sao cho miệng bé có thể ngậm được hết cả phần núm vú phía dưới chứ không phải chỉ phần đầu núm vú. Để thay đổi vị trí cho bé bú phù hợp mẹ chỉ cần đặt ngón tay cái vào miệng con để bé nhả ngực ra hoặc mẹ có thể giữ cằm bé và đợi đến khi miệng con mở ra thì đặt vào vị trí khác sao cho miệng và cằm của bé chạm ngực mẹ và môi mở ra mẹ sẽ không nhìn thấy phần nào của núm vú.

Còn nếu đặt đúng vị trí mà mẹ vẫn thấy đau thì cò thể do núm vú bị khô. Mẹ nên mặc áo rộng rãi thoáng mát hơn và vệ sinh núm vú thường xuyên, sạch sẽ.

2. Núm vú bị nứt

Có nhiều nguyên nhân khiến núm vú bị nứt như: nấm, khô da, hút sữa không đúng cách… nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bé bú chưa đúng vị trí. Khi bé mới bắt đầu học cách bú sữa và cơ thể mẹ bắt đầu tiết sữa nên có thể núm vú sẽ bị chảy máu. Chút máu lẫn vào sữa như vậy sẽ không gây hại gì cho bé.

Giải pháp: Kiểm tra tư thế bú của con, phần dưới cùng của quầng vú bên dưới núm vú phải nằm hoàn toàn trong miệng bé. Ngoài ra, cố gắng cho con bú thường xuyên và trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bé không bị đói thì lực hút sẽ nhẹ hơn.

Ngoài ra, lúc cho con bú xong mẹ hãy để lại một chút sữa trên núm vú cho đến khi khô để làm lành vết thương. Còn nếu tất cả những giải pháp trên không đem lại hiệu quả mẹ có thể dùng một ít kem dưỡng ẩm và dùng bọc núm vú khi mặc áo ngực.

3. Tắc sữa

 

Tắc sữa là tình trạng sữa không thoát ra ngoài được. Mẹ sẽ cảm thấy có một cục cứng ở trên ngực  và xuất hiện một vài nốt đỏ và cảm giác đau ngực. Nếu mẹ bị sốt hoặc bị đau nhiều mẹ nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Giải pháp tốt nhất cho tình trạng tắc tia sữa là mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và nhờ thêm sự giúp đỡ của người nhà để chăm con. Mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực để kích thích sữa chảy ra ngoài. Tắc sữa khiến mẹ khó chịu nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con bởi sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên.

Xem thêm: Tắc tia sữa – Nỗi khổ của mẹ cho con bú

4. Ngực bị căng sữa/quá nhiều sữa

Với những mẹ bị căng sữa, tức sữa, quá nhiều sữa sẽ khiến bé gặp phải khó khăn khi bú mẹ bởi khi ngực mẹ căng sẽ cứng và phồng lên không phù hợp với kích thước miệng trẻ.

Giải pháp: Dùng tay xoa bóp đều ngực để sữa chảy ra làm mềm dần vùng ngực trước khi cho con bú. Ngoài ra, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng đỡ bị tức sữa.

5. Chứng viêm vú

Viêm vú là một bệnh gây ra bởi vị khuẩn ở ngực với các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, đau ngực. Hiện tượng này khá phổ biến trong vài tuần sau sinh (và khi cai sữa) do da bị rạn, tắc sữa hoặc tức sữa.

Giải pháp: Ở trường hợp này, cách duy nhất là điều trị các nhiễm trùng bằng kháng sinh, chườm nóng và quan trọng nhất là giải phóng sữa. Mẹ nên dùng tay xoa bóp để làm mềm ngực và dịu các vết sưng đỏ sẽ giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và cứ cho con bú như bình thường để giải phóng sữa.

6. Chứng nấm miệng ở trẻ

Nhiễm trùng nấm men trong miệng bé có thể lay sang ngực mẹ, nó gây ra hiện tượng ngứa liên miên, đau nhức và có thể dẫn đến phát ban. Vì vậy, mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc và giải pháp hữu hiệu nhất. Nếu như hai mẹ con không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây nhiễm chồng chéo và khó khăn hơn trong việc chữa trị.

7. Ít sữa

Nếu mẹ bị ít sữa hãy cho bé bú thường xuyên hơn và dùng tay xoa bóp ngực để tăng thêm lượng sữa mẹ bởi con bú sữa mẹ là một quá trình giống như cung – cầu, bé càng bú nhiều thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra thêm sữa. Mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng và các thực phẩm lợi sữa để giúp mẹ có thể tăng nguồn sữa cung cấp cho con hơn.

8. Bé ngủ khi bú sữa

Trong vài tháng đầu bé ngủ nhiều là điều hết sức bình thường, không chỉ vậy mà bé còn ngủ ngay trong khi bú mẹ. Vì vậy, khi mẹ thấy con bắt đầu mút nhẹ hoặc mắt lim dim nhắm lại thì hãy từ từ đưa miệng con ra khỏi đầu núm vú và mẹ có thể thử kích thích bé bằng cách cù chân, nói chuyện nhẹ nhàng, xoa lưng cho con sau đó chuyển sang bên ngực còn lại. Thời gian sau bé sẽ thức lâu hơn nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề này.

9. Núm vú phẳng hoặc lõm

Núm vú phẳng hoặc lõm gây khó khăn cho con bú nhưng mẹ có thể khắc phục được bằng việc dùng dụng cụ hút để sữa chảy ra trước khi đặt vào miệng bé và mẹ cũng có thể sử dụng núm vú hỗ trợ cho con bú nếu bé khó khăn khi đặt miệng vào đầu vú mẹ.

10. Đau ngực

Ngực của bạn hoạt động giống như một cái máy – khi cho con bú, các bộ phận còn lại sẽ được kích thích để tiếp tục tiết sữa. Đôi lúc điều đó sẽ khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu đặc biệt là với các mẹ nhiều sữa, một số mẹ còn có cảm giác như bị kim châm, cảm thấy đau nhức.

Giải pháp: Nếu mẹ có cảm giác như bị kim châm chuyển thành ngứa ran như bị vật gì đâm vào ngực thì mẹ cần phải kiểm tra xem có bị nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn không? Thông thường đây là hiện tượng khi cơ thể mẹ đang tiết ra quá nhiều sữa, mẹ hãy thử cho con bú lâu hơn ở một bên ngực và chuyển bên khi thấy cần thiết.

Trên đây là những vấn đề thường gặp khi cho con bú và giải pháp khắc phục hy vọng với những giải pháp trên sẽ giúp cho các mẹ có thể khắc phục được những tình trạng khi cho con bú và cảm thấy việc cho con bú trở nên đơn giản, dễ chịu, thoải mái và thiêng liêng nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng dinhduongbabau.net để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé!

Xem thêm: Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-van-de-thuong-gap-khi-cho-con-bu-va-giai-phap-khac-phuc-1241/feed/ 4
Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách https://dinhduongbabau.net/mach-nho-bi-kip-cho-con-bu-dung-cach-836/ https://dinhduongbabau.net/mach-nho-bi-kip-cho-con-bu-dung-cach-836/#comments Fri, 10 Mar 2017 09:20:50 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=836

Cho con bú không hẳn là một việc khó nhưng với những người lần đầu làm mẹ sẽ có chút lúng túng và gặp khó khăn khi mới bắt đầu. Và làm thế nào để cho con bú đúng cách? Những hướng dẫn dưới đây sẽ mách mẹ những bí kíp cho con bú đúng cách và mẹ bầu sẽ cảm thấy mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.

cho-con-bu-dung-cach

Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh ngực mẹ sẽ tiết ra sữa non, sữa non là chất lỏng có màu hơi vàng chứa rất nhiều kháng thể giúp cho trẻ chống được nhiễm trùng. Sữa non sẽ dần dần thay đổi và trở nên trắng hơn, sữa tiết ra nhiều hơn trong những ngày tiếp theo.

Vào ngày thứ ba khi sữa bắt đầu tích lũy và ngực sẽ có cảm giác nặng hơn khi đó bé sẽ nuốt những ngụm sữa lớn hơn trong mỗi lần bú. Bé bú càng nhiều thì cơ thể mẹ sẽ sản xuất thêm nhiều sữa. Vì vậy mẹ bầu cần thiết lập và duy trì nguồn cung cấp sữa cho trẻ luôn có sữa bú khi đói.

1. Cách cho con bú đúng cách

  • Đỡ con: Đỡ con để con hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nâng cằm con chạm vào ngực, mũi không bị chặn, và đầu hơi ngả về sau.
  • Khuyến khích con há miệng: Áp cằm bé vào ngực sao cho môi trên và mũi bằng với núm vú để khuyến khích cho con mở rộng miệng.
  • Ngậm núm: Khi con đã há miệng mẹ hướng nùm vú về vòm miệng con khi đó con sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng con sẽ nhiều hơn bên dưới miệng.
  • Kiểm tra tư thế ngậm núm: Khi con bú mẹ cần xem mình có cảm giác đau hay không nếu có đau thì mẹ nên nhẹ nhàng đưa con ra và cho con bắt đầu bú lại. Con bú được sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và áp suất ngậm trong miệng. Khi cho con bú mẹ sẽ có thể thấy cảm giác ngứa ran và khi sữa bắt đầu chảy thì mẹ sẽ thấy được động tác mút, nuốt của con nhịp nhàng hơn.
  • Tiếp tục cho bú: Con mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Con thường sẽ ngủ quên trước khi bú no. Thay tã cho trẻ trong khi bú thường sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ rằng chúng vẫn chưa bú xong.
  • Kết thúc quá trình cho bú: Thông thường, con sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho con bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng của con để làm ngưng động tác mút của con. Con sẽ sớm cho mẹ biết là mình còn đói hay không.

Trẻ sơ sinh có thể bú suốt một giờ trong mỗi lần bú, nhưng khi lớn lên, bé có thể thỏa mãn cơn đói của mình chỉ trong khoảng 10 phút. Nhiều trẻ có thời kỳ “quấy khóc” và trong thời gian này bé có thể muốn được bú nhiều hay ít lần hơn bình thường.

Xem thêm: 5 tư thế cho con bú tốt nhất

2. Dinh dưỡng khi cho con bú

Dinh dưỡng trong thời gian cho con bú, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi là những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng như: các loại hạt đậu, trái cây tươi, ngũ cốc dùng để ăn sáng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý bổ sung nước cho cơ thể. Luôn để một bình nước trong tầm tay khi đang cho con bú, mẹ nhé!

Trong thời gian cho con bú mẹ nên tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm gây khó tiêu, rượu, bia và thuốc lá. Đối với những mẹ lỡ “nghiện” trà và cà phê thì nên giảm bớt thói quen lại không nên sử dụng thường xuyên mà thi thoảng nhâm nhi một chút chứ không sử dụng quá nhiều. Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với cà phê và thậm chí một số bé có thể trở nên cáu kỉnh và mất ngủ chỉ với một lượng nhỏ cà phê.

3. Vấn đề thường gặp khi cho con bú

Đau núm vú

Núm vù nhìn bị biến dạng, nhìn như bị kẹp khi con vừa bú xong có nghĩa là con ngậm vú chưa đủ sâu. Đối với trường hợp này, mẹ nên khuyến khích con mở rộng miệng hơn bằng cách cọ xát khu vực giữa múi và môi trên bằng núm vú. Mẹ nên đỡ con hướng về phía mình và áp cằm con vào ngực mẹ.

Căng sữa

Căng sữa là tình trạng ngực quá đầy khiến mẹ có cảm giác cứng và đau. Căng sữa khiến cho núm vú bị bẹp làm cho con khó có thể ngậm được. Đây là khi ngực bạn quá đầy và có cảm giác cứng và đau. Căng sữa cũng có thể khiến cho núm vú bị bẹp khiến cho bé khó có thể ngậm được. Mẹ có thể nặn một ít sữa quanh chân núm, xoa bóp ngực nhẹ nhàng, chườm nóng trước khi cho bú và chườm lạnh sau khi cho bú cho đỡ khó chịu. Có thể tránh căng sữa bằng cách cho trẻ bú theo nhu cầu.

Tắc sữa

Mẹ bầu có thể gặp phải cảm giác đau nhói và thấy một chỗ lồi hay mảng đỏ trên ngực và mẹ nên tiếp tục cho con bú từ bên ngực bị ảnh hưởng và nhẹ nhàng mát xa về phía núm vú đang cho con bú. Để giảm bớt tình trạng này mẹ nên chườm nóng vào chỗ bị ảnh hưởng và có thể giúp đỡ phần nào.

Viêm vú

Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng của ống dẫn sữa bị tắc. Khi bị viêm vú bác sĩ có thể cho mẹ uống thuốc chống viêm hoặc kháng sinh. Điều quan trọng là phải để sữa tiếp tục di chuyển qua phần ngực đó bằng cách cho bú hoặc nặn. Thuốc trị viêm vú không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.

Tham khảo thêm:  Cho con bú thế nào để vẫn giữ dáng ngực đầy

]]>
https://dinhduongbabau.net/mach-nho-bi-kip-cho-con-bu-dung-cach-836/feed/ 4
Làm thế nào để mẹ có sữa nhiều, sữa thơm và mát? https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-me-co-sua-nhieu-sua-thom-va-mat-547/ https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-me-co-sua-nhieu-sua-thom-va-mat-547/#comments Mon, 25 Jul 2016 08:11:48 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=547 Làm thế nào để mẹ có sữa nhiều, sữa thơm và mát là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh? Bài viết dưới đây xin bật mí cho các mẹ bí quyết về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý của mẹ sau sinh và một số thực phẩm vàng rất tốt cho tuyến sữa, các mẹ cùng tham khảo nhé!

che do dinh duong cho me sau sinh

1, Mẹ nên ăn gì để có sữa nhiều cho con bú

  • Sau khi sinh con và 6 tháng đầu cho con bú, người mẹ cần một lượng calo cao hơn mức bình thường.Thức ăn cần tăng thêm khoảng ¼ so với các bữa ăn hàng ngày. Nếu trong bữa ăn hàng ngày cần bảo đảm khoảng 2.000 kcal thì vào thời gian này cần bảo đảm khoảng 2.500 – 2.500 kcal.
  • Lượng mỡ dự trữ trong cơ thể người mẹ ở thời kỳ mang thai chỉ có thể cung cấp khoảng 25 – 30% năng lượng mỗi ngày, còn khoảng 70 – 75% năng lượng cần được bổ sung bằng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Cũng như trong thời gian mang thai, ở giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm có trong động vật như thịt, trứng, cá, sữa và thực vật như đậu nành, đậu xanh, mè đen, đậu phộng… Một số món ăn truyền thống giúp tăng tiết sữa là móng giò hầm với đậu đen; gà ác hầm thuốc bắc; rau lang nấu với thịt bò; cháo ếch nấu đậu xanh; cơm nếp thịt gà.
  • Sau khi sinh, người mẹ thường ít vận động, chế độ ăn lại giàu chất đạm nên cần tăng cường nguồn rau tươi hoa quả để chống táo bón, điều hòa tiêu hóa và bài tiết.
  • Người mẹ cũng nên chú ý tới lượng nước uống hàng ngày, ít nhất từ 1,5 – 2 lít kể cả nước trong thức ăn, sữa, nước canh hầm, nước trái cây.

Để đảm bảo lượng calo cần thiết mỗi ngày và nguồn sữa mẹ luôn dồi dào, nên có chế độ ăn khoa học như sau:

  • Bữa sáng: Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng như: thịt, cá, trứng, hoặc sữa, bơ, phô mai…
  • Bữa trưa: Ăn nhẹ nhưng cân bằng gồm sữa chua, trái cây, rau trộn hoặc trứng…
  • Bữa chiều: Bữa ăn giàu chất dinh dưỡng với các món ăn mẹ thích như cháo, súp…
  • Bữa tối: Có thể ăn trái cây, uống sinh tố hoặc sữa và ăn nhẹ

2, Những thực phẩm người mẹ không nên ăn sau khi sinh

  • Dùng các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá… Bởi chúng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, đặc biệt là hệ thần kinh của trẻ.
  • Mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại gia vị, chỉ nên ăn thật ít. Ăn nhiều gia vị như hành tỏi, tiêu, ớt có thể khiến cho sữa có mùi khó chịu làm bé dễ bỏ bú và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
  • Điều quan trọng là mẹ không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần nguồn năng lượng liên tục. Nhịn đói sẽ chỉ làm mẹ thêm mệt mỏi, ảnh hưởng tới nguồn sữa và mọi hoạt động mà việc ăn bù vào bữa sau sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

3, Những thực phẩm vàng cho sữa mẹ

Để có nhiều sữa cho con, các mẹ nên bổ sung những thực phẩm dưới đây rất tốt cho sữa mẹ:

nuoc loc am

  1. Nước lọc ấm

Mẹ cần phải “nằm lòng” điều này trong suốt thời gian cho con bú, đó là: uống nhiều nước lọc, mỗi ngày mẹ nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Mẹ nên uống nước ấm và cần uống 1 ly nước ấm trước khi cho con bú sẽ giúp kích thích sữa nhanh về và về nhiều.

  1. Nước vừng đen

Lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g lá tằm rang khô, nghiền vụn (có thể tỷ lệ làm nhiều hơn và bảo quản nơi khô ráo, dùng dần). Đem cả 2 trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú. Chị em cũng có thể nấu chè vừng đen hoặc làm muối vừng ăn cũng có tác dụng lợi sữa tương tự.

nuoc la rau ngot

  1. Nước lá rau ngót

Lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng có tác dụng khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh… Chị em cần rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày. Nước rau ngót vừa mát vừa giúp lượng sữa mẹ tăng lên đáng kể.

  1. Nước lá rau má

Rau má cũng có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ.

  1. Nước lá cây đinh lăng

Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng trên bếp, hạ thổ rồi đun nước uống. Loại nước này rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn bé ti nữa. Mẹ có thể dùng nước này thay nước uống hàng ngày.

  1. Nước lá mít

Lấy 30-40g lá mít tươi nấu nước uống hàng ngày. Đồng thời, mẹ có thể chế biến các món ăn lợi sữa từ trái mít non, lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Cả 2 phương pháp cần duy trì trong 3-5 ngày.

nuoc la thi la

  1. Nước lá thì là

Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một nghiên các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, luộc, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Để tăng tiết sữa và giúp sữa đặc hơn, mẹ có thể nấu canh thì là hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống.

  1. Nước lá vối

Dùng nụ hoặc lá vối ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng khi còn tươi để nấu nước uống. Trong lá vối, nụ vối có chứa một số chất khoáng, vitamin… có công dùng giải khát, thanh nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát gan và đặc biệt có công dụng lợi sữa.

  1. Nước chè vằng

Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều. Mẹ có thể mua chè vằng đã qua xử lý trên thị trường nhưng cần đảm bảo rõ nguồn gốc nhé.

  1. Nước gạo lức

Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magiê, Selen, Glutathion (GSH), Kali và Natri. Gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nước gạo lứt rang giúp các mẹ sau sinh thơm sữa và sữa về nhiều hơn. Các mẹ có thể tạo ra thức uống này bằng cách rang gạo lức để dậy mùi thơm, sau đó hãm với nước sôi và uống.

Tóm lại, để tạo dòng sữa nhiều, thơm và mát, các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con. Trên đây là những lưu ý về một chế độ dinh dưỡng khoa học và những thực phẩm cho tuyến sữa của mẹ hoạt động tốt hơn, các mẹ hãy cùng đọc để tham khảo và chia sẻ nhé!

Hồng Ngọc

]]>
https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-me-co-sua-nhieu-sua-thom-va-mat-547/feed/ 30
Những điều cần biết khi cho con bú mẹ và bú bình https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-cho-con-bu-me-va-bu-binh-104/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-cho-con-bu-me-va-bu-binh-104/#respond Wed, 09 Mar 2016 10:08:17 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=104

Mỗi cách bú đều có ưu điểm riêng, và dưới đây là những lợi ích hàng đầu cũng như những lưu ý cần nhớ khi cho con bú bình và bú mẹ mà bạn nên biết.

Bú bình:

Lợi ích

1. Bạn luôn luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu.

2. Bạn có thể uống chút bia và rượu vang nếu bạn thích.

bb2

3. Sữa công thức thường khó tiêu hóa hơn sữa mẹ nên bé nhà bạn sẽ có giấc ngủ dài hơn vì no lâu hơn.

5. Bạn có thể mặc bất cứ trang phục nào bạn muốn vì bạn không cần phải lo lắng về bộ ngực luôn căng mọng của mình.

Lưu ý:

1. Sử dụng chai thủy tinh.

2. Nếu dùng chai nhựa, bạn nên chọn loại chai không chứa BPA (một loại hóa chất công nghiệp độc hại). Sử dụng chai nhựa đục được làm từ polyethylene hoặc polypropylene với các chỉ số tái chế từ 2 hoặc 5.

3. Vì có hàng chục loại hóa chất khác nhau trong chất dẻo tạo bình, tốt nhất bạn nên thận trọng sử dụng với tất cả chai nhựa – ngay cả khi bình đó có dán nhãn không chứa BPA.

4. Không để sữa sẵn trong chai nhựa. Chỉ đổ sữa vào bình ngay trước khi cho con uống và vứt bỏ phần uống thừa đi.

5. Không đun quá nóng bình với sữa bên trong.

6. Không để chai nhựa vào lò vi sóng vì chất BPA và các loại hóa chất khác có thể xuất hiện khi được hâm nóng.

7. Vứt bỏ những bình đã cũ hoặc bị trầy xước vì từ đó một số loại hóa chất có thể xuất hiện.

Bú sữa mẹ:

Lợi ích:

1. Theo đúng bản năng, việc cho con bú là thiên chức của mỗi bà mẹ.

2. Rất tiết kiệm.

3. Thuận tiện và nhanh chóng – không có gì giúp một đứa trẻ đang khóc có thể yên lặng bằng một bầu sữa mẹ.

4. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với sữa ngoài nên bé nhà bạn sẽ ít quấy khóc hơn.

bb3

5. Các kháng thể của bạn được truyền cho con để giúp con tăng cường hệ miễn dịch của mình.

Lưu ý:

1. Bạn không nên lo ngại với những chất có thể dị ứng cho trẻ. Ngoài việc cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, bạn cũng nên kết hợp thêm sữa ngoài để làm giảm nguy cơ con mắc bệnh chàm, dị ứng với sữa bò cũng như bị khó thở.

2. Bạn cũng có thể xem xét hoãn cai sữa nếu thấy mình không khỏe. Bạn và con sẽ dễ dàng đói phó với các quá trình chuyển đổi hơn nếu cả hai cùng có sức khỏe tốt.

3. Tránh cai sữa cho con trong khoảng thời gian của sự thay đổi lớn trong gia đình. Nếu nhà bạn gần đây mới chuyển nơi ở hoặc bạn vừa thay đổi cách chăm con khác, thì bạn nên hoãn cai sữa lại cho tới khoảng thời gian ít căng thẳng hơn.

Cả hai đều là những cách thức hoàn toàn chấp nhận được để nuôi con, thậm chí bạn có thể dùng đồng thời cả hai cách. Vì thế, tùy vào lượng sữa mẹ, tình hình tài chính cũng như khả năng hấp thụ của bé mà bạn có thể chọn ra cách cho con bú hợp lý nhất nhé.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-cho-con-bu-me-va-bu-binh-104/feed/ 0
5 tư thế cho con bú tốt nhất https://dinhduongbabau.net/5-tu-the-cho-con-bu-tot-nhat-96/ https://dinhduongbabau.net/5-tu-the-cho-con-bu-tot-nhat-96/#respond Wed, 09 Mar 2016 10:07:13 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=96 Khi nói đến nuôi con bằng sữa mẹ, cảm giác thoải mái của mẹ và cách cho bé bám ti mẹ đúng cách là 2 điểm đáng lưu ý.

Dù ở tư thế nào, hãy đảm bảo đầu của bé hơi nghiêng về sau một chút khi cho bé ti mẹ. Nếu bạn tìm thấy một tư thế cho con bú tốt nhất thì hãy gắn bó với nó. Tuy nhiên theo thời gian khi bé lớn hơn, bạn có thể muốn thay đổi sang tư thế khác. Nếu bạn bị viêm vú hay tắc tia sữa, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một tư thế cho con bú hợp lý.

Dưới đây là 5 tư thế tốt nhất được các bác sĩ cho là vừa giúp mẹ thoải mái, vừa giúp con ngậm ti đúng cách:

Cho bé nằm song song với mẹ.

Giữ em bé trên đùi của mẹ bằng cách dùng cách tay đối diện của mẹ nâng bé.

Giữ em bé trên đùi mẹ, hỗ trợ bằng cánh tay cùng chiều với bên ngực bé ti mẹ.

Bế con dưới cánh tay mẹ.

Tư thế kết hợp cho bú với bé song sinh.

 

Nhận biết bé ngậm ti mẹ đúng cách:

– Nếu mẹ bị đau thì có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn chưa ngậm ti mẹ đúng cách. Nhẹ nhàng chèn ngón tay mẹ vào giữa miệng bé và ti mẹ để điều chỉnh. Sau đó, thử một lần nữa.

– Nếu em bé gần như mút ti mẹ ngay lập tức thì đây là dấu hiệu tốt. Trong khi bé ti mẹ, bạn có thể nhận thấy những thay đổi ở lực mút của bé: mút ngắn, nhanh – mút chậm, sâu. Bé có thể tạm dừng một vài lần trong khi ti mẹ và tiếp tục mút lại mà mẹ không cần dỗ bé.

Nếu bé chỉ mút một ít rồi ngủ thì có khả năng, bé chưa ngậm ti mẹ đúng cách.

– Khi bạn nhìn xuống lúc đang cho bé ti, bạn sẽ thấy đầu của bé hơi ngả ra sau. Cằm bé chạm vào vú mẹ, còn mũi được “tự do”. Bé có thể thở dễ dàng trong khi được cho bú, còn mẹ không phải đẩy ngực mẹ ra để bé thở.

Bạn cũng có thể quan sát quầng vú, bạn sẽ thấy quầng vú phía môi trên của bé bao giờ cũng rộng hơn phần ở môi dưới.

– Khi bé bắt đầu bú, bé trở nên thư giãn và thoải mái cho đến khi bú no. Nếu bé “ngó nghiêng” xung quanh, có lẽ là do bé chưa bám ti mẹ tốt. Bạn có thể cho bé tạm ngừng bú ít chút khi sữa đang chảy nhanh để bé không hít phải nhiều hơi.

– Bé vui vẻ khi kết thúc hoặc không khó chịu khi mẹ rút ngực lại. Hãy quan sát đầu ti mẹ cuối cữ bú. Nếu đầu ti bị ép bẹp thì có khả năng, bé ngậm ti mẹ chưa đúng cách.

Một số bước để bé ngậm ti mẹ đúng cách:

– Kiểm tra miệng của bé có mở đủ rộng khi đưa vào ti mẹ.

– Đảm bảo lưỡi, môi dưới và cằm bé chạm vào bầu vú mẹ đầu tiên.

– Để môi dưới của bé cách xa núm vú mẹ một khoảng nhất định.

]]>
https://dinhduongbabau.net/5-tu-the-cho-con-bu-tot-nhat-96/feed/ 0