Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Nhiệm vụ của các ông chồng khi vợ sinh con https://dinhduongbabau.net/nhiem-vu-cua-cac-ong-chong-khi-vo-sinh-con-2209/ https://dinhduongbabau.net/nhiem-vu-cua-cac-ong-chong-khi-vo-sinh-con-2209/#respond Mon, 29 Jan 2018 09:01:37 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2209

 Sinh con khiến cho mẹ mất rất nhiều sức lực và rất mệt mỏi khi vượt qua những cơn đau. Vì vậy, vai trò của các ông chồng trong thời điểm này là rất quan trọng. Chồng vừa là điểm tựa vững chắc vừa là người lo toan, quyết định trong các tình huống khẩn cấp. Dưới đây là một số gợi ý các ông bố tương lai có thể tham khảo để ngày trọng đại thêm suôn sẻ nhé!

nhiem-vu-cua-chong-khi-vo-sinh-con

Nhiệm vụ của các ông chồng khi vợ sinh con

1/ Người bạn đồng hành

Thời gian trung bình của quá trình chuyển dạ khoảng 6 tiếng rưỡi nhưng vẫn có trường hợp quá trình này kéo dài trong suốt 20 giờ. Vì vậy, bạn cần giữ bình tĩnh trong suốt quá trình này để hỗ trợ vợ tốt nhất. Bạn nên đi bộ cùng vợ, xoa bóp nhẹ phần đầu, lưng, bàn chân cũng như nắm chặt tay vợ khi các cơn co thắt tràn về. Có như vậy, khi con yêu của bạn trào đời bạn mới cảm nhận được niềm hạnh phúc ngập tràn và cũng cảm nhận được sự mệt nhọc, mất mát của người vợ hi sinh cho bạn.

2/ Chuẩn bị tâm lý

Khi các cơn co thắt của vợ ngày một dồn dập, vợ bạn sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội. Người vợ của bạn trước đó có thể rất hiền lành nhưng cũng có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí lo lối om sòm. Do vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ. Chỉ vì quá đau mà thôi, vợ bạn thực sự không có ẩn ý gì trong lời nói của mình cả.

3/ Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn

Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng không thể nào dự đoán được quá trình sinh con có thể xảy ra theo chiều hướng như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.

Chẳng hạn, hai vợ chồng bạn đã thống nhất sẽ sinh con theo cách truyền thống và không nhờ đến sự can thiệp của thuốc tê, thuốc mê… Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, có thể vợ bạn sẽ không thể chịu nổi cơn đau và biện pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ là một giải pháp tuyệt vời.

4/ Hãy là một người “đại diện” thông minh

Trong suốt quá trình vượt cạn, vợ bạn gần như không còn sức để nói được lời nào. Vì vậy, bạn chính là người đại diện cho vợ mình trong mọi tình huống. Những quyết định lúc này của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Do đó, bạn cần phải tỉnh táo và khôn ngoan. Trao đổi ngay với bác sĩ khi bạn nhận thấy điều gì không ổn đang diễn ra. Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn bác sĩ cần mổ để cứu 2 mẹ con, ít nhất bạn cũng có quyền yêu cầu bác sĩ đưa ra lý do tại sao bác sĩ chọn hướng giải quyết này.

5/ Đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời

Bạn có thể lưu lại hành trình vượt cạn của vợ để sau con lớn hơn có thể cho con xem lại để con biết hành trình vượt cạn của mẹ khó nhọc như thế nào. Tuy nhiên, đừng quá nhập tâm vào việc quay phim mà không kịp cảm nhận cảm xúc thực một cách trọn vẹn nhé. Mai này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc vì đã không kịp cảm nhận khoảnh khắc tuyệt vời này.

6/ Cử chỉ yêu thương

Bạn đừng quên việc thể hiện những cử chỉ yêu thương với vợ bởi đây là động lực to lớn giúp vợ bạn vượt qua những cơn đau. Chỉ cần một vào hành động nhỏ như: một cái ôm, một sự quan tâm chân thành… sẽ là món quà ý nghĩa, thiết thực nhất bạn nên trao cho vợ mình sau một cuộc vượt cạn vất vả.

Trên đây là những nhiệm vụ của các ông chồng khi vợ sinh con để bạn có thể tiếp thêm động lực cho vợ vượt cạn thành công.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhiem-vu-cua-cac-ong-chong-khi-vo-sinh-con-2209/feed/ 0
Tâm lý đàn ông khi vợ sắp sinh https://dinhduongbabau.net/tam-ly-dan-ong-khi-vo-sap-sinh-2214/ https://dinhduongbabau.net/tam-ly-dan-ong-khi-vo-sap-sinh-2214/#respond Wed, 24 Jan 2018 03:25:34 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2214 Lo lắng, xúc động, phấn khích… là tâm lý thường gặp ở tất cả những ông chồng khi vợ sắp sinh. Để hiểu được tâm lý của đàn ông khi vợ sắp sinh bạn hãy tham khảo bài viết mà dinhduongbabau.net chia sẻ dưới đây nhé!

tam-ly-dan-ong-khi-vo-sap-sinh

Tâm lý đàn ông khi vợ sắp sinh

Phấn khích

Khi sắp làm bố bạn sẽ có cảm giác phấn khích, bạn sẽ cảm thấy tình cảm đang tràn đầy hơn trong con người khô khan, cứng ngắc của mình khi biết con sắp chào đời.

Không kiên nhẫn

Đến tháng thứ năm, khi bạn có thể bắt đầu cảm nhận được em bé di chuyển, bạn sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu đang xảy ra trong bụng của vợ. Điều gì đang xảy ra ở đó? Bạn rất nóng lòng muốn thấy đứa con bé bỏng của mình.

Người vợ sẽ cảm nhận được rõ ràng những thay đổi đang xảy ra trong người cô ấy. Vợ đang trải qua rất nhiều cảm xúc, đặc biệt là khi sắp sinh. Đó là những cảm giác gì? Cô ấy có cần tôi hay không?… Nhưng trạng thái này cũng không rõ ràng, chính xác.

Lo lắng

Sự lo lắng bắt đầu thường trực trong tâm trí của bạn. Tôi sắp có con, tôi có thể chăm sóc được con không? Có con sẽ như thế nào? Cuộc sống của tôi sẽ thay đổi như thế nào khi có con? Liệu con có thích tôi không? Chúng tôi có chơi với nhau được không? Liệu tôi có dạy dỗ con được tốt? Và khi con nhìn tôi, tôi có phải là một người bố tốt trong mắt con? Những câu hỏi đó sẽ thường trực xuất hiện trong đầu bạn khi con sắp trào đời. Ngoài ra, còn những lo lắng cho vợ, thấy vợ đau đớn, thấy vợ mệt mỏi không biết có sao không…..

Yêu thương tràn đầy

Tuy nhiên, tất cả sẽ biến mất, toàn bộ, khi lần đầu tiên bạn cảm thấy con đạp vào tay mình, khi đang xoa bụng vợ. Có một mầm sống đang ở đó, phát triển bên trong người bạn đời của bạn, từng ngày. Các cơ quan và mô đang dần được phát triển và hình thành, để một ngày nào đó, nhìn bạn và nói “Con yêu bố lắm, bố ơi!”

Xúc động

Với những cảm xúc mãnh liệt phải trải qua, bạn có thể sẽ khóc vì xúc động:

Tôi rất muốn trở thành một người bố tốt. Tôi muốn nuôi dạy một đứa trẻ gắn bó với thế giới, là một người biết quan tâm đến người khác, biết ước mơ và tin tưởng rằng mình có thể đạt được bất cứ điều gì. Tôi muốn con sẽ yêu mẹ yêu bố, có bạn bè, và không bao giờ chùn bước trước khó khăn.

Tôi cũng biết con có thể không vượt qua được. Tôi biết rằng con sẽ bị tổn thương, vấp ngã, hay trở nên hư hỏng. Tôi sẽ rất buồn và khổ sở. Con cũng có thể mắc sai lầm và không muốn kể với tôi về những chuyện đã qua. Con có thể xa lánh tôi. Lúc ấy tôi chỉ có thể hy vọng rằng con sẽ tìm lại được chính mình, hoặc là con sẽ có thể nói chuyện được với ai đó, yêu thương và chăm sóc con nhiều như tôi muốn dành cho con.

Hy vọng, ước mơ

Bạn cảm thấy có rất nhiều hy vọng và ước mơ, và tất cả chỉ mới là bắt đầu. Thời gian đang trôi qua rất nhanh, và con sắp đến bên bạn, rất gần. Tôi sắp ôm được con trong tay. Tôi hy vọng và  ước mơ, mong đợi ngày con chạy xung quanh, đùa vui tíu tít bên tôi, khi con mỉm cười với tôi, hoặc nói với tôi rằng ‘bố sai rồi’, hoặc chỉ cho tôi một điều mà tôi chưa bao giờ biết về thế giới này, từ ánh nhìn trẻ thơ trong sáng thuần khiết của con.

Tâm lý của mỗi ông chồng khi vợ sắp sinh sẽ có những thay đổi khác nhau nên không thể phân tích và giải thích cụ thể được. Bạn sẽ cảm thấy hỗn độn rất nhiều cảm xúc khác nhau, giống như chính cuộc sống này, bay bổng và thăng trầm. Nó làm cho bạn đôi khi cảm thấy nhỏ bé và bất lực … và ngập tràn trong tình yêu, hạnh phúc và hy vọng. 

]]>
https://dinhduongbabau.net/tam-ly-dan-ong-khi-vo-sap-sinh-2214/feed/ 0
Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi muốn có con https://dinhduongbabau.net/dan-ong-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-muon-co-con-1770/ https://dinhduongbabau.net/dan-ong-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-muon-co-con-1770/#comments Wed, 04 Oct 2017 09:42:18 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1770 Để sinh ra một em bé khỏe mạnh và phát triển tốt thì không chỉ cần đến sự chuẩn bị của người phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng cần phải có một số bước chuẩn bị trước khi muốn có con. Vậy ở đàn ông cần chuẩn bị những gì trước khi muốn có con để em bé luôn khỏe mạnh phát triển tốt từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời.

dan-ong-can-chuan-bi-truoc-khi-muon-co-con

Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi muốn có con

Kiểm tra sức khỏe trước khi muốn có con

Việc làm đầu tiên trước khi quyết định đến việc sinh con thì người đàn ông cần đi kiểm tra sức khỏe tổng thể của bản thân bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Qua việc kiểm tra sức khỏe tiền sinh sản sẽ giúp có thể phát hiện được một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… từ đó có thể điều trị kịp thời được nếu mắc phải.

Cần tiến hành thực hiện một số xét nghiệm trước khi muốn có con: kiểm tra tinh dịch đồ, xét nghiệm nội tiết sinh sản, tầm soát chủ động HIV – viêm gan – giang mai. Nếu như kết quả xét nghiệm bạn âm tính vỡi viêm gan và Rubella thì cần phải tiêm ngừa văcxin ngay để tránh lây nhiễm cho con.

Một số người có bệnh cao huyết áp, thấp khớp, động kinh… cũng cần phải đến gặp bác sĩ tư vấn bởi vì có một số loại thuốc chữa những bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng làm cha. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn có em bé.

Luôn đảm bảo có chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý

  • Thời gian chuẩn bị có con cần chủ động tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng… những hoá chất này có thể gây hại cho các tế bào sinh sản.
  • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bạn cần đảm bảo an toàn lao động nếu như phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại do đặc thù công việc.

Cần chuẩn bị tốt về mặt tinh thần

Không chỉ người phụ nữ mà ngay cả người đàn ông cũng luôn phải giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh áp lực sẽ giúp cho quá trình thụ thai thuận lợi và an toàn hơn. Hơn thế nữa tinh thần của cả bố mẹ đều tốt đều thoải mái cũng là điều kiện để bé phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.

Kiểm tra tính di truyền

Nếu như trong gia đình của bạn có người bị mắc một số căn bệnh di truyền như: bệnh máu khó đông, bệnh thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm, bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… thì cần đến hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp giải quyết hiệu quả.

Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đàn ông cũng góp phần quan trọng làm tăng chất lượng tinh trùng và tăng số lượng tinh trùng. Việc tinh trùng ít và kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn. Để tăng về số lượng cũng như chất lượng tinh trùng thì trong những bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết như:

  • Bổ sung acid folic: Axit folic là nguồn dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai nhưng axit folic cũng rất cần thiết với các ông bố tương lai bởi nó giúp tạo ra các DNA và đội quân tinh binh khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung axit folic hàng ngày bằng các thực phẩm giàu folate như đậu, rau xanh đậm, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc.
  • Lysine: Lysine là thành phần không thể thiếu đối với sự hình thành tinh trùng. Một số thực phẩm có hàm lượng lysine cao như: cá tươi, thịt dê, chạch, cá mực, cá chình, hải sâm, củ mài, bạch quả, đậu phụ, váng đậu…
  • Kẽm: Nếu cơ thể nam giới thiếu kẽm cũng sẽ làm giảm sự ham muốn, đồng thời làm giảm số lượng tinh trùng. Kẽm có nhiều trong con hàu (cứ 100g hàu chứa 100mg kẽm), thịt gà (100g thịt chứa 3mg kẽm), trứng gà (100g trứng gà chứa 3mg kẽm), gan gà (2.4mg kẽm), lạc (2.9mg kẽm) và thịt lợn (2.9mg). Bổ sung kẽm sẽ giúp nam giới tăng ham muốn và làm tăng số lượng tinh trùng thuận lợi cho việc thụ thai.
  • Bổ sung Vitamin C: Vitamin C giúp thúc đẩy sự vận động của tinh trùng. Bạn có thể bổ sung Vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như: cam, xoài, dưa hấu, dâu tây và các loại rau như bông cải xanh, cà chua, và giá là loại thực phẩm giàu vitamin C.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng để sinh con ra khỏe mạnh và phát triển tốt thì người bố cần hạn chế những thói quen có hại cho sức khỏe như: hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá, uống rượu bia có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, gây suy giảm cả về số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Xem thêm: Ăn gì khi mang thai để con thông minh?

Chuẩn bị tài chính khi muốn có con

Tài chính là vấn đề cần chuẩn bị trước khi có con. Bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của hai vợ chồng như thế nào để cân đối vì khi có thai và sinh con cần rất nhiều khoản chi phí. Dưới đây là một số khoản chi phí cơ bản bắt buộc phải có như:

  • Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
  • Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
  • Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
  • Chi phí sữa cho con
  • Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
  • Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản

Với việc xác định các khoản phải chi tiêu như trên các cặp vợ chồng có thể xác định được xem một tháng mình phải chi tiêu hết bao nhiêu để có kế hoạch tạo dựng nguồn thu nhập mới và phần tiết kiệm tích lũy để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Những điều nên tránh để chuẩn bị có con

  • Vệ sinh tốt trước và sau khi quan hệ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích.
  • Không mặc quần lót, quần bò quá chật hay bó sát…
  • Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, hoặc dùng bể tắm có xoáy nước.
  • Hạn chế đạp xe, ngồi ô tô đường dài.

Chuẩn bị một sức khỏe thật tốt, tinh trùng khỏe mạnh sẽ giúp tăng khả năng thụ thai và là một bước quan trọng chuẩn bị mang thai. Việc chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cần chuẩn bị trước từ 3 – 6 tháng trước khi mang thai để tinh trùng có thể trưởng thành được. Hãy thực hiện đầy đủ những lời khuyên trên để có được những em bé thông minh khỏe mạnh trong tương lai.

Xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

]]>
https://dinhduongbabau.net/dan-ong-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-muon-co-con-1770/feed/ 4
Chuẩn bị sinh con bà bầu cần chuẩn bị những gì? https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-sinh-con-ba-bau-can-chuan-bi-nhung-gi-834/ https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-sinh-con-ba-bau-can-chuan-bi-nhung-gi-834/#comments Thu, 02 Mar 2017 03:07:28 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=834 Đối với những bà bầu chuẩn bị sinh con lần đầu thường không biết rõ mình cần chuẩn bị những gì, chuẩn bị bao nhiêu thì đủ? Vì vậy, dinhduongbabu.net sẽ chia sẻ đến các bà bầu sinh con lần đầu những vấn đề cần chuẩn bị để giảm bớt đi sự lo lắng cho bà bầu.

Xem thêm: Những thứ mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh

chuan-bi-sinh-con-nhung-do-can-chuan-bi

1. Chuẩn bị túi đồ sinh

Chuẩn bị túi đồ sinh là ưu tiên hàng đầu cần chuẩn bị trong những việc cần chuẩn bị trước khi sinh. Trong túi đồ sinh cần có các giấy tờ liên quan đến y tế như giấy chuyển viện, sổ khám thai cùng các kết quả siêu âm, các kết quả xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai, bảo hiểm y tế, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, bà bầu cần bỏ thêm một ít thức ăn như bánh kẹo, trái cây sấy khô và nước uống hay sữa vì khi chuyển dạ bà bầu cần bổ sung thêm năng lượng.  Trong túi đồ sinh cũng không thể thiếu quần áo, khăn quấn, khăn giấy ướt, miếng lót sơ sinh dùng cho những ngày đầu tiên của bé cùng với quần áo và băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa, nếu có dự định vắt sữa thì đừng quên chuẩn bị cả máy vắt sữa và túi trữ sữa.

2. Chuẩn bị không gian cho bé

Nếu muốn cho bé ngủ riêng ngay từ nhỏ thì cần chuẩn bị thêm 1 chiếc nôi mà có thể đặt được ở trong phòng ngủ. Còn nếu mẹ muốn cho bé ngủ chung thì nên kiểm tra xem nệm đã đủ lớn hay chưa và có cần drap chống thấm hay không, chuẩn bị chăn, gối, tấm trải riêng cho bé.

Tiếp đến là chuẩn bị không gian ăn chơi, tắm và sinh hoạt thường ngày của bé. Bà bầu cần dọn sạch không gian cho bé để đảm bảo luôn sạch sẽ và giảm những nguy cơ hóa học độc hại, vật dụng sắc nhọn, tránh cho bé bị dị ứng khi vui chơi ở không gian này. Bà bầu cũng cần để ý đến các ổ cắm điện ở dưới thấp tốt hơn hết là che kín chúng lại và đưa ổ cắm lên trên cao tránh tầm tay bé với tới.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bà bầu cần nhờ người chăm sóc bé trong khoảng một hai tuần đầu hoặc vài tháng đầu tiên bởi đây là thời điểm mà cơ thể khá mệt mỏi cũng như còn chưa có đủ kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé. Trong những ngày đầu tiên em bé lại cần bú nhiều nên nếu như không có người giúp đỡ chăm sóc bé cùng thì mẹ sẽ cảm thấy rất căng thẳng và vất vả.

Nếu không nhờ được ai chăm sóc cùng mà mẹ tình đến việc thuê một người trông trẻ thì cũng cần có kế hoạc tìm từ sớm để có thể chăm sóc luôn từ thời gian đầu và hướng dẫn theo cách chăm sóc mà mình mong muốn.

4. Tập thói quen ngăn nắp, gọn gàng và chú ý sự an toàn

Hãy tập cho mình thói quen ngăn nắp gọn gàng giúp cho cuộc sống không bị đảo lộn rối tung khi có con. Mẹ cần đảm bảo rằng khi con khóc om sòm cũng có thể nhớ được các vật dụng cho bé ở đâu. Vì vậy mẹ bầu nên tập những thói quen này ngay từ khi còn mang thai để cuộc sống dần quen hơn và đỡ vất vả khi có con. Rất nhiều người không nghĩ đến hoặc bỏ qua bước chuẩn bị này nhưng nếu thực hiện nó lối sống của gia đình sẽ ngăn nắp hơn.

5. Chuẩn bị về tâm lý

Mẹ bầu cần sẵn sàng với những tình huống có thể xảy ra và luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất để tránh gặp phải stress và những phiền toái, rắc rối xuất hiện.

Sau khi sinh con thường mẹ bầu sẽ cảm nhận được mọi thứ không thể diễn ra như trong kỳ vọng của mình vì vậy mẹ bầu nên linh hoạt nhìn vào những khía cạnh tích cực và mẹ sẽ tìm thấy được tinh thần thoải mái dù có phải chăm con vất vả.

Trên đây là những vấn đề cần chuẩn bị sinh con hy vọng sẽ giúp mẹ bầu có thể có thêm những kinh nghiệm và giảm bớt những lo lắng trước khi sinh con. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Xem thêm: Kinh nghiêm sắm đồ trước khi sinh cho mẹ và bé

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-sinh-con-ba-bau-can-chuan-bi-nhung-gi-834/feed/ 1