Các nhà khoa học cũng đã chứng minh các loại siêu dưỡng chất như axit folic, sắt, omega3, kẽm, choline, I ốt, vitamin D… có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí thông minh của trẻ ngay từ lúc chưa chào đời. Vậy bà bầu nên ăn gì khi mang thai để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn này.
Nội dung chính
- 1 1, Bổ sung ít nhất 400 microgram axit folic mỗi ngày
- 2 2, Bổ sung khoảng 27 – 30 mg sắt mỗi ngày
- 3 3, Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 500mg choline
- 4 4, Hàm lượng I ốt mỗi ngày là 220 mcg
- 5 5, Bổ sung 20 – 30 mcg kẽm mỗi ngày
- 6 6, Hàm lượng vitamin B12 cần thiết khoảng 2,6 mcg/ngày
- 7 7, Hấp thu khoảng 3 – 5 mcg vitamin D mỗi ngày
- 8 8, Bổ sung thực phẩm chứa Omega 3 khoảng 400 mg/ngày
- 9 Bổ sung vừa đủ dưỡng chất khi mang thai
1, Bổ sung ít nhất 400 microgram axit folic mỗi ngày
Axit folic là một trong những vitamin B rất cần thiết đối với việc sản xuất các tế bào mới, trong đó có cả hồng cầu. Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như nứt đốt sống gây ốm yếu tàn tật nghiêm trọng hoặc bé sinh ra thiếu một phần não. Do đó mẹ bầu nạp đủ axit folic là bước đầu tiền để hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi – tiền đề giúp bé thông minh hơn. Các bà bầu được khuyên bổ sung axit folic trước khi thụ thai khoảng 1 tháng, đến khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 400 microgram axit folic mỗi ngày từ thực phẩm hoặc thuốc bổ. Những thực phẩm giàu axit folic là gan, nội tạng động vật, thịt gia cầm, ngũ cốc (vừng, lạc), các loại rau có lá màu xanh đậm như rau dền, rau muống, rau bina, rau ngót, củ cải, bông cải xanh, nấm, đậu Hà Lan, đậu nành, bánh mì bằng bột mì nguyên chất, bắp, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…
Xem thêm: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?
2, Bổ sung khoảng 27 – 30 mg sắt mỗi ngày
Nếu người mẹ thiếu sắt khi mang thai sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe của chính bản thân và sự phát triển của thai nhi. Mẹ dễ đẻ non, em bé sinh ra cân nhẹ, đồng thời ảnh hưởng đến thể lực cũng như chỉ số thông minh (IQ) của trẻ sau này. Do đó, khi mang bầu, bên cạnh thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất sắt như cật (heo, bò), cá, lòng đỏ trứng, thịt bò, cừu, bột ngô, mơ, đậu xanh, đậu đen, hàu, rau có lá xanh thẫm, chuối, nho v.v…, các mẹ nên uống bổ sung thêm viên sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ sản khoa. Mẹ bầu cũng lưu ý khi dùng viên thuốc bổ sung sắt, nên uống khoảng 1 tiếng trước khi ăn và không dùng chung với canxi bổ sung hay các loại axit amin khác vì chúng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Hàm lượng sắt cần bổ sung cho mẹ bầu là khoảng 27 mg mỗi ngày.
3, Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 500mg choline
Choline là hợp chất hữu cơ tan được trong nước, thuộc các loại vitamin nhóm B, đây được xem như loại dưỡng chất quan trọng giúp phát triển cấu trúc não, tủy sống, đồng thời có khả năng hỗ trợ trí nhớ và học hỏi của trẻ sau này. Đây cũng là loại vi chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho việc hoàn thiện dây thần kinh, tim mạch, chức năng não và sự phát triển tế bào thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bà bầu có chế độ ăn ít choline có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị tật thần kinh như tật não úng thủy, nứt đốt sống… Những thực phẩm giàu choline là trứng, thịt nạc, đậu phộng, đậu nành… Và các mẹ nên nhớ hàm lượng choline giúp thai nhi ngay từ trong bụng cho mẹ bầu là choline: 450mg và 550mg mỗi ngày nhé!
4, Hàm lượng I ốt mỗi ngày là 220 mcg
Chứng thiếu hụt Iốt là nguyên nhân số một của chứng chậm phát triển trí tuệ và tổn thương não. Ở thời kỳ phôi thai đang lớn, tuyến giáp trạng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của tế bào não và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổ chức não và thần kinh của thai nhi, nhất là lúc phôi thai đang ở giai đoạn từ 3- 5 tháng, sự phân hóa của tổ chức thần kinh rất mạnh. Trong giai đoạn này mà người mẹ thiếu iot sẽ làm cho tuyến giáp của thai nhi phát triển không đầy đủ dẫn đến chức năng tuyến giáp trạng giảm sút gây ra các hiện tượng như tuyến giáp trạng phù, thai lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, câm điếc,… Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí lực, sau này ra đời trẻ có thể bị đần độn. Do đó để bổ sung I ốt khi mang thai, người mẹ cần thêm các loại thực phẩm giàu I ốt như sữa, muối bổ sung I ốt, rong biển, hải sản, rau cần, rau chân vịt, cải thảo, trứng gà… vào chế độ ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nghiên cứu Y khoa chính phủ Australia, lượng I-ốt cần bổ sung mỗi ngày của phụ nữ mang thai 160 mcg để không bị coi là thiếu I-ốt, lý tưởng là 220 mcg/ngày.
5, Bổ sung 20 – 30 mcg kẽm mỗi ngày
Theo các chuyên gia, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tế bào não. Đồng thời, nhờ kẽm, các khu vực xử lý thông tin trong não cũng được kích hoạt và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng vị giác, khứu giác và giúp cơ thể có khả năng làm lành vết thương. Mẹ mang thai thiếu kẽm sẽ dễ bị sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con thiếu tháng nhẹ cân và khó khăn trong quá trình sinh nở. Hàm lượng kẽm của một người bình thường là 10mg/ngày, với bà bầu số lượng tăng gấp đôi, khoảng 20 – 30mg kẽm/ngày. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt bò, gan bò, các ngũ cốc thô, rau của quả… Nếu thông qua ăn uống không đủ, bà bầu có thể uống thêm thực phẩm bổ sung kẽm và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
6, Hàm lượng vitamin B12 cần thiết khoảng 2,6 mcg/ngày
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh thai nhi. Đây là vi chất thiết yếu tạo DNA vật liệu di truyền trong tế bào, duy trì tình trạng khỏe mạnh ở tế bào thần kinh và hồng cầu, cũng như giữ vai trò then chốt trong phát triển hồng cầu. Vitamin B12 còn có mối quan hệ mật thiết với việc hấp thu axit folic ở mẹ, bằng cách tác động đáng kể lên quá trình chuyển hóa axit folic để cơ thể có thể sử dụng được dưỡng chất này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin B12 trước và trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vitamin B12 thường có nhiều trong các loại thịt, cá, sò biển, trứng gia cầm, sữa, các chế phẩm từ sữa, ếch, đậu nành… Khi mang thai, nhu cầu B12 của cơ thể sẽ tăng mạnh, do đó bà bầu nên bổ sung khoảng 2,6 mcg/ngày để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
7, Hấp thu khoảng 3 – 5 mcg vitamin D mỗi ngày
Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho vào cơ thể. Nếu thiếu hụt vitamin D trẻ dễ bị nhẹ cân và còi xương ngay trong bụng mẹ. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ trong tương lai. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung vitamin D đầy đủ, điều này rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vitamin D có nhiều nhờ hấp thu từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra vitamin D còn có nhiều trong gan, trứng, cá biển, dầu gan cá. Hàm lượng vitamin D mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày là 3 – 5mcg.
8, Bổ sung thực phẩm chứa Omega 3 khoảng 400 mg/ngày
Omega 3 là 1 loại axit béo chưa bão hòa rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi. Nhóm axit béo omega 3 gồm 3 loại: EPA, DHA, ALA, trong đó DHA đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển trí não cho bé, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ và trong 18 tháng đầu sau khi bé chào đời. Những thực phẩm giàu DHA bao gồm gan, dầu cá, cá béo như cá hồi, cá thu, đậu phụ, bắp cải, hướng dương, quả óc chó… Do vậy muốn con thông minh từ trong trứng nước, mẹ bầu hãy bổ sung khoảng 350 – 450 mg DHA vào chế độ ăn hàng ngày nhé.
Bổ sung vừa đủ dưỡng chất khi mang thai
Lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho não bộ của em bé trong quá trình mang thai cần đảm bảo đúng và đủ liều lượng. Ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng có thể làm giảm sự phát triển của các tế bào não cũng như khả năng liên kết giữa các tế bào, gây tổn hại tới vùng não điều khiển hành vi và khả năng giải quyết vấn đề. Mặt khác, nếu bổ sung quá nhiều chất có thể dẫn đến tình trạng tăng cân quá nhanh trong thai kỳ có thể gây sinh non và hậu quả là dẫn tới giảm khả năng học hỏi, kiểm soát hành vi ở trẻ. Nói chung trong thời gian mang thai không nên bổ sung quá 300 calo so với lượng calo bổ sung trước khi mang bầu.
Cân đối các vi chất cần thiết như DHA/EPA, acid folic, Vitamin D…, bổ sung các dưỡng chất ở mức trung bình khuyến cáo cho phụ nữ mang thai và cho con bú rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt với acid folic, liều cần bổ sung tối thiểu mỗi ngày là 400mcg sẽ có khả năng phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Việc lựa chọn thêm viên uống bổ sung Vitamin tổng hợp sẽ rất phù hợp cho các mẹ bầu.
Có rất nhiều loại vitamin tổng hợp cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về Vitamin tổng hợp, vai trò của chúng và cách lựa chọn một loại Vitamin tổng hợp phù hợp cho mình. Có một số loại vi chất thường thiếu trong chế độ ăn như DHA/EPA, acid folic, Vitamin D… do đó các mẹ bầu nên lựa chọn những viên uống tổng hợp bao gồm những dưỡng chất trên ở mức trung bình khuyến cáo cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Đặc biệt với acid folic, liều bổ sung trong mỗi viên thường từ 400mcg – 600mcg để đảm bảo có khả năng phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Vitamin D ở mức đáp ứng khoảng 50% nhu cầu hàng ngày vì các Vitamin tan trong dầu dùng hàng ngày ở liều cao gây tích lũy trong cơ thể và có thể gây độc.
Vì các loại thuốc được sử dụng trong thời gian mang bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ tư duy của em bé mà tổng thể sức khỏe em bé khi chào đời, cho nên việc sử dụng cần được cân nhắc kỹ càng. Khi lựa chọn các loại Vitamin tổng hợp, bà bầu cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ lựa chọn những sản phẩm đã được cho phép lưu hành tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sản phẩm xách tay cần được mua ở nơi có uy tín vì rất khó xác nhận nguồn gốc của sản phẩm và cơ sở kinh doanh sẽ không có trách nhiệm với người tiêu dùng khi có sự cố xảy ra, nhất là với nhóm sản phẩm nhạy cảm dùng cho bà bầu.
- Trong công thức nhất thiết phải bổ sung 400-600mcg acid folic để có tác dụng bổ sung trong thời kỳ mang thai.
- Các thành phần cần có trong viên Vitamin tổng hợp: DHA/EPA (tốt nhất là tỷ lệ 4-4.5 DHA/ 1 EPA), Acid folic, I ốt, Vitamin D3…
- Sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ các cơ sở uy tín, được khuyên dùng bởi các chuyên gia và không nên coi việc sử dụng thuốc bổ sung là thay thế chế độ ăn uống.
Trên đây là những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai để em bé thông minh, khỏe mạnh. Bà mẹ tương lai có thể thúc đẩy quá trình phát triển não bộ cho thai nhi bằng cách bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc viên uống tổng hợp procare cho bà bầu với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong giai đoạn thai kỳ.
Hồng Ngọc
Chao bac si cho em hoi con em nay duoc 4.5 tháng tuổi rồi khai 3thang chau duoc 6ky 4tháng em cân duoc 6.2 ky giờ em phải làm sao để chau tang cân a. Co nên chi chau uống sữa công thức ko a.
Chào bạn!
Trẻ em có những khoảng thời gian dừng ăn sinh lý và “chững” lại nhất định. Đồng thời em bé thường tăng cân nhanh ở những tháng đầu và tăng chậm dần ở những tháng sau. Nếu bé vẫn hoạt động bình thường, ăn uống đủ, mạnh khỏe, không quấy khóc thì bạn không nên quá lo lắng nhé! Cân nặng chỉ là một trong rất nhiều chỉ số chứng tỏ răng em bé khỏe mạnh mà thôi.
Khi cho con bú, ngoài việc tăng cường chất lượng bữa ăn thì bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp PM Procare Diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ mau phục hồi và tăng chất lượng sữa cho con bú, giúp con tăng cân, lớn khỏe bạn nhé!
Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!