Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Thu, 15 May 2025 05:53:05 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú https://dinhduongbabau.net/mach-me-cach-tri-tac-tia-sua-noi-cuc-khi-cho-con-bu-1624/ https://dinhduongbabau.net/mach-me-cach-tri-tac-tia-sua-noi-cuc-khi-cho-con-bu-1624/#comments Thu, 07 Sep 2017 01:00:59 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1624 Tắc tia sữa nổi cục là một trong những tình trạng rất hay gặp ở những người nuôi con bằng sữa mẹ nhưng nó không quá nguy hiểm. Tắc tia sữa nổi cục không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến vú, áp xe vú… và còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng tắc tia sữa nổi cục và cách trị tắc tia sữa nổi cục trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

tac-tia-sua-noi-cuc

Hiểu đúng về tắc tia sữa nổi cục

Giai đoạn trẻ từ 0-6 tháng tuổi là thời điểm người mẹ dễ bị tắc tia sữa nhất và cứ 10 mẹ thì có khoảng từ 1 đến 3 mẹ sẽ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi người mà có những mức độ khác nhau.

Thông thường trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể người mẹ sản xuất khá nhiều sữa nên hai bầu vú luôn trong tình trạng căng tức, đôi khi cảm thấy đau đầu ti. Đây là mức độ nhẹ của tắc tia sữa và thường sẽ tự khỏi khi cho bé bú hoặc massage nhẹ nhàng. Nhưng khi bị tắc tia sữa mà không điều trị kịp thời và để kéo dài lâu ngày sẽ làm cho lượng sữa tồn lại gây tắc và ứ lại dẫn đến hiện tượng nổi cục. Lúc này, khi sờ quanh bầu vú của mẹ sẽ cảm nhận được các cục tròn nhỏ là do sữa bị ứ tạo nên.

Tắc tia sữa nổi cục không chỉ do nguyên nhân từ bên trong, nghĩa là dòng chảy của sữa bị ứ đọng gây nên mà còn do tác nhân từ bên ngoài. Khi đầu ti xuất hiện một vết rách nhỏ hoặc bị nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thường là vi khuẩn Staphylococcus aureust, thông qua vết thương vi khuẩn này sẽ xâm nhập và phá vỡ các mô tuyến vú. Điều này khiến cho sữa không thể lưu thông ra bên ngoài và cuối cùng dẫn đến tắc tia sữa.

Tắc tia sữa nổi cục mẹ sẽ gặp phải một số biểu hiện như: căng ngực, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ và khi sờ vào bầu ngực có thể thấy “cục u”. Vì vậy, ngay khi gặp phải tình trạng này mẹ cần tìm cách đánh tan cục sữa ấy để “khơi thông” lại dòng chảy.

Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa nổi cục

Sau khi sinh, thể trạng và sức đề kháng của mẹ khá yêu và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tắc tia sữa. Sau khi sinh, mẹ bị mất khả nhiều máu nếu mà mẹ không được chăm sóc và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ làm máu huyết lưu thông kém và dẫn tới tình trạng tắc tia sữa.

Nguyên nhân thứ hai chính là việc mẹ cho con bú không đúng cách: cho trẻ bú sai tư thế, ngậm sai khớp vú cũng là nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa ở mẹ. Trường hợp này thường xảy ra với những người phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ vẫn còn lóng ngóng, chưa quen với việc cho con bú như thế nào mới đúng, con bú như thế nào mới nhận được nhiều sữa sẽ dẫn tới việc trẻ ngậm sai núm vú. Cho con bú không đúng cách sẽ làm cho sữa không thể chảy ra đều được và gây tắc sữa bên trong ngực.

Xem chi tiết: Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách

Ngoài ra, tinh thần của mẹ không thoải mái cũng ảnh hưởng đến chức năng vận hóa kém, việc không massage vú trước khi cho con bú khiến cho sữa không được lưu thông và chảy đều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Hậu quả của tắc sữa nổi cục

Tắc tia sữa nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nổi cục. Tắc tia sữa nổi cục có thể dẫn đến một số hậu quả như sau:

  • Đầu tiên là khi mẹ bị tắc tia sửa nổi cục con sẽ không được bú mẹ thường xuyên, con không được cung cấp đủ sữa sẽ dễ bị đói, khóc và cần phải ăn sữa ngoài gây thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong những tháng đầu đời. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho bé không hứng thú với việc bú sữa mẹ mà sẽ thích chuyển sang bú bình nhiều hơn.
  • Tắc tia sữa làm cho hai bầu ngực luôn trong trạng thái căng, đau tức cho dù có nhiều sữa hoặc không. Tiếp đến là những cơn đau khó chịu bắt đầu lan toả ra những vùng lân cận, đặc biệt nhất là vùng dưới cánh tay, dường như bạn không thể nào nhấc nổi tay của mình lên.
  • Tắc tia sữa lâu quá và không điều trị sớm, không điều trị đúng sẽ dẫn tới viêm tuyến vú, áp-xe vú, lâu dần trở thành dai xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
  • Mẹ dần mất sữa vì sữa không được chảy thường xuyên.
  • Tại những nơi sữa bị ứ, sữa có thể thâm nhập vào dòng máu và hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại với điều này. Kết quả là người mẹ sẽ bị sốt, từ sốt nhẹ cho đến sốt cao. Nguy hiểm hơn là dấu hiệu sốt này thường khiến mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như cảm cúm, nóng sốt thông thường, hoặc sót nhau sau sinh…
  • Khi cho con bú, các cơn đau có thể tăng mạnh hơn do áp lực của sữa chảy về phía sau ống sữa bị tắc. Ngoài ra, ống dẫn sữa bị chặn có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành viêm vú rất nguy hiểm.

Cách trị tắc tia sữa nổi cục

cach-tri-tac-tia-sua-noi-cuc

Tắc tia sữa nổi cục không quá nguy hiểm nhưng nó lại mang đến khá nhiều phiền phức cho mẹ do đó, khi phát hiện sớm thì cần điều trị luôn bởi việc điều trị lúc này sẽ rất đơn giản. Mẹ có thể áp dụng theo những cách sau khi bị tắc tia sữa nổi cục:

  • Cho bé bú càng sớm càng tốt để sữa lưu thông một cách dễ dàng hơn.
  • Tích cực cho con bú thường xuyên trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho con bú để tránh bị viêm nhiễm đầu ti và gây bệnh cho em bé. Sữa là một chất kháng khuẩn rất tiện lợi nên mẹ chỉ cần nặn một ít sữa và thoa lên đầu ti để kháng khuẩn.
  • Trước khi cho trẻ bú, mẹ phải massage ngực 3 phút để làm ngực mềm, sữa dễ lưu thông và tránh được tắc tia sữa.
  • Mẹ dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa day ép theo hình vòng tròn để đánh tan những cục sữa ứ đọng. Thực hiện liên tục, nhiều lần trong ngày đến khi hết thì thôi.
  • Có thể sử dụng một số mẹo dân gian để trị tắc tia sữa như: Đắp men rượu hoặc xôi nếp lên ngực. Hơ nóng lá bắp cải hay lá mít rồi đắp lên chỗ bị tắc sữa. Uống nước lá đinh lăng, nước xơ mướp khô.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đúng tư thế và khớp ngậm đúng. Mẹ không được đưa đầu vú vào miệng bé mà phải để bé tự tìm đầu vú, khi ngậm đúng, phần môi dưới sẽ trề ra và ngậm trọn núm vú. Như vậy bé mới bú mẹ đúng và mẹ không cảm thấy rát đầu ti.
  • Cho trẻ bú hết một bên, sau đó chuyển sang bên còn lại. Nếu bên nào căng sữa hơn thì nên cho trẻ bú trước.
  • Nếu trẻ bú không hết sữa mẹ, ngực mẹ vẫn chảy sữa, mẹ nên vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy, để tủ lạnh dự trữ sữa cho bé.
  • Dùng nước nóng 70 độ C rồi nhúng khăn mềm vào và vắt khô, chườm mạnh lên vùng ngực bị tắc. Chườm theo chiều dọc để tia sữa được thông. Nếu không chườm nóng, mẹ có thể đứng dưới vòi hoa sen nóng để làm tan tia sữa bị tắc.
  • Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa được tình trạng tắc tia sữa.

Với những trường hợp mà mẹ bị tắc tia sữa nổi cục nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ sớm để có hướng điều trị thích hợp chứ không nên ủ bệnh quá lâu sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

]]>
https://dinhduongbabau.net/mach-me-cach-tri-tac-tia-sua-noi-cuc-khi-cho-con-bu-1624/feed/ 103
Mẹo hay trị tắc tia sữa hiệu quả https://dinhduongbabau.net/meo-hay-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-854/ https://dinhduongbabau.net/meo-hay-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-854/#comments Wed, 15 Mar 2017 09:39:39 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=854 Tắc tia sữa là tình trạng không hề hiếm gặp đối với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bị tắc tia sữa mẹ có thể đến bệnh viện, y tá sẽ xoa bóp hoặc dùng máy hút sữa tự động để thông tắc. Tuy nhiên, với những mẹ muốn trị tắc sữa tại nhà thì có thể thử các bài thuốc được lưu truyền trong dần gian dưới đây nhé.

meo-tri-tac-tia-sua

Mẹo hay trị tắc tia sữa

Thuốc uống

 Nước xơ mướp khô

Cho xơ mướp già khô, 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô vào ấm nước và đổ thêm 2 bát nước vào đun sôi đến khi nước cốt còn khoảng 1 bát thì dừng lại để nguội uống. Mỗi ngày uống 1 bát và sử dụng 2 – 3 ngày.

Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng 100 lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông.

Nước lá đinh lăng

Lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng lên rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng với tình trạng tắc tia sữa còn làm cho sữa thơm hơn.

Nước lá bồ công anh

Lấy khoảng 100g lá bồ công anh tươi rửa sạch đem thái nhỏ và xay nhuyễn. Cho khoảng 150ml nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút rồi lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày.

Thuốc đắp

 – Hành tím

Hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti) rồi phủ khăn mềm rồi băng lại. Ngày đắp 2 lần kết hợp với việc xoa bóp ngực nhẹ nhàng làm liên tục khoảng 4 – 5 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

– Lá mít

Hái 18 lá mít to đẹp, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

– Xôi nếp

Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

– Đu đủ

Lấy 1 trái đu đủ non xắt thành từng lát mỏng rồi nướng lên cho nóng đắp vào hai bên bầu ngực để giảm đau và thông tắc tia sữa.

– Men rượu

Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Dùng khoảng 2 ngày mới thấy được hiệu quả.

– Lá bắp cải

Bắp cải đem tách lấy từng lá rửa sạch rồi để cho ráo nước, cắt bớt phần lá mềm để lại phần cọng cứng. Dùng phần cọng cứng hơ nóng rồi đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn và dùng tay day thật mạnh. Khi cọng bắp cải bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.

– Lá diếp cá, đinh lăng:

Hái diếp cá, đinh lăng mỗi thứ một nắm, rửa sạch. Sau đó các mẹ cho cả hai thứ vào cối giã thật nhỏ, đắp lên hai bầu ngực rồi băng lại.

– Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước

Cũng như phương thuốc ở trên, lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại.

– Lá bồ công anh, lá gấc

Hai loại lá này mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn với một chút rượu, đắp tại chỗ rồi băng lại.

Trên đây là những bài thuốc dân gian dễ làm có tác dụng giảm đau hiệu quả, thông tắc tia sữa rõ rệt. Ngoài ra, để việc điều trị được tốt hơn các mẹ nên dùng kết hợp với một số món ăn như cháo bí đỏ – thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng.

Phòng chống  tắc tia sữa

  • Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
  • Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
  • Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.

Trên đây là những phương pháp trị tắc tia sữa hết sức đơn giản và có thể làm tại nhà mà mẹ có thể thử. Nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc cần những chẩn đoán chính xác để đảm bảo an toàn thì nên đến bác sĩ chuyên khoa sớm.

]]>
https://dinhduongbabau.net/meo-hay-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-854/feed/ 4
Tắc tia sữa – nỗi khổ của mẹ cho con bú https://dinhduongbabau.net/tac-tia-sua-noi-kho-cua-me-cho-con-bu-838/ https://dinhduongbabau.net/tac-tia-sua-noi-kho-cua-me-cho-con-bu-838/#respond Sat, 11 Mar 2017 02:00:04 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=838 Nỗi khổ lớn lao của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ là tình trạng tắc tia sữa. Tắc tia sữa dẫn đến tình trạng căng tức, đau nhức ngực, làm thế nào để cải thiện tình trạng này, mẹo để thông sữa khi cho con bú? Mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.

tac_tia_sua

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Khi con bú mút vú mẹ, sữa mẹ được sản xuất từ các nang sữa và theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú và chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ sẽ phải đau khổ đối mặt với chứng tắc tia sữa khó chịu.

Tắc tia sữa là hiện tượng đông kết tạo cục, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc gây chèn ép các ống dẫn sữa khiến tình trạng tắc sữa càng trở lên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, tắc tia sữa còn do những nguyên nhân sau:

  • Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa.
  • Sữa thừa ứ đọng do trẻ không bú hết, lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.
  • Cảm hàn ảnh hưởng đến sự lưu thông của sữa.
  • Tinh thần không thoải mái, buồn bã, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường, gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.
  • Mẹ không vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho con bú.

Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa

Những dấu hiệu tố cáo mẹ gặp phải vấn đề tắc tia sữa là: Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm được cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.

Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ hay không, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, mẹ phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác. Mẹ có thể tham khảo một số cách làm thông tia sữa đơn giản dưới đây:

Cách làm thông tia sữa

Cách làm thông tia sữa đơn giản

cach-chua-tac-tia-sua-hieu-qua

  • Ép ngực bằng tay: Dùng tay ép bầu vú lên thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Ép nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực.
  • Chườm nóng: Sau khi day và ép ngực, mẹ có thể tiếp tục giảm đau bằng cách chườm nóng. Dưới sức nóng của nhiệt, sữa vón cục tan dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sữa lưu thông.
  • Hút sữa dư thừa: Chỉ dùng khi tình trạng tắc tia sữa mới ở giai đoạn “chớm nở”. Để lâu, sữa vón cục đặc, dày và nhiều, dụng cụ hút sữa không có tác dụng, đôi khi còn làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn.

Mẹo dân gian giúp thông tia sữa

  • Uống nước lá đinh lăng: Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng rồi đun nước uống. Nước lá đinh lăng dễ uống, giúp sữa mẹ thơm hơn, đồng thời còn giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng.
  • Nước xơ mướp khô: Uống nước xơ mướp khô, cùng gai bồ kết và củ hành tươi hoặc khô, mỗi ngày một lần trong 2-3 ngày, tình trạng tắc tia sữa được cải thiện thấy rõ. Sau khi uống, dùng lược thưa chải từ bầu ngực theo chiều từ trên xuống nhiều lần, sau đó nhờ anh xã mút mạnh đầu vú, sữa sẽ lưu thông bình thường.
  • Hành tím: Cắt nhỏ hành tìm dày khoảng 1,5mm. Đặt lên hai bầu ngực, phủ khăn mềm, giữ nguyên khoảng 10-15 phút. Sau khi đắp, kết hợp massage ngực, khoảng 4 ngày tia sữa sẽ được thông.
  • Xôi nếp: Bọc xôi nóng và khăn mềm, chườm hai bên bầu ngực cho đến khi xôi nguội hẳn. Cách này giúp sữa về đều cả hai bên.
  • Men rượu: Giã nhỏ viên men rượu, cho thêm chút rượu vàng, thoa lên hai bầu ngực, ủ khăn kết hợp massage nhẹ nhàng. Mấy tiếng sau dùng phương pháp chườm nóng, kiên trì khoảng 2 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Lá bắp cải: Tách từng lá bắp cải, hơ nóng, sau đó đắp lên chỗ bị tắc tia sữa. Lá bớt nóng, lại thay lá khác, kết hợp dùng tay day mạnh để làm tan phần sữa bị vón kết.
]]>
https://dinhduongbabau.net/tac-tia-sua-noi-kho-cua-me-cho-con-bu-838/feed/ 0