Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Dấu hiệu trầm cảm sau sinh cho mẹ nhận biết sớm https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-tram-cam-sau-sinh-cho-me-nhan-biet-som-1578/ https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-tram-cam-sau-sinh-cho-me-nhan-biet-som-1578/#respond Thu, 31 Aug 2017 09:54:48 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1578 Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, bệnh có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài. Dưới đây là những dấu hiệu trầm cảm sau sinh để mẹ có thể nhận biết sớm.

dau-hieu-tram-cam-sau-sinh

Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe

Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ

  •   Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến người thân

Trầm cảm ở mức độ nhẹ thì chồng và con không được chăm sóc tốt, gia đình không được vui vẻ. Còn nếu đến mức nặng người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%).  Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

 Suy nhược cơ thể 

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng

Những bà mẹ suy yếu thường hay có nhiều mối lo, thường là về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.

Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên  cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu  không được chữa trị.

Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ đến nhà.

 Hoảng hốt

Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

 Căng thẳng

dau-hieu-tram-cam-sau-sinh-1

Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm, không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Phụ nữ uống thuốc an thần không nên thất vọng vì không làm việc được. Nếu chuyển sang một số dạng thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn thì sẽ tốt.

Cảm giác bị ám ảnh

Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.

 Mất tập trung

Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.

Rối loạn giấc ngủ

Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.

Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài. Lúc này bác sĩ thường kê toa thuốc ngủ, nhưng đôi lúc dùng liều cao vẫn không hiệu quả. Trong trường hợp này, bà mẹ sẽ cảm thấy thất vọng hơn. Quan trọng là chữa được trầm cảm thì sẽ ngủ lại được bình thường. Tốt nhất là nên có người giúp mẹ cho bé bú vào buổi tối.

 Tình dục

Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm. Các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh.

Cách giúp mẹ cảm thấy thoải mái bao gồm đụng chạm nhẹ, ôm  ấp và vuốt ve, sẽ tốt cho cả hai.

Triệu chứng tâm lý

  • Tâm trạng buồn bã
  • Giảm hứng thú hoạt động
  • Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
  • Khó tập trung hoặc không quyết đoán
  • Thường nghĩ đến cái chết và tự tử
  • Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm
  • Mệt mỏi, thiếu sinh lực

Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh 

  • Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
  • Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
  • Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
  • Khó khăn trong chăm sóc  bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
  • Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.

Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh đầu tiên là phải kể đến những người đã có tiền sử bị trầm cảm sau sinh. Theo số liệu thống kê những người có tiền sử bị trầm cảm sau sinh sẽ có nguy cơ lặp lại 50% còn những người có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ sẽ có nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%, 68% những người ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm còn những người tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.

Ngoài ra, trầm cảm sau sinh còn gặp phải ở một số đối tượng sau:

  • Sinh con ở tuổi < 18
  • Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
  • Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia xẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
  • Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.
  • Thai kỳ không mong muốn.
  • Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
  • Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con  rạ.

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh

Hỗ trợ từ người thân

  • Nếu đơn thuốc của bác sĩ không thích hợp thì người thân cần động viên người bệnh đến gặp bác sĩ tư vấn và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
  • Gia đình cần giúp đỡ chăm sóc để người mẹ phục hồi nhanh chóng
  • Nếu người bệnh không được khỏe thì đừng quấy rầy và đối xử với người bệnh như là họ mắc một căn bệnh bình thường.
  • Người bệnh không được khỏe thì hãy để họ nghỉ ngơi còn nếu khỏe thì nên cho họ làm việc gì mà họ thích
  • Trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà người bệnh có thể tin tưởng ở bên cạnh.

Điều trị bằng thuốc

Khi xuất hiện một số biểu hiện của trầm cảm sau sinh hoặc nghi ngờ bị trầm cảm sau sinh thì cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Người mẹ cùng người thân cần kể hết tất cả các triệu chứng gây khó chịu để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về bệnh.

Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng  thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc. Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ. Nếu dùng thuốc trong vài tuần mà không thấy hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ để thay đổi thuốc mạnh hơn hoặc là tăng liều lượng.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.

Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn  thêm. Thông thường bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát.

Vai trò của bản thân

 Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh  tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.

Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày.

Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu.

Phòng tránh trầm cảm sau sinh

  • Động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.
  • Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Dùng Progresterone liều cao cho sản phụ sau sanh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng Progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối của thai kì. Nhiều bác sĩ cảm thấy nguy hiểm khi dùng thuốc này đối với phụ nữ có thai. Nhưng một số lại thấy lợi ích của người mẹ quan trọng hơn.

Trên đây là dấu hiệu trầm cảm sau sinh cùng với nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh sẽ giúp mẹ và người thân có thể nhận biết sớm về bệnh. Nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường về tâm lý, gia đình cần cân nhắc việc đưa họ tới khám bác sĩ chuyên khoa bởi việc điều trị càng sớm sẽ càng đạt được hiệu quả cao.

Theo TS. BS. Lê Thị Thu Hà
  K. Khám bệnh – BV Từ Dũ
]]>
https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-tram-cam-sau-sinh-cho-me-nhan-biet-som-1578/feed/ 0
Những điều cần biết sau sinh https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-sau-sinh-1523/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-sau-sinh-1523/#respond Wed, 30 Aug 2017 09:38:17 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1523 Mang thai và sinh nở là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn của người phụ nữ. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ rất yếu ớt, hệ miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, sau khi sinh người phụ nữ cần kiêng cữ rất nhiều để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các vi khuẩn, vi rút gây bệnh… và rất nhiều điều cần chú ý khác. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những điều cần biết sau sinh để bạn có thể đảm bảo được sức khỏe để chăm con và nuôi dưỡng con phát triển tốt.

nhung-dieu-can-biet-sau-sinh

Những điều cần biết sau sinh

Không nên kiêng tắm sau khi sinh con

Sau khi sinh tuyến mồ hôi của người phụ nữ tiết ra rất nhiều nên rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ và khi tỉnh dậy.  Việc tuyến mồ hôi tiết qua quá nhiều rất dễ làm bẩn da, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da, dẫn đến bệnh viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ.

Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần. Nếu sau khi sinh bộ phận sinh dục bị tổn thương thì người sản phụ cần đợi 1 tuần mới bắt đầu tắm gội nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên.

Một số lưu ý khi tắm sau sinh:

  • Không nên tắm lúc đói để tránh bị giảm đường trong máu dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt
  • Thời gian tắm không nên quá dài, mỗi lần tắm khoảng 5 – 10 phút là đủ
  • Nên tắm dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội
  • Nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C
  • Nhiệt độ nước tắm khoảng 34 – 36 độ C
  • Sau khi tắm nên dùng nước khử trùng không có tính kích thích để khử trùng bên ngoài bộ phận sinh dục.
  • Sau khi tắm xong, lau khô người thật nhanh, mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Với những người sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều, thể chất yếu thì không nên tắm sớm nhưng cũng cần lau người thường xuyên.

Nên đánh răng

Viêm nhiễm vùng miệng là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả sốt sản hậu. Vì vậy, sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên. Sản phụ ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng lớn nên sản phụ cần phải đánh răng thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Đánh răng, súc miệng sau khi ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Nên tránh gió sau khi sinh

Khi tiết trời không nóng nực quá, trong thời gian ở cữ sản phụ cần mặc quần áo dài tay, dùng khăn quấn đầu, không có chuyện gì thì không nên ra ngoài. Đây là điều rất thiết yếu. Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt nên chỉ cần một chút sơ sảy là có thể nhiễm bệnh. Đây là lý do vì sao mà sản phụ cần phỉ kiêng cữ không ra ngoài trong tháng đầu để hạn chế mọi tiếp xúc vói bụi bặm, vi khuẩn, virut gây bệnh ở những nơi công cộng, giúp sản phụ có thể phòng tránh được bệnh tật.

Phòng của sản phụ cũng không được để gió lùa, cần điều chỉnh làm sao cho không khí của phòng luôn trong lành, không khí lưu thông vừa phải để sản phụ luôn cảm thấy khỏe mạnh, dễ chịu.

Sau khi sinh con, không nên quan hệ chăn gối quá sớm

Những biến đổi sinh lí ở cơ thể mẹ sau khi sinh là khá lớn nhất là những biến đổi và tổn thương về cơ quan sinh dục. Sau khi mang thai và sinh nở cơ quan sinh dục cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường. Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối không nên quan hệ vợ chồng cho đến khi mà chúng trở lại bình thường thì mới có thể sinh hoạt tình dục lại.

Thông thường, sau khi sinh cần kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần, ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục, không được quá nóng vội. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khoẻ mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường.

Nếu sau khi đẻ âm hộ bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.

Nói chung, sản phụ phải dùng phooc xep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo, khoảng 70 ngày sau khi sinh mới khôi phục quan hệ tình dục. Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.

Sau khi sinh con, không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc những chất này vào sữa mẹ làm cho trẻ bú mẹ dễ bị mẩn ngứa, tiêu chảy. Vì vậy sau khi sinh phụ nữ cần tạo thói quen ăn uống tốt như: ăn trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo kê… và ăn kèm với rau củ phì hợp sẽ giúp dễ tiêu hóa, mau lành vết thương và có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho sản phụ và tốt trong thời gian cho con bú.

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ

Luôn giữ cho bộ phận sinh dục được sạch sẽ để phòng tránh viêm nhiễm. Điều này vô cùng quan trọng đối với sản phụ. Sản phụ ra mồi hôi nhiều, bộ phận sinh dục lại tiết ra khí hư vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy sạch lau từ trước ra sau, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, không được tắm bồn mà nên tắm vòi hoa sen hoặc dùng gáo nước. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Băng vệ sinh phải thay thường xuyên, luôn giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ.

Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đớn…cần kịp thời đến bác sĩ để xử lý, đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp để chữa trị. Nên chọn loại quần lót mềm mại, mặc vừa vặn. Vết khâu trước khi tháo chỉ nên giữ gìn sạch sẽ, sau khi đại tiểu tiện chớ nên khử trùng.

Không nên bó bụng sau khi sinh

khong-nen-bo-bung-sau-sinh

Một số sản phụ sau khi sinh liền quấn chặt từ hông đến bụng, đến cúi lưng cũng rất khó khăn. Khi có thể xuống giường đi lại, liền thay ngay bằng quần bó sát thân, hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa.

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục.

Việc bó bụng sau khi sinh sẽ làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và cơ quan sinh sản dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…

Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một trong nhiều biểu hiện phụ nữ có thể gặp phải bởi vì sau khi sinh, lượng hocmoon trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, phụ nữ có thể bị thay đổi cảm xúc: chợt vui, chợt buồn hay thậm chí bật khóc không lý do. Lúc này, tâm lý phụ nữ dễ bị lo âu, chán nản hay dễ bị kích động và rất khó tập trung.

Trầm cảm sau sinh không chỉ không tốt cho người phụ nữ mà còn ảnh hưởng không tốt đến cả trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tháng tuổi là đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại được các biểu hiện tình cảm của mẹ. Chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, ngôn ngữ, nhận thức… của trẻ. Đáng lo nhất, khi quá căng thẳng và trầm cảm, người mẹ có thể mắc chứng hoang tưởng và ghét con.

tram-cam-sau-sinh

Lưu ý dành cho phụ nữ sau sinh: Người phụ nữ hãy thẳng thắn nhờ chồng, nhờ người thân giúp đỡ việc nhà và cùng chăm con. Đồng thời, người phụ nữ cũng cần học cách tự cân bằng cuộc sống và dành thời gian thư giãn cho chính bản thân mình. Khi áp lực gia đình được chia sẻ bớt, người mẹ sẽ thấy tinh thần thư thái hơn, yêu đời hơn và gắn kết với con hơn.

Mất ngủ sau sinh

Sau khi sinh con người phụ nữ thường rất khó ngủ, ngủ không yên giấc, chập chờn và ngủ ít hơn so với bình thường. Việc mất ngủ làm hạn chế khả năng chăm sóc con của mẹ.

Ngoài ra, khi không được ngủ đủ giấc còn khiến cho phụ nữ dễ bị mất sữa cho trẻ bú và sinh ra nhiều chứng bệnh khác như: cáu gắt vô cớ, nói nhiều và hay cằn nhằn…

Lời khuyên dành cho phụ nữ: Phụ nữ sau sinh cần ngủ đủ giấc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa tiết ra. Nếu có thể bạn nên tranh thủ chợp mắt vào ban ngày, hoặc nhờ chồng hay người thân chăm con để ngủ một giấc dài vào cuối tuần. Thêm vào đó, hãy tạo cho mình thói quen tập thể dục và đi ngủ đúng giờ…

Trường hợp bạn vẫn thiếu ngủ mà không thể tự khắc phụ được, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn tốt nhất.

Cân nặng sau sinh

Sau khi sinh thân hình của người phụ nữ sẽ không còn thon gọn như xưa nên việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh luôn là vấn đề được đề cao. Nhưng dù có nôn nóng như thế nào đi nữa thì cũng cần thời gian để cơ thể phục hồi rồi mới tính đến việc tập thể dục.

Lời khuyên dành cho phụ nữ muốn lấy lại vóc dáng sau sinh: Kiên nhẫn, cho cơ thể thời gian để phục hồi. Bạn chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là bạn cũng có một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh đấy.

Trên đây là những điều cần biết sau khi sinh phụ nữ sau sinh nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể có những thay đổi bất thường gì thì nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn thêm. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Những triệu chứng sau sinh mẹ cần biết

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-sau-sinh-1523/feed/ 0
Trầm cảm sau sinh – Hiểm họa khôn lường cho cả mẹ và con https://dinhduongbabau.net/tram-cam-sau-sinh-hiem-hoa-khon-luong-cho-ca-me-va-con-1185/ https://dinhduongbabau.net/tram-cam-sau-sinh-hiem-hoa-khon-luong-cho-ca-me-va-con-1185/#respond Fri, 23 Jun 2017 01:00:24 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1185 Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của các sản phụ. Rất nhiều bà mẹ bị bệnh đã nghĩ đến việc tự tử, ruồng rẫy con vì mất kiểm soát và không chịu nổi áp lực. Gần đây nhất, vụ việc một thiếu phụ mắc trầm cảm sau sinh đã ra tay giết hại chính đứa con mới 33 ngày tuổi của mình đã gây chấn động dư luận cả nước. Sau sự kiện này, trầm cảm sau sinh bắt đầu được cả xã hội đặc biệt quan tâm.

tram-cam-sau-sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh và biểu hiện

Căn bệnh này có biểu hiện là triệu chứng buồn chán kéo dài trong một vài tuần hoặc thậm chí hơn một năm và thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt, sản phụ bị mắc trầm cảm ngay khi em bé chào đời hoặc trong lúc cai sữa cho con.

Một sinh linh nhỏ bé chào đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc sống mỗi gia đình. Đối với một số bà mẹ, sự thay đổi đột ngột về lượng hormone trong cơ thể, việc sinh nở mệt mỏi cùng việc chăm sóc con nhỏ suốt ngày đã trở thành áp lực quá lớn và là nguyên nhân khiến các bà mẹ kiệt sức, từ đó xuất hiện chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng cơ bản của chứng trầm cảm sau sinh (PPD) bao gồm:

– Luôn cảm thấy buồn bã và rất hay khóc, dễ nổi nóng, thất vọng, bất lực, cảm giác buồn phiền thường trực, lo lắng quá mức, thích ở một mình, đãng trí

– Không thể hiện cử chỉ yêu thương, gần gũi với em bé mới sinh mà nguy hiểm nhất là có ác cảm với con

– Mất ngủ triền miên và ăn rất ít so với bình thường

– Luôn cảm thấy lo lắng và không yên tâm về em bé mới sinh

– Cảm thấy có lỗi vì nghĩ rằng mình không phải là người mẹ tốt

– Ngoài ra, bà mẹ mắc PPD còn dễ nổi giận vô cớ, cơ thể lúc nào mệt mỏi và thường tránh tiếp xúc với người thân và bạn bè.

Mối nguy hại của trầm cảm sau sinh

Theo thống kê trên toàn thế giới, cứ 100 ca sinh lại có khoảng 10 trường hợp bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh (có tên tiếng Anh viết tắt là PPD). Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị đúng cách, nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Chỉ tính riêng tại nước Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu bà mẹ được chẩn đoán mắc PPD. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần vì nhiều trường hợp bị bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị. Đáng chú ý là cứ 5 người mắc PPD lại có 1 người đã từng có ý định tự sát và hoặc giết hại con mình.

Những đứa bé có mẹ mắc PPD không được điều trị sẽ đối mặt với nguy cơ rối loạn cảm xúc và hành vi và khả năng nhận thức kém hơn so với bạn bè cùng lứa. Do vậy, việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách các trường hợp mắc PPD có tác động rất lớn tới sức khỏe thể chất và trí tuệ của cả bà mẹ và thế hệ tương lai.

Ngay từ khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, các bà mẹ và người thân trong gia đình nên chủ động đến thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích và kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Để phòng tránh và điều trị căn bệnh này, các mẹ tự điều chỉnh suy nghĩ của mình, rèn luyện cho mình cái nhìn thật lạc quan, luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, vui vẻ để đầu óc thật thư thái. Không chỉ vậy, những người trong gia đình cũng nên thông cảm và chăm sóc cho sản phụ thật chu đáo để giảm bớt sự bỡ ngỡ của chị em.

Ngoài ra, các mẹ nên cố gắng có chế độ ăn uống đầy đủ và sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng như Procare để ổn định nồng độ hóc-môn trong cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi và stress do thiếu chất khi cho con bú. Cơ thể khỏe mạnh giúp quá trình nuôi con thuận lợi và tâm trạng thoải mái cho mẹ cũng sẽ giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đấy ạ. Ngoài việc ăn uống đa dạng thực phẩm, bác sỹ khuyên các mẹ nên dùng thêm viên uống Procare để bổ sung đúng, đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình nuôi con và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi cho chính bản thân trong giai đoạn sau sinh nhạy cảm này.

Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng tâm lý hiện tại của mình hay cách phòng tránh bệnh lý trầm cảm, hãy gọi đến số 0903 294 739 các chuyên gia tâm lý và bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

]]>
https://dinhduongbabau.net/tram-cam-sau-sinh-hiem-hoa-khon-luong-cho-ca-me-va-con-1185/feed/ 0