Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Wed, 26 Feb 2025 01:03:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Chào thiên thần nhỏ! Cảm ơn con đã đến với cuộc đời bố mẹ, bố mẹ yêu con!!! https://dinhduongbabau.net/chao-thien-than-nho-cam-on-con-da-den-voi-cuoc-doi-bo-me-bo-me-yeu-con-3452/ https://dinhduongbabau.net/chao-thien-than-nho-cam-on-con-da-den-voi-cuoc-doi-bo-me-bo-me-yeu-con-3452/#respond Wed, 24 Oct 2018 05:08:25 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3452 Bộ tranh siêu cấp dễ thương biểu lộ tình yêu thương không cần thể hiện bằng lời của một ông chồng thích than vãn nhưng luôn hành động ấm áp giúp vợ mọi chuyện trong gia đình. Đặc biệt là niềm hạnh phúc ngập tràn của người đàn ông khi biết mình sắp được lên chức bố, gia đình sắp có thêm thiên thần nhỏ.

]]>
https://dinhduongbabau.net/chao-thien-than-nho-cam-on-con-da-den-voi-cuoc-doi-bo-me-bo-me-yeu-con-3452/feed/ 0
Chuẩn bị sinh con bà bầu cần chuẩn bị những gì? https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-sinh-con-ba-bau-can-chuan-bi-nhung-gi-834/ https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-sinh-con-ba-bau-can-chuan-bi-nhung-gi-834/#comments Thu, 02 Mar 2017 03:07:28 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=834 Đối với những bà bầu chuẩn bị sinh con lần đầu thường không biết rõ mình cần chuẩn bị những gì, chuẩn bị bao nhiêu thì đủ? Vì vậy, dinhduongbabu.net sẽ chia sẻ đến các bà bầu sinh con lần đầu những vấn đề cần chuẩn bị để giảm bớt đi sự lo lắng cho bà bầu.

Xem thêm: Những thứ mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh

chuan-bi-sinh-con-nhung-do-can-chuan-bi

1. Chuẩn bị túi đồ sinh

Chuẩn bị túi đồ sinh là ưu tiên hàng đầu cần chuẩn bị trong những việc cần chuẩn bị trước khi sinh. Trong túi đồ sinh cần có các giấy tờ liên quan đến y tế như giấy chuyển viện, sổ khám thai cùng các kết quả siêu âm, các kết quả xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai, bảo hiểm y tế, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, bà bầu cần bỏ thêm một ít thức ăn như bánh kẹo, trái cây sấy khô và nước uống hay sữa vì khi chuyển dạ bà bầu cần bổ sung thêm năng lượng.  Trong túi đồ sinh cũng không thể thiếu quần áo, khăn quấn, khăn giấy ướt, miếng lót sơ sinh dùng cho những ngày đầu tiên của bé cùng với quần áo và băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa, nếu có dự định vắt sữa thì đừng quên chuẩn bị cả máy vắt sữa và túi trữ sữa.

2. Chuẩn bị không gian cho bé

Nếu muốn cho bé ngủ riêng ngay từ nhỏ thì cần chuẩn bị thêm 1 chiếc nôi mà có thể đặt được ở trong phòng ngủ. Còn nếu mẹ muốn cho bé ngủ chung thì nên kiểm tra xem nệm đã đủ lớn hay chưa và có cần drap chống thấm hay không, chuẩn bị chăn, gối, tấm trải riêng cho bé.

Tiếp đến là chuẩn bị không gian ăn chơi, tắm và sinh hoạt thường ngày của bé. Bà bầu cần dọn sạch không gian cho bé để đảm bảo luôn sạch sẽ và giảm những nguy cơ hóa học độc hại, vật dụng sắc nhọn, tránh cho bé bị dị ứng khi vui chơi ở không gian này. Bà bầu cũng cần để ý đến các ổ cắm điện ở dưới thấp tốt hơn hết là che kín chúng lại và đưa ổ cắm lên trên cao tránh tầm tay bé với tới.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bà bầu cần nhờ người chăm sóc bé trong khoảng một hai tuần đầu hoặc vài tháng đầu tiên bởi đây là thời điểm mà cơ thể khá mệt mỏi cũng như còn chưa có đủ kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé. Trong những ngày đầu tiên em bé lại cần bú nhiều nên nếu như không có người giúp đỡ chăm sóc bé cùng thì mẹ sẽ cảm thấy rất căng thẳng và vất vả.

Nếu không nhờ được ai chăm sóc cùng mà mẹ tình đến việc thuê một người trông trẻ thì cũng cần có kế hoạc tìm từ sớm để có thể chăm sóc luôn từ thời gian đầu và hướng dẫn theo cách chăm sóc mà mình mong muốn.

4. Tập thói quen ngăn nắp, gọn gàng và chú ý sự an toàn

Hãy tập cho mình thói quen ngăn nắp gọn gàng giúp cho cuộc sống không bị đảo lộn rối tung khi có con. Mẹ cần đảm bảo rằng khi con khóc om sòm cũng có thể nhớ được các vật dụng cho bé ở đâu. Vì vậy mẹ bầu nên tập những thói quen này ngay từ khi còn mang thai để cuộc sống dần quen hơn và đỡ vất vả khi có con. Rất nhiều người không nghĩ đến hoặc bỏ qua bước chuẩn bị này nhưng nếu thực hiện nó lối sống của gia đình sẽ ngăn nắp hơn.

5. Chuẩn bị về tâm lý

Mẹ bầu cần sẵn sàng với những tình huống có thể xảy ra và luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất để tránh gặp phải stress và những phiền toái, rắc rối xuất hiện.

Sau khi sinh con thường mẹ bầu sẽ cảm nhận được mọi thứ không thể diễn ra như trong kỳ vọng của mình vì vậy mẹ bầu nên linh hoạt nhìn vào những khía cạnh tích cực và mẹ sẽ tìm thấy được tinh thần thoải mái dù có phải chăm con vất vả.

Trên đây là những vấn đề cần chuẩn bị sinh con hy vọng sẽ giúp mẹ bầu có thể có thêm những kinh nghiệm và giảm bớt những lo lắng trước khi sinh con. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Xem thêm: Kinh nghiêm sắm đồ trước khi sinh cho mẹ và bé

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-sinh-con-ba-bau-can-chuan-bi-nhung-gi-834/feed/ 1
Mẹ bầu bổ sung Vitamin D chống còi xương cho trẻ https://dinhduongbabau.net/me-bau-bo-sung-vitamin-d-chong-coi-xuong-cho-tre-679/ https://dinhduongbabau.net/me-bau-bo-sung-vitamin-d-chong-coi-xuong-cho-tre-679/#respond Sun, 09 Oct 2016 01:00:19 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=679 Vitamin D không chỉ có lợi cho sự hình thành, phát triển hệ thống xương ở bé mà còn ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển toàn diện của bé.

bo-sung-vitamind-chong-coi-xuong-cho-tre

Vitamin D chống còi xương cho trẻ

Muốn phòng chống còi xương cho trẻ mẹ cần phải thực hiện ngay từ giai đoạn mang thai. Thời gian tốt nhất để thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh trong giai đoạn trẻ còn trong bụng mẹ là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể để thai nhi có thể hấp thu qua nhau thai. Vitamin D có vai trò quan trọng chuyển hóa hấp thu canxi, giúp cơ thể phát triển tốt với bộ xương cấu trúc vững chắc, giúp cho hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh cơ. Thiếu vitamin D và canxi gây còi xương, mềm xương ở trẻ em, làm bé chậm phát triển và dị dạng xương, nó còn ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé.

Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D từ nguồng thực phẩm hoặc uống 1000 đv vitamin D mỗi ngày hoặc uống duy nhất một liều 1000 000 đv vitamin D theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp các mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, thiếu hụt vitamin D trong khi mang thai cũng ảnh hưởng khả năng miễn dịch và sự phát triển của xương từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến mẹ phải sinh mổ và dẫn đến một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

Bổ sung vitamin D khi mang thai bằng cách nào?

Ánh sáng mặt trời là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào cho cơ thể. Phơi nắng vào buổi sáng sớm khi ánh nắng mặt trời không quá gay gắt giúp cho mẹ hấp thụ được nhiều vitamin D, mẹ bầu nên để lộ mặt, tay không nên bôi kem chống nắng. Mẹ bầu cần ngừng phơi nắng khi da chuyển sang màu đỏ hay có cảm giác nóng, bỏng rát.

Mẹ bầu cũng có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể thông qua những nguồn thực phẩm hàng ngày như cá, trứng, gan, thịt đỏ… vitamin D tan trong chất béo nên mẹ bầu có thể bổ sung DHA.

Vitamin D rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên mẹ bầu cần bổ sung lượng vitamin D hợp lý tránh gay tình trạng thừa hay thiếu đều không tốt. Thừa vitamin D sẽ khiến mẹ bầu bị hay gặp phải tình trạng buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp… Vì vậy, cách an toàn nhất là mẹ bầu nên bổ sung lượng vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Bổ sung Canxi cho bà bầu

Các biện pháp chống còi xương cho trẻ

Bên cạnh việc chống còi xương cho trẻ khi còn trong bụng mẹ thì các mẹ cũng cần có những biện pháp phòng tránh còi xương đối với trẻ khi đã sinh ra. Mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6  – 12 tháng đầu sau khi sinh. Sau khi trẻ cai sữa, cha mẹ vẫn cần phải cho trẻ uống sữa hàng ngày, tối thiểu 300 – 400ml mỗi ngày.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa canxi, photpho, vitamin D như: gan, xương ống, tôm, ốc, cua, cá, lòng đỏ trứng, sữa, vừng đen, rau ngót…

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên dưới da có chứa các tiền vitamin D, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời các yếu tố này sẽ tổng hợp nên vitamin D cung cấp cho cơ thể. Dù trẻ bị bệnh còi xương hay không đều cần phải tắm nắng hàng ngày khoảng 10 – 15 phút. Mẹ nên lưu ý tắm nắng cho trẻ vào khoảng trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để tránh ánh nắng quá gay gắt, có chứa nhiều tác nhân gây hại cho trẻ.

Cho trẻ uống vitamin D phòng tránh bệnh còi xương, nhất là với những trẻ sinh non. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ uống chế phẩm có canxi như canxi B1-B2-B6. Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất

Để phòng chống còi xương cho bé, trong bữa ăn hàng ngày mẹ cần bổ sung thêm dầu ăn. Bởi vì dầu ăn có khả năng hòa tan vitamin D. Nếu như trong bữa ăn của trẻ thiếu dầu ăn thì dù có uống vitamin D thì trẻ cũng rất khó hấp thu vào cơ thể.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Bổ sung Vitamin tổng hợp cho bà bầu

]]>
https://dinhduongbabau.net/me-bau-bo-sung-vitamin-d-chong-coi-xuong-cho-tre-679/feed/ 0
Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ https://dinhduongbabau.net/bi-quyet-nuoi-day-con-thong-minh-tu-trong-bung-me-632/ https://dinhduongbabau.net/bi-quyet-nuoi-day-con-thong-minh-tu-trong-bung-me-632/#respond Fri, 23 Sep 2016 03:56:50 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=632 Từ chế độ dinh dưỡng cho đến những thói quen hàng ngày đều ảnh hưởng đến em bé ngay từ khi bé vẫn được bọc kỹ trong lớp nước ối khá dày. Thói quen xấu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé nhưng những thói quen tốt cũng giúp cho bé thông minh hơn. Những bí quyết giúp nuôi dạy con thông minh ngay từ trong bụng mẹ luôn được mẹ bầu tìm hiểu và áp dụng. Những phương pháp nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ còn thường được gọi là”thai giáo”

cach-nuoi-day-con-thong-minh-tu-trong-bung-me

Bí quyết nuôi dạy con thông minh

Âm nhạc cho bé

Bà bầu nghe nhạc để giúp thai nhi thông minh hơn dường như đã không còn xa lạ đối với bà bầu nữa. Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Thượng Hải, nghe nhạc lúc vượt cạn không chỉ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác lo lắng căng thẳng, giúp mẹ và bé cùng thư giãn mà còn kích thích sự phát triển của trí não của thai nhi và giúp bé thông minh hơn. Nghe nhạc là một cách rất tốt có thể giúp bé trong bụng trải nghiệm cảm giác phong phú nhất trong liệu pháp thai giáo về âm nhạc. Mẹ bầu nên chọn những bản nhạc cổ điển sẽ giúp cho bé khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, và vui vẻ hơn. Ngoài ra, những bản nhạc cổ điển còn được chứng minh giúp trẻ tăng cường sự phát triển thể chất.

Ngoài việc cho bé nghe nhạc  thì bố mẹ cũng nên hát cho bé nghe để tạo cho mẹ thêm vui tươi, phấn khởi, giúp cho tinh thần mẹ bầu luôn thoải mái và gia tăng tình cảm gia đình, tình cảm giữ bố mẹ và bé.

Đọc sách cho bé nghe

Thông qua việc đọc sách, mẹ bầu tưởng tượng trong đầu những nội dung trong cuốn sách sẽ chuyển tiếp được hỉnh ảnh sống động cho em bé trong bụng. Top đầu được khuyên là mẹ bầu lựa chọn đọc trong 9  tháng mang thai là những câu chuyện cổ tích. Trong truyện cổ tích có ước mơ, hy vọng, tình bạn, tình cảm gia đình, cái thiện, cái ác, các quan niệm xã hội… và quan trong là luôn hướng con người tới điều tốt đẹp. Ngoài truyện cổ tích, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các bài đồng dao, tác phẩm kinh điển hoặc một tác phẩm văn xuôi được đánh giá cao… để đọc theo sở thích.

Tập thể dục khi mang thai

Tập thể dục giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ bầu, lưu thông máu, hỗ trợ chức năng tim, phổi, tiêu hóa. Do vậy, mẹ bầu cần thường xuyên tập thể dục luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Mẹ bầu nên tập các bài tập thể dục được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai, thêm vào đó là đi dạo hít không khí trong lành tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho cơ thể. Mẹ bầu nên tránh xa những môn thể thao cần vận động mạnh, gây mệt mỏi căng thẳng.

Thai giáo bằng thị giác

Thai giáo bằng thị giác đang được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và coi trọng. Đây là phương pháp mà mẹ bầu càng nhìn và cảm nhận nhiều sự vật thì thị giác của thai nhi càng phát triển phong phú.

Ví dụ, khi mẹ bầu xem về một bức tranh thì việc cảm nhận về màu sắc, cách vẽ… thì những cảm nhận đó sẽ được truyền sang cho con. Việc mẹ bầu ngắm nhiều tranh ảnh, phong cảnh đẹp vừa khiến cho tinh thần thư giãn, thoải mái và còn giúp phát triển thị giác, khả năng cảm nhận thông qua thị giác của bé được phát triển tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ bầu và có tác động rất lớn đến thai nhi. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng với nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng được đủ nhu cầu giúp thai nhi phát triển tốt. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho bé luôn khỏe mạnh và duy trì thói quen ăn uống ngay từ trong bụng mẹ.

Theo chuyên gia, thời gian phù hợp để mẹ bầu “nạp năng lượng” là 7 – 8h (ăn sáng), 12 – 13h (ăn trưa) và 18 – 19h (ăn tối). Mẹ bầu cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không được bỏ bữa cũng như ghép bữa và không nên có thói quen ăn đêm.

Về cách chế biến món ăn, mẹ bầu cần chú ý giữ được hương vị và độ tươi ngon của thực phẩm, ăn những đồ ăn dễ tiêu tránh những thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất kích thích, quá nhiều gia vị tẩm ướp làm mất đi hương bị của thực phẩm. Mẹ bầu nên chế biến những món hấp, luộc, hầm hơn là chiên, nướng…

Xem thêm: Ăn gì cho con thông minh | Bổ sung DHA cho khi nào cho bé thông minh

Các phương pháp mà chúng tôi chia sẻ trên đây vừa giúp cho mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thoải mái để cho bé luôn khỏe mạnh mà cũng đồng thời giúp cho bé phát triển tốt, thông minh hơn. Bên cạnh đó bà bầu cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin tổng hợp… để tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé. Hãy là những mẹ bầu khỏe mạnh và nuôi dạy con thông minh ngay từ trong bụng mẹ

]]>
https://dinhduongbabau.net/bi-quyet-nuoi-day-con-thong-minh-tu-trong-bung-me-632/feed/ 0
Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ https://dinhduongbabau.net/huong-dan-che-do-an-dam-khoa-hoc-cho-tre-473/ https://dinhduongbabau.net/huong-dan-che-do-an-dam-khoa-hoc-cho-tre-473/#comments Mon, 13 Jun 2016 04:39:33 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=473 Giai đoạn ăn dặm là một trong những mốc thời gian rất quan trọng với bé. Để giúp các mẹ và bé có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cũng cấp những thông tin cơ bản cũng như một số lưu ý cần thiết về quá trình ăn dặm để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất trong giai đoạn này:

cho be an dam

1, Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?

Những lý do không nên cho em bé ăn dặm sớm là:

  1. Hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng: Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, enzyme để tiêu hóa hết những thực phẩm mà bạn cho bé ăn.
  2. Khả năng tiêu hóa chưa tốt: Hệ tiêu hóa của bé không đủ sức phân cắt hết protein, tinh bột thành các mảnh nhỏ để sử dụng.
  3. Bé dễ bị sặc, nghẹn: Khi thực phẩm đặc, lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa.
  4. Thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng: Khi ăn dặm sớm, lượng sữa mẹ nạp vào giảm sẽ khiến bé bị thiếu nhiều dưỡng chất.
  5. Dễ nhiễm bệnh đường hô hấp: Khi ăn dặm sớm, bé tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh sẽ gây ho, sốt, nhiễm cúm và viêm đường hô hấp trên.
  6. Dễ ăn quá đà: Do còn quá nhỏ nên bé chưa biết từ chối ăn dẫn đến việc ăn quá no gây khó thở, nôn, trào ngược, viêm thực quản.
  7. Rối loạn tiêu hóa: Thức ăn khó tiêu hơn sữa mẹ và có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nên làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
  8. Tổn thương dạ dày: Nếu cho ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa sẽ cọ xát vào thành dạ dày và gây tổn thương.
  9. Bé chậm lớn: Bé không thể hấp thụ dinh dưỡng triệt để từ thức ăn nên sẽ bị thiếu dưỡng chất. Cùng với việc dễ mắc bệnh khiến trẻ chậm lớn.
  10. Bệnh lý tương lai: Việc ăn dặm sớm có thể sẽ khiến bé mắc phải một số bệnh lý về sau như chàm eczema, hen, dị ứng thực phẩm, đái tháo đường, thừa cân béo phì và cao huyết áp…

Việc cho trẻ ăn dặm sớm còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn vì cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng thêm vào việc hệ tiêu hóa chưa tốt sẽ khiến cho trẻ không muốn ăn, chán ăn, bỏ ăn.

2, Vậy khi nào thì bắt đầu cho bé tập ăn dặm?

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, thời điểm thích hợp bắt đầu cho bé tập ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên kết hợp với bú sữa mẹ. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa của bé lúc 6 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện nên thức ăn dặm phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo bé phát triển toàn diện trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Thực phẩm phù hợp cho bé trong giai đoạn tập ăn này thường là các loại ngũ cốc phổ biến như lúa mì, gạo, các loại củ quả trái cây giàu carbonhydrate cùng với sữa. Đặc biệt, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ thiếu máu rất cao, vì vậy thức ăn của bé nên có đầy đủ vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt để giúp bé phát triển tốt cân nặng, chiều cao, sức đề kháng và trí tuệ. Ăn dặm sớm hoặc muộn đều làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Các mẹ lưu ý:

  • Với bé từ 6-8 tháng tuổi: Cho bé ăn từ 2-3 lần/ngày. Thức ăn mềm, mịn, dễ tiêu hóa.
  • Với bé từ 9-11 tháng tuổi: Cho bé ăn tăng lên từ 3-4 lần/ngày. Thức ăn mềm và hơi lợn cợn để bé tập nhai.
  • Với bé từ 12-24 tháng tuổi: Ngày 3-4 bữa thức ăn mềm như cháo hoặc bột, có thức ăn băm nhỏ…

3, Những hướng dẫn cơ bản khi cho trẻ ăn dặm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên áp dụng những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm là:

nguyen tac an dam cho tre

  1. Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt sau khi cho trẻ ăn thức ăn dặm bổ sung.
  2. Cho bé ăn đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: nhóm tinh bột (có trong gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn…), nhóm chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…), nhóm chất béo (có trong dầu ăn, bơ, mỡ…), nhóm vitamin và khoáng chất (có trong rau quả và trái cây)
  3. Cho bé ăn tăng dần: Từ ít đến nhiều; từ loãng đến đặc, sệt; từ mịn đến thô; từ một nhóm đến nhiều nhóm thực phẩm.
  4. Chọn thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm: Các thực phẩm ăn dặm cho bé cần dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, an toàn và đảm bảo vệ sinh cho bé.
  5. Tránh ép bé ăn: Do dạ dày bé nhỏ hơn 5 lần so với người lớn vì vậy đừng làm quá tải dạ dày bằng cách ép bé ăn nhiều, thay vào đó hãy lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng phù hợp với dung tích dạ dày nhỏ của bé.

4, Các loại thực phẩm tốt cho trẻ khi ăn dặm

 cho be an dam 6-7 thang tuoi Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đơn giản với số lượng ít. Các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây, bột gạo lứt là những thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất giúp bé tăng trưởng tối đa trong giai đoạn này. Với những thực phẩm này, mẹ cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn. 
 cho be an dam 9-11 thang tuoi Khi trẻ đã làm quen tốt với các loại trái cây và rau, mẹ có thể giới thiệu thêm vào khẩu phần ăn của con một số loại thịt như thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gà. Các mẹ phải đảm bảo rằng thịt phải tươi sống để đảm bảo sức khỏe cho bé. Với nguyên liệu nấu ăn mới này, mẹ nên xay nhuyễn và chế biến cùng với rau hay một số loại trái cây như táo, lê. 
 cho be an dam tu 12 thang tuoi tro len Khi trẻ sắp mọc răng, mẹ có thể thử cho bé ăn cá, đỗ cùng với một số trái cây khác như dâu, cam quýt, các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân). Việc đa dạng các món ăn hàng ngày sẽ giúp trẻ không bị nhàm chán mà vẫn đảm bảo hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng từ những dưỡng chất trên. 

Tóm lại, ăn dặm có thể được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Trong giai đoạn này, nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ dễ bị còi xương, chậm phát triển. Việc ăn dặm cũng có những nguyên tắc nhất định, do đó các mẹ cần nắm rõ những thông tin trên để giúp bé yêu hấp thụ tối đa dưỡng chất trong giai đoạn này nhé.

(Theo tài liệu giáo dục được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Thị Hà – Trưởng khoa Phụ Sản BV ĐHYD TP.HCM – Cơ sở 2)

]]>
https://dinhduongbabau.net/huong-dan-che-do-an-dam-khoa-hoc-cho-tre-473/feed/ 3
2 chứng bệnh trẻ hay mắc phải trong mùa đông https://dinhduongbabau.net/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong-117/ https://dinhduongbabau.net/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong-117/#respond Wed, 09 Mar 2016 10:13:21 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=117

Mùa thu và mùa đông mang đến nhiều các bệnh nhiễm trùng. Hầu hết những bệnh này có thể tự khỏi và chỉ cần điều trị triệu chứng, nhưng một số có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Hai trong số các bệnh do virus mùa đông phổ biến nhất ở trẻ em là nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) và rotavirus viêm dạ dày ruột.

Nhiễm trùng hô hấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông

RSV gây ra bệnh nhiễm trùng như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng của các túi khí. RSV xảy ra hàng năm và thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 với cao điểm của mùa thường là tháng 2 và tháng 3. Các triệu chứng có thể bao gồm xổ mũi, ho khan, sốt, thở khò khè và khó thở. Chứng nhiễm trùng tai thường có thể đi cùng với nhiễm trùng phổi. Trẻ em và trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ mắc chứng bệnh này hơn bởi vì chúng có đường hô hấp nhỏ hơn và do đó có thể dẫn đến thở khò khè và suy hô hấp. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 đến 14 ngày, trong đó, các ngày thứ tư, thứ năm và thứ sáu là tồi tệ nhất. Bởi vì đây là một bệnh nhiễm trùng do virus, không có loại thuốc cụ thể nào có thể chữa bệnh này. Chúng ta cần điều trị triệu chứng, và tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể bao gồm nhỏ nước muối vào mũi và hút mũi để thông các đường hô hấp trên, thuốc giãn khí quản (uống hoặc hít) để giúp thư giãn các cơ xung quanh đường hô hấp để đường thở mở ra và làm giảm hiện tượng khó thở, liệu pháp oxy. Ngoài ra, trong một số trường hợp, steroid đường uống để làm giảm tình trạng viêm đường hô hấp.

Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng tuổi, phải nhập viện trong vài ngày nếu nhiễm trùng của bé là đủ nghiêm trọng để làm giảm ăn hoặc oxy hóa. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn đáng kể. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu trẻ bị khó thở hoặc bỏ ăn. Trẻ sinh non có nhiều khả năng phát triển các bệnh nặng từ RSV vì phổi chưa trưởng thành của chúng. Một số trẻ sinh non có thể được hưởng lợi từ một loại thuốc gọi phòng ngừa – Synagis. Đây là một kháng thể để chống lại virus hợp bào hô hấp, và nó được sử dụng mỗi tháng một lần từ tháng 11 cho đến hết tháng 4. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể thảo luận về các tiêu chí cụ thể để trẻ có thể được trợ giúp bởi thuốc này. Nghiên cứu trên sẽ là tiền đề để cho ra đời một loại vắc xin có thể ngăn ngừa lây nhiễm RSV trong tương lai. Vi rút này được lây truyền qua các dịch bị văng ra khi ho hoặc hắt hơi. Hiện tại, cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của RSV là tránh tiếp xúc với các cá nhân bị bệnh và quan trọng nhất là rửa tay kỹ và thường xuyên.

Rotovirus gây ra nhiễm trùng ở dạ dày và đường ruột, và các triệu chứng chính là nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Ói mửa thường là quan trọng nhất trong 48 giờ đầu tiên của bệnh. Tiêu chảy thường bắt đầu vào ngày thứ hai của bệnh và kéo dài trong sáu đến tám ngày. Sự nguy hiểm của bệnh này là mất nước, nó phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Một lần nữa, bởi vì đây là một bệnh nhiễm virus nên không có thuốc cụ thể để trị được virus. Điều trị triệu chứng là cần thiết trong khi chúng ta chờ đợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Điều trị này bao gồm thay đổi chế độ ăn uống của trẻ em một cách tạm thời để dạ dày có thể nghỉ ngơi. Điều này được thực hiện bằng cách cho chất lỏng và các loại thực phẩm giàu tinh bột loãng giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn và chỉ cho trẻ dùng một lượng nhỏ một cách thường xuyên. Đôi khi bất chấp những nỗ lực tốt nhất của cha mẹ, một đứa trẻ sẽ phải nhập viện để truyền nước trong nhiều ngày cho đến khi chúng có thể tiêu hóa được những chất lỏng trong đường tiêu hóa. Xin vui lòng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn không uống đủ nước để đi tiểu bốn lần mỗi ngày, nếu chúng có nhiều hơn sáu đến tám lần nôn mửa trong một ngày, hoặc bị hôn mê. Rotavirus lây truyền qua nước bọt và phân. Để tránh sự lây lan của nhiễm trùng này không chia sẻ thức ăn hoặc uống với những người khác, và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.

]]>
https://dinhduongbabau.net/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong-117/feed/ 0
Giữ ấm cho bé trong mùa đông lạnh giá https://dinhduongbabau.net/giu-am-cho-be-trong-mua-dong-lanh-gia-113/ https://dinhduongbabau.net/giu-am-cho-be-trong-mua-dong-lanh-gia-113/#respond Wed, 09 Mar 2016 10:11:56 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=113

Trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, điều cần thiết là bé luôn được ấm áp và khô ráo. Tuy nhiên, lối nghĩ bắt buộc phải bọc bé trong chăn có thể gây ra những phiền toái không nhỏ. Dưới đây là một số cách để phụ huynh có thể dễ dàng giữ cho bé của mình khỏe mạnh, ấm áp và thoải mái cho dù bạn đưa đến siêu thị hay ủ bé vào ban đêm.

Làm thế nào để giữ ấm cho trẻ vào ban đêm mà không khiến bé quá nóng?

Trong khi bạn muốn giữ cho bé của mình được ấm áp vào ban đêm thì điều quan trọng là làm sao để trẻ không bị quá nóng. Khi bị quá nóng, nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) sẽ cao hơn.

Thật khó khăn để giữ ấm cho phòng của bé trong cả đêm, nhưng cần chắc chắn rằng bạn giữ được nhiệt độ phòng ở mức thoải mái nhất. Phòng ngủ có nhiệt độ từ 16 độ C đến 20 độ C là phù hợp, 18 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Hãy sử dụng một nhiệt kế phòng theo dõi nhiệt độ phòng để đảm bảo an toàn, nhiệt độ dễ chịu. Nhiệt độ đó sẽ cho phép một người lớn mặc đồ nhẹ là ngủ ngon.

Để tránh hiện tượng bé bị ấm quá mức, hãy để các bộ tản nhiệt, máy sưởi, nguồn lửa, hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên sử dụng túi sưởi hoặc chăn điện trên giường của bé.

Duy trì nhiệt độ thích hợp là việc làm cần thiết đảm bảo sức khỏe trẻ nhỏ

Cách duy trì nhiệt độ thích hợp là gì?

Sử dụng một tấm khăn trải vừa phải và một cái chăn bông để đắp cho trẻ, bạn không nên sử dụng chăn lông. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm những sự thay thế phù hợp cho những sự thay đổi nhiệt độ khác nhau.

Bạn có thể giữ ấm cho trẻ cả đêm, từ đầu đến chân, bằng cách sử dụng một bộ đồ ngủ có chân. Khi nhiệt độ trong phòng của bé quá lạnh, bạn có thể mặc cho bé một chiếc áo lót bên trong bộ đồ ngủ. Không cần thiết phải đội mũ cho bé khi ở trong nhà hoặc trong khi đang ngủ.

Kiểm tra nhiệt độ vùng bụng của bé để xem bé có được ủ quá ấm hoặc đang quá lạnh hay không để điều chỉnh bộ đồ ngủ cho phù hợp. Nếu em bé của bạn quá nóng, hãy bỏ bớt một hoặc nhiều chăn, áo khi cần thiết. Nếu em bé bị lạnh, hãy đắp thêm chăn hoặc mặc thêm đồ cho bé. Các dấu hiệu khác thể hiện bé đang quá nóng là có mồ hôi, tóc ẩm ướt, và phát ban nhiệt.

Đừng kiểm tra bàn tay hoặc bàn chân của bé để biết liệu bé đã được ủ đủ ấm. Tuy nhiên, nếu thấy trên tay chân bé có những vệt tím xanh thì bạn có thể cần mang thêm găng tay, vớ cho trẻ. Hãy nhớ rằng, nếu con bạn bị sốt; bé sẽ cần ít hơn chăn ủ.

Nhiều bậc cha mẹ sử dụng một chiếc túi ngủ có chun hoặc khuy bấm để con bạn không thể đạp nó ra khỏi người. Điều này có nghĩa là bé luôn được ủ ấm và ít bị đánh thức vì cái lạnh của mùa đông. Với túi ngủ không có tay, em bé của bạn vẫn có thể di chuyển cánh tay của mình xung quanh trong khi phần còn lại của cơ thể trẻ vẫn được bao bọc.

]]>
https://dinhduongbabau.net/giu-am-cho-be-trong-mua-dong-lanh-gia-113/feed/ 0