Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị https://dinhduongbabau.net/tien-san-giat-202/ https://dinhduongbabau.net/tien-san-giat-202/#comments Sat, 18 Apr 2020 04:00:14 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=202 Tiền sản giật là căn bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, để lại những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả để lại và cách điều trị tiền sản giật như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

1, Tiền sản giật là gì?

tien san giat

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ và chiếm tỉ lệ 5-8% số phụ nữ mang thai. Bệnh xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường… có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ) và làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng – thậm chí là có thể gây tử vong – cho cả mẹ và em bé.

2, Triệu chứng của tiền sản giật

Phụ nữ bị tiền sản giật nhẹ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và nó thường chỉ được phát hiện trong các cuộc hẹn khám thai định kỳ (thông qua kiểm tra huyết áp tiêu chuẩn và mẫu nước tiểu).

Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng tiền sản giật khác nhau có thể phát triển, bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Theo dõi huyết áp là một phần quan trọng vì dấu hiệu tiền sản giật đầu tiên thường là tăng huyết áp. Huyết áp vượt quá 140/90 milimét thủy ngân (mm Hg) được ghi nhận trong hai lần và cách nhau ít nhất bốn giờ là những biểu hiện bất thường.
  • Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu)
  • Tăng cân đột ngột (trên 2kg/tuần), sưng phù – thường rõ ở bàn tay, chân và bàn chân. Nhưng đây là những biểu hiện ở những trường hợp mang thai bình thường. Vì vậy, chúng không được coi là dấu hiệu tiền sản giật đáng tin cậy.
  • Thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng nhạy cảm
  • Khó thở, gây ra bởi chất lỏng trong phổi của bạn
  • Giảm mức độ tiểu cầu trong máu của bạn (giảm tiểu cầu)
  • Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn của bạn ở bên phải
  • Đau đầu dai dẳng kèm buồn nôn, nôn mửa.

3, Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Các chuyên gia tin rằng tiền sản giật bắt đầu trong nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Đầu thai kỳ, các mạch máu mới phát triển để đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả.

Ở phụ nữ bị tiền sản giật, những mạch máu này dường như không phát triển hoặc hoạt động đúng. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường và phản ứng khác nhau nội tiết tố trong cơ thể, điều này hạn chế lượng máu có thể chảy qua chúng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền và nhau thai có thể là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật. Cụ thể là:

Di truyền học

Phụ nữ có nhiều khả năng bị tiền sản giật nếu mẹ và chị gái của họ có tiền sử bệnh này.

Phụ nữ đã bị tiền sản giật khi mang thai lần đầu sẽ có nguy cơ phát triển tiền sản giật trong lần mang thai tiếp theo.

Nhau thai

Nhau thai có liên quan đến sự phát triển của tiền sản giật. Nhau thai giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Sự phát triển của các mạch máu của nhau thai không phát triển ở những phụ nữ bị tiền sản giật.

Ngoài ra, tiền sản giật còn do một số nguyên nhân sau:

  • Cao huyết áp mãn tính
  • Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó.
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
  • Lưu lượng máu đến tử cung không đủ
  • Tổn thương mạch máu
  • Một vấn đề với hệ thống miễn dịch

4, Tiền sản giật để lại hậu quả gì?

Trong các trường hợp nhẹ, tiền sản giật thường không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nhưng nếu mẹ bị tiền sản giật nặng có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường như:

  • Hạn chế tăng trưởng của thai nhi: Tiền sản giật ảnh hưởng đến các động mạch mang máu đến nhau thai. Lưu lượng máu giảm khiến nhau thai không nhận đủ máu, thai nhi có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng trưởng chậm được gọi là hạn chế tăng trưởng của thai nhi, nhẹ cân hoặc sinh non.
  • Bong nhau thai: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai, vỡ nhau thai, tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Bong nặng có thể gây chảy máu nặng, có thể đe dọa mạng sống cho cả mẹ và bé.
  • Sinh non: Nếu bạn bị tiền sản giật bạn có thể cần được sinh sớm, để cứu mạng sống của bạn và em bé. Sinh non có thể dẫn đến hô hấp và các vấn đề phát triển khác cho em bé.
  • Hội chứng HELLP: HELLP – viết tắt của tán huyết (sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp – hội chứng có thể nhanh chóng trở thành đe dọa cho cả mẹ và bé. Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP là đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó có thể phát triển đột ngột ngay cả trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng tiền sản giật xuất hiện.
  • Sản giật: Khi tiền sản giật không được kiểm soát, sản giật sẽ là biến chứng cấp tính của tiền sản giật mà biểu hiện lâm sàng bằng những cơn co giật liên tục rồi kết thúc bằng hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sản phụ có thể co giật liên tiếp cho đến khi chết. Thông thường, không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo để dự đoán sản giật. Bởi vì sản giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, việc sinh nở trở nên cần thiết, bất kể là sinh non.
  • Bệnh tim mạch: Bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu (tim mạch) trong tương lai. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn nếu bạn bị tiền sản giật nhiều lần hoặc bạn sinh non. Để giảm thiểu rủi ro này, sau khi sinh hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng của bạn, ăn nhiều loại trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.
  • Tổn thương cơ quan khác: Tiền sản giật có thể dẫn đến tổn thương thận, gan, phổi, tim hoặc mắt và có thể gây đột quỵ hoặc chấn thương não khác. Số lượng tổn thương cho các cơ quan khác phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật.

5, Cách chữa bệnh tiền sản giật

Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm và diễn ra trong thời gian rất nhanh, mặc dù ảnh hưởng của nó đôi khi không rõ ràng. Do đó khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, huyết áp tăng cao, tiểu ít, nước tiểu đậm màu thai phụ cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai non tháng, người mẹ có điều kiện, có kiến thức có thể tự theo dõi. Tái khám mỗi tuần 1 lần. Tại bệnh viện làm các xét nghiệm, huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu. Đo monitoring sản khoa, và siêu âm thai Doppler, hướng dẫn theo dõi cử động thai máy. Tại nhà đo huyết áp ngày 2 lần sáng – chiều, ghi nhớ lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.

Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ. Người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày và mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật.

6, Cách phòng ngừa bệnh tiền sản giật

Theo PGS. TS. BS. Đặng Thị Minh Nguyệt – Phó Khoa Sản Bệnh Lý – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Giảng viên Đại học Y Hà Nội chia sẻ, tiền sản giật chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm. Do đó, quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật. Chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ Đạm, Canxi, Vitamin, Các yếu tốt vi lượng kết hợp vận động phù hợp sẽ đem lại sức khỏe tốt cho người mẹ, phòng chống béo phì nhờ đó giúp hạn chế Tiền sản giật. Trong việc phòng ngừa các bệnh khi mang thai vai trò của một số chất dinh dưỡng như Omega 3 (DHA,EPA), Canxi, Vitamin D đặc biệt quan trọng.

  • Bổ sung đầy đủ lượng DHA, EPA giúp phòng ngừa Tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các nguồn thức ăn giàu Omega 3 cho bà bầu như cá hồi, súp lơ, bắp cải, quả óc chó, hạt vừng…
  • Đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày giúp giảm tới 49% nguy cơ tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm, bông cải xanh, đậu bắp, măng tây, rau diếp …
  • Mẹ cũng nên cung cấp đủ Vitamin D cho cơ thể giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, nấm hương, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ngoài ra cần theo dõi sát các sản phụ có nguy cơ cao nửa kỳ sau thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền sản dật nếu có. Nếu gặp các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra, để có thể điều trị sớm và phù hợp sẽ ngăn chăn được các biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Tóm lại, tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy mọi người mẹ khi mang thai cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, nắm bắt thông tin về những căn bệnh thường gặp khi mang thai, theo dõi thai kỳ thường xuyên, phát hiện, chủ động và kịp thời xử trí khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

PM Procare/PM Procare diamond là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cung cấp DHA, EPA cùng nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu nhằm cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng nhu cầu tăng lên ở mẹ trong thời kỳ này. Procare được khuyên dùng hàng ngày trong suốt thai kỳ, và khi cho con bú giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu về cả thể chất và trí tuệ. Thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Úc và được cấp phép lưu hành chính hãng tại Việt Nam từ năm 2002 tới nay. An toàn khi sử dụng đúng liều khuyến nghị 1 viên mỗi ngày.

Đức Trí

 

]]>
https://dinhduongbabau.net/tien-san-giat-202/feed/ 74
Video tư vấn: Bệnh lý tiền sản giật https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-benh-ly-tien-san-giat-1200/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-benh-ly-tien-san-giat-1200/#respond Mon, 09 Oct 2017 07:20:36 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1200 Mang thai là thiên chức lớn nhất của người phụ nữ, trong suốt 9 tháng 10 ngày đó có rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong đó có bệnh lý tiền sản giật.

Thạc sĩ/Bác sĩ: LÊ VĂN HIỀN – Tổng thư kí hội sản phụ khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc sẽ chia sẻ thêm những thông tin về bệnh lý tiền sản giật.

Rất vui được mời bác sĩ tham gia chương trình ngày hôm nay. Thưa bác sĩ, được mang thai là thiên chức rất lớn của người phụ nữ. Trong 9 tháng 10 ngày đó có rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bà mẹ trong đó có bệnh lý tiền sản giật.

– MC: Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về bệnh lý tiền sản giật như thế nào hay không?

– Bác sĩ tư vấn:

Thưa quý vị, tiền sản giật là một biến cố trong thai kỳ, rất là nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ cũng như là ảnh hưởng đến thai nhi rất là nhiều. Biểu hiện của tiền sản giật là người phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20 có biểu hiện là: cao huyết áp, có tiểu đường và có phù đó là biểu hiện của tiền sản giật.

Hiện nay, khuynh hướng tiền sản giật ngày càng gia tăng đó là do người phụ nữ lập gia đình và sinh con rất là muộn thậm chí là 35 đến 40 tuổi người ta mới lập gia đình và sinh con. Thì người phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ tiền sản giật càng gia tăng.

– MC: Với chia sẻ của bác sĩ thì tiền sản giật rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi đúng không bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi rất là nhiều. Ví dụ như là nguy cơ của tiền sản giật có thể dẫn tới đó là người phụ nữ có thể là bị cao huyết áp (cao huyết áp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não) có thể là bị đột quỵ, có thể là bị bong võng mạc gây ra mù, có thể dẫn tới suy tim và có thể dẫn tới sản giật. Sản giật có nghĩa là những người phụ nữ bị tiền sản giật mà lên cơn co giật do tổn thương não và có thể dẫn tới tử vong cho người phụ nữ.

– MC: Vậy thì tỷ lệ người phụ nữ bị tiền sản giật có cao không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Tùy theo những nơi khác nhau nhưng mà ở Việt Nam thì chưa có những thống kê chính thức nhưng mà tỷ lệ nó cũng quanh quanh khoảng chừng từ 5 – 10%.

Có nghĩa là 100 mẹ bầu thì có khoảng 5 – 10 mẹ bầu bị tiền sản giật.

– MC: Vậy thì khi mà nhìn bên ngoài người phụ nữ mang thai thì chúng ta có đoán được người phụ nữ đó bị tiền sản giật hay không hay là phải đi xét nghiệm thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Chúng ta sẽ thấy rằng là khi mang thai thì sẽ được bác sĩ thăm khám hỏi tiền sử, hỏi bệnh sử ở ngay lần khám thai đầu tiên. Qua những cái đó bác sĩ có thể tiên lường được một số trường hợp tiền sản giật. Ví dụ như là tuổi cao mang thai, người phụ nữ đã có tiền sử mắc các bệnh lý nội ngoại khoa hoặc là có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường thì là một trong những nguy cơ dẫn tới tiền sản giật. Hoặc nhừng người phụ nữ lần mang thai trước bị tiền sản giật thì lần này nguy cơ cũng sẽ dễ bị tiền sản giật.

Hiện nay, có một số xét nghiệm và siêu âm người ta cũng có thể tiên lường được ngay từ khi thai khoảng chừng 11, 12 tuần chúng ta đã có thể làm 1 số xét nghiệm ví dụ như là siêu âm đo động mạch tử cung để chúng ta xem kháng trở động mạch tử cung để tiên lường được người đó có bị tiền sản giật hay không hoặc là một số xét nghiệm mà có một số bệnh viện đã làm rồi đó là xét nghiệm máu để tiên lường người đó có bị tiền sản giật hay không. Thì qua những xét nghiệm đó, qua những thăm khám đó người ta sẽ tiên lường người này có nguy cơ cao bị tiền sản giật để chúng ta cảnh báo cho người phụ nữ và chúng ta phải theo dõi khắt khao hơn, chặt chẽ hơn thai kỳ đó.

– MC: Vậy thì khi mà tiên đoán được người phụ nữ bị tiền sản giật thì có cách điều trị nào không hoặc chúng ta có cách nào để phòng ngừa trước để tránh được tiền sản giật hay không?

– Bác sĩ tư vấn:

Thật sự ra những yếu tố nguy cơ để tiên lường tiền sản giật giống như tôi vừa nói như vậy nhưng có những trường hợp chúng ta thấy cũng chẳng có yếu tố gợi ý nào nhưng vẫn rơi vô tiền sản giật. Nên cho tới hiện nay người ta vẫn chưa có cái phòng ngừa nào gọi là chính thức để phòng ngừa tiền sản giật.

– MC: Nếu có tiền sản giật như vậy thì điều trị có hết không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Chúng ta biết là nguyên nhân chính của tiền sản giật đó là do bánh nhau. Ngày xưa chúng ta thấy rằng là cái bệnh lý tiền sản giật này ngày xưa người ta gọi là nhiễm độc thai nghén tức là có thai nó dẫn tới bệnh lý tiền sản giật. Do vậy, để điều trị triệt để nhất trong tiền sản giật đó là chúng ta lấy em bé ra, chúng ta lấy bánh nhau ra thì sẽ chữa khỏi được tiền sản giật thôi. Nên chính vì vậy, nếu mà trường hợp quá nặng dù rằng là thai còn chưa nuôi được thì chúng ta vẫn phải chấm dứt thai kỳ để chúng ta cứu lấy người mẹ. Nên nãy bạn hỏi rằng là làm sao để chữa được khỏi thì chắc chắn là lấy em bé ra thì sẽ hết tình trạng tiền sản giật.

– MC: Khá nguy hiểm tuy nhiên chúng ta có cách phòng ngừa nào để không xảy ra tình trạng tiền sản giật hay không?

– Bác sĩ tư vấn:

Chúng ta có thể sử sụng arpirin, chúng ta có thể sử dụng Canxi, có thể bổ sung DHA nhưng những cái đó chúng ta chỉ sử dụng để hỗ trợ nhưng hiện nay vẫn là đang nghiên cứu, vẫn chưa đưa vào chính thức trong vấn đề phòng ngừa tiền sản giật. Vẫn có những trường hợp mà chúng ta thấy không có yếu tố nguy cơ nào cả mà vẫn có thể rơi vô cái tiền sản giật.

– MC: Như bác sĩ vừa chia sẻ chúng ta có thể bổ sung DHA, để phòng ngừa tình trạng tiền sản giật. Vậy DHA nên bổ sung như thế nào? bổ sung bằng dinh dưỡng hay bổ sung bằng các loại thuốc đang bán trên thị trường?

– Bác sĩ tư vấn:

DHA là 1 axit béo không no và là axit béo thiết yếu (thiết yếu tức là cơ thể của chúng ta không tự tổng hợp được mà chúng ta phải sử dụng từ nguồn bên ngoài) thì chúng ta bổ sung bằng dinh dưỡng thì DHA – axit béo không no có chứa trong mỡ cá thì chúng ta ăn cá, cái thứ hai là chúng ta phải bổ sung thêm viên thuốc có chứa DHA. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có chứa axit béo không no ví dụ như các viên dầu cá hoặc là những viên vitamin cho bà bầu có chứa DHA ví dụ như Procare hoặc những người phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao thì chúng ta dùng procare không thì không đủ mà chúng ta có thể bổ sung thêm viên DHA bên ngoài hoặc chúng ta có thể sử dụng Procare Dimond nó có chứa nhiều DHA hơn thì nó sẽ giúp cho trường hợp phòng ngừa nguy cơ cao.

Rất cám ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin khá thú vị giúp người phụ nữ tránh được tính trạng nguy hiểm của bệnh tiền sản giật này và cám ơn Công ty Max Biocare đã đồng hành cùng chương trình với sản phẩm Procare!

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-benh-ly-tien-san-giat-1200/feed/ 0
Biến chứng thai kỳ: Tiền sản giật & nguy cơ thai chết lưu https://dinhduongbabau.net/bien-chung-thai-ky-tien-san-giat-nguy-co-thai-chet-luu-1226/ https://dinhduongbabau.net/bien-chung-thai-ky-tien-san-giat-nguy-co-thai-chet-luu-1226/#respond Wed, 05 Jul 2017 07:21:49 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1226 Dưới đây là nội dung chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc về tiền sản giật, nguyên nhân giải pháp, trong đó đáng chú ý về một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiền sản giật được bác sĩ nhắc tới đó chính là bệnh viêm nha chu mãn tính.

thai chet lua la bien chung cua thai ky

Trong buổi giao lưu trực tuyến trên trang fanpage Dr. Hien Le và Dinh Dưỡng Bà Bầu ngày 6/6/2017, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc đã giúp cho nhiều thai phụ giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến chủ đề “Biến chứng thai kỳ”. Dinh dưỡng bà bầu xin trích dẫn nội dung về một trong những biến chứng nguy hiểm mà bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng lo lắng, vì hậu quả nặng nề mà biến chứng để lại không ai mong muốn đó là: thai chết lưu. Biến chứng nguy hiểm đó chính là tiền sản giật.

Câu hỏi

Thưa Bác sĩ ở lần mang thai đầu tiên bị thai lưu 32 tuần. Lý do bị thai lưu được bác sĩ chẩn đoán là do người phụ nữ bị tiền sản giật. Điều trị bằng cách cho chấm dứt thai kỳ và sinh thường ra một em bé đã bị chết lưu. Hiện tại bây giờ đang mang thai, thai đang ở tuần 10. Hiện tại em cảm thấy rất lo lắng không biết thai có phát triển bình thường và tình trạng có lặp lại như vậy hay không?. Liệu rằng có cách nào phòng ngừa tiền sản giật hay là có thể phát hiện sớm tiền sản giật hay không?

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc giúp giải đáp thắc mắc:

Clip trả lời phỏng vấn

Tiền sản giật là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể cho là một trong những biến chứng trong thai kỳ. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Nguyên nhân cho đến nay của tiền sản giật là do bánh nhau của thai kỳ. Và những yêu tố nguy cơ của người phụ nữ dẫn đến tiền sản giật của thai kỳ, đó là:

  • Phụ nữ lớn tuổi
  • Mắc bệnh lý về nội khoa: đái tháo đường, cao huyết áp, mắc cách bệnh lý về tim mạch hoặc mạch máu trước đây.
  • Một trong những yếu tố đó là người phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng, những bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ như bệnh nhiễm trùng mãn tính, hoặc là thiếu canxi.
  • Hoặc là nghe có vẻ lạ nhưng những bệnh của đường răng miệng như viêm nha chu mãn tính cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến tiền sản giật.
  • Tiền sử bị tiền sản giật cũng có nguy cơ bị tiền sản giật.

Làm thế nào để phát hiện sớm tiền sản giật?

Phương thức để tiên lượng bằng cách vào tuần lễ 11 và 13 khi siêu âm doupler để đo tần soát bệnh down, thì sẽ đo douple động mạch tử cung sẽ tiên lượng được người đó có bị tiền sản giật hay không.

Hoặc bằng cách xét nghiệm máu ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ cũng có thể tiên lượng được người đó có bị tiền sản giật hay không.

Giải pháp phòng ngừa tiền sản giật là gì?

  • Sử dụng vitamin D, canxi
  • Sử dụng Omega 3, DHA từ khi bắt đầu mang thai
  • Sử dụng Aspirin liều thấp, (lưu ý: phải ngừng aspirin trước sinh 1 tháng để phòng ngừa máu chảy không đông).

Ngoài ra, trả lời riêng cho vấn đề : khi mang thai bị viêm nha chu, sâu răng dẫn đến sinh non, tiền sản giật hay không?. Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc đã nhận định:

viem nha chu va cac benh ly ve rang mieng anh huong den thai ky

Đã có nghiên cứu nghi nhận rằng: những bệnh lý viêm nha chu, những bệnh lý đường răng miệng nếu chúng ta không điều trị mà trở thành mãn tính lập đi lập lại thì nó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến thai kỳ:

    1. Thứ nhất là sinh non
    2. Thứ hai là nhiễm trùng bào thai nếu như nhiễm trùng đường răng miệng đi vô trong đường máu
    3. Hoặc có thể dẫn đến thai suy dinh dưỡng, thai chậm tăng trưởng trong tử cung
    4. Và có thể dẫn đến tiền sản giật, sản giật,… Đó là một trong những yếu tố nguy cơ tiền sản giật, sản giật”.

Theo Dinhduongbabau.net

]]>
https://dinhduongbabau.net/bien-chung-thai-ky-tien-san-giat-nguy-co-thai-chet-luu-1226/feed/ 0
Phương pháp chuẩn đoán và xét nghiệm tiền sản giật https://dinhduongbabau.net/chuan-doan-va-xet-nghiem-tien-san-giat-216/ https://dinhduongbabau.net/chuan-doan-va-xet-nghiem-tien-san-giat-216/#comments Wed, 30 Mar 2016 08:13:25 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=216 Việc chuẩn đoán và xét nghiệm tiền sản giật khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng, giúp thai phụ tránh được những biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này gây ra. Khi được phát hiện mắc chứng tiền sản giật thì cả mẹ và thai nhi sẽ được giám sát chặt chẽ trong suốt phần thời gian còn lại của thai kỳ.

tien san giat 2

1, Khám tiền sản giật

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng về bệnh tiền sản giật như:

  • Đột ngột phù tay, mặt hoặc chân.
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Đau đầu dữ dội
  • Mờ mắt, thị lực giảm sút, có thể mất thị lực tạm thời
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nước tiểu có màu đục hơn so với bình thường.

Thai phụ cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra và được các bác sĩ tư vấn. Một số bài kiểm tra sẽ được đưa ra trong mỗi lần khám thai để kiểm tra tiền sản giật, bao gồm:

  • Đo huyết áp: Việc đo huyết áp của thai phụ luôn được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ, nếu thấy có bất thường khi huyết áp đột ngột tăng cao hoặc hạ thấp, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý.
  • Kiểm tra cân nặng: tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng là dấu hiệu của tiền sản giật ( trên 2kg/tuần).

Những thai phụ được đánh giá có nguy cơ mắc phải tiền sản giật sẽ được kiểm tra thường xuyên hơn.

Đọc thêm: Tiền sản giật: Nguyên nhân và cách điều trị

2, Các xét nghiệm phát hiện tiền sản giật

Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ có khả năng bị tiền sản giật cao, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm như công thức máu để đánh giá số lượng tiểu cầu, chức năng gan, chức năng thận, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: để phát hiện các hội chứng như HELLP và tổn thương thận. HELLP – viết tắt của tán huyết (sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan cao và số lượng tiểu cầu. Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Nếu có quá nhiều axit uric trong máu thường là dấu hiệu sớm nhất của tiền sản giật.
  • Xét nghiệm chỉ số độ thanh thải creatinine: (clearance creatinine) để kiểm tra chức năng của thận. Xét nghiệm này cần có mẫu máu và nước mẫu nước tiểu trong 24 giờ của thai phụ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra đạm trong nước tiểu suốt 24 giờ của thai phụ. Nếu đạm quá cao, trên 300mcg là dấu hiệu thận đã bị tổn thương do tiền sản giật.

Ngoài ra, nếu thai phụ có một cơn động kinh, co giật thì sẽ được thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Chụp cắt lớp CT hoặc MRI để kiểm tra các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể thai phụ.
  • Đo điện não đồ (EEG).

Nếu thai phụ mắc phải hội chứng tiền sản giật, sức khỏe của thai nhi cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Các xét nghiệm gồm có:

  • Theo dõi tim thai, ghi lại nhịp tim của bé.
  • Siêu âm để kiểm tra nhau thai và lượng nước ối.
  • Siêu âm màu Doppler để kiểm tra hoạt động của nhau thai.
  • Xét nghiệm chọc dò nước ối để kiểm tra thai nhi. Kiểm tra độ trưởng thành của phổi.

3, Có thể dự báo chính xác thai phụ bị tiền sản giật không?

Theo kết quả nghiên cứu được các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo trình bày tại Hiệp hội Thận học M cho biết kỹ thuật xét nghiệm mới giúp nhận diện podocytes, loại tế bào thận đặc biệt, trong nước tiểu. Trước đó, họ từng phát hiện podocytes hiện diện ở bệnh nhân bị tiền sản giật lúc họ lâm bồn. Trong nghiên cứu, các chuyên gia tiến hành xét nghiệm nước tiểu của 300 thai phụ và nhận thấy tất cả 15 thai phụ đang phát triển chứng tiền sản giật đều có podocyte, trong khi những bà bầu bị cao huyết áp hoặc sức khỏe tốt không hề có các tế bào này. Các chuyên gia tin rằng cách xét nghiệm này có độ chính xác cao trong việc dự đoán tiền sản giật và có thể giúp các bác sĩ sớm nhận diện nguy cơ này ở thai phụ. Theo hãng thông tấn BBC cho biết tới nay, các bác sĩ vẫn xét nghiệm để chẩn đoán tiền sản giật, nhưng kết quả “chưa đủ tin cậy”. Trong khi đó, xét nghiệm mới đơn giản này lại cho kết quả chính xác hơn. Do vậy, đây là loại xét nghiệm rất có giá trị. Hy vọng tương lai không xa, chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa tiền sản giật chuẩn xác, hoặc chí ít tiền sản giật sẽ được phát hiện sớm và có thể được điều trị một các kịp thời nhất.

Tóm lại, bệnh tiền sản giật thường xuất hiện đột ngột và phát triển rất nhanh. Do đó biện pháp tốt nhất hiện nay là quản lý thai kỳ chặt chẽ, thai phụ cần chủ động đi khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu… theo yêu cầu của các bác sĩ. Đặc biệt cần có kiến thức về căn bệnh tiền sản giật để phát hiện sớm khi có sự thay đổi về huyết áp và những bất thường trong cơ thể để có kế hoạch điều trị ngay từ đầu.

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuan-doan-va-xet-nghiem-tien-san-giat-216/feed/ 18
Phòng ngừa tiền sản giật thế nào? https://dinhduongbabau.net/phong-ngua-tien-san-giat-the-nao-206/ https://dinhduongbabau.net/phong-ngua-tien-san-giat-the-nao-206/#comments Tue, 29 Mar 2016 09:38:15 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=206 Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp thường xảy ra ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ 3-7%. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, tim, thận… gây nguy hiểm, thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé. Vì vậy làm thế nào để phòng ngừa tiền sản giật luôn là câu hỏi được các chị em quan tâm nhất!

phong ngua tien san giat the nao

Ảnh minh họa: Chủ động khám thai để phòng ngừa tiền sản giật

1, Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Nguyên nhân cụ thể nào gây ra tiền sản giật đến nay vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã ghi nhận một số yếu tố có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật là:

  • Cá nhân hoặc gia đình có tiền sản giật.
  • Mang thai con so, lần đầu.
  • Mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã ngoài 40.
  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Có tiền sử vị cao huyết áp và mắc một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận, thừa cân, béo phì
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

Đọc tiếp: Tiền sản giật là gì?

2, Dấu hiệu của bệnh tiền sản giật

Tiền sản giật có thể đến đột ngột, vì vậy các chị em cần biết rõ các triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây cần đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra và xử lý nhanh chóng:

  • Bị phù ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, sưng đột ngột hoặc sưng nặng ở bàn chân/mắt cá chân
  • Tăng cân nhanh đột ngột
  • Đau đầu dai dẳng kèm nôn mửa
  • Mắt mờ, không nhìn rõ hoặc mất thị lực tạm thời
  • Nước tiểu thừa chất đạm
  • Huyết áp tăng

3, Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn vì sao tiền sản giật phát triển. Do đó mà việc ngăn chặn và điều trị là hết sức khó khăn. Vì vậy việc phòng tránh tiền sản giật cần được quan tâm chú ý ngay từ khi người mẹ bắt đầu trong giai đoạn thai kỳ:

Chủ động khám tiền sản giật:

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Vinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ về vấn đề tiền sản giật với bà bầu:

  • Để phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai, các chị em nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế để khám thai thường xuyên. Đặc biệt cần phải tuân thủ đúng lịch hẹn khám thai để có thể đo tình trạng huyết áp, chất đạm trong nước tiểu nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật.
  • Những chị em có con muộn (ngoài 35 – 36 tuổi), trước khi mang thai từng bị cao huyết áp, hoặc trong gia đình có người từng mắc tiền sản giật thì cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.
  • Bên cạnh đó, các chị em cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cả mẹ và bé có thể bị đột quỵ, phù phổi cấp, hôn mê sâu và nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do biến chứng sản giật gây ra.
  • Ngoài ra, các chị em cũng nên đến các phòng khám, bệnh viện để được các bác sĩ cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lí nhất.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

phong ngua tien san giat the nao 2

Ảnh minh họa: Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa tiền sản giật

Ăn uống trước khi mang thai hợp lý sẽ đem lại sức khỏe tốt cho người mẹ và giảm nguy cơ mắc các bệnh trong quá trình mang thai như: tiền sản giật, tiểu đường… Các chị em cần thay đổi chế độ ăn uống, tuyệt đối không nên ăn thức ăn mặn (ăn nhạt để hạn chế phù nề, loại trừ được khả năng mắc bệnh). Đồng thời tập thể dục đều đặn, thường xuyên để giúp giảm cân, tránh béo phì. Một số lưu ý sau sẽ giúp các chị em có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tránh được nguy cơ tiền sản giật là:

  • Chất đạm: Nên ăn khoảng 85 -100g protein mỗi ngày. Những thực phẩm giàu protein là đậu đỗ, sữa, các sản phẩm từ sữa như phômai, bơ, trứng, thịt, lúa mì…
  • Magie: Magie có tác dụng giải độc thai nghén. Theo tính toán của các nhà khoa học, tỷ lệ magiê hợp lý cho thai phụ là khoảng 6mg magiê cho 1kg trọng lượng cơ thể. Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục, lúa mỳ, các loại quả cứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản… cũng rất dồi dào magiê. Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30-40% lượng magiê được hấp thu và Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn.
  • Canxi không chỉ giúp thai nhi phát triển xương và răng mà còn giúp giảm nguy cơ huyết áp cao cho mẹ. Đặc biệt, chế độ ăn uống giàu canxi có thể giúp giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật trong giai đoạn thai kỳ và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh cho mẹ và bé. Nguồn thực phẩm dồi dào canxi mà các chị em không nên từ chối bao gồm: thịt bò, súp lơ xanh, sữa chua, nước cam, tôm, cua, cá hồi…
  • Axit folic: Nghiên cứu cho thấy bổ sung axit folic trước khi mang thai, trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật. Những thực phẩm giàu axit folic bao gồm súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn, măng tây, thịt bò…
  • Vitamin C: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, những thai phụ mỗi ngày dung nạp khá ít vitamin C từ thực phẩm thì mức vitamin C trong máu cũng rất thấp, tỷ lệ phát sinh ra tiền sản giật ở họ cũng cao gấp 2 – 3 lần so với thai phụ mạnh khoẻ. Do đó, để ngăn ngừa tiền sản giật, các chị em nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày như: Cam, nho, táo, ớt chuông, đu đủ, cải xoăn, dâu tây…

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, các chị em cũng nên sắp xếp công việc khoa học, có đủ thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và giữ một tinh thần thật thoải mái, khỏe mạnh nhé!

Mai Vân

]]>
https://dinhduongbabau.net/phong-ngua-tien-san-giat-the-nao-206/feed/ 2