Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú, dấu hiệu có thai sau sinh https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-dau-hieu-co-thai-sau-sinh-1491/ https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-dau-hieu-co-thai-sau-sinh-1491/#comments Sat, 19 Aug 2017 03:35:37 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1491 Nhiều mẹ cho rằng cho con bú là biện pháp tránh thai an toàn và không thể mang thai khi vẫn đang cho con bú. Nhưng thực tế ra sao? Theo các chuyên gia, trong thời gian cho con bú sẽ làm giảm khả năng thụ thai nhưng không có nghĩa là điều đó không xảy ra khi bạn không có biện pháp phòng tránh an toàn. Vậy làm thế nào để nhận biết được điều này? Mẹ hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú dưới đây nhé.

dau-hieu-mang-thai-khi-cho-con-bu

Tình trạng có thai sau sinh

Tình trạng mang thai khi cho con bú được giải thích như sau: Thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh con phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc trứng không rụng nên sẽ không thể có thai. Nhưng chỉ sau khi sinh vài tháng, cơ thể người phụ nữ có điểm thay đổi đặc biệt là trứng sẽ rụng trước khi người phụ nữ có kinh nguyệt trở lại, nếu có quan hệ thì khả năng mang thai là rất cao.

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sau khoảng từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm. Còn những phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 – 10 tuần.

Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú điển hình thì nó cũng gần giống với dấu hiệu có thai thông thường, chỉ khác dấu hiệu trễ kinh nguyệt (vì phụ nữ cho con bú có thai trước khi có kinh nguyệt nên không thể dựa vào dấu hiệu trễ kinh để nhận biết có thai hay không)

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú

Có thể mang thai dù chưa có kinh

Sau khi sinh cần có một khoảng thời gian nhất định để chu kỳ kinh nguyệt của bé quay trở lại nhưng sự rụng trừng trong lần đầu tiên có thể xảy ra trước khi bạn có kinh do vậy, bạn có thể dính bầu dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại

Bé không còn thích bú sữa mẹ

Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, dẫn đến tình trạng bé không thích và giảm dần uống sữa mẹ. Người phụ nữ có thể nhận biết dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thông qua triệu chứng này.

Thêm nữa, khi mang thai mẹ nào bị ốm nghén sẽ thường ăn ít, chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Sữa không còn ngon ngọt như ban đầu khiến bé bú ít hoặc bỏ bú. Đây có thể coi là một dấu hiệu nhận biết có thai dù rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác.

Bé bỏ bú không nhất thết là do chất lượng sữa mẹ mà còn có thể do một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Vì vậy, trong thời gian cho con bú mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý để đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú.

Đau ngực dữ dội

Đau ngực là một triệu chứng nổi bật khi mang thai, dù bạn có đang cho con bú mẹ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có thai khi đang cho con bú, đau ngực có thể dữ dội hơn. Nhiều người mẹ thấy việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bú. Dù vậy cũng có những người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú, bất chấp đau đớn. Một số người mẹ không nhận ra cơn đau ngực tăng lên.

Mệt mỏi cùng cực

Vì cơ thể mẹ đang phải căng ra để cung cấp dinh dưỡng cả cho con và thai nhi trong bụng mẹ nên tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên cùng cực hơn. Mệt mỏi cùng cực có thể là một dấu hiệu mang thai trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, sự mệt mỏi vẫn là triệu chứng báo có thai, dù bạn có đang nuôi con bằng sữa mẹ hay không.

Ốm nghén

Giống như dấu hiệu có thai thông thường, phụ nữ có thai khi đang cho con bú cũng có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén (nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi…).

Biểu hiện của ốm nghén khi có con bú mẹ thường ăn ít, chán ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khiến sữa mẹ không còn ngon ngọt như ban đầu làm bé không muốn bú, ít bú hoặc bỏ bú.

Xem thêm: Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất/ Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm

Mang thai khi cho con bú mẹ cần biết

Rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng nếu đang cho con bú mà mang thai thì cần phải cai sữa ngay, nếu tiếp tục thì bé sẽ bị đau bụng, không phát triển… Vậy những điều đó có đúng hay không?

Không cần cai sữa

Cơ thể người mẹ sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo.

Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai hoàn toàn không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe của người mẹ, của bé hay thai nhi, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ.

Những khó khăn thường gặp

Mang thai khi cho con bú cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi của các hormone có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ.

Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.

Bé sẽ bú sữa non của em?

Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú.

Nếu bé muốn tiếp tục được bú mẹ, mẹ không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa non cho đến khi em bé ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ.

Cho bú song song?

Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Tuy vậy, việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc hay không cũng là một điều nên cân nhắc.

Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.

Dinh dưỡng cho mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Khi mang thai lúc đang cho con bú mẹ sẽ cần quyết định cho con bú hay là cai sữa, trường hợp nào thì mẹ vẫn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng.

Nếu vẫn cho con bú khi mang thai, áp lực dinh dưỡng cho mẹ sẽ tăng cao, vì cơ thể mẹ không chỉ mỗi ưu tiên cung cấp dinh dưỡng để nuôi con thông qua sữa mẹ, mà còn phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, cho sức khỏe của mẹ.  Trường hợp mẹ quyết định cai sữa cho con thì mẹ vẫn phải bổ sung dinh dưỡng thêm, vì sau sinh là khoảng thời gian cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên truyền cho con khi mang thai và mất đi khi vượt cạn, thời gian mang thai hai lần quá gần nhau cơ thể mẹ chưa thể phục hồi kịp. Bé thứ 2 dễ bị thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển nếu mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất.

Chính vì vậy việc tăng cường bổ sung cho mẹ mang thai trong thời gian cho con bú là cần thiết, giúp cơ thể mẹ mau phục hồi, mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú. Một điểm may mắn là nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho mẹ trong thời gian cho con bú gần tương tự như khi mang thai. Do đó, để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ nên sử dụng vitamin tổng hợp trong giai đoạn này để bổ sung dưỡng chất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi và cho em bé đang bú đồng thời tăng cường sức khỏe cho mình.

PM Procare Diamond là thuốc bổ chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, phù hợp với trường hợp có thai liên tục để đáp ứng nhu cầu Omega-3 tăng cao ở mẹ thời kỳ này. PM Procare Diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể có gia tăng hàm lượng một số hoạt chất như: hàm lượng DHA/EPA, I-ốt, sắt, canxi folic và vitamin D3 và các vi chất dinh dưỡng khác. PM Procare Diamond cung cấp DHA ở hàm lượng cao đáp ứng đủ lượng DHA khuyến nghị cho phụ nữ có thai và cho con bú, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và trẻ.

Đọc tiếp: Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu thì đủ?

Nếu mẹ có các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cụ thể và có những lời khuyên chuyên môn cần thiết. Mẹ cũng đừng quá lúng túng vì mang thai lúc cho con bú, nếu mẹ sẵn sàng về mặt tinh thần và bổ sung đủ dinh dưỡng con cần thì không có gì đáng lo lắng cả. Hãy cứ yên tâm cảm nhận trọn vẹn niềm hạnh phúc mới của gia đình mẹ nhé.

]]>
https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-dau-hieu-co-thai-sau-sinh-1491/feed/ 127
Mang thai tháng đầu – Sự tăng trưởng của bé và thay đổi của mẹ https://dinhduongbabau.net/mang-thai-thang-dau-su-tang-truong-cua-be-va-thay-doi-cua-me-1035/ https://dinhduongbabau.net/mang-thai-thang-dau-su-tang-truong-cua-be-va-thay-doi-cua-me-1035/#respond Sat, 27 May 2017 01:53:41 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1035 Bên cạnh niềm vui sướng khi được làm mẹ thì đâu đó vẫn có chút lo lắng của những bà mẹ mang thai lần đầu bởi những thay đổi bên trong cơ thể và những băn khoăn làm sao để bé phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là tất tần tật những thay đổi của mẹ, sự tăng trưởng của bé, dinh dưỡng cho mẹ mang thai tháng đầu.

Mang-thai-thang-dau

Nếu bạn đã nhận thấy được dấu hiệu mang thai hoặc đã xác định bạn đang có thai thì bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi bên trong cơ thể ở những tuần đầu tiên sau khi thụ thai, đó có thể là chứng đau tức ngực, buồn nôn, thay đổi tâm trạng, chóng mặt. Tuy nhiên một số người phải đến tuần thứ 6 mới có thể nhận ra những thay đổi này và lúc này thai nhi đã phát triển gấp 10.000 lần kích thước ban đầu trong tử cung.

Sự tăng trưởng của em bé

Tuổi của thai nhi được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nhưng đến tuần thứ 3 trứng được thụ tinh mới di chuyển về phía tử cung, trứng đi qua ống dẫn trứng và phân chia nhiều lần. Dù vậy, nó vẫn là một khối thống nhất với hàng trăm tế bào khi đi chuyển đến tử cung. Khi trứng thụ tinh và cấy vào lớp niêm mạc tử cung thì mẹ mới chính thức có thai. Dưới đây là sự phát triển của thai nhi theo từng tuần trong tháng đầu tiên:

– Tuần 1: Ở tuần đầu tiên, bé yêu chỉ là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

– Tuần 2: Lúc này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng. Khi khối tế bào này (gọi là túi phôi) đã cư trú trong tử cung của bạn, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất các hormone thai kỳ HCG (human chorionic gonadotropin), báo hiệu cho buồng trứng ngừng sản sinh trứng và tăng sự tiết hormone estrogen và progesterone, giữ tử cung của bạn không loại bỏ lớp nội mạc và cư dân nhỏ bé của mình đồng thời kích thích tăng trưởng nhau thai.

– Tuần 3: Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này. Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.

– Tuần 4: Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Sự thay đổi ở mẹ bầu

Trễ kinh

“Đèn đỏ” bị lỡ chính là dấu hiệu mang bầu đầu tiên của chị em. Thường thì đây là dấu hiệu đầu tiên mà mẹ để ý và nghĩ rằng mình có thai.

Ngực sưng

Giống với một biểu hiện của đến tháng, khi mang thai ngực bạn sẽ đau, sưng và nhạy cảm hơn nguyên nhân là do lượng  estrogen và progesterone tăng lên nên ngực sẽ giữ nước nhiều hơn và chị em cảm thấy đau, nặng nề, nhạy cảm hơn.

Ốm nghén

Tùy vào cơ địa của từng người mới có biểu hiện ốm nghén, ốm nghén thường cuất hiện sớm nhất sau 2 tuần trứng được thụ thai. Khi hormone progesterone tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa dẫn đến tính trạng táo bón khi mang thai, khó tiêu, đầy bụng nên bạn sẽ có cảm giác buồn nôn. Buồn nôn còn có thể do hormone Hcg xuất hiện trong máu và nước tiểu, nếu lượng Hcg càng cao thì cảm giác buồn nôn càng nhiều.

Đi tiểu thường xuyên

Khi thai nhi phát triển chèn vào bàng quang sẽ khiến mẹ thường xuyên đi tiểu, đây là dấu hiệu sớm của thai kỳ chứ không xuất hiện muộn. Bên cạnh áp lực của thai nhi lên bàng quang còn việc những dòng máu làm việc nhiều hơn cũng khiến mẹ thường xuyên đi tiểu hơn.

Mệt mỏi

Trong tháng đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ phải làm việc 24/7 để nuôi dưỡng thai nhi nên cảm giác mệt mỏi là hoàn toàn bình thường. Hormone Progesterone trong cơ thể của mẹ tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên, làm mẹ thiếu năng lượng và mệt mỏi hơn.

Ngoài ra, trái tim của mẹ lúc này cũng phải bơm máu nhanh hơn để cung cấp thêm oxy vào từ cung cho thai nhi nên cũng sẽ làm mẹ mệt hơn bình thường.

Thay đổi khẩu vị

Nhiều phụ nữ mang thai sẽ không thích những món ăn khoái khẩu trước kia hoặc có thể là họ còn trở nên thích các loại đồ ăn kỳ lạ hoặc các món ăn mà trước đó chưa từng ăn.

Xuất hiện đốm máu

Dấu hiệu chảy máu nhẹ hoặc xuất hiện đốm máu ở những tuần đầu thai kỳ do trứng thụ tinh bám vào lớp niêm mạc ở tử cung.

Chảy máu xảy ra cũng có thể do sự kích thích cổ tử cung, thai ngoài tử cung hoặc dấu hiệu sảy thai. Vì vậy mẹ cần theo dõi cẩn thận để phòng nguy cơ rủi ro cao.

Tâm trạng thay đổi

Hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột cũng khiến cảm xúc của mẹ thất thường hơn. Nếu bỗng dưng mẹ cảm thấy muốn khóc hay tự nhiên buồn thảm thì có thể tâm trạng mẹ đang thay đổi do mang bầu. Đây là dấu hiệu rất phổ biến trong những tháng đầu mang thai.

Các triệu chứng khác

Khi mang bầu mẹ còn có một số biểu hiện như: chóng mặt, có khi là ngất xỉu khi mới mang thai. Progesterone còn khiến cho đầu óc mẹ bầu bị quay cuồng và làm cơ thể nóng hơn, các mạch máu giãn ra và làm hạ huyết áp. Ngoài ra, một lượng máu lớn được chuyển vào tử cung nên máu đến não có thể sẽ chậm hơn khiến mẹ gặp tình trạng này khi đứng lên, ngồi xuống.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng đầu

Tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều để dần thích nghi với sự phát triển của bé cưng trong bụng. Trong tháng này, bạn không cần tăng quá nhiều kg nhưng nhất định phải chú ý bổ sung đầu đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, bạn cần bổ sung thêm khoảng 200- 300 calo trong thực đơn hàng ngày để bảo đảm tăng từ 0,9 kg đến 2,3 kg trong suốt 3 tháng này. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ thừa cân béo phì, bạn không cần tăng thêm cân nặng trong khoảng thời gian này mà chỉ nên chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Xem thêm: Mới mang thai mẹ nên ăn gì?/Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Lời khuyên cho mẹ mang thai tháng đầu

moi-mang-thai-me-kieng-an-gi

  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa sản. Khi đi khám, mẹ cần thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh tật của mình đồng thời tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.
  • Bổ sung axit folic đều đặn hàng ngày để phòng ngừa tật nứt đốt sống và các vấn đề liên quan đến não thai nhi. Phụ nữ mang bầu nên bổ sung khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày.
  • Tránh uống rượu, hút thuốc khi mang bầu vì những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
  • Duy trì chế độ ăn uống đảm bảo dưỡng chất và tránh những thực phẩm không lành mạnh như sữa chưa tiệt trùng, pho mát làm từ sữa chưa tiệt trùng, trứng chưa nấu chín, thực phẩm tái sống.
  • Nghỉ ngơi và tránh bị căng thẳng trong tháng đầu thai kỳ.
  • Thư giãn bằng cách đi ngủ sớm, đọc sách, nghe nhạc và làm những việc mình yêu thích.
  • Đau bụng nhẹ là triệu chứng phổ biến khi mới mang thai nhưng nếu đi kèm với chứng ra máu, đau quặn thắt thì cần đến bệnh viện.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa và luôn đeo găng tay khi tiếp xúc. Luôn mở cửa phòng thoáng khi dọn dẹp nhà cửa.

Xem thêm: Những điều cấm kỵ khi mang thai

]]>
https://dinhduongbabau.net/mang-thai-thang-dau-su-tang-truong-cua-be-va-thay-doi-cua-me-1035/feed/ 0
Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung https://dinhduongbabau.net/nhan-biet-som-dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung-991/ https://dinhduongbabau.net/nhan-biet-som-dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung-991/#comments Thu, 18 May 2017 09:03:44 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=991 Mang thai ngoài tử cung là biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và dẫn đến nguy cơ vô sinh. Vì vậy, mẹ cần nhận biết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để phát hiện và có hướng điều trị sớm.

dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung

Hậu quả của mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển ở ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, mẹ bầu có thể bị ngất xỉu và tử vong khi không kịp đến bệnh viện còn nếu cứu chữa kịp thòi mẹ có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.

Vì vậy, mẹ cần trang bị những kiến thức điều quan trọng nhất chính là nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có hướng điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Cũng có dấu hiệu như mang thai bình thường

Mang thai ngoài tử cung cũng có đầy đủ những dấu hiệu giống như mang thai bình thường bao gồm: mất kinh, căng tức ngực, ốm nghén… nên mẹ bầu rất khó nhận thấy được. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi xem những biểu hiện đó có những bất thường gì không để kịp thời thăm khám ngay từ sớm để phát hiện xem thai có phát triển ở ngoài tử cung hay không.

Chuột rút

Chuột rút nhẹ trong thời gian đầu mang thai cũng là biểu hiện mang thai bình thường nhưng nếu mẹ bị chuột rút nghiêm trọng hoặc là bị chuột rút đi kèm với các biểu hiện: đau bụng như đau bụng kinh, chảy máu âm đạo… thì có thể mẹ đã bị mang thai ngoài tử cung.

Ốm nghén trầm trọng

Ốm nghén là hiện tượng phổ  biến ở tất cả chị em khi mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức… thì rất đáng ngờ là mẹ mang thai ngoài tử cung.

Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng

Đau bụng thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra. Ban đầu có thể là những biểu hiện đau âm ỉ nhưng sau cơn đau sẽ răng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Mẹ bầu sẽ gặp phải cảm giác mệt lả, da xanh xao, có thể dẫn đến hôn mê, cơn đau kéo dài mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời.

Đau lưng trầm trọng

dau-hieu-co-thai-ngoai-tu-cung-1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện đau lưng và từng cơn đau khác nhau. Nhưng nếu mẹ mang thai ngoài tử cung thì cơn đau sẽ diễn ra mạnh hơn và kéo dài, đau ở vùng lưng dưới.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo khiến mẹ rất dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt, một số mẹ nghĩ đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm khi đã biết mình mang thai. Đây cũng là biểu hiện thường gặp khi mang thai ngoài tử cung.

Những biểu hiện rõ nhất cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ

Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu như chóng mặt, kèm theo hiện tượng ngất xỉu, huyết áp giảm mạnh, bụng đau và căng tức vùng trực, vùng vai gáy bị co rút.

Khi gặp phải những dấu hiệu này mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạnh do mất máu hoặc nhiễm trùng.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm/Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác

Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung?

  • Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã từng được điều trị thai ngoài tử cung có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau
  • Phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục như: viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và bất kỳ phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã sử dụng ma túy hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có  nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
  • Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai cũng có thể vô tình gặp phải nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, biện pháp tránh thai an toàn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là căn bệnh không mong đợi ở tất cả các phụ nữ muốn có con nhưng nó cũng khá khó tránh phải và mẹ cần phải chấp nhận. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung để mẹ có thể tránh:

  • Nếu đã vô tình bị mang thai ngoài tử cung mẹ nên thăm khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả và kịp thời tránh để ảnh hưởng đến việc sinh nở lần sau.
  • Để tránh mang thai ngoài tử cung do viêm nhiễm sinh dục thì mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đi khám phụ khoa định kỳ, tránh nạo phá thai bừa bãi ở những cơ sở không tin cậy gây hậu quả về sau.

Lưu ý, để bác sĩ sớm phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung, khi đi thăm khám, mẹ bầu nên nói rõ tình trạng sức khỏe trước đây của bản thân như từng nạo phá thai, có mắc bệnh phụ khoa, có thực hiện phẫu thuật vùng ổ bụng…

Xem thêm: Kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ bầu cần biết/Mới mang thai mẹ nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhan-biet-som-dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung-991/feed/ 6
Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-mang-thai-tuan-dau-dau-hieu-mang-thai-som-927/ https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-mang-thai-tuan-dau-dau-hieu-mang-thai-som-927/#comments Fri, 12 May 2017 01:00:57 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=927 Nếu lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mẹ có thể nhận thấy được những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên. Ở tuần đầu có thể những biểu hiện chưa rõ ràng và khó phát hiện nhưng nếu mẹ gặp phải những biểu hiện dưới đây thì mẹ nên chú ý để có thể chủ động giữ gìn sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu.

Xem thêm: Kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ cần biết

dau-hieu-mang-thai-tuan-dau

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên mẹ nên biết

Ngực sưng, đau nhức

Dấu hiệu ngực sưng và đau nhức sẽ xuất hiện trong những tuần đầu mang thai. Biểu hiện này cũng có thể là biểu hiện báo hiệu cho 1 kỳ kinh sắp đến nhưng nếu là biểu hiện của việc có thai thì ngực sẽ có cảm giác đau, tê tê và nhạy cảm khi có tác động bên ngoài. Ngực sưng, đau nhức là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, sự xuất hiện và tăng lên đáng kể của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.

Mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi như vừa lao động, làm việc mất nhiều sức bởi mang thai phần lớn cơ thể mẹ cần hoạt động để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Triệu chứng này sẽ giảm bớt dần khi sang quý 2 của thai kỳ.

Chảy máu và đau bụng

Khi trứng được thụ tinh từ 6 đến 12 ngày mẹ có thể thấy một chút máu báo ở quần chip. Đây không phải vấn đề gì đáng lo ngại bởi đó chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung của mẹ. Mẹ bị chảy máu ở vùng âm đạo, máu có màu nhạt hơn bình thường một chút, nếu mẹ cảm nhận thấy mình có thêm những dấu hiệu bất thường thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục sớm.

Ở một số phụ nữ còn có cảm giác đau bụng trong những tuần đầu tiên mang thai giống như hiện tượng đau bụng dưới trước thời kỳ kinh nguyệt.

Buồn nôn

Hormone progesterone trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên khiến cho dạ dày trở lên nhạy cảm hơn nên ốm nghén, nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Ốm nghén, buồn nôn thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thèm ăn

Có thể là món trước đó mẹ rất thích ăn cũng có thể là món không bao giờ thích, chưa ăn bao giờ bỗng dưng sẽ cảm thấy rất thèm. Có người thèm vào lúc đêm, thèm đến nỗi không được ăn thì không thể ngủ được, có người còn thèm ăn cả ớt. Mẹ cũng không nên lo lắng quá bởi đấy là dấu hiệu rõ ràng chỉ ra rằng bạn có thai.

Đi tiểu thường xuyên

Các hormone trong cơ thể mẹ thay đổi làm thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận sẽ khiến cho bàng quang đầy lên nhanh chóng và nhu cầu cần đi tiểu sẽ nhiều hơn, thường xuyên hơn mỗi ngày. Triệu chứng này thường gặp trong 6 tuần đầu của quá trình mang thai. Ngoài nguyên nhân do sự thay đổi hormone còn do sự phát triển của bé trong bụng mẹ cũng gây áp lực nhiều lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên buồn đi tiểu.

Đầy hơi

Hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu nên mẹ thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu.

Nhạy cảm với mùi

Có thể trước đây là món ăn mẹ không thích nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi hay thậm chí là nôn ọe nhưng cũng có thể đó là món ăn trước mẹ rất thích ăn giờ cũng có thể khó chịu với món ăn đó. Việc nhạy cảm với mùi thức ăn khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để tránh được tình trạng mệt mỏi, khó chịu, nôn vì mùi thức ăn thì mẹ nên tránh đi chỗ khác khi nấu ăn, mẹ cũng nên tránh ngửi mùi thuốc lá vì nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Khi mang thai, hệ thống tim mạch của mẹ cũng có những thay đổi lớn như: nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, lượng máu trong cơ thể tăng 40 – 45% còn huyết áp sẽ bị giảm dần trong thời gian đầu và đạt mức thấp nhất ở giữa thai kỳ và sẽ tăng về bình thường ở cuối thai kỳ.

Thường thì hệ thống tim mạch và thần kinh có thể điều chỉnh được phù hợp với tất cả những thay đổi vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, khi những thay đổi không kịp thời sẽ khiến mẹ có cảm giác choáng váng hoặc hơi chóng mặt. Nếu mẹ bị ngất đi thì có thể do gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Trễ kinh

tre-kinh-dau-hieu-mang-thai-som

Trễ kinh – Dấu hiệu mang thai sớm

Trễ kinh là triệu chứng chung cho việc có thai ở tất cả các phụ nữ. Nếu có thai, kinh nguyệt sẽ tạm vắng mặt một thời gian. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

Xem chi tiết: Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Khi phát hiện mình có thai mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để mẹ khỏe, bé phát triển tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cho bà bầu cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

PM Procare là viên bổ tổng hợp cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp, nhằm cùng bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể trong quá trình mang thai. Sử dụng Procare trước, trong khi mang thai và khi cho con bú giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con đều khỏe mạnh.

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cuả thai nhi, vì vậy bà bầu không nên ăn, thậm chí cần tuyệt đối tránh trong suốt quá trình mang thai:

  • Không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.
  • Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ. Tuy nhiên, cá hồi có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp nên mẹ có thể bổ sung.
  • Không dùng thức uống có cồn và caffein: bia, rượu có thể gây tổn hại cho sự phát triển cuả thai nhi; café và trà sẽ khiến bạn thấy khó chịu vì phải đi tiểu thường xuyên. Nước ngọt và các thức uống bày bán ở lề đường không đảm bảo vệ sinh và tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm thai nhi chậm tăng trưởng, gây sinh non, thậm chí có thể gây sẩy thai. Bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc. Khói thuốc bạn hít phải cũng có hại cho bé.

Xem thêm: Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/dau-hieu-mang-thai-tuan-dau-dau-hieu-mang-thai-som-927/feed/ 6
Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất https://dinhduongbabau.net/tong-hop-nhung-dau-hieu-co-thai-chinh-xac-nhat-916/ https://dinhduongbabau.net/tong-hop-nhung-dau-hieu-co-thai-chinh-xac-nhat-916/#comments Fri, 05 May 2017 09:28:58 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=916 Tức ngực, buồn nôn, mệt mỏi, trễ kinh, nhiệt độ cơ thể tăng… có thể là những biểu hiện mang thai sớm. Tùy vào cơ địa của phụ nữ mà dấu hiệu có thai ở từng người có thể khác nhau về cường độ, tần số và cả thời gian. Nếu bạn đang gặp một số biểu hiện trên đây thì bạn có thể tham khảo các dấu hiệu có thai dưới đây để nhận biết mình có mang thai hay không nhé!

Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ cần biết

dau-hieu-co-thai

Những dấu hiệu có thai chính xác nhất

Ra máu và thay đổi dịch âm đạo

Đây là dấu hiệu có thai sớm nhất nhưng cũng là dấu hiệu bị thờ ơ nhất bởi nhiều người nhầm tưởng rằng đó là kỳ kinh xuất hiện sớm hơn mọi tháng. Dấu hiệu này xuất hiện là do hiện tượng chảy thai vào tử cung làm tổ, khi phôi cấy ghép vào niêm mạc tử cung sẽ xuất hiện máu ở vùng âm đạo nhưng chỉ là một vài vệt máu nhỏ có màu nhạt hơn bình thường hoặc có màu nâu đậm và xuất hiện trong 1 – 2 ngày chứ không ra ồ ạt như kinh nguyệt. Dấu hiệu có thai này thường xuất hiện khá gần với ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt dự tính nhưng sẽ xuất hiện sớm hơn.

Ở một số phụ nữ dịch âm đạo cũng thay đổi về màu sắc, dịch trắng và đục như màu sữa sẽ xuất hiện trong thai kỳ và nó không có hại gì cả. Tuy nhiên, khi gặp một số biểu hiện lạ như: dịch có mùi hôi, màu vàng, nâu hay xanh, kèm thêm máu thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay bị nấm hay không để khắc phục kịp thời.

Chuột rút

Chuột rút tuy không phải là dấu hiệu điển hình khi mang thai nhưng chuột rút xuất hiện cùng với các dấu hiệu khác thì bạn có thể khẳng định chắc chắn hơn. Khi mang thai cổ tử cung bị kéo dãn hơn và chèn vào các mạch máu ở phía dưới nên bạn sẽ gặp phải biểu hiện này.

Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt độ cơ thể tăng thường gặp khi cơ thể mệt mỏi, bị ốm, cảm lạnh nên rất dễ bị bỏ sót bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu khi mang thai. Khi mang thai, hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường một chút, gần giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng. Đây là biểu hiện rất dễ nhận thấy nên bạn cần quan tâm để tránh bị bỏ qua.

Ngực mềm, đau và lớn hơn

Đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Sự thay đổi về nống đọ hormone trong cơ thể sẽ làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực và khiến cho bạn có cảm giác đau xung quanh núm vú và nóng ran xung quanh đầu và núm vú. Bên cạnh đó, kích thước của vòng một cũng tăng đáng kể so với bình thường kèm theo cảm giác sưng và đau, vùng da đầu ti trở nên thâm và đen hơn bình thường.

Xuất hiện rôm

Mang bầu khiến cho thân nhiệt thay đổi và cụ thể là nhiệt độ của cơ thể tăng làm cho da không thoát mồ hôi kịp nên sẽ dễ xuất hiện rôm xẩy ở vùng da có nhiều nếp gấp, vùng da ma sát nhiều với quần áo. Đây là biểu hiện không phải bà bầu nào cũng gặp phải.

Mệt mỏi

Những biến đổi ở cơ thể, thân nhiệt tăng cao làm bạn mất nhiều năng lượng, cơ thể phải hoạt động liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tim đập nhanh hơn giúp tăng cường oxy cho buồng trứng. Với cường độ làm việc của tất cả các bộ phận trong cơ thể như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhiều hơn.

Đau đầu

Sự gia tăng lượng hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu khi mang thai. Nếu biểu hiện đau đầu dữ dội và kéo dài bạn có thể đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín vì nó có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó.

Đau lưng

Khi mang thai, dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi và dẫn đến những cơn đau nhức, mỏi dọc sống lưng và trở lên khó chịu hơn khi thai nhi lớn dần. Đau lưng cũng xuất hiện trước mỗi kỹ kinh nguyệt nên bạn cần chú ý hơn để tránh bỏ xót.

Thường xuyên đi tiểu

Đi tiểu nhiều lần cũng có thể là điểm báo rằng bạn có thai. Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần thì lượng máu trong cơ thể tăng đáng kể, thận bài tiết ra nhiều nước hơn, sự chèn ép của tử cung vào bàng quang ngày càng nhiều sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Buồn nôn (có thể kèm theo nôn hoặc không nôn) 

dau-hieu-co-thai-1

Ốm nghén là cơn ác mộng của nhiều phụ nữ, ốm nghén có thể xuất hiện từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ cho đến hết 3 tháng đầu tiên và thậm chí có người phải chịu đựng suốt 9 tháng mang thai. Buồn nôn có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay cả khi chưa ăn gì, có khi chỉ thấy buồn nôn chứ không nôn ra tất cả những gì mình ăn.

Tâm trạng thay đổi

Sự thay đổi về hormon trong cơ thể sẽ khiến tâm lý của bạn cũng thay đổi. Mệt mỏi, cơ thể khó chịu sẽ khiến bạn dễ cảm thấy bực bội, nóng giận hơn. Thông thường, trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi, uể oải, tâm trạng khó vui vẻ hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống

Ngày thường có thể bạn cực kỳ ghét đồ chua nhưng tự dưng bạn có thể cầm trái cóc, trái mơ, trái xoài ăn ngon lành. Có người thì sợ rất nhiều đồ ăn mà ngày thường rất thích cũng có người rơi vào tình trạng thèm ăn vô tội va bất kể ngày hay đêm. Thay đổi khẩu vị cũng là dấu hiệu nhận biết rằng bạn đang mang thai.

Dễ ngất xỉu

Lượng máu lưu chuyển trong cơ thể của phụ nữ mang thai tăng hơn rất nhiều, nhịp tim, tốc độ bơm máu cũng tăng nên hệ thống tim mạch không điều chỉnh kịp rất dễ khiến bạn bị chóng mặt, váng đầu. Thêm nữa, khi mang thai huyết áp giảm hẳn so với bình thường nên bạn rất dễ ngất xỉu.

Chảy máu cam

Đây là dấu hiệu mà rất nhiều người gặp phải khi mang thai bởi khi đó cơ thể sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn. Hệ quả của việc này là mũi bạn có nguy cơ dễ “đổ máu” hơn hẳn.

Táo bón

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ tiêu hóa khiến cho bụng dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

Tăng cân

Cơ thể nặng nề hơn, khó khăn hơn trong việc mặc quần áo mà trước đó vẫn mặc vừa, nếu bạn đột nhiên có cảm giác thèm ăn hơn bình thường thì cũng có thể là bạn đã có thai rồi.

Trễ kinh

Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy sau 1 tháng. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ vắng mặt khoảng 9 tháng. Ở một vài người thi thoảng sẽ xuất hiện tình trạng ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn. Tuy vậy, bạn vẫn nên chú ý xem có gì bất thường và kiểm tra xem mình có nhiều dấu hiệu mang thai khác hay không, bởi trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh họat.

Que thử thai hiện 2 vạch

Khi xuất hiện đa số các biểu hiện trên tốt nhất là bạn nên mua que thử thai về để kiểm chứng xem mình có thai hay không. Thông thường, trễ kinh hai tuần là bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có dính bầu hay không. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác lắm.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm

Với những dấu hiệu có thai mà tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào xác định được mình có thai hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn 100% bạn vẫn nên đến các cơ sở t tế để kiểm tra lại cho chính xác nhất để có thể chăm sóc cũng như bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sức khỏe của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng khi mới mang thai

Lời khuyên của các bác sĩ cho những mẹ bầu là chỉ nên tăng cân từ 1 đến 2kg trong tam cá nguyệt thứ nhất – trong 13 tuần đầu tiên. Vì vậy, bạn không nên ăn uống quá mức trong tuần đầu mang thai này. Chính xác hơn, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho lành mạnh và bổ sung vitamin hàng ngày với ít nhất 400 microgram axit folic.

Xem thêm: Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Thuốc bổ bà bầu khi mang thai

Các chuyên gia sản khoa đều khuyên là nên uống thuốc bổ cho bà bầu ngay từ trước khi mang thai, khi mang thai và khi cho con bú. Bởi vì, rất khó có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bạn và em bé trong bụng, ngay cả khi chế độ ăn của bạn đã gần như cân đối và bạn ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau như thịt, sữa, trái cây, rau xanh, đậu, các loại ngũ cốc… Các chất trong Vitamin tổng hợp cho bà bầu thực phẩm thường cũng không cung cấp đủ. Đặc biệt, ba loại dưỡng chất đặc biệt thiết yếu trong công thức vitamin tổng hợp cho bà bầu là Axit Folic, Sắt và Omega-3 chuỗi dài (DHA/EPA) bởi vì hầu hết phụ nữ mang thai không bổ sung đủ từ nguồn thức ăn.

PM Procare là viên bổ tổng hợp cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp, nhằm cùng bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể trong quá trình mang thai. Sử dụng Procare trước, trong khi mang thai và khi cho con bú giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con đều khỏe mạnh.
]]>
https://dinhduongbabau.net/tong-hop-nhung-dau-hieu-co-thai-chinh-xac-nhat-916/feed/ 10