Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Những điều cần biết khi mang thai – Bí quyết cho thai kỳ khỏe mạnh https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-5621/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-5621/#respond Wed, 18 Mar 2020 10:35:31 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=5621

Để có một thai kỳ khỏe mạnh chắc chắc bạn cần phải chú ý đến việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe bản thân ngay từ lúc chuẩn bị mang thai và suyên suốt cả quá trình mang thai. Tham khảo ngay những điều cần biết khi mang thai dưới đây của Dinhduongbabau.net để hành trình làm mẹ của bạn được suôn sẻ và an toàn nhé.

Những điều cần biết khi mang thai

1. Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc cần thiết để giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh khi mang thai. Bởi vì, hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai kém hơn bình thường, dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng để ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng: rubella, cảm cúm, thủy đậu, viêm gan B…

Xem thêm: Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai

2. Lịch khám thai định kỳ

Khám thai theo định kỳ giúp mẹ có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Giai đoạn tuần 11-13 của thai kỳ: Đây là thời điểm để đo độ mờ da gáy chính xác nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Chỉ số này càng thấp càng tốt. Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm thì nguy cơ bé mắc hội chứng Down là khá cao.
  • Khám thai tuần tuần 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v
  • Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … .

Bên cạnh những mốc khám thai quan trọng thì mẹ bầu cần khám theo lịch hẹn của bác sĩ trực tiếp thăm khám cho mình nhé!

3. Dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột, chất đạm và vitamin và khoáng chất trong suốt quá trình mang thai.

  • Nhóm tinh bột: giúp cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhưng tinh bột lại chuyển hóa thành mỡ rất nhanh và những người có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần phải hạn chế tinh bột. Các thực phẩm giàu tinh bột tốt cho bà bầu gồm: bánh mì, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Chất đạm và chất béo: Nhóm dinh dưỡng này tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Mẹ bầu cần cung cấp ít nhất 70g protein và 40g chất béo mỗi ngày. Thịt bò là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể và chứa rất nhiều sắt, vitamin nhóm B
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên bổ sung những loại rau có màu xanh: rau cải, súp lơ xanh… Các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giảm bớt sự khó chịu khi ốm nghén.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi đặc biệt những bà bầu bị nghén nặng không thể dung nạp các chất dinh dưỡng. Do đó, ngoài những nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, chất béo và rau xanh thai phụ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu là biện pháp giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

4. Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Biến chứng trong thai kỳ là điều không mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt những kiến thức cơ bản để biết cách xử lý trước những biến chứng nguy hiểm này, một số biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp là:

– Nhau thai bám thấp:

Đây là biến chứng ít gặp, chỉ có khoảng 5% thai phụ có thể gặp phải tình trạng này. Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung. Khi ở vị trí này bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu. Trường hợp máu chảy quá nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp như: tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần trước đó…

– Đái tháo đường thai kỳ:

Có khoảng 3 – 8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết cao quá mức quy định và tình trạng này thường xảy ra vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ. Vì vậy, khi mang thai ở giai đoạn này mẹ bầu có thể kiểm tra đường huyết xem có bị tiểu đường hay không. Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai. Khi kiểm tra thấy mình bị tiểu đường thai kỳ hoặc có nguy cơ thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý phù hợp.

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tiểu đường thai kỳ

– Tiền sản giật:

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ và chiếm tỉ lệ 5-8% số phụ nữ mang thai. Bệnh xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường… có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ) và làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

– Thiếu ối:

Thiếu ối có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao và những thai nhi thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để tránh tình trạng thiếu ối mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.

5. Tăng cân hợp lý khi mang thai

Không phải cứ tăng cân nhiều là cơ thể mẹ được bổ sung đủ chất dinh dưỡng và con khỏe mạnh còn không tăng cân hay ít tăng cân là không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khi mang thai. Trọng lượng cần tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai. Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng được thể hiện qua chỉ số BMI. Dưới đây là mức tăng cân chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kì (IOM):

  • Đối với người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18,5-24,9): nếu cân nặng trước khi mang thai của bạn bình thường, bạn nên tăng từ 11 đến 16 kg trong cả thai kì. Tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong  mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.
  • Thiếu cân (BMI dưới 18,5): nếu bạn bị nhẹ cân so với chiều cao của mình, bạn cần tăng 13 đến 18kg trong cả thai kì.
  • Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): nếu bị thừa cân so với chiều cao, bạn nên tăng từ 7 đến 11kg trong cả thai kì.
  • Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn): bạn nên tăng từ 5 đến 9kg trong cả thai kì.
  • Mang thai đôi: nếu mang thai đôi bạn nên tăng thêm 17-24kg trong thai kì nếu trước đó bạn có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu bạn bị thừa cân, và 11-19kg nếu bạn bị béo phì.

6. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai

  • Không nên làm những việc nặng nhọc, không làm trong môi trường độc hại cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và dành khoảng 30 phút cho giấc nghỉ trưa và tránh thức quá khuya.
  • Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì mẹ bầu cũng nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu: bơi lội, đi bộ, yoga…
  • Quan hệ khi mang thai cần hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai cần dựa trên nhu cầu và cảm nhận của người mẹ có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hoóc-môn, sức khoẻ, tâm lý.
  • Không ăn các loại thức ăn như đồ sống, đóng hộp, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng. Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ.
  • Tránh xa thuốc lá và khói của thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có cồn, có ga vì có thể làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.
  • Tránh dùng hóa chất, mỹ phẩm, đi giày cao gót, vận động mạnh, xoa bóp bụng, xông hơi giải cảm khi bị cúm khi mang thai… những việc này có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.

7. Kết nối với con yêu

Nói chuyện với con yêu ngay từ trong bụng mẹ giúp bé phát triển thính giác, thị giác, vận động và tăng sự tự tin hơn.

Kết nối với con yêu bạn có thể cảm nhận được con cử động những gì, làm những hành động gì. Việc theo dõi những cử động của con bên trong bụng mẹ giúp mẹ biết được con yêu của mình có đang khỏe mạnh hay không. Nếu con ít di chuyển hơn thường lệ hoặc không di chuyển thì mẹ nên đi khám ngay xem có bất thường gì không.

Để có thể bổ sung cho mình những kiến thức qua trọng trong quá trình mang thai như: dinh dưỡng khi mang thai, thể dục khi mang thai, chuẩn bị trước khi sinh, cách tắm cho bé, cách cho bé bú, cách phòng chống bệnh cho bà bầu.. bạn có thể tham gia các lớp tiền sản để luôn tự tin trong lần đầu làm mẹ này.

Trên đây là những điều cần biết cơ bản khi mang thai, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ biết được mình nên làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé. Chúc các mẹ bầu luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh!

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-5621/feed/ 0
Ba điều phụ nữ có thai cần biết https://dinhduongbabau.net/ba-dieu-phu-nu-co-thai-can-biet-1166/ https://dinhduongbabau.net/ba-dieu-phu-nu-co-thai-can-biet-1166/#comments Tue, 20 Jun 2017 03:25:03 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1166 Khi mang thai, để có hành trình 9 tháng 10 ngày khỏe mạnh và an toàn, phụ nữ có thai cần chuẩn bị cho mình sự hiểu biết cần thiết về các vấn đề hàng đầu như: dinh dưỡng khi mang thai, hàm lượng  nào là đúng và đủ? Làm thế nào để tránh lấy nhiễm Cúm trong thai kỳ? Đặc biệt, thực hư  bệnh răng lợi gây lên những biến chứng cho thai kỳ, giải pháp ngăn ngừa và điều trị nào là an toàn? Hãy cùng Dinhduongbabau cùng tìm hiểu để giúp mẹ bầu sáng rõ từng vấn đề.

dieu-phu-nu-can-biet-khi-mang-thai

1.Dinh dưỡng thai kỳ, hàm lượng nào là đúng và đủ?

Axit folic, canxi, sắt và omega-3 là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và một bé yêu thông minh. Nhưng không phải hàm lượng nào cũng phù hợp, thiếu hay thừa các chất này đều gây ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, điều cần biết khi mang thai đầu tiên đó là quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng bổ sung sao cho đúng và đủ.

Axit folic (còn gọi là vitamin B9): thiếu axit folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở trẻ, mẹ nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày.

Omega-3 (còn gọi acid béo thiết yếu): đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của não bộ cũng như khả năng nhìn của bé. Omega-3 còn giúp giảm nguy cơ sinh non, giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật và trầm cảm sau khi sinh. Mẹ bầu cần tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày và phải bổ sung theo tỷ lệ 4 DHA/1 EPA mới được coi là chuẩn.

ty-le-dha-va-epa-can-bo-sung-cho-phu-nu-mang-thai

Tỷ lệ 4 DHA: 1 EPA là công thức lý tưởng để bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú

Canxi: Canxi tham gia quá trình hình thành xương, sụn của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần 1,000-1,200 mg mỗi ngày (tương đương với 1 cốc sữa ít béo). Nên cung cấp thêm Vitamin D3 hàm lượng 100IU/ngày giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu và từ máu vào trong xương tốt nhất.

Sắt: Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27mg sắt/ngày và không vượt quá 45 mg sắt. Dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể gây nôn ói, tiêu chảy.

Thông qua ăn uống hàng ngày sẽ không đảm bảo đủ chất, mẹ bầu nên sử dụng thêm các thuốc bổ sung các dưỡng chất này, đặc biệt thuốc phải đảm bảo hàm lượng đạt chuẩn như tỷ lệ 4 DHA/1 EPA và 400mcg axit folic…

2. Biến chứng nguy hiểm đến thai nhi, mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa và điều trị bệnh răng lợi?

Điều cần biết khi mang thai thứ hai đó chính là sức khỏe răng lợi. Vì sao?. Bị viêm lợi, viêm nha chu khi mang thai khiến nồng độ vi khuẩn gây bệnh là P.gingivalis tăng cao, sẽ theo máu xâm lấn vào nhau thai, phá hủy màng nhau thai, đồng thời kích thích sản xuất các chất làm co thắt tử cung,“bắt” em bé phải sinh sớm trước tuổi (trước 37 tuần) – (nguy cơ này tăng gấp 2-4 lần), em bé sinh nhẹ cân (<2500 gram) – (nguy cơ này tăng 7 lần), mẹ bị tiền sản giật – (nguy cơ này tăng gấp 2-4 lần).

igygate

Nguồn ảnh: Facebook Lý Hải Minh Hà

Bị sâu răng khi mang thai, thông qua đường máu người mẹ “gián tiếp” di truyền vi khuẩn sâu răng sang cho thai nhi. Vì từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong bụng mẹ, răng của em bé bắt đầu phát triển ở dưới nướu, trẻ dễ bị sâu răng sớm làm răng mọc không theo hàng lối, bị tật nói ngọng, về lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cùng chỉ số thông minh của trẻ.

Để tránh những hậu quả xấu kể trên cho thai nhi, phụ nữ có thai cần nêu cao ý thức ngăn ngừa và điều trị tận gốc khi có những dấu hiệu của tình trạng viêm lợi hay sâu răng, bằng giải pháp vừa an toàn cho cả mẹ và con, lại giúp giảm nồng độ vi khuẩn S.mutans gây sâu răng và vi khuẩn P.Gingivalis gây viêm lợi xuống mức thấp nhất, không có khả năng phát triển và lây lan bệnh. Hiện nay, Viên ngậm IgYGate DC-PG được coi là giải pháp tối ưu nhất cho phụ nữ có thai trước bệnh răng lợi. Đây là sản phẩm do các nhà nghiên cứu Nhật Bạn tìm racó chứa thành phần kháng thể IgY (tên khoa học là Ovalgen DC và Ovalgen PG). Kháng thể IgY trong viên ngậm đươc chiết xuất từ lòng đỏ trừng gà, sẽ tấn công tiêu diệt trực tiếp cả 2 loại vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi, chỉ tác dụng ở khoang miệng, không ngấm vào máu nên không ảnh hưởng đến thai nhi, không để lại tác dụng phụ và không gây đề kháng thuốc. Chính vì tính an toàn và hiệu quả cao, viên ngậm IgYGate DC-PG trở thành lựa chọn số 01 cho phụ nữ có thai để giải quyết tận gốc các vấn đề răng lợi trong thai kỳ.

3. Làm thế nào để tránh lây nhiễm Cúm suốt thai kỳ?

nhiem-cum-khi-mang-thai

Và điều cần biết khi mang thai cuối cùng mang tên “bệnh cúm”. Nếu bị cúm nặng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh như bị down, sứt mũi, hở hàm ếch, tim bệnh sinh, não tụ huyết… Bị cúm trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non…. Các mẹ có thể lựa chọn một số sản phẩm giúp phòng ngừa được nhiều chủng cúm (cúm gia cầm H1N1, H3N2, H5N1, cúm B) an toàn như viên ngậm có chứa thành phần kháng thể IgY (Ovalgen F) của Nhật Bản, viên ngậm này cũng được làm từ kháng thể IgY nhưng có tác dụng đặc hiệu lên cả 4 chủng cúm, trong đó có cả chủng cúm nguy hiểm H5N1.

Nguồn: Webtretho.com

]]>
https://dinhduongbabau.net/ba-dieu-phu-nu-co-thai-can-biet-1166/feed/ 2