Khi mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì đó mà tăng lên. Do đó việc chích ngừa trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Có thể bạn quan tâm: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai
Nội dung chính
Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai
Đối với sức khỏe mẹ bầu
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch suy giảm. Vì vậy, mẹ bầu rất dễ dị ứng thời tiết, cảm cúm hay nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, thủy đậu…
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ không may mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi rất cao, thậm chí thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh… Đó chính là lý do tại sao chị em cần phải chủng ngừa trước khi có thai.
Đối với thai nhi
Việc chủng ngừa đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vaccine có khả năng tạo sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, tiêm ngừa trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng còn hạn chế các tác dụng phụ với thai nhi. Bởi, vaccine virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, nếu bắt buộc phải chủng ngừa khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Những loại vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai
Những loại vắc xin thường được chích ngừa trước khi mang thai phổ biến là:
1, Rubella
Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.
2, Sởi
Nếu phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, các chị em bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
3, Quai bị
Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Đây là một căn bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh, … đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai. Cụ thể, quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
Ngày nay, các chị em có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.
4, Thủy đậu
Các chị em chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, các chị em nên tiêm thêm một mũi tăng cường.
5, Cúm
Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch khi mẹ nhiễm cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc ngừa cúm thường có tác dụng trong 1 năm, những trường hợp chị em nào chưa tiêm phòng cúm và có xuất hiện triệu chứng hắt hơi, chảy mũi, khó thở, cần đi khám sớm, ngỉ ngơi, uống đủ nước và theo dõi thai kì chặt chẽ hơn.
6, Văcxin ngừa ung thư cổ tử cung
Chủng ngừa HPV đem lại lợi ích cho chính chị em phụ nữ nhằm hạn chế sự lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục, đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ cho bạn gái. Nếu dưới 26 tuổi, các chị em nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Văcxin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như đang mang thai. Vì vậy, các chị em nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.
7, Viêm gan siêu vi B và viêm gan A
Ở nước ta có 10 – 20% dân số mắc căn bệnh viêm gan B mãn tính, là tiền đề gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan sau này. Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, chị em có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ họ mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Văcxin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, các chị em hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.
Không nguy hiểm như bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính virus viêm gan A có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.
8, Uốn ván
Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Các chị em trong tuổi có khả năng sinh sản nên được tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 26-36 của thai kỳ.
Xem chi tiết: Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai
Chích ngừa trước khi mang thai bao lâu?
Đối với những vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai, cần lưu ý thời gian thụ thai sau tiêm như sau:
- Với vắc xin rullbela cần tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
- Vắc xin thủy đậu nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm
- Nên tiêm phòng vắc xin quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
- MMR – vắc xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vaccine MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…
- Với vắc xin cúm và uốn ván có thể tiêm phòng khi mang thai được. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện vào tuần 26 của thai kỳ
- Với vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất.
- Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nhưng nếu chị em nào có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì và có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.
Ngoài ra, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
- Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
- Khi có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng các chị em cần nhờ sự tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 – 24 giờ.
Tóm lại, việc chuẩn bị chích ngừa trước khi mang thai để ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm là rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cả cho sức khỏe của thai nhi. Do đó các chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai để đảm bảo thời kỳ mang thai được diễn ra suôn sẻ, mạnh khỏe và an toàn.
Xem thêm: Dấu hiệu có thai chính xác/Dấu hiệu mang thai tuần đầu
nguyễn thị ngọc châm says
em đã tiêm MMR được 3 tháng. Giờ e có e bé được chưa ạ? vì e vừa đọc có nói: Về lý thuyết, vaccine MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngọc Châm,
Vacxin MMR là vacxin sống, giảm độc lực. Về lý thuyết các virus sống có thể khiến cơ thể nhiễm bệnh như nhiễm virus từ môi trường. Tuy nhiên, đây là các virus đã được giảm độc lực đi rất nhiều lần nên không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể và chỉ có tác dụng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể mà thôi. Hơn nữa bạn đã tiêm vacxin được 3 tháng, đủ thời gian an toàn theo khuyến cáo thì bạn không cần lo lắng. Nếu muốn, bạn có thể mang thai ngay bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Mai phương says
E dự định tháng này em bé. Nhưng E bị thủy đậu được 3 ngày. Và ngày thứ 3 bị thủy đậu thì thấy có kinh nguyệt. Liệu tháng này chúng e có thực hiện như theo kế hoạch được không bác sĩ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mai Phương,
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng. Nghĩa là từ khi phát ban tới khỏi hẳn cần khoảng 10 ngày. Nếu khỏi bệnh thì bạn vẫn có thể mang thai được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đủ thời gian để cơ thể phục hồi lại thì bạn nên giành cho mình khoảng thời gian dài hơn bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Hoài Thương says
Chào bác sĩ ạ. Cho em hỏi với. Việc chích ngừa trước lúc mang thai có ảnh hưởng tới việc chậm có thai không ạ? Vì lịch em tiêm phòng các mũi vacxin cần thiết ngày cuối cùng là 10/04/2017. Bác sĩ dặn sau 1 tháng thì có thai được, từ ngày 10/05/2017 em bắt đầu thả, không dùng bất cứ một biện pháp tránh thai nào để có em bé nhưng đến nay đã 5 tháng rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu chi cả.
E có nghe họ nói rằng tiêm viêm gan B phải sau 6 tháng mới có thể có thai phải k ạ? Giúp em với ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoài Thương,
Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào chứng nhận rằng tiêm phòng làm ảnh hưởng tới quá trình thụ thai. Việc thụ thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng, thời điểm quan hệ, và vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Để tăng cường khả năng thụ thai trước hết bạn nên giữ tinh thần thoải mái, đồng thời có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Có nhiều chất cần thiết bạn thường thiếu ngay cả khi chưa mang thai mặc dù có chế độ ăn đầy đủ như: DHA, EPA, acid folic, I-ốt, vitamin B12,… Do đó, ngoài chế độ ăn, bạn và chồng có thể bổ sung thêm mối ngày 01 viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond sau bữa ăn để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Phạm Thu Huyền says
6 năm trước, trước khi mang thai lần thứ 1 tôi đã tiêm phòng mũi sởi – quai bị và Rubella. Bây giờ sau 6 năm tôi chuẩn bị cho lần mang thai tiếp. Vậy mong bác sỹ cho tôi biết tôi có cần phải tiêm phòng sởi – quai bị và rubella nữa không. Xin tư bấn giúp ạ. Tôi xin cảm ơn!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu Huyền,
Vacxin phòng sởi-quai bị – rubella cho miễn dich tốt sau tiêm tới hơn 10 năm. Chính vì vậy chuẩn bị mang thai lần này bạn không cần tiêm phòng lại nữa. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm phòng cúm trước khi mang thai khoảng 2 tháng để phòng ngừa nhiễm cúm trong thai kỳ bởi vacxin cúm chỉ cho tác dụng miễn dịch tốt sau tiêm 1 năm mà thôi.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Dung nguyễn says
Xin chào chuyên mục
Tôi dự định khoảng tháng 9 hoặc 11 sẽ kết hôn và sẽ có em bé ngay. Nên tôi vừa đi xét nghiệm và dc tư vấn chích ngừa 3 trong 1 sởi quai bị rubella nên tôi đã chích luôn. Nhưng tôi tham khảo trên mạng thì thấy chỉ nên tiêm ngừa trc 3 tháng là dc. Vậy đến khi tôi cưới có cần tiêm lại hay k? Và như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe k? Tôi còn dc tư vấn tiêm thủy đậu nhưng gd tôi lại k nhớ rõ tôi đã từng dc tiêm thủy đậu hồi bé hay chưa? Vậy tôi có nên tiêm k?
Xin chuyên mục tư vấn giúp
Tôi xin cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn!
Vacxin phòng sởi – quai bị -rubella cho hiệu quả miễn dịch sau tiêm hơn 10 năm, do đó bạn không cần phải tiêm phòng lại nữa bạn nhé!
Nếu không nhớ rõ bạn đã tiêm phòng thủy đậu hay đã từng mắc thủy đậu chưa thì bạn có thể thực hiện tiêm phòng bệnh này bạn nhé! Việc tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp bạn phòng tránh được khả năng nhiễm bệnh trong thai kỳ mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe bạn nhé! Ngoài ra bạn có thể thực hiện tiêm phòng cúm trước khi mang thai 2 tháng để phòng mắc các bệnh cúm trong thai kỳ vì khi mắc cúm có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và con.
Chuẩn bị mang thai, ngoài thăm khám và chích ngừa đầy đủ thì việc thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dưỡng chất đầy đủ là cần thiết. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều dưỡng chất bạn thường thiếu ngay từ khi chuẩn bị mang thai nếu chỉ bổ sung qua thức ăn hàng ngày như: acid folic, DHA, EPA, sắt, I-ốt, Mg, Vitamin B12,… Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Procare cung cấp 18 chất dinh dưỡng cần thiết nhằm cùng với bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu phát triển của cơ thể. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Procare sau bữa ăn là đủ giúp tăng khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn có sức khỏe tốt để đón chào 1 thai kỳ mạnh khỏe và đừng quên theo dõi https://www.facebook.com/dinhduongbabau1/ để cập nhật những thông tin bổ ích cho mẹ bầu nhé!
Hiển thị trả lời