Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Tăng sức để kháng cho bà bầu theo từng giai đoạn https://dinhduongbabau.net/tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-theo-tung-giai-doan-705/ https://dinhduongbabau.net/tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-theo-tung-giai-doan-705/#respond Mon, 17 Oct 2016 08:22:56 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=705 Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của cơ thể thai phụ suy giảm khiến cho cơ thể mẹ bầu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy làm thể nào để tăng sức đề kháng cho bà bầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

cach-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo an toàn cho bé, mẹ bầu chăm sóc bản thân thật tốt và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp làm tăng sức đề kháng theo từng giai đoạn mà mẹ bầu nên biết

Phương pháp tăng sức đề kháng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Tăng sức đề kháng cho bà bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Khi bị ốm nghén mẹ bầu có những biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, nôn thốc nôn tháo khi ngửi thất mùi thức ăn, mùi tanh, mùi hăng nồng… Những biểu hiện này khiến mẹ bầu không thể ăn uống và hấp thụ được nhiều khiến cho mẹ bầu suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cách khắc phục an toàn và hiệu quả là mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các thức ăn có nhiều mùi vị và tăng cường bổ sung một số thực phẩm giúp giảm cơn nghén như: trà gừng, mứt gừng, nước mía bỏ thêm chút gừng…

Ngoài ra, ăn nhiều các loại trái cây chua như cóc, ổi, quýt, bưởi… không chỉ giúp khắc phục được tình trạng nghén mà còn cung cấp được nhiều axit folic, vitamin C và nhiều loại vitamin khác rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày 1 ly cam ép có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong 3 tháng đầu.

Trong thời gian này, mẹ cũng nên đi đứng, vận động nhẹ nhàng. Cần dùng các loại thức ăn, nước uống ấm nóng để dễ tiêu hóa và giúp cơ thể kháng bệnh tốt hơn.

Xem thêm: Cách trị ốm nghén khi mang thai

Tăng sức đề kháng cho bà bầu giai đoạn giữa thai kỳ

Giai đoạn này thai nhi đã được 14 đến 27 tuần tuổi và mẹ bầu cũng thoát khỏi giai đoạn ốm nghén cùng với những rắc rối đối mặt khi ở giai đoạn đầu thai kỳ. Giai đoạn này thai nhi đã bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nên mẹ bầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cung cấp cho bé. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin để tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Các loại vitamin A, B, C, D…đều có sẵn trong các loại thức ăn từ tự nhiên như rau, củ, quả, thịt, tôm, trứng gà…nên mẹ có thể bổ sung chúng trong các bữa ăn hằng ngày.

Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng thì việc tập thể dục nhẹ nhàng, yoga là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo nên làm để giảm được tình trạng mệt mỏi uể oải. Các bài tập Yoga sẽ giúp bà bầu thêm khỏe mạnh, cơ bụng dẻo dai và giãn mềm các khớp, nhất là khớp hông, giúp bé quay đầu dễ dàng trong khi sinh. Ngoài ra, Yoga còn hỗ trợ cho thai phụ tránh phải các bệnh thường gặp như: chuột rút, phù chân, trĩ… Khi tập Yoga mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản
  • Không nên tập quá sức, tập quá lâu, thời giam luyện tập khoảng 15-30 phút là vừa
  • Không nên ăn uống ngay khi vừa tập xong
  • Cần dừng quá trình tập luyện nếu xuất hiện những biểu hiện: khó thở, choáng vãng, đau, ra máu…

Tăng sức đề kháng cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ

Để tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và đảm bảo cho em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần cung cấp bổ sung đầy đủ DHA. Bà bầu cần phải tránh tuyệt đối rượu, bia và các chất kích thích. Mẹ bầu không nên sử dụng các loại sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt, cá, trứng sống hoặc tái, không dùng đồ ăn thừa để ngoài không khí quá 3 tiếng, để tránh nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, Listeria, E.Coli…

Xem thêm: Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu là đủ

Từ tháng thứ sáu trở đi mẹ bầu nên tập thở hay tập các động tác, tư thế nằm nên nằm nghiêng trái chứ không nằm ngửa. Nằm nghiêng trái giúp giảm sức đè lên các tĩnh mạch chủ dưới nằm bên phải cột sống (đây là những mạch máu giúp dẫn lưu máu từ vùng chân và nửa dưới của cơ thể), giúp cung cấp máu cho thai nhi và tử cung tốt hơn. Tuy nhiên, có những thai phụ bị khó thở hoặc  không thể ngủ được khi nằm nghiêng trái. Trong trường hợp này, thai phụ có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng phải, miễn sao cảm thấy dễ chịu.

Trên đây là những biện pháp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu theo từng giai đoạn thai kỳ giúp hệ miễn dịch của mẹ luôn khỏe mạnh, tránh mắc những bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Hy vọng rằng mẹ bầu có thể chăm sóc và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, thoải mái để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Tham khảo thêm: Bà bầu nên uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con

]]>
https://dinhduongbabau.net/tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-theo-tung-giai-doan-705/feed/ 0
Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con? https://dinhduongbabau.net/ba-bau-uong-thuoc-gi-de-tang-suc-de-khang-cho-con-323/ https://dinhduongbabau.net/ba-bau-uong-thuoc-gi-de-tang-suc-de-khang-cho-con-323/#comments Wed, 11 May 2016 09:39:34 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=323 Trong quá trình mang thai, bà bầu rất dễ mắc phải một số căn bệnh như cảm cúm, phát ban, sốt… do sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu cần uống thuốc gì để tăng sức đề kháng mà vẫn đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này:

ba bau uong thuoc gi de tang suc de khang cho con

1, Tại sao sức đề kháng của bà bầu bị giảm khi mang thai?

Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm trầm trọng do thay đổi nội tiết tố cùng rất nhiều yếu tố trong cơ thể bị biến đổi. Vì thế các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu với mẹ bầu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết giao mùa hoặc thời tiết lạnh sẽ khiến các mẹ dễ bị mắc các chứng bệnh thường gặp khi mang thai như: cảm cúm, ho, sốt, viêm họng… Khi đã mắc bệnh thì bệnh thường nặng và lâu khỏi hơn những người bình thường. Đặc biệt là khi các mẹ bị mắc một số bệnh gây ra do vi khuẩn, virus trong những tháng đầu của thai kỳ thì có thể bị sẩy thai hoặc thai bị nhiễm bệnh và gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Thay đổi nội tiết tố cơ thể chỉ là một phần, các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi, con sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng và sức đề kháng kém. Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, gần 40% phụ nữ mang thai bị thiếu chất. Đây là nguyên nhân tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân và mắc các bệnh lý sơ sinh cao hơn so với những đứa trẻ khác. Đặc biệt, thiếu sắt và acid folic được coi là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các tai biến sản khoa và dị tật thai nhi.

2, Những dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho mẹ và thai nhi

Vì sức đề kháng của mẹ có nguy cơ giảm sút trong quá trình mang thai, nên theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mẹ bầu cần bổ sung những loại dưỡng chất sau:

Vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung đầy đủ vitamin có vai trò quan trọng giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Quan trọng nhất là vitamin B9, vitamin A, vitamin C. Trong đó:

  • Vitamin B9 giúp phòng chống các dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh.
  • Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu trước khi sinh.
  • Vitamin C cần cho sự chuyển hóa, hoạt động chức năng, tăng trưởng, miễn dịch cơ thể và phát triển tế bào nói chung ở thai nhi và trẻ sơ sinh

Sắt: Sắt là dưỡng chất quan trọng phòng ngừa thiếu máu, khiến việc vận chuyển oxy đến thai nhi trở nên dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi, khó chịu trong suốt quá trình mang thai.

Canxi: Canxi có tác dụng phòng chống loãng ở bà bầu và tăng cường phát triển hệ xương của thai nhi.

Kẽm: Kẽm làm giảm nguy cơ sinh non và rất cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và phát triển toàn diện ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

3, Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?

Có rất nhiều cách để bổ sung kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch cho các mẹ trong giai đoạn mang thai. Trong đó việc ăn uống để tăng sức đề kháng qua những thực phẩm hàng ngày sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy cho các mẹ bầu, bởi việc bổ sung kháng thể một cách tự nhiên sẽ giúp việc hấp thụ kháng thể tốt hơn cũng như có khả năng duy trì tác dụng lâu hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho các mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự mua thuốc tăng sức đề kháng ở các hiệu thuốc mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất, tránh sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu có thể tham khảo sản phẩm thuốc bổ Procare để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mình. Đây là sản phẩm có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo Omega-3… sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ khi còn trong bụng. Sản phẩm Procare được sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của Australia, sử dụng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng và được các chuyên gia hàng đầu kiểm chứng. Vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sử dụng!

Một sản phẩm tiện lợi với rất nhiều công dụng như vậy hi vọng giúp các mẹ yên tâm dành tình thương yêu trọn vẹn nhất tới đứa con thân yêu của mình!

 Lan Thy

]]>
https://dinhduongbabau.net/ba-bau-uong-thuoc-gi-de-tang-suc-de-khang-cho-con-323/feed/ 6
5 biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu https://dinhduongbabau.net/5-bien-phap-giup-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-319/ https://dinhduongbabau.net/5-bien-phap-giup-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-319/#comments Wed, 11 May 2016 03:13:19 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=319 Làm thế nào để mẹ bầu luôn luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai? Đây là câu hỏi mà hầu hết các mẹ đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những băn khoăn này, đồng thời đưa ra 5 tuyệt chiêu giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi:

an gi tang suc de khang cho ba bau

1, Chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu không thể ăn uống được nhiều dẫn đến suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi, đồng thời tăng cường các thực phẩm giúp “vượt nghén” như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy… để cơ thể được bổ sung đầy đủ hơn. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm tỷ lệ mắc các bệnh thông thường đến 50% so với người bình thường. Vitamin C không chỉ nâng cao miễn dịch cho mẹ bầu mà còn giúp tăng cường chức năng phổi trong sự phát triển của bào thai. Những thực phẩm giàu vitamin C là: cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, kiwi, dứa, nho, đuđủ chín…
  • Thực phẩm giàu sắt:Có nhiều trong thịt nạc thăn, thịt gà, thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, mè, cần tây, củ cải, tía tô, lá lốt, ngò, đu đủ chín, lòng đỏ trứng, tim bò, tim gà, mực… giúp bà bầu không bị mệt mỏi vì thiếu máu.
  • Thực phẩm giàu kẽm:Thịt bò, thịt gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, kê, ổi, cùi dừa, bột mỳ… chứa nhiều kẽm, có tác dụng rất tốt trong việc phát triển các tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vius gây ra.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa:Không chỉ chứa nhiều calci, vitamin D, phốt pho…, các chế phẩm tách béo từ sữa như sữa chua, sữa tươi tách béo… còn chứa men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa, giúp bảo vệ đường ruột khỏi những vi khuẩn có hại.

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng hộp, nhiều đường hóa học và chất bảo quản… Đây là những thực phẩm không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Ăn gì để tăng sức đề kháng cho bà bầu?

2, Vận động thường xuyên

Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Những môn thể thao như đi bộ, bơi lội, hoặc đơn giản là những bài tập vận động cơ thể sẽ rất có lợi trong việc nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu. Vận động thường xuyên giúp cơ thể các mẹ trở lên dẻo dai, tinh thần sảng khoái, tăng sức chịu đựng, tuần hoàn máu tốt và tăng cường hệ miễn dịch. Tập thể dục vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn cảm lạnh cùng những bệnh nhiễm trùng, thúc đẩy bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Duy trì chế độ tập luyện thường xuyên này sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường sức đề kháng rõ rệt. Các bài tập thiền, yoga cũng giúp bà bầu thêm khỏe mạnh, cơ bụng dẻo dai và giãn mềm các khớp, nhất là khớp hông, giúp bé quay đầu dễ dàng trong khi sinh. Đồng thời hỗ trợ cho các mẹ tránh phải các bệnh thường gặp như: chuột rút, phù chân, trĩ… Tuy nhiên, khi tập Yoga các mẹ cần lưu ý: nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, nếu thấy dấu hiệu bất thường thì nên dừng luyện tập ngay.

tang suc de khang cho ba bau

3, Chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng vào việc giúp cơ thể phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai gây ra. Dưới đây là một số biện pháp duy trì chế độ sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học cho mẹ bầu:

  • Ăn đúng bữa, chia đều thành các bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thu
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Tránh căng thẳng, stress, buồn phiền trong người.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
  • Loại bỏ những chất có hại cho cơ thể như bia rượu, cà phê, chất kích thích…
  • Uống đủ nước: Thiếu nước thì cơ thể càng khó đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hệ miễn dịch không đủ điều kiện để phục hồi. Do đó, mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước/ ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ nước.

4, Tự bảo vệ sức khỏe của mình

Mẹ bầu không thể tránh hoàn toàn được các bệnh truyền nhiễm gây ra. Tuy nhiên vẫn có thể tự bảo vệ sinh bằng các cách như:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ho, hắt xì hoặc bị cảm cúm. Nếu bạn đang ngồi gần họ nơi công cộng, hãy cố gắng chuyển sang một chỗ khác để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh.
  • Hạn chế đi lại giữa đám đông hoặc những nơi chứa dịch bệnh, mang theo khẩu trang, kính, gang tay… để phòng bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh, hoặc ở nơi công cộng về. Tay sạch giúp tránh các bệnh do vi khuẩn, virus lây lan.

5, Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ không tốt hơn bình thường mà còn giảm đi nhiều so với thời kỳ chưa có thai. Điều này có nghĩa là mẹ bầu càng dễ mắc các bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng trong thời gian mang thai và có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó việc tiêm phòng trước khi mang thai và trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra như: thủy đậu, quai bị, sởi, uốn ván, rubella… Để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và con thì mẹ bầu cũng nên đi khám thường xuyên và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nắm rõ những thông tin về các loại bệnh dịch bùng phát theo mùa, cũng như cần có đầy đủ thông tin về bệnh để nhận biết và xử lí bệnh kịp thời…

Hy vọng, với những chia sẻ về cách tăng sức đề kháng cho bà bầu sẽ giúp ích cho các mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, tạo điều kiện tốt nhất để sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu nhé!

 Mỹ Tâm

]]>
https://dinhduongbabau.net/5-bien-phap-giup-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-319/feed/ 26
 Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu? https://dinhduongbabau.net/an-gi-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-311/ https://dinhduongbabau.net/an-gi-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-311/#comments Tue, 10 May 2016 08:36:03 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=311 Thông thường khi bước vào thai kỳ, cơ thể người mẹ thường yếu và phải đối mặt với khá nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó ăn gì để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu luôn là điều các mẹ quan tâm. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để tăng sức đề kháng trong suốt thai kỳ.

thuc pham giau sat tang suc de khang cho ba bau

1, Thực phẩm giàu sắt

Vai trò của sắt trong máu và hệ miễn dịch của mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt sẽ hỗ trợ các tế bào máu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu không đủ sắt trong cơ thể, người mẹ sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao… Vì vậy trong quá trình mang thai, mẹ bầu lưu ý nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gà, các loại rau lá xanh và họ nhà đậu… nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể mình nhé!

thuc pham giau vitamin c tang suc de khang cho ba bau

2, Thực phẩm giàu vitamin C

Cảm cúm kèm sốt, viêm mũi họng, phát ban… là những bệnh dễ mắc phải khi thời tiết chuyển mùa, cũng là những căn bệnh mà mẹ bầu hay gặp phải nhất khi mang thai. Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm bệnh là mẹ bầu nên tăng cường sức đề kháng cơ thể mỗi ngày bằng các bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Bởi vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng làm việc của các tế bào bạch cầu, từ đó giúp hệ thống miễn dịch trở nên chắc chắn hơn, có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn và có khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, bưởi, kiwi, dứa, nho, đu đủ chín…

thuc pham giau vitamin a tang suc de khang cho ba bau

3, Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A được biết đến với vai trò tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ làm cơ thể giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp, đồng thời có nguy cơ cao mắc các bệnh như uốn ván, lao, sởi… Vì vậy, trong quá trình mang thai, để đảm bảo sức khỏe tốt, các mẹ nên lựa chọn các loại củ quả có màu cam nhạt như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài… hoặc rau có màu xanh đậm như bông cải xanh… sẽ chứa nhiều chất tiền vitamin A. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A vào cơ thể vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

thuc pham giau kem tang suc de khang cho ba bau

4, Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Do đó, thiếu chất kẽm có thể khiến bà bầu tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, sốt, phát ban… Các thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu nên bổ sung là: thịt bò – cừu – lợn nạc – gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang…

thuc pham giau protein tang suc de khang cho ba bau

5, Thực phẩm giàu Protein

Protein sẽ cung cấp cho mẹ bầu năng lượng sống trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ miễn dịch cực hiệu quả nên các mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt nạc, đậu đen, đậu phụ… vào các bữa ăn hàng ngày nhé!

sua va cac che pham tu sua

6, Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nếu nói đến những loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thì chúng ta không thể nào không nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong sữa chứa nhiều canxi, protein, vitamin D và phốt pho – đây là những chất dinh dưỡng quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có thể chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng. Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, mỗi ngày bà bầu ăn một hộp sữa chua ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm cúm. Vì thế, các mẹ đừng quên bổ sung thực phẩm có lợi này nhé!

Trong quá trình mang thai, để tăng sức đề kháng cách một cách dễ dàng và hiệu quả nhất chính là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Khi sức khỏe mẹ bầu tốt thì em bé cũng khỏe, còn nếu sức đề kháng mẹ yếu, mẹ dễ bị cảm, sốt hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác làm tăng nguy cơ trẻ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy mẹ bầu hãy chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng kể trên nhé!

Lan Vy

]]>
https://dinhduongbabau.net/an-gi-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau-311/feed/ 10