Thông thường khi bước vào thai kỳ, cơ thể người mẹ thường yếu và phải đối mặt với khá nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó ăn gì để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu luôn là điều các mẹ quan tâm. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để tăng sức đề kháng trong suốt thai kỳ.
Nội dung chính
1, Thực phẩm giàu sắt
Vai trò của sắt trong máu và hệ miễn dịch của mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt sẽ hỗ trợ các tế bào máu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu không đủ sắt trong cơ thể, người mẹ sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao… Vì vậy trong quá trình mang thai, mẹ bầu lưu ý nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gà, các loại rau lá xanh và họ nhà đậu… nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể mình nhé!
2, Thực phẩm giàu vitamin C
Cảm cúm kèm sốt, viêm mũi họng, phát ban… là những bệnh dễ mắc phải khi thời tiết chuyển mùa, cũng là những căn bệnh mà mẹ bầu hay gặp phải nhất khi mang thai. Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm bệnh là mẹ bầu nên tăng cường sức đề kháng cơ thể mỗi ngày bằng các bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Bởi vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng làm việc của các tế bào bạch cầu, từ đó giúp hệ thống miễn dịch trở nên chắc chắn hơn, có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn và có khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, bưởi, kiwi, dứa, nho, đu đủ chín…
3, Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A được biết đến với vai trò tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ làm cơ thể giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp, đồng thời có nguy cơ cao mắc các bệnh như uốn ván, lao, sởi… Vì vậy, trong quá trình mang thai, để đảm bảo sức khỏe tốt, các mẹ nên lựa chọn các loại củ quả có màu cam nhạt như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài… hoặc rau có màu xanh đậm như bông cải xanh… sẽ chứa nhiều chất tiền vitamin A. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A vào cơ thể vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
4, Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Do đó, thiếu chất kẽm có thể khiến bà bầu tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, sốt, phát ban… Các thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu nên bổ sung là: thịt bò – cừu – lợn nạc – gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang…
5, Thực phẩm giàu Protein
Protein sẽ cung cấp cho mẹ bầu năng lượng sống trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ miễn dịch cực hiệu quả nên các mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt nạc, đậu đen, đậu phụ… vào các bữa ăn hàng ngày nhé!
6, Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nếu nói đến những loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thì chúng ta không thể nào không nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong sữa chứa nhiều canxi, protein, vitamin D và phốt pho – đây là những chất dinh dưỡng quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có thể chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng. Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, mỗi ngày bà bầu ăn một hộp sữa chua ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm cúm. Vì thế, các mẹ đừng quên bổ sung thực phẩm có lợi này nhé!
Trong quá trình mang thai, để tăng sức đề kháng cách một cách dễ dàng và hiệu quả nhất chính là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Khi sức khỏe mẹ bầu tốt thì em bé cũng khỏe, còn nếu sức đề kháng mẹ yếu, mẹ dễ bị cảm, sốt hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác làm tăng nguy cơ trẻ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy mẹ bầu hãy chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng kể trên nhé!
Lan Vy
Vi says
Dạ bác cho e hỏi, e xét nghiệm máu tổng quát cho mẹ về rubenlla , họ nói e chưa có kháng thể cho bé vậy e phải làm sao ah ! Để bé k dị tật
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Vi,
Bệnh Rubella nếu mắc phải trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, gây dị tật, sảy thai, thai lưu… Chính vì vậy, phụ nữ được khuyên nên tiêm phòng rubella trước khi mang thai 3 tháng để phòng ngừa nhiễm rubella trong thai kỳ.
Nếu kết quả xét nghiệm máu chưa có kháng thể rubella, tức là bạn chưa tiêm phòng và cơ thể bạn chưa có kháng thể chống lại virus gây bệnh này, nguy cơ mắc bệnh có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc với nguồn bệnh. Vacxin phòng bệnh Rubella không được khuyến khích tiêm khi mang thai. Chính vì vậy, để phòng ngừa nhiễm rubella trước tiên bạn cần tránh xa nguồn lây nhiễm như những nơi đông người, bệnh viện; ra ngoài lưu ý đeo khẩu trang; nên thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ để nâng cao sức để kháng, phòng chống bệnh tật cho cơ thể…
Nếu trong suốt thai kỳ bạn không nhiễm bệnh thì việc chưa tiêm vacxin phòng chống bệnh rubella ko ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Lê Mai Phương says
Em nghén quá không ăn uống được gì, ăn vào thì nôn ra, sợ ăn. Em cần uống thuốc bổ gì để thai khỏe?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mai Phương,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của PM Procare diamond có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Ngoi văn tân says
Xin tư vấn về dinh dưỡng bà bầu
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Văn Tân,
Khi mang thai mọi sinh hoạt đều cần cẩn trọng và chú ý nhiều hơn. Một chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, giữ tinh thần vui tươi thoải mái là điều cần thiết cho thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của em bé. Các nhóm thực phẩm bạn cần cung cấp đủ hàng ngày bao gồm tinh bột, Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, hóa chất độc hại…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều dưỡng chất cần thiết khi mang thai mà chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ như: Acid folic, DHA, EPA, sắt, I-ốt, Canxi,… Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn thì phụ nữ mang thai được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu, phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật,… Với một thai kỳ bình thường, cùng với chế độ ăn thì mẹ bầu chỉ cần bổ sung mỗi ngày 01 viên Procare sau bữa ăn là đủ.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng theo từng tháng cho bà bầu để tìm hiểu kỹ hơn
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Trịnh Thu Thủy says
Chào bác sĩ! Cho e hỏi, e bị viêm gan b mà hiện tại e đã mang bầu được 6 tuần rồi. Thế e có cần phải tiêm thuốc j để tránh lây bệnh sang con k ah?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu Thủy,
Bị viêm gan B khi mang thai thì bạn cần tới bệnh viện kiểm tra để định lượng virus viêm gan B trong cơ thể. Nếu kết quả cho thấy lượng virus tăng cao thì bạn sẽ được bác sĩ cho uống thuốc chống virus để tránh lây cho con. Nếu kết quả vẫn bình thường thì bạn không cần uống thuốc và em bé sẽ được tiêm phòng viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ sau sinh.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn văn tú says
Chào chuyên gia tư vấn. Hiện tại vợ e có bầu được 7tuần. Năm ngoái vợ e có bầu được 7 tháng,thì bị sinh non. Bây giờ vợ e có bầu lại,mà thể trạng yếu,ăn uống k được nhiều. Em muốn chuyên gia tư vấn giúp em,bây giờ vợ em cần uống thuốc gì để bổ sung sức khỏe ạ. Và chế độ ăn uống hằng ngày như thế nào để bổ sung chất tốt nhất ạ. Em cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Tú,
Lần mang thai trước sinh non thì nguy cơ sinh non sẽ làm tăng nguy cơ sinh non ở lần mang thai này. Bạn cần theo sát thai kỳ qua các lần thăm khám của bác sĩ. Lần mang thai này bác sĩ sẽ siêu âm đo chiều dài kênh cổ tử cung ở 1 số thời điểm quan trọng, đó là khoảng 18 tuần, 24 tuần và 28 tuần. Qua siêu âm đo chiều dài kênh cổ tử cung bác sĩ sẽ tiên lượng là có thể sinh non trong thời gian sắp tới hay không và lúc đó bác sĩ sẽ cho các thuốc có thể phòng ngừa sinh non. Đồng thời làm xét nghiệm dịch âm đạo để xem dịch âm đạo có bị nhiễm trùng, có vi trùng hay không để điều trị phòng ngừa tình trạng ối vỡ non, hoặc là nhiễm trùng ối. Và có 1 xét nghiệm nữa cũng nhiều bệnh viện thực hiện ở Việt Nam đó là xét nghiệm tìm Protein ở trong âm đạo của người phụ nữ. Nếu qua xét nghiệm thấy rằng có nguy cơ bị sinh non thì bác sĩ sẽ cho điều trị bằng các thuốc giảm gò hoặc sử dụng các hỗ trợ nâng cổ tử cung hoặc Progesteron đặt âm đạo…
Đồng thời với đó là bạn cần thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức. Có dinh dưỡng phù hợp, ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, tăng cường rau xanh và hoa quả. Tránh xa các chất độc hai: rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất,… Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn thì bạn cần bổ sung cho vợ mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond sau bữa ăn để cung cấp DHA, EPA cùng nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời