Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Những lưu ý khi vợ sắp sinh https://dinhduongbabau.net/nhung-luu-y-khi-vo-sap-sinh-2128/ https://dinhduongbabau.net/nhung-luu-y-khi-vo-sap-sinh-2128/#respond Mon, 08 Jan 2018 03:04:12 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2128 Khi vợ sắp sinh, sự hỗ trợ của các ông bố sẽ giúp cho các bà mẹ có cảm giác an toàn và bớt căng thẳng hơn. Nhưng trong thực tế, hầu như các ông bố vẫn cảm thấy lúng túng, lo lắng không biết mình cần phải làm gì khi vợ sắp sinh. Dưới đây là những lưu ý khi vợ sắp sinh.

luu-y-khi-vo-sap-sinh

Những lưu ý khi vợ sắp sinh

Giữ bình tĩnh

Trong khi vợ sắp sinh bạn cần phải bình tĩnh để cùng hỗ trợ vợ, chia sẻ sức mạnh, tích cực động viên tích cực để hỗ trợ vợ trong quá trình chuyển dạ. Bởi lúc này, sức khỏe và tinh thần của vợ trong khi sinh là ưu tiên lớn nhất. Giữ bình tĩnh, chia sẻ sức mạnh và sự tích cực của bạn với vợ là một phần rất quan trọng.

Hiểu những gì vợ cần

Bạn cần nhớ đến những điều cô ấy dặn dò, lưu ý trước khi đi sinh. Và bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm những việc cần làm cho vợ trong thời gian này để chăm sóc cô ấy.

Trong thời gian chuyển dạ, vợ bạn khó có thể tập trung để thảo luận đầy đủ những gì cô ấy muốn hay cần. Hãy thay vợ nói chuyện với các bác sĩ để cô ấy không phải làm điều đó.

Biết cách tính thời gian các cơn co thắt

Thời gian giữa các cơn co thắt được tính khi bắt đầu cơn co trước đến khi bắt đầu cơn co tiếp theo. Bạn có thể theo dõi các cơn co thắt và xem sự thay đổi của chúng.

Trong quá trình chuyển dạ, các cơn co thắt bắt đầu với các cơn ngắn và dần dần kéo dài hơn. Vì lý do này, bác sĩ sẽ muốn biết các cơn co thắt  kéo dài bao lâu và mức độ đau để có thể xác định giai đoạn chuyển dạ của mẹ. Bạn cũng cần biết cách theo dõi các cơn co và các giai đoạn chuyển dạ để biết khi nào cần đưa vợ đến bệnh viện vì nếu di chuyển quá sớm có thể khiến quá trình chuyển dạ chậm lại hoặc ngừng hẳn.

Thể hiện tinh thần tích cực

Khi thấy vợ đang phải chịu đựng những cơn đau hãy khích lệ cô ấy thật nhiều, có thể nói những gì cô ấy đang cố gắng thật vĩ đại và nói bất cứ điều gì thật tích cực ví dụ như cô ấy đang gần đến đích rồi hoặc là cô ấy đang điều khiển các cơn co thắt rất tốt.

Đôi khi, vào thời điểm thích hợp bạn có thể giúp vợ giảm căng thẳng bằng một trò đùa hài hước hoặc, làm cô ấy cười để thư giãn và nghỉ ngơi một chút theo nhịp co thắt chuyển dạ hoặc để giúp cô ấy vượt qua quá trình chuyển dạ chậm.

Giúp vợ kiểm soát sự căng cơ và thư giãn

Căng cơ bắp là hiện tượng khá phổ biển khi bị đau và có thể cản trở quá trình chuyển dạ. Hãy giúp vợ thư giãn bằng cách mát xa nhẹ nhàng và trò chuyện với cô ấy.

Mở rộng miệng cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Hãy đề nghị vợ thả lỏng quai hàm và cùng làm để khích lệ cô ấy.

Nhắc cô ấy uống nước và đi tiểu

Trong quá trình chuyển dạ không phải lúc nào cô ấy cũng nhận thấy những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Hãy khuyến khích cô ấy uống một ngụm nước sau mỗi cơn co và đi tiểu mỗi giờ. Theo dõi dấu hiệu mất nước như khô môi. Nước cho cơ thể cũng góp phần làm giảm đau do các cơn co thắt vì thế hãy giúp cô ấy bổ sung đủ nước trong quá trình chuyển dạ.

Chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của vợ

Nếu cô ấy đổ mồ hôi, hãy cho cô ấy uống gì đó hoặc thay quần áo. Nếu cô ấy lạnh  hãy đắp cho cô ấy một chiếc chăn mỏng hoặc mặc thêm quần áo hoặc mát xa giúp cô ấy thư giãn và làm ấm cơ thể.

Đưa ra những hỗ trợ thiết thực

Nhắc cô ấy tập trung vào hơi thở của mình (để làm chậm nhịp thở), đề nghị cô lắc nhẹ hông để giải tỏa cơn đau và giúp cô ấy thay đổi tư thế thoải mái hơn.

Đừng nói cô ấy phải làm gì

Một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình sinh nở là để cho người mẹ đóng vai trò chính. Bạn có thể đưa ra những đề xuất nhưng đừng cố ép cô ấy phải làm bất cứ điều gì cô ấy không muốn. Bạn hiểu vợ mình nhất, hãy đưa ra quyết định theo cách bình thường cả hai vẫn cùng làm, cho cô ấy thời gian để cân nhắc về các quyết định.

Cho vợ ăn nhẹ (nếu cần) để duy trì năng lượng

Bổ sung nước và duy trì năng lượng trong giai đoạn chuyển dạ là rất cần thiết giúp cho thời gian chuyển dạ ngắn lại và giảm nguy cơ biến chứng. Bạn có thể cho cô ấy uống thêm nước hoa quả tươi, ăn một số loại quả sấy khô hoặc một ít bánh quy.

Cử chỉ yêu thương

Những cử chỉ yêu thương như ôm hôn không chỉ có tác dụng động viên tinh thần mà còn giúp giải phóng oxytocin hỗ trợ tăng tốc chuyển dạ.

Chườm khăn nóng/lạnh để giảm đau

Những cơn đau lưng, những cơn co thắt sẽ được giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm nóng hoặc lạnh đều có tác dụng giảm đau trong quá trình chuyển dạ nhưng còn tùy thuộc vào nơi bị đau mà chọn chườm nóng hay lạnh.

Làm điểm tựa vững chắc

Trong quá trình chuyển dạ vợ bạn sẽ bị mất rất nhiều sức vì vậy hãy là điểm tựa vững chắc giúp cô ấy có thể đứng dậy, di chuyển hoặc thậm chí túm chặt khi trải qua những cơn co thắt.

Hỗ trợ sau sinh

Sau khi sinh cô ấy sẽ cần được loại bỏ hết nhau thai, cho con bú sữa non, thực hiện các thủ thuật khâu sau sinh hoặc các chăm sóc y tế khác. Chưa kể, cô ấy có thể sẽ rất đói. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ vợ sau khi sinh.

Tạo cơ hội gần gũi cho mẹ và bé ngay khi sau sinh

Sữa non là lượng sữa rất bổ dưỡng cho bé. Ngay sau khi sinh nếu không có vấn đề gì bạn nên yêu cầu bác sĩ cho mẹ được gần gũi con và cho con bú. Và tốt hơn là nên đợi từ 2 đến 4 ngày sau khi sinh mới tắm cho bé lần đầu vì lớp phủ màu trắng vernix trên da bé là một chất kháng khuẩn và giúp giữ ẩm cho da.

Trên đây là những lưu ý khi vợ sắp sinh cho các ông bố. Hy vọng rằng, qua đây các ông bố có thể chăm sóc vợ thật tốt khi vợ sắp sinh.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-luu-y-khi-vo-sap-sinh-2128/feed/ 0
Những điều cần biết khi vợ mang thai https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-vo-mang-thai-2097/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-vo-mang-thai-2097/#respond Mon, 25 Dec 2017 04:05:32 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2097 Mang thai là cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa với cả bố và mẹ. Khi biết mình mang thai và đặc biệt là những người mang thai lần đầu đều có những thắc mắc về một số vấn đề như: dinh dưỡng thai kỳ, lịch khám thai, bệnh khi mang thai,… Những thắc mắc này không chỉ có ở mẹ bầu mà có ở cả những ông bố tương lai nữa. Dưới đây là tổng hợp những điều quan trọng bố cần quan tâm trong suốt thai kỳ của mẹ bầu.

nhung-dieu-can-biet-khi-vo-mang-thai

1. Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng giúp mẹ và con tránh được những chủng virust có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đi tiêm phòng để phòng một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi như bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan siêu vi B, viêm gan A, uốn ván, viêm màng não, HPV,…

Xem thêm: Những loại vắc-xin tiêm ngừa trước khi mang thai

2. Lịch khám thai định kỳ

Khi mẹ bé trễ kinh 1 tuần và thử que 2 vạch đỏ thì hãy đi khám ngay. Lần tiếp theo là lúc lúc 7-8 tuần, lúc này bố mẹ có thể nghe tim thai của bé lần đầu tiên, biết con đã vào tử cung hay chưa có vấn đề gì bất thường không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Giai đoạn 11 – 14 tuần

Vào tuần 12 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kỳ cuối trước khi có thai, đây cũng là thời điểm dự đoán dự sinh chính xác nhất và cũng là thời điểm duy nhất có thể do độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v…

Giai đoạn 22 – 23 tuần

Thời điểm này hầu như các cơ quan của con đã phát triển đầy đủ nên bác sĩ sẽ tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v….

Giai đoạn 31 – 32 tuần

Thời điểm này, mẹ cần được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – một trong những nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh v.v …

Giai đoạn 35 – 36 tuần

Lần siêu âm này nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối  (đục hay trong, nhiều hay ít), dây rốn có bị vôi hóa có đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không …Con được đo tim thai và chuyển động thai, ngôi thai có thuận hay không. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của con lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.

Bố cũng nên đưa mẹ bầu đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của mẹ (tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,…) và em bé, từ đó có biện pháp khắc phục.

3. Dinh dưỡng khi mang thai

dinh-duong-khi-mang-thai

Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bố chú ý bổ sung cho mẹ đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, bà bầu cần một chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt. Bố có thể tham khảo chi tiết qua bài viết : chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

4. Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng có một hành trình mang thai suôn sẻ trong suốt thai kỳ. Một số bà mẹ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy bố nên tìm hiểu thêm về các biến chứng trong thai kỳ để chủ động phòng ngừa và xử trí kịp thời:

– Nhau thai bám thấp

Có khoảng 5% thai phụ có thể gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung. Với vị trí này bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu, nếu chảy máu quá nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp như: mẹ bầu lớn tuổi, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần trước đó… Bố cần đưa mẹ thăm khám thường xuyên trong thai kỳ để kịp thời phát hiện bất thường này.

– Đái tháo đường thai kỳ

Thường xảy ra vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ. Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai,  cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày.

– Tiền sản giật

Tiền sản giật  là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 21 trở đi, làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng của con sau này. Khi bố thấy có các biểu hiện bất thường từ mẹ bầu, cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, để có thể điều trị sớm và phù hợp sẽ ngăn chặn được các biến chứng.

– Thiếu ối

Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, con thường gặp vấn đề ở phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến con khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

5.Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý?

Mức tăng cân chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kì (IOM):

  • Cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18,5-24,9): mẹ bầu nên tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của con.
  • Thiếu cân (BMI dưới 18,5): cần tăng 13 đến 18kg trong cả thai kì.
  • Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): nên tăng từ 7 đến 11kg trong cả thai kì.
  • Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn): nên tăng từ 5 đến 9kg trong cả thai kì.
  • Mang thai đôi: nếu mang thai mẹ nên tăng thêm 17-24kg trong thai kì nếu trước đó có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu bị thừa cân, và 11-19kg nếu bị béo phì.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bố hiểu thêm về thai kỳ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Bên cạnh việc chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ, đưa mẹ đi khám định kỳ, bố cũng nên tham gia lớp học tiền sản cùng mẹ để bổ sung rất nhiều kiến thức quan trọng như: các bài tập thể dục khi mang thai, chuẩn bị trước khi sinh, cách tắm cho bé, cách cho bé bú, cách phòng chống bệnh cho bà bầu… để cùng mẹ bầu luôn tự tin khi chào đón con yêu chào đời.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-khi-vo-mang-thai-2097/feed/ 0
Vợ mang bầu nên bổ sung những gì https://dinhduongbabau.net/vo-mang-bau-nen-bo-sung-nhung-gi-2093/ https://dinhduongbabau.net/vo-mang-bau-nen-bo-sung-nhung-gi-2093/#respond Sat, 23 Dec 2017 04:02:20 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2093 Dinh dưỡng trong quá trình mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn quyết định rất lớn đến nền tảng thể lực, trí tuệ cho con sau này. Vậy mẹ cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai? Bố hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Dinhduongbabau nhé!

vo-mang-bau-can-bo-sung-nhung-gi

Bắt đầu bổ sung thuốc bổ từ khi nào?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thời điểm tốt nhất để bổ sung thuốc bổ là trước khi mang thai 3 tháng đầu. Bởi theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng, trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh, do đó nếu thời điểm này bà mẹ uống các loại thuốc, vitamin tổng hợp sẽ tốt nhất cho quả trứng phát triển khỏe mạnh. Việc bổ sung thuốc bổ nên diễn ra liên tục không gián đoạn vì những dưỡng chất này cũng là tiền đề quan trọng cho con hình thành ống thần kinh trong 7 tuần đầu. Bố cũng nên lưu ý thêm đây là giai đoạn rất nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bổ sung sớm các dưỡng chất quan trọng như acid folic 400mcg/ngày.

Những loại chất bổ tối quan trọng nào cần được bổ sung cho mẹ bầu?

Các loại thuốc bổ cho mẹ bầu cần tối thiểu phải có các thành phần quan trọng sau:

Acid folic

thuc-pham-giau-axit-folic

Đây là một thành phần tham gia quá trình tạo máu, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi như bệnh nứt đốt sống, vô sọ. Đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ.

Thiếu axit folic gây nên thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ – một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra. Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.

DHA/EPA

Đây là hai loại acid béo thuốc nhóm Omega-3. DHA là thành phần chính trong chất xám của não bộ, võng mạc, tham gia tích cực vào hoạt động của hệ tim mạch và miễn dịch… DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA và EPA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Bình thường, cơ thể không tự sản sinh được DHA nhưng nhu cầu cơ thể đối với DHA lại rất lớn nên cần bổ sung thường xuyên.

Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ, công thứ DHA/EPA tối ưu là tỷ lệ 4.5 DHA/ 1 EPA, Bổ sung DHA/EPA theo công thức chuẩn này sẽ giúp bà bầu phòng chống được một số bệnh thường gặp khi mang bầu như tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai kỳ, trầm cảm sau khi sinh.

Iod (I-ốt)

Iod là vi chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi đặc biệt là hệ thần kinh trẻ. Cơ thể cần I-ốt để sản xuất ra hormon tuyến giáp (T3, T4), giúp đảm bảo sự chuyển hóa chất bình thường trong cơ thể, giúp hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Sự hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu hoặc thừa i-ốt nặng và kéo dài là hậu quả rất khó khắc phục.

Trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ bị suy giáp có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh, còn đứa trẻ khi sinh có thể bị đần độn, kém phát triển về trí tuệ, nhẹ cân. Mặt khác, nếu bổ sung quá nhiều I-ốt, hormon tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều có thể gây tình trạng Cường giáp và cũng gây ra hậu quả nặng nề như sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai chết lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, dị tật thai nhi bẩm sinh.

Sắt

bo-sung-sat-cho-ba-bau

Sắt là thành phần thiết yếu tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của cơ thể tăng lên khoảng 50%, do đó cần nguồn bổ sung nguyên liệu cũng tăng lên tương ứng. Với lượng sắt đầy đủ cho cơ thể, máu có thể vận chuyển đầy đủ Oxy nuôi dưỡng thai nhi.

Nếu mẹ thiếu sắt ở giai đoạn đầu mang thai từ tháng 1-3 dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Nếu Mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau, có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu sắt khi mang thai còn khiến Mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt khi mang thai đúng cách

Vitamin A

Vitamin A là vi chất quan trọng giúp tăng tỷ lệ sống sót của thai nhi, cần thiết cho phát triển thị giác của trẻ, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu bổ sung quá liều, do Vitamin A có thể tích lũy trong cơ thể bà bầu và gây sinh con bị quái thai, dị tật bẩm sinh nhiều bộ phận. Liều khuyến cáo cho phụ nữ mang thai ở Việt Nam là 800 mcg/ngày. Các sản phẩm có uy tín thường bổ sung Vitamin A dưới dạng Betacaroten là dạng tự nhiên, an toàn hơn. Đồng thời lượng Betacaroten bổ sung cho cơ thể thường không quá 70% nhu cầu Vitamin A hàng ngày do Vitamin tồn tại dạng Betacaroten trong nhiều loại rau quả màu đỏ, cam và dễ dàng bổ sung cho cơ thể qua thực phẩm.

Canxi

thuc-pham-giau-canxi-cho-ba-bau

giúp thai hình thành và phát triển hệ cơ xương của trẻ, nếu thiếu chất này người mẹ có thể bị hỏng men răng, loãng xương do thai nhi lấy Canxi trực tiếp từ người mẹ khi bị thiếu. Lượng Canxi bổ sung cho mẹ bầu và bà mẹ cho con bú khoảng 1,200 mg/ngày là đủ.

Ngoài các dưỡng chất quan trọng, dễ bị thiếu, thừa trong quá trình mang thai trên đây thì trong viên uống cho bà bầu còn có thêm một số dưỡng chất khác như các loại Vitamin B, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin PP, Magie… Hàm lượng các hoạt chất này thường thấp và tương tự nhau ở các loại viên uống tổng hợp và dễ dàng bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày.

Tham khảo thêm: Bổ sung sắt và Canxi cho bà bầu

Bổ sung thuốc bổ cho bà bầu thế nào mới đúng cách?

Bổ sung thuốc bổ cho bà bầu đúng cách là bổ sung ngay từ trước khi mang thai khoảng 3 tháng, trong suốt quá trình mang thai và khi cho con bú.

  • Trước giai đoạn mang thai 1-3 tháng: nhằm đảm bảo thai nhi không bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng nhất là acid folic trong giai đoạn 7 tuần đầu tiên của thai kỳ (giai đoạn hình thành ống thần kinh), DHA/EPA giúp tăng cường khả năng thụ thai.
  • Trong giai đoạn mang thai: Là giai đoạn chính và cực kỳ quan trọng. Suốt 9 tháng, dinh dưỡng vitamin cho bà bầu sẽ quyết định sức khỏe tinh thần và thể chất của em bé giai đoạn mới chào đời. Đây cũng là giai đoạn giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt cho hành trình “mang nặng” và sẵn sàng “vượt cạn”.
  • Trong giai đoạn cho con bú: Em bé ra đời chỉ là sự khởi đầu. Dinh dưỡng trong thời kỳ đầu cũng rất quan trọng và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất trẻ sơ sinh. Vitamin và khoáng chất từ mẹ sẽ theo sữa mẹ cung cấp cho bé. Vì vậy mẹ hãy tiếp tục bổ sung dưỡng chất không ngừng để sữa mẹ đích thực là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhé.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ trong quá trình mang thai thì việc lựa chọn bổ sung thêm viên uống tổng hợp cho bà bầu là biện pháp hữu hiệu chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. PM Procare tự hào là thương hiệu uy tín tới từ Australia đã gắn bó với các chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa và hàng triệu bà bầu Việt Nam trong suốt hơn 15 năm qua là một trong những lựa chọn tin tưởng dành cho mọi bà mẹ chuẩn bị mang thai, khi mang thai và khi cho con bú.

]]>
https://dinhduongbabau.net/vo-mang-bau-nen-bo-sung-nhung-gi-2093/feed/ 0
Cách chăm sóc vợ mới mang thai https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai-2095/ https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai-2095/#comments Sat, 23 Dec 2017 02:25:08 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2095 Mang thai là niềm hạnh phúc lớn của các cặp vợ chồng sau bao ngày mong ngóng. Tuy nhiên, hành trình mang thai cũng là thời gian rất thử thách đối với những cặp vợ chồng có con lần đầu, làm cách nào để chăm sóc vợ tốt nhất trong thời kỳ thai nghén luôn là những câu hỏi thường trực ở các ông bố trẻ. Bài viết dưới đây tổng hợp các kinh nghiệm thường gặp để bố tham khảo và có thể chăm sóc mẹ bầu được tốt nhất.

cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai

1. Sự thay đổi về sinh lý của mẹ bầu

Trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường không có cảm giác gì đặc biệt, thậm chí vẫn chưa biết được mình đã mang thai. Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau.

Sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ phản ứng nào. Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thần kinh của mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…

Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.

2. Cách chăm sóc với mới mang thai trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng

dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-dau

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của mẹ bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

Do ảnh hưởng của hiện tượng “ốm nghén” nên để đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, bố nên chia nhỏ bữa ăn cho mẹ bầu từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ.

Trong giai đoạn đầu này, bố nên hết sức lưu ý những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

Chế độ sinh hoạt

Sẽ có rất nhiều mệt mỏi và áp lực đặt lên các mẹ trong thời gian này, do đó bố hãy sắp xếp thời gian để mẹ bầu được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.

Nếu mẹ phải đi làm việc xa hoặc môi trường làm việc không tốt, bố nên là anh tài xế dễ thương hộ tống mẹ đi làm hoặc tìm một việc khác phù hợp với mẹ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Có thể cùng đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.

Nếu cảm thấy mẹ bầu tính tình bị thay đổi thất thường, chán ăn, hay lo lắng, sợ hãi, thường cảm thấy tủi thân, mệt mỏi, căng thẳng… bố hãy trao đổi, hỏi han thường xuyên để có sự thông cảm và sẻ chia, giúp mẹ giảm bớt áp lực tâm lý.

Đây cũng là lúc lên kế hoạch thay đổi cho một lối sống điều độ hơn, quan tâm đến gia đình hơn, thay đổi những thói quen không tốt như về trễ, lười làm việc,… Những việc như khiêng nhấc và di chuyển vật nặng, lấy đồ ở trên cao, bố không nên để cho mẹ tự làm lấy. Những việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa mẹ cũng rất cần bố phụ giúp, vì giai đoạn mới mang thai cả mẹ và con đều rất nhạy cảm, có nguy cơ sảy thai cao.

Nên cố gắng dành thời gian đưa mẹ bầu đi khám thai theo định kỳ đầy đủ.

Khi mang thai do em bé trong bụng tạo sức ép lên dây thần kinh nên mẹ bầu sẽ thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, đau lưng. Bố nên massage lưng mỗi ngày để giúp mẹ bầu thư giãn, giảm đau đớn, mệt mỏi trong thai kỳ rất hiệu quả.

Sau mỗi bữa ăn nên chuẩn bị một chậu nước ấm để ngâm chân và massage chân cho mẹ bầu, kể những câu chuyện vui hài hước, trò chuyện tâm sự về những việc vui trong ngày, hoặc cùng xem những bộ phim yêu thích.

Các cơn ốm nghén thường khiến mẹ bầu khổ sở. Bố hãy tìm hiểu thêm về những thông tin chăm sóc khi mẹ bầu ốm nghén để hỗ trợ thêm cho mẹ nhé.

Các bác sĩ khuyên trong ba tháng đầu tiên và ba tháng cuối thai kỳ bố mẹ nên hạn chế “giao ban” để tránh bị sẩy thai và sinh non. Tuy nhiên nếu sức khỏe ổn định thì “chuyện ấy” vẫn có thể diễn ra bình thường.

Mang thai và sinh con là thiên chức lớn lao, vất vả của mỗi người phụ nữ. Vì vậy, bố nên chú ý chăm sóc mẹ trong suốt thời gian mang thai và đặc biệt là thời gian đầu mang thai mẹ bị thay đổi nội tiết tố, cơ thể khá mệt mỏi, những cơn ốm nghén… Bố cần đảm bảo cả về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt cho mẹ bầu để đảm bảo mẹ khỏe, con phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ.

Xem thêm: Tuyệt chiêu chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu

Theo dinhduongbabau.net

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-cham-soc-vo-moi-mang-thai-2095/feed/ 2
Tuyệt chiêu chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu https://dinhduongbabau.net/tuyet-chieu-cham-soc-vo-mang-thai-3-thang-dau-2072/ https://dinhduongbabau.net/tuyet-chieu-cham-soc-vo-mang-thai-3-thang-dau-2072/#comments Mon, 18 Dec 2017 06:05:32 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2072 3 tháng đầu mang thai là khoảng thời gian người mẹ gặp phải không ít khó khăn: về những thay đổi về nội tiết tố, cơ thể mệt mỏi và đặc biệt là mẹ phải đối mặt với những cơn ốm nghén… Vì vậy, đây là khoảng thời gian mẹ rất cần đến sự chăm sóc của bố, chỉ cần những hành động, cử chỉ nhỏ của bố đôi khi cũng khiến mẹ hạnh phúc, vui vẻ hơn rất nhiều. Để quá trình chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu trở nên suôn sẻ, Dinhduongbabau sẽ gợi ý cho các bố một vài tuyệt chiêu dưới đây nhé!

cach-cham-soc-vo-mang-thai-3-thang-dau

Bài viết nên xem: Mách các ông chồng chăm sóc vợ mang thai lần đầu

Tuyệt chiêu chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu

1. Yêu thương và hỗ trợ vợ

Từ khi biết vợ có bầu chồng nên quan tâm đến vợ hơn, chịu khó đi ra ngoài cùng vợ, đưa đón vợ đi làm, đi ra ngoài. Dù công việc này mất thời gian của các ông bố nhưng nó sẽ khiến cho người vợ cảm thấy được quan tâm, yêu thương, động viên và an ủi. Tuy thời gian này người vợ chưa phải khệ nệ với bụng bầu nhưng đầy cũng là thời gian mà cô ấy rất mệt mỏi, yếu đuối. Vì vậy, người chồng nên bỏ bớt một số cuộc nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè… để ở nhà với vợ.

Ngoài ra, không chỉ người vợ mà người chồng cũng nên bắt đầu tìm hiểu kiến thức mang thai về chế độ nghỉ thai sản của vợ để hỗ trợ cô ấy. Đồng thời, người chồng cũng nên đảm bảo việc vừa chăm sóc được vợ, vừa không nghỉ làm quá nhiều gây ảnh hưởng đến công việc của mình để đảm bảo tài chính.

2. Thăm khám đúng quy định

Trong suốt quá trình mang thai, 3 tháng đầu của thai kỳ chính là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Do đó các ông chồng bắt buộc phải đưa vợ đi kiểm tra đầy đủ để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là những lần siêu âm và xét nghiệm cần nghi nhớ:

Xét nghiệm máu

Ngoài xét nghiệm thường quy để xác định nhóm máu, công thức máu hay tình trạng Rh thì các ông chồng còn cần phải đưa vợ đi xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, các bệnh lây nhiễm như: thủy đậu, giang mai, rubella, viêm gan B, HIV… và kịp thời can thiệp nếu mắc phải, hạn chế tối đa nguy hiểm cho thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu

Bệnh tiểu đường thai kỳ cực kỳ đáng sợ, nó khiến cho sức khỏe mẹ bầu suy giảm nhanh chóng vì các hội chứng đi kèm như: tim mạch, huyết áp cao, dễ sinh non, thai to, suy thai, dị tật, sinh non, chết lưu, sảy thai…

Chính bởi những nguy hiểm luôn rình rập cận kề, các ông chồng cần nhớ đưa vợ đi xét nghiệm nước tiểu ngay ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ để phát hiện và phòng tránh bệnh tiểu đường thai kì cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Đo độ mờ da gáy

Đa số những đứa trẻ mắc hội chứng Down sẽ có da gáy dày. Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến nhất giúp tầm soát hội chứng Down. Đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm sinh hóa máu, vợ chồng bạn sẽ biết chắc đến 90% khả năng con mình có bị hội chứng Down và rối loạn nhiễm sắc thể hay không.

Siêu âm đầu dò ngả âm đạo

Siêu âm dầu dò ngả âm đạo là một kỹ thuật giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có, điển hình ở đây là tình trạng thai ngoài tử cung.

3. Bổ sung dinh dưỡng

dinh-duong-cho-vo-mang-thai-3-thang-dau

3 tháng đầu thai kỳ là tiền đề phát triển sức khỏe cho những tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn ốm nghén nên các bà vợ cũng thường lơ là hơn trong việc ăn uống. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự động viên của các ông chồng sẽ giúp vợ mình vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên dễ dàng.

Những thực phẩm có lợi cho thai phụ trong 3 tháng đầu:

  • Nhóm tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn
  • Nhóm chất đạm: tôm, cua, thịt, cá, trứng
  • Nhóm chất béo: các loại dầu thực vật, dầu bổ sung omega 3
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, trái cây tươi
  • Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước, chia làm nhiều lần
  • Bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày: Có thể bổ sung Canxi bằng cách uống trực tiếp hoặc thông qua thực phẩm hàng ngày. Nếu mẹ không được bổ sung đủ canxi trong giai đoạn này, thai nhi sẽ bào mòn lượng canxi trong cơ thể mẹ, khiến mẹ bầu sau sinh tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Bổ sung 400mg axit folic mỗi ngày vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và cột sống của em bé.
  • Bổ sung khoảng 10 – 18g protein mỗi ngày, vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, vừa ngăn ngừa các triệu chứng bất thường ở thai nhi.
  • Bổ sung 15gr sắt mỗi ngày là cách tốt nhất để cung cấp lưu lượng máu cho cơ thể. Mẹ bầu thiếu sắt dễ bị choáng đầu, mệt mỏi, chán ăn…
  • Ngoài ra, phơi nắng 15 phút buổi sáng cũng là phương pháp giúp mẹ bầu tăng cường vitamin D. Mỗi buổi sáng thức giấc, các ông chồng đừng quên nắm tay vợ mình đi tắm nắng nhé!

Những thực phẩm có hại cho thai phụ trong 3 tháng đầu:

  • Caffein: Đây là một chất kích thích có trong cà phê, nước ngọt khiến nhịp tim, huyết áp của mẹ bầu tăng cao, từ đó dẫn đến các vấn đề nguy hại về sức khỏe.
  • Các chất kích thích: Rượu, bia là hai chất kích thích phổ biến, gây nhiễm độc cồn bào thai (FAS), khiến sức khỏe và tinh thần thai nhi suy giảm nghiêm trọng
  • Đồ hộp, đồ ăn nhanh: Tuy tiện lợi nhưng trong đó lại chứa không nhỏ hàm lượng vi khuẩn listeria monocytogene – gia tăng hiện tượng sảy thai, sinh non.
  • Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Ăn quá mặn trong thời gian này sẽ khiến mẹ bầu bị huyết áp cao, phù nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Ăn đồ ăn quá ngọt khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kì, gây ra những hậu quả đáng tiếc như đã nói ở trên.
  • Thực phẩm gây sảy thai: đu đủ xanh, ớt, dứa, đào, lôi hội, rau răm… là những thực phẩm rất dễ gây sảy thai, sinh non.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

4. Vận động

Trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu mẹ không vận động nhẹ nhàng, cẩn thận thì mẹ bầu rất dễ bị sảy thai. Để đảm bảo an toàn cho vợ con, giai đoạn chăm sóc bà bầu mang thai 3 tháng đầu này các ông bố cần giúp vợ mình đảm đương việc nhà cửa, tránh để nàng mang vác vật nặng, làm việc quá sức…

5. Sinh hoạt vợ chồng

Đây là vấn đề mà nhiều người ông chồng quan tâm, đó là khi vợ mang thai có được quan hệ tình dục hay không. Khi vợ mang thai không nhất thiết cần phải kiêng quan hệ vợ chồng nhưng việc này cần dựa trên sự tự nguyện của người vợ, khi vợ cảm thấy thoải mái nhất nhưng bố chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng với tần suất vừa phải thôi.

Đó là đối với những người trong thời gian mang bầu khỏe mạnh. Còn một số trường hợp người vợ mang bầu có một số biểu hiện như: chảy máu âm đạo, bất thường về nước ối… thì cần kiêng quan hệ vợ chồng tuyệt đối và cần đưa vợ đi thăm khám ngay để tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nên việc chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng để mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Hy vọng với những kinh nghiệm mà dinhduongbabau chia sẻ trên đây sẽ giúp bố chăm sóc mẹ khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

]]>
https://dinhduongbabau.net/tuyet-chieu-cham-soc-vo-mang-thai-3-thang-dau-2072/feed/ 21
Mách các ông chồng chăm sóc vợ mang thai lần đầu https://dinhduongbabau.net/mach-cac-ong-chong-cham-soc-vo-mang-thai-lan-dau-2070/ https://dinhduongbabau.net/mach-cac-ong-chong-cham-soc-vo-mang-thai-lan-dau-2070/#comments Sat, 16 Dec 2017 03:36:18 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2070 Vợ mang thai lần đầu là niềm vui, hạnh phúc của tất cả các cặp vợ chồng. Lúc này không chỉ người vợ mà cả những ông chồng bắt đầu quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn những thông tin để chăm sóc vợ bầu khoa học nhất. Bài viết dưới đây tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết để bố có thể chăm sóc mẹ bầu được tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu cho các ông chồng đảm

cham_soc_vo_co_bau_lan_dau

1. Chăm sóc vợ 3 tháng đầu thai kỳ

Thay đổi về sinh lý của người vợ

Tháng đầu mang thai rất nhiều người vẫn chưa thể biết được là mình đã mang thai bởi độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau.

Sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ biểu hiện nào của chứng ốm nghén nào cả. Thêm nữa, do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Thai phụ không nên nhịn tiểu vì như vậy sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thai phụ cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…

Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.

Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng

dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-dau

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nên việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của mẹ trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày. Ngoài ra, bố cũng cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho mẹ đầy đủ các dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,…

3 tháng đầu là giai đoạn thai phụ bị những cơn ốm nghén hoành hành. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong thời gian này bố nên giúp chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng buồn nôn, nôn,… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén.

Trong giai đoạn đầu này, bố giúp mẹ tránh xa những thức ăn như như bia rượu, đồ uống có gas, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ sinh hoạt

  • Bố nên cùng mẹ bầu đi khám thai định kỳ: mẹ cần được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm; các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu,…
  • Cẩn thận trong mọi chuyện: 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ vì con mới hình thành còn rất yếu, bố nhớ dặn mẹ lưu ý trong ăn uống và vận động để tránh động thai, sảy thai.
  • Quan tâm, chăm sóc tốt khi mẹ bầu bị ốm nghén
  • Quan tâm đến giấc ngủ của mẹ: bố nên cho mẹ uống một ly sữa nóng trước khi ngủ. Thêm vào đó, hãy hạn chế cho mẹ uống quá nhiều nước vào buổi tối vì bụng căng tức và việc đi vệ sinh sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Nhắc mẹ bầu tập thể dục: Bố có thể cùng mẹ đi bộ nhẹ nhàng để không làm mẹ quá mệt mỏi và thích hợp với tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, môn yoga cùng rất phù hợp với mẹ, bố nên khuyến khích. Tập yoga sẽ giúp cơ thể mẹ bầu trao đổi khí oxy và làm dịu hệ thần kinh.
  • Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, bố nên làm thay mẹ việc nhà cửa, chở mẹ đi lại,… vì đây là giai đoạn con đang hình thành, rất dễ bị sảy thai.

2. Chăm sóc vợ 3 tháng giữa thai kỳ

Những thay đổi về sinh lý

Sang tháng thứ 4, bụng mẹ bắt đầu nhô ra rõ rệt. Và sang tháng thứ 5, tử cung bắt đầu to ra làm cho bụng dưới nhô ra, chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng. Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Trong thời kì này, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Do đó bố và mẹ nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.

Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên các mẹ thường có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt… Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên mẹ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu trong 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng

dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-giua

Trong giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, cân nặng hợp lý cho mẹ bầu là tăng từ khoảng 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Ngoài ra mẹ cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn.

Bên cạnh bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ cũng cần phải uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước lý tưởng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là 2 lít nước/ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng để cân bằng lượng ối trong cơ thể mẹ tương đồng với sự phát triển của con. Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng mẹ bầu cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Chế độ sinh hoạt

Có đến 50% phụ nữ mang thai gặp phải một số vấn đề về răng miệng như: chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng… Một số trường hợp viêm nướu có thể phát triển thành nha chu và các vi khuẩn gây bệnh có thể đi vào dòng máu qua miệng và đến tử cung, từ đó có thể kích hoạt một hoạt chất có thể gây sinh non, bởi vậy mà bố nên giúp mẹ chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng nhé.

Không quên tập thể dục: Bố nên nhắc mẹ thường xuyên tập thể dục để giúp tăng cường sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn, giúp tăng cường trí thông minh của con.

3. 3 tháng cuối thai kỳ

Thay đổi về sinh lý

Một số thay đổi về sinh lý của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ như:

  • Bụng bắt đầu nhô về phía trước làm cho sống lưng cũng đưa về phía trước để giữ cho trọng tâm cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.
  • Chân bắt đầu bị tê, bàn tay và bàn chân bị phù
  • Đối mặt với các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn
  • Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Đó là những vết rạn có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, có dạng cong.
  • Mẹ bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và phải chịu sức nặng của thai nhi.

Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu trong 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng

dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-c

Chế độ dinh dưỡng cho Mẹ bầu vào 3 tháng cuối của thai kì vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…Trong đó:

  • Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
  • Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ…
  • Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, khoai tây…
  • Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi
  • Sắt có nhiều trong các cây rau màu xanh thẫm, gan, thận, tim lơn…
  • Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm con, tép, cua…
  • Đảm bảo đủ nước uống: uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh.
  • Chế độ sinh hoạt

Ghi nhớ khám thai trong 3 tháng cuối: việc các mẹ bầu tái khám với mục đích kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những xét nghiệm trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu tập trung vào một số bệnh thông thường như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn… Không chỉ vậy, trong những tháng cuối cùng này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và thống nhất một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối…

Đừng quên vận động nhẹ nhàng: Đến 3 tháng cuối, khi cơ thể trở nên nặng nề và cảm giác lo lắng có thể ảnh hưởng đến con khiến nhiều mẹ bầu không muốn tập thể dục. Trên thực tế, mẹ bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp con phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp “hành trình” vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Nếu tập thường xuyên thì những bệnh lặt vặt như đau đầu, đau lưng, chóng mặt, mất ngủ… cũng biến mất. Vì thế bố nhớ động viên mẹ nhé.

Chứng phù nề: trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi mà lưu lượng máu gia tăng cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sưng phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân,… bố nên đưa mẹ đi khám bác sĩ.

Tóm lại, mang thai và sinh con là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian mang thai này, bố nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng như sinh hoạt để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”.

Bài viết nên xem: Chế độ ăn uống chuẩn theo từng tháng cho bà bầu

]]>
https://dinhduongbabau.net/mach-cac-ong-chong-cham-soc-vo-mang-thai-lan-dau-2070/feed/ 2
Các quý ông có thể giúp gì khi vợ ốm nghén https://dinhduongbabau.net/cac-quy-ong-co-the-giup-gi-khi-vo-om-nghen-2058/ https://dinhduongbabau.net/cac-quy-ong-co-the-giup-gi-khi-vo-om-nghen-2058/#respond Fri, 15 Dec 2017 07:03:17 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2058 Chắc hẳn bố cũng thấy thương, thấy xót khi thấy mẹ cứ nôn mửa cả ngày, ăn vào là nôn, không ăn được nhiều, cơ thể mệt mỏi. Vậy nhiệm vụ của bố là gì để giúp mẹ có thể vượt qua thử thách. Dưới đây là những kinh nghiệm mà các quý ông có thể giúp vợ qua cơn ốm nghén trong thời gian này.

bo-lam-gi-khi-me-om-nghen

Các quý ông có thể giúp gì khi vợ ốm nghén

Tỏ rõ sự đồng cảm

Khi bị ốm nghén người mẹ sẽ cảm thấy rất tồi tệ, nhiều phụ nữ buồn nôn suốt cả ngày và mệt mỏi đến nỗi không muốn ăn gì cả. Bố hãy liên tưởng đến cảm giác thức dậy sau một đêm say khướt và nôn ọe, cơ thể mệt mỏi sau mỗi trận nhậu say. Đối với mẹ bầu, những cơn buồn nôn còn liên tục và kéo dài nhiều hơn thế. Hơn nữa, mẹ không hề muốn mình bị rơi vào tình trạng này cho nên bố phải đối xử với mẹ tốt hơn nhiều so với mọi khi. Bố hãy động viên mẹ và nói rằng mọi việc đều sẽ ổn, tình trạng này sẽ sớm kết thúc thôi. Đây chính là những lời động viên mà mẹ muốn nghe và những điều bố nói đều đúng cả.

Đừng quá lo lắng

Khi mang bầu mẹ lo lắng rất nhiều mỗi khi cơ thể thay đổi hoặc có điều gì bất thường, lo lắng vì những cơn nghén không ăn uống được sợ con không đủ chất. Vì vậy, bố cần thật bình tĩnh để chăm sóc và động viên mẹ chứ không nên hoảng hốt, lo lắng theo mẹ sẽ không những không giúp được mẹ mà còn làm mẹ lo lắng hơn.

Mua cho mẹ món mà mẹ muốn

Ốm nghén thường xảy ra đồng thời với việc tăng nồng độ hormone trong cơ thể, đi kèm với nó là việc mẹ trở nên thèm ăn những thứ lạ. Mẹ cũng sẽ muốn thử tất cả các món vốn được truyền tụng là có khả năng chữa nghén, từ đồ ngọt cho tới cơm nguội, và mẹ có thể thèm ăn vào bất cứ lúc nào, không kể đêm ngày. Sau một thời gian mẹ bị nghén thì bố cũng trở thành khách quen bất đắc dĩ của tất cả các cửa hiệu đồ ăn, quán cóc cho đến các sạp thức ăn trong chợ.

Bố nên tránh ăn và chế biến các thực phẩm nặng mùi

Những thức ăn, gia vị nặng mùi bố đừng nên ăn và chế biến trước mặt mẹ vì những mùi đó có thể khiến cho mẹ buồn nôn. Vì vậy, bố nên hạn chế nấu những món ăn đó ít nhất có thể trong thời gian mẹ dễ nhạy cảm này nhé!

Xắn tay vào bếp

Và cũng vì mùi thức ăn khiến các bà bầu khó chịu, bố nên để mẹ ngồi thư giãn, đọc tạp chí trong khi bản thân lăn xả nấu nướng trong bếp. Lưu ý, bố đừng nấu thứ gì quá cay hay quá ngọt. Tốt nhất là chuẩn bị cho mẹ vài món nguội, ít chất béo, giàu tinh bột. Bố không cần phải là một đầu bếp đâu, một vài món ăn đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất xơ, vài cái bánh quy và sữa nóng… cũng đủ để mẹ hạnh phúc rồi.

Dọn bữa sáng tại giường

Để chống buồn nôn vào mỗi sáng sớm bố có thể chuẩn bị cho mẹ vài miếng bánh quy, mẩu bánh mỳ để lót dạ và một tách trà nóng sẽ giúp mẹ tốt hơn rất nhiều.

Đừng lạm dụng gừng

Mặc dù gừng luôn được coi là một trong những phương pháp để giảm buồn nôn nhưng chẳng có bằng chứng nào chứng minh được điều này cả. Tuy các sản phẩm làm từ gừng thường không được kiểm soát nhưng chẳng có nghiên cứu nào về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Bố không cần phải mua mọi thứ có liên quan tới gừng ở siêu thị về cho mẹ mà chỉ cần một vài món như trà gừng, bánh quy gừng là đủ. Nếu tình hình không tươi sáng hơn thì chí ít mẹ cũng không bị tổn hại gì cả.

Tới gặp bác sĩ

Khi tất cả những nỗ lực trên không đem lại lợi ích gì, bố nên tìm đếm các bác sĩ để được tư vấn để giảm tình trạng buồn nôn cho mẹ để mẹ có thêm chút năng lượng cho cơ thể.

Trên đây là những phương pháp cho quý ông có thể giúp vợ vượt qua cơn ốm nghén. Hy vọng rằng, với những phương pháp này bố có thể giúp mẹ vượt qua cơn ốm nghén thành công.

Các bài viết nên xem:

]]>
https://dinhduongbabau.net/cac-quy-ong-co-the-giup-gi-khi-vo-om-nghen-2058/feed/ 0
Kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu cho ông chồng đảm https://dinhduongbabau.net/kinh-nghiem-cham-soc-vo-bau-cho-ong-chong-dam-2032/ https://dinhduongbabau.net/kinh-nghiem-cham-soc-vo-bau-cho-ong-chong-dam-2032/#respond Tue, 12 Dec 2017 03:31:13 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2032 Khi mang thai người vợ phải trải qua rất nhiều khó khăn, mệt mỏi. Vì vậy, để có thể giúp vợ trải qua được thời gian bầu bí, vất vả này bố có thể tham khảo 12 kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu mà dinhduongbabau chia sẻ dưới đây. Cùng tham khảo nhé các bố!

kinh-nghiem-cham-soc-vo-bau

1. Đừng bao giờ chê vợ béo

Trong thời gian mang thai, tăng cân là vấn đề không thể tránh khỏi ở mẹ bầu. Nhưng không phải bà bầu nào cũng cũng sẵn sàng chấp nhận thực tế phũ phàng này luôn nên các ông chồng đừng bao giờ gọi vợ bằng những tên gọi đáng yêu như: “mập”, “béo”, “heo”, “bé bự”, “voi còi”… vì có thể sẽ nhận 1 số hậu quả do những biệt danh đáng yêu đó. Một số bà vợ bị gọi như vậy có khi còn ăn ít đi để không bị béo.

2. Phải đáp ứng nhu cầu ăn của cô ấy mọi lúc, mọi nơi

Khi mang thai người phụ nữ sẽ phải đối diện với những cơn ốm nghén. Nếu những ai nghén không ăn uống được thì không nói nhưng nếu như cô ấy thèm ăn suốt cả ngày thì bố nên đáp ứng nhu cầu của vợ nhé. Khi cô ấy nói thèm ăn và cần bạn mua giúp cô ấy món ăn nào đó thì đừng chần chừ hãy mua và mang tới cho cô ấy ngay nhé. Dù là giữa đêm khuya đi chăng nữa.

3. Cô ấy sẽ không còn dịu dàng và hài hước như xưa

Nếu trước khi mang thai cô ấy là một người phụ nữ dịu dàng và khá hài hước, thì khi mang thai có thể tính cách của cô ấy sẽ bị thay đổi 180 độ. Các ông chồng đừng vì bị vợ cằn nhằn, sai khiến nhiều mà từ chối giúp đỡ cô ấy. Chưa kể đến những thay đổi hormone khiến cô ấy liên tục từ chối “chuyện ấy” của bạn, đôi khi khiến bạn cảm thấy tủi thân và bị bỏ rơi.

Vậy các ông chồng cần làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Câu trả lời là người chồng cần kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cô ấy cân bằng lại cảm xúc và hormone, trong ba tháng giữa thai kỳ “chuyện ấy” của hai người sẽ suôn sẻ hơn.

4. Hãy sẵn sàng đối diện với việc tăng cân

Trong suốt thời gian mang thai việc vợ bạn tăng cân là điều đương nhiên. Nhưng có một số trường hợp khi vợ mang thai chồng cũng tăng cân. Nguyên nhân là do các bố ăn ké thực đơn của vợ nên việc tăng cân là điều khó tránh khỏi. Điều này hết sức bình thường. Vì thế các ông bố tương lai nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng tăng cân khi vợ mang thai nhé!

5. Chứng đãng trí trong thai kỳ của vợ

Khi mang thai do nhiều áp lực và thay đổi hormone nên người phụ nữ sẽ gặp phải chứng đãng trí. Cô ấy sẽ thỉnh thoảng quên tắt bếp ga, quên khóa cửa nhà, quên đang kho thịt để chúng cháy đen trên bếp…

Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm, vì thế ở thời điểm này các đức ông chồng phải luôn theo sát và nhắc nhở cô ấy mọi việc. Bên cạnh đó hãy tìm những phương cách để giúp cô ấy cải thiện trí nhớ.

6. “Cấm sờ” vào vùng núi đôi

Các chuyên gia cho biết trong quá trình mang thai, nếu thường xuyên massage vào hai bên núi đôi sẽ nguy hiểm cho thai nhi. Điều này khiến em bé gặp nguy hiểm có thể bị động thai, nguy hiểm hơn là sẩy thai hoặc sinh non. Do vậy, trong suốt thời gian vợ mang thai các ông bố tương lai tuyệt đối không được động chạm vào vùng nhạy cảm này.

7. Đừng chiều vợ quá

Khi vợ mang thai vì sợ vợ vất vả và nguy hiểm cho em bé nên các ông bố thường giành hết mọi việc về mình. Tuy nhiên đây không phải là cách hay thậm chí bạn có thể bị cô ấy mắng cho một trận nữa đấy. Hãy làm mọi thứ đúng chừng mực và vừa phải đừng biến cô ấy thành một kẻ vô dụng như thế.

8. “Chuyện ấy” sẽ không gây hại cho em bé

Nhiều ông bố trẻ lo lắng trong thời gian mẹ mang thai mà làm chuyện ấy sẽ tác động không tốt đến em bé vì có thể làm chạm vào đầu, vào chán bé. Nhưng chuyện đó là không thể nào. Theo các bác sĩ cho biết các cặp vợ chồng nên hạn chế “yêu” ở ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ vì dễ sẩy thai và sinh non. Còn ba tháng giữa thai kỳ bạn có thể thoải mái tận hưởng trọn cuộc vui với những tư thế “yêu” an toàn cho bà bầu là được miễn là bà bầu cảm thấy thoải mái.

9. Không được giành đồ ăn với cô ấy

Ốm nghén khi mang thai có thể khiến bà bầu luôn thèm ăn và ăn không biết no. Do vậy dù đó là món ăn mà bạn rất thích mà cô ấy muốn ăn thì bạn nên nhẹ nhàng mời cô ấy ăn nếu cô ấy thấy ngon miệng thì hãy để cho cô ấy ăn hết nhé. Ở thời điểm này bạn cần phải xác định thức ăn của bạn cũng là của cô ấy nhưng thức ăn của cô ấy chỉ là của cô ấy mà thôi. Bạn không được giành, chia sẻ hay đòi hỏi sự công bằng lúc này.

10. Sự thật là phụ nữ mang thai rất lười

Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi khi mang thai, nội tiết tố của cô ấy thay đổi, cô ấy đang phải mang nặng và nuôi em bé trong bụng. Cô ấy sẽ không còn nhanh nhẹn và nhiều năng lượng để làm sạch nhà cửa, phòng ngủ hay nấu những bữa ăn cho bạn nữa. Hãy chấp nhận điều này và giúp cô ấy làm việc nhà để cô ấy có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nhé.

11. Chồng sẽ bị thay thế bằng những chiếc gối

Vào những tuần cuối của thai kỳ, bụng cô ấy sẽ ngày càng to lên điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để tìm được một tư thế ngủ thoải mái cô ấy sẵn sàng gạt bạn ra khỏi giường và thay thế vào đó là những chiếc gối ôm, gối kê lưng, gối kê chân. Với bạn điều này thật tồi tệ nhưng hãy thông cảm vì điều cô ấy đang phải chịu đựng còn tồi tệ hơn những gì bạn phải chịu rất nhiều.

12. Không cằn nhằn khi vợ mang thai

Khi mang thai cô ấy sẽ thay đổi tâm tính trở nên cáu gắt, khó chịu, không cho chồng gần gũi, nhà cửa bừa bộn… nhưng các ông chồng cũng không được cằn nhằn lại vợ. Cách tốt nhất là xắn tay áo lên để làm giúp cô ấy mọi việc, kiên trì, chịu đựng và cảm thông là điều duy nhất mà các ống bố trẻ cần làm lúc này.

Trên đây là 12 kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu co các ông chồng đảm. Hy vọng rằng các ông chồng có thêm kinh nghiệm để chăm sóc vợ khỏe mạnh suốt thai kỳ.

]]>
https://dinhduongbabau.net/kinh-nghiem-cham-soc-vo-bau-cho-ong-chong-dam-2032/feed/ 0
Vợ mang thai nên ăn gì https://dinhduongbabau.net/vo-mang-thai-nen-an-gi-2034/ https://dinhduongbabau.net/vo-mang-thai-nen-an-gi-2034/#respond Sat, 09 Dec 2017 01:49:41 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2034 Không chỉ người phụ nữ cần quan tâm đến những thực phẩm mình nên ăn khi mang thai mà có khá nhiều những ông bố cũng quan tâm về việc vợ mang thai nên ăn gì. Việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho bà bầu không những giúp cho mẹ bầu có một sức khỏe tốt trong thai kỳ mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là danh sách những thực phẩm bố nên bổ sung cho mẹ bầu vào thực đơn hàng ngày để mang lại lợi ích tốt nhất cho con.

vo-mang-thai-nen-an-gi

Acid folic

Ngay từ trước khi mang thai, khi có ý định mang thai cả bố và mẹ cần bổ sung axit folic bởi não bộ, hộp sọ và tủy sống của con được hình thành trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, trước cả lúc mà bố mẹ có biết là đã có con. Vì vậy, bổ sung axit folic trước khi mang thai sẽ rất cần thiết giúp con tránh các tổn thương ống thần kinh và giúp cho não bộ, hộp sọ, tủy sống phát triển bình thường.

Nguồn thực phẩm giàu axit folic: Rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, cải bắp Bỉ, bắp cải, cải xoăn, đậu bắp), đậu (đậu xanh, đậu, đậu lăng), ngô, khoai tây nướng, măng tây, đậu Hà Lan tươi, cam và nước cam, trứng, các loại thực phẩm và gạo lức bổ sung axit folic (ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và bơ thực vật không bão hòa đa).

Sắt

Sắt tham gia tạo huyết sắc tố Hemoglobin, tham gia tạo yếu tố miễn dịch, hô hấp tế bào và hỗ trợ khả năng nhận thức của con người. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ bị thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Bổ sung sắt giúp mẹ bầu chống thiếu máu, nhiễm khuẩn, hỗ trợ phát triển của trẻ em, não bộ và tích trữ cho cơ thể thai nhi sử dụng sau này.

Nguồn thực phẩm giàu sắt:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, gà bỏ da, cá, gà tây, trứng luộc chín.
  • Thực phẩm giàu đạm cho người ăn chay: đậu (nấu hoặc đóng hộp), lạc.
  • Các nguồn bổ sung khác: rau lá xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc được bổ sung thêm sắt.

Canxi

thuc-pham-giau-canxi-cho-ba-bau

Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000 – 1.200mg Canxi mỗi ngày từ thực phẩm và thuốc. Canxi sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ. Bổ sung các Canxi giúp cho xương và răng trẻ và duy trì cơ thể bà bầu khỏe mạnh, không bị chuột rút đau lưng khi mang thai.

Các thực phẩm giàu Canxi:

Canxi có trong các sản phẩm từ sữa ít béo (sữa không kem, phô mai ít béo và sữa chua), cá cả xương như cá mồi, đậu phụ, ngũ cốc, gạo, bánh mỳ, cam và các loại hoa quả khô như Sung, mơ, các loại rau xanh như hoa lơ xanh, cải xoong, cải xoắn..

Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu Canxi, Phospho qua đường ruột và sự bám của Canxi, Phospho vào xương, răng…trong cơ thể. Thiếu Vitamin D sẽ dẫn tới tình trạng nhuyễn xương, co giật, loãng xương

Nguồn bổ sung Vitamin D :

Tố nhất là từ ánh sáng mặt trời (tốt nhất là lúc bình minh) trực tiếp trên da. Bố nên cho mẹ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian khoảng 15-30 phút mỗi ngày là có thể sản xuất đủ lượng Vitamin D hàng ngày. Ngoài ra, một số ít thực phẩm chứa Vitamin D như các loại cá mỡ như cá mòi, trứng luộc chín, sữa ít béo, măng tây, một vài loại ngũ cốc ăn liền, taramasalata.

Omega-3 (DHA và EPA)

DHA là thành phần cấu tạo chính trong chất xám của não bộ và màng tế bào thần kinh. EPA giúp tăng cường tốc độ dẫn truyền thần kinh và chống viêm. Tỷ lệ DHA/EPA trong sữa mẹ bằng khoảng 4-4.5/1 và cần bổ sung từ nguồn thực phẩm do cơ thể không thể tự tổng hợp được các loại acid béo không bão hòa này. Omega-3 giúp cho con thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Nguồn thực phẩm giàu Omega-3:

Cá và các loài có vỏ nhưng ít bị nhiễm độc thủy ngân (tôm, cá hồi, cá ngừ, cá mồi…), trứng giàu Omega-3. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng mỗi ngày 1 viên thuốc tổng hợp có chứa DHA và EPA đã tiêu chuẩn hóa theo công thức 4.5 DHA/1 EPA như trong thuốc Procare.

I-ốt

Thiếu I-ốt trong thời gian mang thai, đặc biệt là 12 tuần đầu làm giảm chỉ số thông minh ở trẻ em. Bố nên bổ sung I-ốt cho mẹ bầu thông qua việc sử dụng các loại muối I-ốt trong chế biến thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó cá biển, sò, trứng, sữa chua… cũng là nguồn thực phẩm bổ sung I-ốt tốt. Tùy thuộc vào tình trạng I-ốt hiện tại (định lượng I-ốt trong nước tiểu) mà bổ sung lượng I-ốt thích hợp.

Vitamin C

Thuc-Pham-Giau-Vitamin-C

Vitamin C giúp cấu tạo Collagen, một protein quan trọng trong cấu trúc của sụn, gân, xương và da. Đây cũng là chất chống oxy hóa rất hiệu quả, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai,

Nguồn thực giàu Vitamin C:

Các loại hoa quả họ cam (cam, chanh, bưởi), hoa quả và rau có màu đậm (kiwi, dâu tây, ổi, dứa, bí ngô, bí đao, dưa gang) và rau xanh đậm (rau bina, bắp cải Bỉ, ớt chuông, bông cải xanh).

Magie

Magie là vi chất rất quan trọng trong việc tạo xương, chuyển hóa protein và các axit béo. Đồng thời, magiê giúp thư giãn cơ bắp – những điều rất quan trọng trong quá trình mang thai. Ngoài ra, Magie giúp giảm co cơ, chuột rút ở mẹ bầu và giúp củng cố xương của con. Chức năng thư giãn cơ bắp của magiê đặc biệt quan trọng với cổ tử cung, giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm, giảm nguy cơ sinh non. Magiê hoạt động song song với canxi: trong khi canxi kích thích cơ bắp co thắt thì magiê giúp cơ thư giãn.

Nguồn thực phẩm giàu Magie mẹ bầu nên bổ sung:

  • Gạo lức, lúa mì, bột lúa mỳ, bột yến mạch.
  • Hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, các loại hạt.
  • Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và các loại đậu tươi khác.
  • Cá hồi, cá bơn
  • Hạt bí ngô, hạt hướng dương
  • Chuối, nho, bơ

Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm thì bố cũng nên bổ sung cho mẹ viên uống Vitamin tổng hợp mỗi ngày. Pm Procare là viên uống tổng hợp chuyên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú để đáp ứng nhu cầu DHA, EPA, Vitamin và khoáng chất của cơ thể người phụ nữ tăng lên trong thời kỳ này. DHA, EPA cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi và trẻ, cho các trường hợp thai to và làm giảm nguy cơ sinh non. Bổ sung PM Procare sẽ giúp tăng khả năng tồn tại và phát triển toàn diện của thai nhi. Chúc mọi mẹ bầu có một thai kỳ an lành, cả nhà khỏe mạnh cùng chào đón con chào đời.

]]>
https://dinhduongbabau.net/vo-mang-thai-nen-an-gi-2034/feed/ 0
Vợ mang thai chồng nên kiêng gì https://dinhduongbabau.net/vo-mang-thai-chong-nen-kieng-gi-2029/ https://dinhduongbabau.net/vo-mang-thai-chong-nen-kieng-gi-2029/#comments Fri, 08 Dec 2017 08:55:50 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2029 Khi mang thai không chỉ người mẹ cần phải cẩn thận và kiêng cữ mà người chồng cũng cần phải kiêng cữ để giữ gìn cho con được phát triển khỏe mạnh trong thai kỳ. Không ít thắc mắc từ các ông bố “Vợ mang thai chồng nên kiêng gì” để mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các ông bố tương lai.

vo-mang-thai-chong-nen-kieng-gi

Vợ mang thai chồng nên kiêng gì?

Không hút thuốc lá

Thuốc lá ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường nên những chất có hại trong thuốc lá sẽ dễ dàng xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Các chất độc trong khói thuốc khiến con dễ bị dị tật di truyền hơn và làm tăng nguy cơ sẩy thai của mẹ.

Không gây thêm áp lực cho mẹ bầu

Tâm trạng của người phụ nữ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần giữ tâm lý vui vẻ, trạng thái sức khỏe của mẹ khỏe khoắn và vui tươi thì cũng góp phần làm cho con trong bụng khỏe mạnh hơn, sự phát triển về trí não và tâm lý sau này của con cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, để có thể nuôi được em bé thì mẹ có rất nhiều thay đổi: hình dạng bên ngoài, tâm lý, nội tiết, chuyển hóa,… Tất cả những thay đổi đó làm cho mẹ bầu có những thay đổi về tâm sinh lý, lo lắng, bất an và đặc biệt là có rất nhiều người bị stress dẫn tới trầm cảm. Bố hãy luôn cố gắng thông cảm và thấu hiểu cùng mẹ.

Không chiều theo ý ăn uống của mẹ bầu hết cỡ

Không phải khi người vợ mang bầu người chồng không nên tùy ý chiều theo mong muốn của mẹ. Dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con. Vì vậy, bố cần tìm hiểu xem đâu là loại thực phẩm tốt để bổ sung cho mẹ và thực phẩm không tốt để giúp mẹ kiêng cữ.

Không xem nhẹ sức khỏe của mẹ bầu

Khi mang thai mẹ phải đương đầu với rất nhiều sự khó chịu, sự thay đổi của cơ thể như: đau lưng, giãn tĩnh mạch, chuột rút, táo bón, nhiễm trùng,… hoặc những biến chứng thường gặp trong thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường, dọa sẩy thai, tăng huyết áp, rối loạn dịch ối… Bố hãy thường xuyên hỏi han tình hình sức khỏe để kịp thời chăm sóc tốt cho hai mẹ con.

Không quên các lần khám thai

Khi mang bầu không cần đi siêu âm quá nhiều nhưng bạn cần nhớ các mốc khám thai quan trọng nếu có thể thì đưa vợ đi khám như: tuần thứ 11-14, tuần thứ 22-23 và tuần thứ 31-32 của thai kỳ. Đây là 3 thời điểm bắt buộc cần đi khám thau, bố nhớ chú ý đưa mẹ đi khám đầy đủ cho dù thai nhi hoàn toàn bình thường, vì đây là thời điểm thực hiện những xét nghiệm thai kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển của con đang có diễn ra bình thường hay không, kiểm tra xem con có bị dị tật hay không để can thiệp kịp thời.

Không để mẹ bầu làm việc nặng nhọc

Mang vác đồ vật nặng, dọn chất thải vật nuôi, những việc cần leo trèo, tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn… bố nên làm giúp, bởi công việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho con trong bụng mẹ.

Kiêng chuyện “yêu” trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Theo các chuyên gia sản khoa, nếu mẹ bầu không có các dấu hiệu bất thường như: dọa sảy thai, chảy máu âm đạo nhiều, nhau tiền đạo, có tiền sử sinh non, sảy thai, có các bất thường về nước ối, nhau thai… Thì việc quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng đến em bé vì thai nhi đã được bao bộc bởi màng ối và tử cung.

Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì, lúc này thai nhi đang trải qua quá trình hình thành các cơ quan và bộ phận của cơ thể để thành một thai nhi hoàn chỉnh, vì vậy việc quan hệ tình dục lúc này tuy không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối nhưng cũng cần hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc sinh hoạt chăn gối lúc này cần dựa trên nhu cầu và cảm nhận của phụ nữ có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hoóc-môn, sức khoẻ, tâm lý.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bụng bầu thường khá lớn, mẹ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức thường xuyên. Ngoài ra, trong 3 tháng cuối người phụ nữ cũng không có cảm hứng cho chuyện chăn gối bởi giai đoạn này người phụ nữ phải trải qua một số khó khăn như: dấu hiệu sưng khớp, phù chân, đau lưng và ợ nóng. Từ đó, cảm hứng cho chuyện chăn gối cũng giảm đi rất nhiều. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chảy máu âm đạo, nước ối rò rỉ, thì việc quan hệ cũng có thể gây nhiễm trùng cho con. Nếu có tiền sử sinh non, hoặc mẹ gặp phải các cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ, thì bố mẹ nên kiêng “chuyện ấy”. Tuy nhiên nếu thai kỳ hoàn toàn bình thường và mẹ bầu hoàn toàn thoải mái thì chuyện gối chăn cũng không mang lại bất kỳ tác động tiêu cực nào cho con.

Không đặt các đồ vật sắc bén trên giường

Vật sắc nhọn là những thứ đại kỵ trong phòng ngủ vì sát khí của chúng rất nặng, dễ tạo áp lực công việc, đau đầu, bất an, thậm chí bị thương… khi mẹ bầu vô ý đụng vào.

Những kiêng cữ của chồng khi vợ mang thai mà tôi đã chia sẻ trên đây đều đã được lý giải bởi khoa học để giúp cho mẹ khỏe mạnh và con có tiền để phát triển toàn diện. Vì vậy, các ông bố hãy nhớ kỹ để chăm sóc vợ khi mang thai thật tốt nhé!

]]>
https://dinhduongbabau.net/vo-mang-thai-chong-nen-kieng-gi-2029/feed/ 2