Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Đang cho con bú có thai không? https://dinhduongbabau.net/dang-cho-con-bu-co-thai-khong-1494/ https://dinhduongbabau.net/dang-cho-con-bu-co-thai-khong-1494/#respond Tue, 22 Aug 2017 04:04:05 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1494 Sau khi sinh kinh nguyệt chưa thể xuất hiện trở lại được nên nhiều người tưởng rằng thời điểm này sẽ không có thai được nhưng thực ra lại không phải như vậy. Và đặc biệt, sau khi sinh cũng là thời điểm mà vợ chồng được gần gũi sau một thời gian dài. Liệu trong thời gian cho con bú khi chưa thấy kinh nguyệt liệu mẹ có thể có thai hay không?

cho-con-bu-co-thai-hay-khong

Xem thêm: Cho con bú khi mang thai – an toàn hay nguy hiểm

Sáu tháng sau sinh là thời gian bận bịu nhất của bà mẹ  trẻ, ngoài việc ở cữ, bồi bổ cơ thể  còn phải học cách chăm sóc em bé mới chào đời. Ngoài ra thời gian này cũng là thời gian vợ chồng gặp nhau sau một thời gian dài kiêng cữ, vì thế nhiều bà mẹ trẻ đều cảm thấy lúng túng và lo lắng: Chưa thấy kinh nguyệt sau khi sinh liệu có thể mang thai? Để làm rõ vấn đề đang cho con bú có thai không trước hết chúng ta cần phải hiểu được thời gian kinh nguyệt trở lại và rụng trứng sau khi sinh.

Khi nào thấy lại kinh nguyệt sau khi sinh?

Thời gian nào sau sinh kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại? Khi nào thì bắt đầu rụng trứng? Đây đều là những khoảng thời gian không xác định được. Tuy nhiên với những bà mẹ không cho con bú chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn so với những bà mẹ cho con bú. Dưới đây chúng tôi đã thống kê được một số khoảng thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại với cả bà mẹ không cho con bú và cả bà mẹ cho con bú, bạn có thể tham khảo.

Với những bà mẹ không cho con bú

Với những bà mẹ không cho con bú thông thường chỉ khoảng 6 – 10 tuần sau khi sinh kinh nguyệt sẽ trở lại, tức là trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh thì chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện hơn nữa nó có thể bắt đầu rụng trứng. Tuy nhiên, có một số ít các bà mẹ cho biết phải sau 4 tháng mới bắt đầu thấy lại.

Với những bà mẹ cho con bú

Thông thường với những bà mẹ cho con bú thì kinh nguyệt xuất hiện muộn hơn những bà mẹ không cho con bú, khoảng từ 4-6 tháng sau khi sinh, tuy nhiên sự khác biệt ở mỗi người là khá lớn. Nhiều bà mẹ dù đang cho con bú nhưng chỉ 2-3 tháng sau sinh là đã thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, lại có không ít bà mẹ phải khoảng 1 năm sau mới thấy lại chu kỳ đầu tiên.

Chu kỳ  kinh nguyệt sau sinh không đều

Dù có  đang cho con bú hay không cho con bú thì vài chu kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ sau khi trở lại sẽ không theo bất cứ quy luật nào. Khoảng cách giữa 2 chu kỳ, lượng kinh nguyệt đều không giống với lúc trước khi mang thai. Tuy nhiên, nó sẽ dần đi vào ổn định ở những lần tiếp theo. Nếu chu kỳ sinh lý sau sinh bị rối loạn kéo dài thì các bà mẹ nên đi gặp bác sỹ phụ khoa để được tư vấn tránh trường hợp bỏ qua các vấn đề sinh lý khác.

Thời gian rụng trứng sau sinh

Chu kỳ  kinh nguyệt ở mỗi người là không giống nhau, thông thường là 28 ngày và được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh, máu kinh sẽ xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày, đây là thời kỳ bong niêm mạc.

Trong thời kỳ hoàng thể, dưới tác dụng của kích thích tố  tuyến yên sẽ khiến cho một số nang noãn trong buồng trứng lớn lên, đến khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một trong số các nang noãn đó chín và được phóng ra khỏi buồng trứng, tức là rụng trứng. Sau rụng trứng chính là thời kỳ hoàng thể vì lúc này buồng trứng chịu tác dụng của kích thích tố hoàng thể do tuyến yên tiết ra đó là lutein hormone (LH) một chất thúc đẩy làm dày niêm mạc tử cung và chuẩn bị sẵn tổ cho sự thụ tinh.

Đến chu kỳ sau nếu không được thụ thai, niêm mạc tử cung sẽ bong ra từng mảng và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Tình trạng sinh lý ở mỗi phụ nữ không giống nhau, hiện tượng rụng trứng ở nhiều người không theo quy luật, thậm chí có những người có kinh mà không hề rụng trứng tức buồng trứng không giải phóng nang noãn. Vì thế nếu cơ thể  có những thay đổi khác thường các bà mẹ nên đi gặp bác sỹ phụ khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cho con bú có phải phương pháp tránh thai tự  nhiên

Những bà mẹ cho con bú thường thì kinh nguyệt sẽ đến muộn hơn bà mẹ không cho con bú nguyên nhân là do khi cho con bú sẽ tăng tiết hormone kích thích tuyến sữa và làm giảm hormone của tuyến yên vì thế nang noãn không được giải phóng. Tuy nhiên điều này cũng không thể loại trừ khả năng tính chu kỳ của hormone bị thay đổi và như thế chu kỳ kinh nguyệt cũng không theo quy luật.

Ngược lại, những bà mẹ không cho con bú thì sự  hoạt động của các tuyến hormone nhanh chóng trở  lại bình thường, vì thế khi cơ thể đã sẵn sàng thì chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng sẽ sớm xuất hiện trở lại.

Cho con bú được coi nhiều là phương pháp tránh thai tự nhiên bởi 2 yếu tố sau nhưng nó không hoàn toàn là chắc chắn 100% được mà bạn vẫn nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.

Thời gian kinh nguyệt trở lại khá  muộn

Theo số  liệu thống kê, thời gian thấy kinh lần đầu tiên ở bà mẹ cho con bú là khá muộn, khoảng từ 4-6 tháng sau khi sinh. Vì thế không ít người cho rằng cho con bú là biện pháp tránh thai tự nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Bởi vì cho con bú sẽ làm chậm lại thời kỳ rụng trứng tuy nhiên với những bà mẹ chậm có kinh lại sau sinh thì lần có kinh đầu tiên đại đa số đều đã có sự rụng trứng, vì thế vẫn nên có biện pháp tránh thai sau sinh an toàn, đặc biệt nếu thấy lượng sữa tiết ra ít hơn bình thường thì nên nghĩ đến khả năng đã có thai lại.

Thời kỳ  rụng trứng hồi phục sau 4-6 tháng sau sinh

Chức năng rụng trứng có thể sẽ phục hồi sau khi sinh từ 4 – 6 tháng và khi con bước bào thời kỳ ăn dặm, mẹ sẽ cho con bú ít đi nên các hormone sẽ dần dần được điều chỉnh, có thể chức năng rụng trứng đã được phục hồi vào đúng lúc bạn không để ý đến. Vì thế, nếu không có biện pháp tránh thai các bà mẹ vẫn có thể có thai lại.

Chưa thấy kinh nguyệt liệu có thể  mang thai?

Sự xuất hiện kinh nguyệt là biểu hiện của chức năng rụng trứng đã được phục hồi, tuy nhiên không phải chưa xuất hiện kinh nguyệt là chưa rụng trứng. Các bà mẹ nên lưu ý lần rụng trứng đầu tiên sau khi sinh không nhất thiết là phải sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mà có thể là trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Vì thế nếu có suy nghĩ đợi cho đến khi thấy kinh mới áp dụng các biện pháp tránh thai thì có thể bạn đã lại “nhỡ” có bầu ngay sau khi sinh chưa được bao lâu.

Tốt nhất các bà mẹ nên có những biện pháp tránh thai hợp lý khi khôi phục lại cuộc sống sinh hoạt vợ  chồng sau sinh để tránh có thai lại khi cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn.

Sau khi hết thời gian ở cữ, các bà mẹ nên đi khám phụ khoa sau sinh và xin tư vấn của bác sỹ  về các biện pháp tránh thai thích hợp và các vấn  đề về kinh nguyệt. Điều này hết sức quan trọng vì nó giúp các bà mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ của mình.

Nếu không sử dụng biện pháp tránh thai, kinh nguyệt lại mãi vẫn chưa thấy thì bạn nên nghĩ đến khả  năng em bé của bạn lại đang có em.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú, dấu hiệu có thai sau sinh

Trên đây là những thông tin có thể giải đáp được thắc mắc  đang cho con bú có thai hay không? Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có được phương pháp phòng tránh an toàn và hiệu quả.

]]>
https://dinhduongbabau.net/dang-cho-con-bu-co-thai-khong-1494/feed/ 0
Cho con bú nên uống canxi loại nào? https://dinhduongbabau.net/cho-con-bu-nen-uong-canxi-loai-nao-1446/ https://dinhduongbabau.net/cho-con-bu-nen-uong-canxi-loai-nao-1446/#comments Sat, 12 Aug 2017 03:50:53 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1446 Canxi trong cơ thể của mẹ bị rút ra qua nhau thai để cung cấp cho con tạo xương, tạo răng cũng như cung cấp dương chất để hoàn thiện não bộ trong quá trình manh thai. Vì vậy, trong quá trình mang thai và đặc biệt là mẹ cho con bú cần bổ sung canxi đầy đủ và đúng cách để mẹ không bị thiếu xương, loãng xương và gặp nhiều triệu chứng như đau lưng, đau cơ bắp, rụng tóc… Vậy mẹ cho con bú nên uống canxi loại nào để có thể đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và bé.

bo-sung-canxi-cho-me-sau-sinh

Nhu cầu canxi cho phụ nữ cho con bú

Canxi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương. Lượng canxi hấp thu mỗi ngày cho thai nhi trung bình là 350mg (thời kỳ đầu 1 – 50mg, giữa 100 – 150mg, cuối 150 – 450mg); cho trẻ bú mẹ trung bình là 300 – 500mg. Tất cả lượng canxi đều do cơ thể mẹ cung cấp cho con. Chính vì thế mà nhu cầu canxi của mẹ sau sinh rất cao, nếu không bổ sung thì lượng canxi hấp thu sẽ bị thiếu.

Trong thời kỳ cho con bú, nếu cơ thể mẹ bị thiếu canxi, sữa mẹ kém chất lượng, trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến chứng hạ canxi máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy) hay nặng (co giật), rụng tóc vành khăn, chân tay vòng kiềng, còi cọc, chậm lớn… Những biểu hiện thiếu canxi ngày một rõ, xuất hiện vài ba ngày, vài tuần hay một tháng sau sinh.

Xem thêm: Cách uống Canxi cho bà bầu đúng cách

Những nguồn canxi tốt cho mẹ sau sinh

Việc bổ sung canxi an toàn và được nhiều mẹ sử dụng đó là bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm và đây là phương pháp dễ dàng thực hiện nhất đối với các bà mẹ sau sinh. Mẹ sau sinh có thể bổ sung canxi qua thực đơn hàng ngày bằng những loại thực phẩm sau: gạo, đậu, rau, cá, tôm, cua, ếch. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý cân bằng dinh dưỡng, bởi nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng canxi, sẽ gây nên quá trình khó tiêu hóa và bị táo bón.

bo-sung-canxi-khi-cho-con-bu

Nếu như bạn chưa chú trọng đến lượng canxi mình tiêu thụ trước khi cho con bú, hãy bắt đầu bổ sung ngay những nguồn canxi chất lượng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Các loại rau lá xanh thẫm: Bó xôi, cải thìa, cải xoăn, kale…
  • Đậu hũ và các thực phẩm từ đậu nành
  • Các loại hạt đậu
  • Các loại hạt mè, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, bơ đậu phộng, quả óc chó…
  • Các loại rong biển
  • Hải sản: tôm, cá hồi còn xương, cá thu còn xương…
  • Một số nguồn canxi khác: ngưu bàng, nước cam bổ sung canxi, sữa gạo bổ sung canxi

Có nên uống bổ sung canxi?

Ở một số trường hợp, mẹ cho con bú cần được bổ sung canxi. Các loại sản phẩm bổ sung canxi nên đồng thời chứa cả magiê theo tỉ lệ 1 – 2 để đảm bảo mức hấp thụ hợp lý khi vào cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn không thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm thì nên chú ý bổ sung cả kẽm để hấp thu được lượng canxi tối đa.

Liều lượng thông thường cho một người lớn cần bổ sung canxi mỗi ngày là khoảng 1500 mg hỗn hợp canxi/ magiê/ kẽm. Nếu bạn ăn chay thì chỉ cần bổ sung từ 700 – 800 mg/ ngày. Lý do là hàm lượng phốt pho có trong thịt làm giảm hấp thu canxi.

Nếu bạn cần bổ sung trên 500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày, hãy chia nhỏ phần viên uống hoặc thức uống bổ sung. Liều tốt nhất dành cho các loại canxi bổ sung là 500 mg/ 1 lần uống. Nhưng mẹ cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều canxi, không thể vượt quá 2500 mg canxi mỗi ngày. Bởi vì nếu bổ sung Canxi quá liều có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Nếu cơ thể thiếu hụt quá nhiều lượng canxi sau khi sinh thì mẹ cần bổ sung canxi bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Theo nghiên cứu khoa học, nhu cầu canxi mỗi ngày trong năm đầu của bà mẹ cho con bú là 1.000 mg. Tuy nhiên, mẹ cho con bú cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn liều lượng bổ sung phù hợp để tránh sử dụng quá liều cũng như các phản ứng phụ đối với một số người mắc bệnh đái tháo đường, người kiêng muối, người bị cao huyết áp. Bởi căn cứ vào lượng canxi hấp thu đã có từ thức ăn, thầy thuốc sẽ bổ sung phần cần thiết và kết hợp thêm Vitamin D3.

Ngoài ra, sau khi sinh con 1 tháng, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng. Không chỉ phòng được chứng loãng xương, vận động còn giúp bạn tăng cường sức khỏe và sớm lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, các mẹ nhớ chú ý tránh những hoạt động mạnh gây tổn hại đến sức khỏe. Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể mẹ sau sinh tổng hợp vitamin D cho quá trình chuyển hóa canxi tốt đồng thời cũng ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.

Xem thêm: Tất tần tật những điều mẹ cho con bú cần biết

]]>
https://dinhduongbabau.net/cho-con-bu-nen-uong-canxi-loai-nao-1446/feed/ 66
Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? https://dinhduongbabau.net/lam-sao-de-be-bu-me-tang-can-nhanh-1439/ https://dinhduongbabau.net/lam-sao-de-be-bu-me-tang-can-nhanh-1439/#comments Thu, 10 Aug 2017 02:35:32 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1439 Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ chậm tăng cân khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng bởi những tháng đầu là giai đoạn vàng mà trọng lượng cũng như hệ miễn dịch của bé tăng lên đáng kể. Tuy nhiên có rất nhiều bé tăng cân rất chậm trong những tháng đầu mặc dù bé bú hoàn toàn sữa mẹ, liệu đây có phải dấu hiệu sức khỏe của bé có vấn đề? Cùng tìm hiểu giải pháp để bé bú mẹ tăng cân nhanh mẹ nhé!

lam-sao-de-be-bu-me-tang-can-nhanh

Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Thông thường một em bé mới sinh sẽ có xu hướng giảm cân hoặc tăng cân rất chậm so với trọng lượng ban đầu trong vài ngày đầu sau sinh (chỉ khoảng 5 – 10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu). Sau đó, bé sẽ bắt đầu tăng cân một cách đều đặn.

Theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau đây. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và cơ địa của từng bé nên mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau:

  • Một em bé sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần
  • Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái
  • Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng
  • Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi

Nguyên nhân khiến bé bú mẹ chậm tăng cân

Bé sơ sinh tăng cân chậm thường do một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Sinh non: Những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân hơn so với các bé khác. Ngoài ra, trẻ sinh non sức khỏe cũng kém hơn các bé khác và dễ mắc bệnh hơn.
  • Không bú đủ sữa: Có thể do mẹ ít sữa hoặc cũng có thể do mẹ cho con bú không đúng cách mà lượng sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé khiến bé tăng cân chậm.
  • Vấn đề về sức khoẻ của bé: Bé chậm tăng cân cũng có thể do một vấn đề vềsức khỏe như: vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Hoặc, bé bị một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Bé lười bú, bú ít cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm tăng cân. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng ngủ thiếp đi khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Giải pháp cho bé bú mẹ chậm tăng cân

Dựa vào những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân mà mẹ có những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Việc bé chậm tăng cân nếu liên quan đến sức khỏe của bé mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm để con có thể phát triển tốt hơn. Dưới đây là một số giải pháp cho bé bú mẹ chậm tăng cân:

Cho bé bú đúng cách

Bên cạnh việc mẹ cho con bú đúng tư thế mẹ cũng cần biết là sữa mẹ có 2 lớp dinh dưỡng khác nhau. Khi con bú trong 10 phút đầu sữa thường loãng như nước và ít dưỡng chất, khi bé bú có thể bắn thành tia nếu mẹ nhiều sữa. Sau 10 phút bé sẽ bú được lớp sữa nhiều dưỡng chất, đầy đủ vitamin (đặc và béo hơn), chứa nhiều đạm.

Vì vậy, mẹ cần cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên để đảm bảo cho con bú được những giọt sữa đẩy đủ dưỡng chất. Nếu mẹ cho con bú khoảng 15 phút rồi chuyển sang bầu vú bên kia có nghĩa là con chỉ bú được lượng sữa ban đầu loãng như nước và chỉ hấp thu được 1 ít sữa ở lớp thứ 2 như vậy bé không đủ dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn, khiến bé không đủ no nên sẽ ngủ không yên giấc, bé còn bị chậm tăng cân, chậm lớn. Với những bé có thời gian bú ngắn dưới 20p cho 1 lần bú, mẹ nên vắt bỏ bớt lớp sữa đầu tùy theo lượng sữa thực tế của mình nhiều hay ít. Có thể bỏ chừng 20-30ml, nhiều thì vắt bỏ nhiều hơn cho một bên bầu ngực, để con có thể bú ngắn thời gian hơn cho mỗi bên vú, nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng.

Xem chi tiết: Mách mẹ bí kíp cho con bú đúng cách

Cải thiện chất lượng sữa mẹ, bổ sung dưỡng chất khi cho con bú

Mẹ cần ăn uống đủ chất để nâng cao chất lượng sữa cho con bú sẽ đủ dinh dưỡng hơn. Khi con bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân kém hay trẻ chậm phát triển các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, mọc răng, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất hơn. Mẹ cần bổ sung đủ chất đạm (thịt, cá) dùng thêm các hoa quả chứa vitamin A, C, E, ăn thêm ngũ cốc để có Vitamin B.

Để có được một nguồn sữa đảm bảo tốt nhất cho trẻ, chị em cần có chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý mới kích thích quá trình tạo dinh dưỡng bên trong. Ngoài chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, mẹ nên sử dụng thêm thuốc bổ sung PM Procare để tăng cường lượng DHA/EPA, sắt, Axit Folic trong sữa, giúp con có được nguồn thức ăn tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

Xem thêm: Mẹ ăn gì để tăng chất lượng sữa cho con bú?/Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

Chăm chút cho giấc ngủ của con

Việc cho con một giấc ngủ ngon và sâu sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngủ ngon giấc sẽ giúp hormone tăng trưởng tăng gấp 4 lần so với bình thường. Thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng là thời điểm bé ngủ ngon và sâu giấc nhất.

Khi lớn hơn thời gian ngủ của bé cũng giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nhất là vào buổi tối không cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng làm bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.

Để bé thư giãn dễ đi vào giấc ngủ ngon lành mẹ cũng có thể massage cho bé mỗi ngày. Theo các nhà nghiên cứu, việc massage cho trẻ sơ sinh sẽ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân.

Cho bé ăn đặm đúng thời điểm

Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, bởi vì hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…

Trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé cưng.

]]>
https://dinhduongbabau.net/lam-sao-de-be-bu-me-tang-can-nhanh-1439/feed/ 12
Làm thế nào để nhiều sữa cho con bú? https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-nhieu-sua-cho-con-bu-1426/ https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-nhieu-sua-cho-con-bu-1426/#respond Wed, 09 Aug 2017 09:00:12 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1426 Việc sữa mẹ nhiều hay ít không đơn giản chỉ là do cơ địa của mỗi người mà còn có một số nguyên tắc chung để mẹ gọi sữa về mẹ nhiều mẹ không để ý. Đã rất nhiều bà mẹ trong thời gian cho con bú lo lắng vì sao mình bị ít sữa và không biết làm thế nào để nhiều sữa cho con bú? Ở bài viết này dinhduongbabau sẽ chia sẻ tới các bạn những phương pháp giúp mẹ nhiều sữa cho con bú.

lam-sao-de-nhieu-sua-cho-con-bu

Sai lầm khiến mẹ mất sữa

Theo các chuyên gia tình trạng ít sữa bắt nguồn từ việc mất cân bằng hormon bên trong cơ thể mẹ dẫn đến khi mới sinh đã tiết ít sữa.

Còn có nhiều trường hợp ban đầu mẹ rất nhiều sữa nhưng lượng sữa đã giảm dần theo thời gian, khi con càng lớn lượng sữa càng ít. Đây là do hormone prolactin – một loại hormone quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ, lượng hormone này thiếu là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa.

Bên cạnh đó còn do mẹ lo lắng, mệt mỏi, việc ăn uống, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý cũng ảnh hưởng đến việc mẹ mất sữa.

Ngoài ra, còn một số sai lầm dưới đây khiến mẹ bị mất sữa:

  • Do mẹ cho con bú không đúng cách đặc biệt là với tư thế nằm cho con bú khiến cho các mẹ không thể tiết được ra sữa.
  • Mẹ càng ít cho con bú thì lượng sữa mẹ càng ít đi vì sữa còn tồn trong bầu nhiều sẽ ức chế không tiết ra nữa hoặc tiết ít hơn.
  • Mẹ cho con bú bình sớm khiến con dễ bị bỏ ti, thay vì việc cho con bú bình mẹ có thể bón cho con bằng thìa, đổ sữa dưới lưỡi hoặc đổ về hai bên má chứ mẹ không nên đổ thẳng vào miệng bé nếu bé khóc sẽ dẫn đến tình trạng sặc sữa.

Làm thế nào để nhiều sữa cho con bú?

Sinh thường để sữa mẹ về sớm và nhiều

Khi thai tách ra khỏi tử cung báo hiệu sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ và sữa mẹ sẽ nhanh chóng được tiết ra. Thường thì nếu mẹ phải trải qua ca sinh khó khăn thì sữa sẽ về chậm hơn. Khi sữa về bạn nên cho con bú liên tục trong ngày đầu vì đó là sữa non, cho bé bú sữa non rất tốt trong 72 giờ đầu.

Trong quá trình sinh mổ việc sử dụng thuốc kháng sinh để mẹ tránh bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Nếu sinh thường, hàm lượng prolactin đủ để kích thích sữa về nhanh và nhiều.

Luôn cho con bú sau khi sinh

Dù là sinh thường hay sinh mổ mẹ vẫn cần cho con ti ngay sau sinh 1 giờ để con có thể hấp thụ được nguồn sữa non quý giá. Với những bà mẹ sinh mổ thì việc cho con bú ngay, mẹ nên lưu ý không để trễ từ 4 đến 6 giờ. Việc gần gũi, cho con bú theo nhu cầu sẽ tạo nên phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ để sản xuất sữa.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ cho con bú trễ thì bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ và dễ gây tắc tia sữa ở mẹ. Nếu bé phải xa mẹ hơn 6 giờ có thể mẹ nên hút sữa cho bé bằng máy hút sữa chuyên dụng để có kết quả tốt.

Nếu sữa về chậm, mẹ đừng lo lắng mà hãy cho con bú càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó mẹ cũng cần quan sát xem bé bú đã đúng cách chưa.

Xem thêm: Mách mẹ những bí kíp cho con bú đúng cách

Tích cực cho con bú

Sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu, mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú, việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định được nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra. Vì vậy, mỗi khi thấy con có nhu cầu muốn bú bạn cần cho bé bú ngay.

Nếu như sữa mẹ nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ bạn có thể vắt ra rồi để ngăn đá dùng dần. Tuy nhiên, việc dùng máy hút sữa cũng cần đúng cách, việc dùng máy hút sữa không đúng cách có thể làm mất đi sự cân bằng tự nhiên giữa lượng sữa mà mẹ sản xuất với lượng sữa mà bé cần. Thận chí việc này còn dẫn đến tình trạng căng ngực hoặc áp xe vú do sữa quá nhiều.

Tích cực kích sữa

Việc kích sữa bằng máy đều đặn từ 8-10 lần/ngày sẽ giúp sữa về đều đặn hơn nếu bạn thực hiện đúng và liên tục trong một tháng.

Chỉ cần bạn biết cách làm đúng, thì dù muốn nhiều hay muốn ít sữa, cơ thể bạn đều có thể đáp ứng được mà không phụ thuộc vào kích thước ngực hay các yếu tố cơ địa nào.

Hạn chế sử dụng bình sữa

Việc cho bé bú bình sẽ vô tình làm con không thích ti mẹ và có thể bỏ ti mẹ. Vì vậy mẹ cần hạn chế cho con bú bình ngay cả nếu đó là sữa mẹ. Thay vào đó mẹ có thể sử dụng thìa để đút cho con.

Âu yếm và ở bên con

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả hai loại hormone này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hành động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con. Việc ngủ cùng con cũng là thuận lợi để tạo điều kiện mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Ngoài tìm những giải pháp để mẹ nhiều sữa thì mẹ cũng không nên bỏ qua những loại thực phẩm tốt cho việc “gọi sữa về” và cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, các phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.

thuc-pham-giup-nhieu-sua-cho-con-bu

Những thực phẩm gọi sữa về cho các bà mẹ là cà rốt, củ cải, các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)…

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu trong thời gian cho con bú tăng cao nên mẹ rất khó để bổ sung đầy đủ dưỡng chất nếu chỉ bổ sung qua thức ăn hàng ngày. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bà mẹ cho con bú được khuyên dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể cung cấp từ thức ăn, thuốc uống từ bên ngoài.

Ngoài ra, mẹ cũng cần uống nhiều nước và đặc biệt là nước ấm, uống đủ nước là yếu tố then chốt cho việc sản xuất sữa của cơ thể mẹ nhé!

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

]]>
https://dinhduongbabau.net/lam-the-nao-de-nhieu-sua-cho-con-bu-1426/feed/ 0
Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ https://dinhduongbabau.net/lam-sao-biet-be-bu-du-sua-me-1421/ https://dinhduongbabau.net/lam-sao-biet-be-bu-du-sua-me-1421/#respond Mon, 07 Aug 2017 10:15:53 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1421 Khi con bú, con không thể nói với mẹ rằng “mẹ ơi con no rồi” mà chỉ có thể ra hiệu với mẹ bằng hành động. Điều này khá khó khăn với những người lần đầu tiên làm mẹ và những bà mẹ trẻ bởi mẹ sẽ không biết được liệu con đã bú đủ sữa chưa? con đã no chưa? Thực ra có khá nhiều cách để mẹ có thể biết được bé bú đủ sữa mẹ hay chưa, mẹ có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

lam-sao-biet-be-bu-du-sua

Xem thêm: Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

Lượng sữa bé cần trong một ngày

Ở mỗi một giai đoạn khác nhau mà lượng sữa con cần cũng khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh (tháng đầu tiên): 500 – 600ml/ngày
  • Từ 2- 4 tháng tuổi: 700 – 800ml/ngày
  • Từ 5 – 6 tháng tuổi: 800 – 1.000ml/ngày

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể dùng công thức sau để tính lượng sữa cần cho con mình: 150ml sữa/kg/ngày.

Khi bé đã trên 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé để tính lượng sữa sao cho phù hợp.

Cách nhận biết bé bú đủ sữa

Giai đoạn sơ sinh đến 6 tuần tuổi

Bé làm gì để thông báo với mẹ con đang đói?

  • Biểu hiện đầu tiên của con có vẻ khá là “trầm tĩnh” với các chuyển động mắt liên tục
  • Nếu mẹ chạm nhẹ ngón tay vào khoé miệng bé sẽ thấy con hướng đầu sang và mở rộng miệng về phía ngón tay của mẹ
  • Con có thể mút tay hoặc liếm môi liên tục
  • Nếu những “ám hiệu” thông báo của bé không được mẹ đáp lại kịp thời, bé có thể bắt đầu quấy khóc.

Những dấu hiệu bé đã bú no?

  • Bé không còn tập trung bú nữa
  • Bé không còn tìm kiếm, hướng về phía ngực mẹ
  • Bé sẽ thoải mái và thư giãn hơn, cũng dễ ngủ sau khi đã bú no.

Dấu hiệu bé bú đủ sữa

Dựa theo tốc độ tăng cân, nhìn vào tã bẩn hoặc qua những dấu hiệu tích cực về chuyện ăn ngủ, vui đùa của bé bạn cũng sẽ biết được bé của mình có bủ đủ hay chưa.

– Tăng cân: Sau sinh khoảng 3-4 ngày, bé có thể gặp phải tình trạng sụt cân sinh lý (mất khoảng 5-7% so với cân nặng lúc sinh). Điều này hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Khoảng 2 tuần sau đó, khi sữa mẹ đã về và bé đã làm quen với bầu vú mẹ, sức bú của bé sẽ tăng lên. Từ 10ml/ ngày sau sinh, bé có thể tăng lên đến 30ml/ ngày, 60ml/ ngày, 90ml/ ngày và nhờ đó bé dễ dàng tăng cân trung bình từ 150 – 210gr/tuần. Sau 1 tháng đầu tiên, bé có thể tăng 1kg so với lúc sinh.

– Tã ướt và dơ: Ngày đầu tiên sau khi chào đời bé có thể chỉ cần đến 1 cái tã. Nhưng con số này có thể tăng lên từ 6-7 cái chỉ sau vài ngày. Khi thấy tã bé ướt sũng sau mỗi lần bú, mẹ có thể xem đây là dấu hiệu cho biết bé đã bú no. Nếu bạn không hình dung được thế nào là ướt sũng, có thể dùng một tã sạch và đổ vào đó 3 muỗng nước tương đương 450ml.

Sau khoảng 4 ngày, phân su của bé đã hết, bạn có thể thấy phân vàng bé đi hơi loãng và có màu vàng. Nếu bé bú nhiều, mỗi ngày bạn phải thay từ 6-9 cái trong vòng tháng đầu tiên.

– Dấu hiệu khác: Sau khi bé bú, ngực mẹ không còn căng cứng, em bé tỏ ra dễ chịu, không khóc và sẵn sàng thiếp đi. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 1,5 – 2 tiếng.

Giai đoạn sau 6 tuần

Dấu hiệu bé đang đói

Đến giai đoạn này mẹ đã có thể hiểu hơn về những biểu hiện thường gặp ở bé khi bé đói, mẹ và bé có thể có những hành động riêng để truyền đạt cho nhau những điều mà bé muốn nói. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dựa vào một số biểu hiện sau:

  • Trước khi quấy khóc, bé có thể vẫn hay mút tay
  • Bé sẽ tích cực ăn khi được mẹ cho bú
  • Khi mẹ không phát hiện ra con đói thì cách cuối cùng để thông báo cho mẹ chính là bé khóc lớn.

Bé làm gì để thông báo với mẹ con đã no?

  • Bé đẩy ngực mẹ ra và quay mặt đi theo hướng khác
  • Bé không còn thích thú khi mẹ cho bé bú nữa
  • Bé bú rất hiệu quả, nhanh chóng và có thể kết thúc cữ bú của mình chỉ từ 5-10 phút
  • Bé được xoa dịu, thư giãn và thoải mái hơn sau khi bú xong.

Dấu hiệu bé bú đủ sữa mẹ

– Tăng cân: Bé bú tốt, sau tuần thứ 6 trở đi có thể tăng cân:

  • Từ 150 – 210gr/tuần đối với bé từ 0 – 4 tháng
  • Từ 120 – 150gr/tuần đối với bé từ 4 – 6 tháng
  • Từ 60 – 120gr/tuần đối với bé 6 – 12 tháng

– Tã ướt và dơ: Một ngày thay 4-6 cái tã ướt (tương đương 116ml/nước). Màu nước tiểu vàng nhạt và không gắt mùi.

Tùy theo hệ tiêu hóa của mỗi bé mà số tã có thể nhiều hay ít. Trung bình bé sẽ thay từ 7 – 3-4 tã/ngày. Sau khoảng 2 tháng, bé không còn ị nhiều và số tã ít đi. Điều này vẫn được xem là bình thường nếu bé tăng cân tốt. Trường hợp bé không đi mỗi ngày, nhưng phân vẫn mềm và nhiều bạn có thể yên tâm. Nếu bé đi tiêu thưa ngày và phân cứng nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn. Khi bé được đến tuổi ăn dặm phân sẽ bắt đầu thay đổi: sệt và đặc hơn.

– Dấu hiệu khác: Sau khi bé bú, ngực mẹ không còn căng cứng, em bé tỏ ra dễ chịu, không khóc và sẵn sàng thiếp đi. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 1,5 – 2 tiếng.

Nhận biết và hiểu được những dấu hiệu cho thấy bé đang no hay đang đói sẽ giúp mẹ tạo cho bé yêu một thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những ngày tháng đầu đời. Hy vọng, qua bài viết này mẹ có thêm kinh nghiệm để biết bé bú đủ sữa hay chưa và có thể điều chỉnh được thói quen ăn uống lành mạnh cho bé ngay từ những ngày đầu đời.

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?/ Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ?

]]>
https://dinhduongbabau.net/lam-sao-biet-be-bu-du-sua-me-1421/feed/ 0
Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa mà không hề tăng cân https://dinhduongbabau.net/thuc-don-cho-me-sau-sinh-nhieu-sua-ma-khong-he-tang-can-1399/ https://dinhduongbabau.net/thuc-don-cho-me-sau-sinh-nhieu-sua-ma-khong-he-tang-can-1399/#comments Sun, 06 Aug 2017 01:00:24 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1399 Việc lấy lại vóc dáng sau sinh và việc giữ cân được hầu hết tất cả các bà mẹ quan tâm. Và câu hỏi chung của các bà mẹ chính là những thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa nhưng không hề bị tăng cân. Cách tốt nhất để mẹ có đầy đủ sữa dinh dưỡng cho con bú đó chính là mẹ cần phải bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm bên ngoài. Vậy những thực phẩm nào ăn vào sẽ có nhiều sữa cho con bé mà các mẹ không bị tăng cân sau khi sinh?

me-an-gi-de-nhieu-sua-cho-con-bu

Bí quyết giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

Chăm cho con bú

Cho con bú mẹ thường xuyên, các động tác mút của bé sẽ kích thích tiết sữa. Đặc biệt, càng bú cạn bầu sữa thì sữa càng mau về, mỗi lần mẹ cho con bú khoảng 20-30 phút. Cho bé bú hết bầu này mới chuyển sang bầu kia vì bú như vậy mới tận dụng được hết nguồn sữa béo cuối bầu để bé tăng cân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hàng ngày bạn cần ăn đa dạng thực phẩm, tăng khẩu phần hơn so với bình thường để có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).

Uống nhiều nước

Nước rất quan trọng đối với các mẹ đang nuôi con nhỏ, mẹ có thể bổ sung nước từ nước lọc, sữa, các loại nước ép hoa quả, nước canh, nước rau má, nước lá rau ngót… Lượng nước cần thiết từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.

Thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

1. Thịt bò

Hầu hết các mẹ đều mất khá nhiều máu trong quá trình sinh con. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn dự trữ sắt trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng cạn kiệt khiến mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không thể chăm sóc con của mình.

Bởi vậy sau khi sinh các mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: đậu phụ, các loại đỗ và đặc biệt là thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Đặc biệt, thịt bò là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin B12 – 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Hoa chuối

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

3. Móng giò hầm đu đủ non

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, đây còn là món ăn giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Mẹ có thể nấu đu đủ cùng với cả chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả giúp tăng cường sữa mẹ.

4. Rau đay

Tuần đầu tiên sau khi sinh, mẹ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

5. Rau khoai lang

Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

6. Hạt bí

Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh, mỗi lần uống khoảng 15 – 20g hạt bí ngô sống. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng, uống liền 3 – 5 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả.

7. Cháo rau mùi

Mẹ có thể dùng 12g hạt mùi với 30g gạo nếp lức hoặc 6g hạt mùi cho vào ấm cùng với 100ml nước đun sôi khoảng 15 phút rồi lấy nước chia làm 2 phần uống trong ngày cũng giúp lợi sữa.

8. Rau ngót và rau má

Rau ngót có chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Mẹ nên rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.

Ngoài rau ngót, mẹ còn có thể sử dụng rau má. Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…

9. Cam và việt quất

me-an-gi-nhieu-sau-mà-khong-tang-can

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng phụ nữ sau khi sinh con cần được bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể nhiều hơn khi đang mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn đừng quên ăn thêm một vài trái cam, hay uống nước cam vắt để đạt hiệu quả tương tự.

Việt quất có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao, rất tốt cho sức khoẻ và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư nên mẹ cũng nên bổ sung thêm việt quất vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, trong quả việt quất còn có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi sáng và giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời kỳ nghỉ thai sản.

10. Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyên rằng chị em đang trong thời gian cho con bú nên cố gắng ăn nhiều cà chua hơn nữa.

11. Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

12. Socola đen

Socola đen có chứa 70% là bột ca cao có tác dụng kích thích sự sản sinh hàm lượng serotonin và chất endorphins trong cơ thể. Vậy nên mỗi khi rơi vào tình trạng mệt mỏi căng thẳng vì chăm sóc con yêu, các mẹ có thể nhấm nháp một chút socola đen.

13. Nước

Để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, mẹ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày trong thời gian cho con bú. Mẹ không nên để cơ thể khát khô rồi mới bắt đầu uống nước bởi khi đó cơ thể đã bị mất nước.

Mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể mình có bị thiếu nước hay không bằng cách kiểm tra độ màu của nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với cơ thể đang bị thiếu nước trầm trọng.

Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước bằng sữa, nước trái cây, sinh tố, nước lá rau má, nước lá ngót… Mẹ cần hạn chế các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (nên dưới 300 mg/ngày). Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.

Hy vọng qua những thông tin tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có được những thực đơn hàng ngày để nhiều sữa cho con bú mà vẫn giữ được dáng đẹp. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?/Mẹ cho con bú nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/thuc-don-cho-me-sau-sinh-nhieu-sua-ma-khong-he-tang-can-1399/feed/ 4
Tại sao đang cho con bú mẹ bị mất sữa và giải pháp khắc phục https://dinhduongbabau.net/tai-sao-dang-cho-con-bu-me-bi-mat-sua-va-giai-phap-khac-phuc-1389/ https://dinhduongbabau.net/tai-sao-dang-cho-con-bu-me-bi-mat-sua-va-giai-phap-khac-phuc-1389/#comments Sat, 05 Aug 2017 01:00:55 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1389 Mất sữa khi đang cho con bú là tình trạng gặp phải của rất nhiều bà mẹ trong giai đoạn cho con bú. Điều này khiến cho mẹ không đủ sữa cung cấp cho con hàng ngày nên gây không ít lo lắng và phiền toái cho mẹ. Nguyên nhân do đâu mẹ bị mất sữa khi cho con bú và nếu gặp phải tình trạng này mẹ cần làm gì để nhanh chóng có lại sữa? Dinhduongbabau sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề này nhé.

mat-sua-khi-dang-cho-con-bu

Nguyên nhân khiến mẹ mất sữa và giải pháp

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi đang cho con bú, trong đó điển hình là những nguyên nhân sau:

Stress

Trong quá trình mang thai và sinh con nội tiết tố ở cơ thể của mẹ có sự thay đổi cùng với việc chăm con, khi không có người giúp đỡ cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, stress. Tinh thần căng thẳng, stress khiến nội tiết tố thay đổi, mẹ dễ rơi vào rạng thái trầm cảm. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

->Giải pháp cho mẹ là có 1 chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái

Để không gặp phải tình trạng mất sữa khi đang cho con bú mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng quá mệt mỏi và lo lắng. Mẹ cố gắng dành cho mình nhiều thời gian nhất để ngủ. Mỗi ngày, mẹ nên ngủ ít nhất 10 tiếng, khoảng 2 – 4 tiếng vào ban ngày và 6 – 8 tiếng vào ban đêm để cơ thể được nghỉ ngơi, quá trình tiết sữa cũng trở nên thuận lợi hơn. Nếu con quấy khóc ban đêm mẹ cần nhờ thêm người thân trong gia đình chăm con cùng để mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Chế độ dinh dưỡng kém

Chế độ dinh dưỡng sau sinh có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chất lượng sữa mẹ. Nhiều mẹ do kiêng khem quá nhiều thứ khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa. Tình trạng này sẽ khiến sữa của mẹ không tốt hoặc ít dần đi.

-> Giải pháp là mẹ cần có Chế độ ăn uống đầy đủ chất

Mẹ cần bổ sung một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, tập trung vào các loại thực phẩm lợi sữa như đu đủ xanh, cháo móng giò, chuối sứ, quả sung, hoa chuối lá, rau khoai lang, rau đay, lạc, hạt bí, rau ngót,…

Cho bé bú không đúng cách

Cho bé bú đúng cách là phương pháp hiệu quả để kích thích tuyến vú tiết sữa. Nếu mẹ cho bé bú quá ít hoặc sai tư thế sẽ khiến tuyến vú không nảy sinh được phản xạ tiết sữa. Ngoài ra, việc sử dụng bú bình nhiều khiến bé không có thói quen bú mẹ cũng là nguyên nhân gây mất sữa.

-> Giải pháp Cho bé bú đúng cách

Cho bé bú đúng cách là phương pháp hiệu quả để kích thích tuyến vú tiết sữa. Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách hoặc sai tư thế sẽ khiến phản xạ tiết sữa tuyến vú bị hạn chế, thậm chí bị viêm tắc tia sữa. Do đó, khi vừa mới sinh, mẹ cần cho bé bú thường xuyên. Cho bé bú đúng cách như sau:

  • Ôm con vào lòng, khuyến khích bé mở miệng và giữ hai tay sao cho môi bé ngậm chặt đầu ti của mẹ. Chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới, đầu ti của mẹ nằm trên lưỡi bé để giúp bé bú thoải mái hơn.
  • Cởi bớt quần áo của bé để tạo sự tiếp xúc giữa da mẹ và bé giúp quá trình bú của bé thuận lợi hơn.
  • Khuyến khích trẻ đừng ngậm đầu ti mà nên ngậm cả núm vú để bú được nhiều hơn để tránh làm mẹ bị đau.

Xem thêm: Mách mẹ những tư thế cho con bú đúng cách

Uống ít nước

Nước là thành phần quan trọng trong việc “sản xuất” sữa của cơ thể. Nếu mẹ không uống đủ nước sẽ khiến tuyến vú không đủ nước tiết ra sữa.

-> Giải pháp Uống nhiều nước

Nước là thành phần quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đối với các mẹ sau sinh thì nước đóng vai trò quan trọng trong việc “sản xuất” sữa. Do đó, mẹ nên uống nhiều nước, mỗi ngày khoảng từ 2 – 2,5 lít. Bên cạnh nước lọc mẹ có thể uống sữa, nước gạo lứt, nước rau má, nước đậu, nước lá rau ngót, các loại nước trái cây… để tăng tiết sữa mẹ.

Sử dụng thuốc

uong-thuoc-co-the-gay-mat-sua-khi-cho-con-bu

Trong quá trình cho con bú, nếu mẹ muốn uống thuốc thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh, điều trị. Vì nó có thể gây tác dụng phụ khiến mẹ bị mất sữa.

Ngoài các giải pháp của các nguyên nhân trên mẹ cũng cần thực hiện các động tác massage ngực để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Massage ngực là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc kich thích tuyến vú tiết sữa. Mẹ chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các động tác massage sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Mẹ rửa tay sạch sẽ xà bông hoặc gel tiệt trùng trước khi massage và nhớ là không sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào bởi nó có thể gây hại cho trẻ.
  • Dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch tuyến vú giúp giảm tắt nghẽn sữa.
  • Dùng 3 đầu ngón tay xoay tròn 4 vòng quanh vùng quầng vú. Mẹ vừa xoay vừa đổi chiều liên tục. Động tác này giúp quầng vú mềm và bé sẽ dễ dàng bú hơn.
  • Tiếp tục dùng 3 ngón tay chụm lại, túm và kéo nhẹ đầu vú ra ngoài để giúp tăng cường phản xạ tiết sữa khi bé bú.
  • Đặt 1 tay bên dưới bầu vú rồi rung nhẹ, sau đó tăng biên độ và tần suất lên. Đồng thời, dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa của tay còn lại đặt lên quầng vú và thực hiện massage nhẹ nhàng. Cứ thể thực hiện khoảng 10 phút sẽ làm giảm thích tụ cặn sữa, sữa mẹ sẽ về “ào ạt” như “ nước suối”.
  • Mẹ lưu ý các động tác massage cần được thực hiện thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương vùng ngực và giúp đạt hiệu quả tối đa. Nếu một lần cho bú mà bé bú không hết sữa thì mẹ nên vắt vào túi dự trữ, tránh tình trạng tuyến sữa bị đầy không tiết sữa nữa hoặc gây ứ đọng gây viêm tắc tia sữa.

Trên đây Dinhduongbabau đã giải đáp được thắc mắc “Tại sao đang cho con bú lại bị mất sữa” cho các mẹ tham khảo. Hy vọng rằng mẹ sẽ có đủ kinh nghiệm để duy trì lượng sữa trong suốt quá trình cho con bú để con phát triển toàn diện.

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?/Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ

]]>
https://dinhduongbabau.net/tai-sao-dang-cho-con-bu-me-bi-mat-sua-va-giai-phap-khac-phuc-1389/feed/ 4
Mách mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách nhất https://dinhduongbabau.net/mach-me-cach-cho-tre-so-sinh-bu-dung-cach-nhat-1349/ https://dinhduongbabau.net/mach-me-cach-cho-tre-so-sinh-bu-dung-cach-nhat-1349/#comments Thu, 03 Aug 2017 04:29:55 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1349 Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ trẻ và đặc biệt là những bà mẹ sinh con lần đầu. Dưới đây là một vài kinh nghiệm nhỏ giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đơn giản và dễ dàng hơn.

cho-tre-so-sinh-bu-dung-cach

Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách

Nên cho trẻ bú sữa non

Nếu bạn sinh thường thì chỉ khoảng 1h – 2h mẹ cho con bú luôn mặc dù lúc này bạn chưa nhiều sữa nhưng lượng sữa non có trong bầu vú mẹ sẽ là những kháng thể quan trong cho con trong giai đoạn sơ sinh. Và ở thời điểm này con cũng chỉ cần bú lượng sữa non là cũng đủ no rồi.

Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa non sẽ kích thích quá trình ỉa cứt xu trong ruột bé và giúp bé làm quen với hệ tiêu hóa với môi trường bên ngoài.

Sữa non còn là nguồn thức ăn quý giá giúp bé chống lại những loại bệnh thường sảy ra ở giai đoạn tuổi sơ sinh. Vì vậy nên cho bé bú sữa non để đảm bảo sức khỏe cho bé một cách hiệu quả nhất.

Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách sẽ giúp con không bị nôn trớ hoặc bị sặc sữa và đồng thời sẽ giúp mẹ đỡ bị đau đầu vú hơn. Mẹ nên chú ý nếu con không ngậm hết quầng vú thì sẽ ngậm rất chặt phần núm vú sẽ làm mẹ bị đau, khó chịu.

Cho bé bú đủ thời gian

Mẹ nên cho con bú ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi lần để bé có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Trong 5 phút đầu tiên bé bú sẽ đỡ khát bởi lúc đầu sữa chứa nhiều nước, 5 phút sau sẽ giúp con đỡ đói vì lúc này sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng cần thiết; tiếp thời gian sau đó là lượng sữa có chứa protein, chất béo, canxi giúp bé lớn nhanh.

Mẹ nên cho con bú đúng đủ thời gian quy đinh, nếu không con sẽ bị bỏ lỡ mất lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Thông thường sữa mẹ mỗi lần về đủ cho bé bú trong 45 phút, nếu bé mút quá 45 phút mà vẫn khó chịu, càu nhàu bé chưa đủ no và lượng sữa mẹ không đủ nhiều. Nếu vậy bạn cần có những biện pháp, bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng cường lượng sữa khi cho con bú.

Lượng sữa trẻ sơ sinh cần bú trong một ngày

Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú mà lượng sữa bú mỗi trẻ sẽ khác nhau. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8 – 12 cữ sữa trong một ngày, mỗi cữ sữa cách nhau 2 tiếng nếu con bú hoàn toàn sữa mẹ và 3 tiếng nếu con uống sữa ngoài.

Mỗi lần bú mẹ cần phải duy trì trong vòng 20 cho đến 30 phút vì trong 5 phút đầu con chỉ bú được lượng nước là chủ yếu, và thời gian sau tiết ra lượng sữa mới thực sự nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng khi mệt hoặc khi mẹ đổi bên ti cho con.

Trong 2 tuần đầu sau khi sinh con có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/cữ. Khi được 3 tháng mỗi lần bú có thể tăng từ 120 – 150ml và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.

Tùy theo nhu cầu của trẻ mà mẹ cần cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.

Nên cho con bú thành bữa, không bú vặt

Mẹ nên rèn cho con thói quen chơi, ngủ, ăn và vệ sinh theo giờ. Việc làm này sẽ giúp bé ngoan hơn đồng thời giúp mẹ nhàn nhã hơn trong việc chăm con. Nếu mối lần con khóc hoặc khó chịu mẹ lại cho con ti thì sẽ làm con hư hơn.

Việc cho bé bú thành bữa, không bú vặt còn giúp bé tiêu hóa lượng thức ăn một cách tối đa. Khi bé cảm thấy đói bé sẽ ăn nhiệt tình hơn và ăn nhiều hơn (bú đủ thời gian quy định) thì lượng dinh dưỡng thu được sẽ đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

Lời khuyên cho trẻ sơ sinh bú đúng cách là mẹ cũng không cần quá dập khuôn theo thời gian từng bữa vì khi con còn no con sẽ ăn ít mà sau khoảng 5 phút con bú lượng sữa có chứa các chất dinh dưỡng mới về nên khi con còn no mẹ đã cho con bú thì tức là con sẽ bị bỏ đi lượng chất dinh dưỡng đó. Nó vừa không có lợi cho sự phát triển của trẻ, vừa có hại cho mẹ vì lượng sữa còn trong bầu vú nếu không được xử lý dễ gây ứ tắc hoặc viêm.

Nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con ăn sữa mẹ 6 tháng đầu để hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, lượng kháng thể đầy đủ hơn, cơ thể bé đã hoàn thiện các chức năng tiêu hóa. Sau khi hệ tiêu hóa hoàn thiện con mới sẵn sàng cho việc ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn quá sớm dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.

Nếu bạn cảm thấy mình chưa đủ sữa hãy ăn thêm các loại thực phẩm kích thích sữa, đồng thời nên cho con bú đúng thời gian, đúng quy định. Sữa mẹ cũng hoạt động theo cơ chế “cung – cầu” và ngược lại. Con càng bú nhiều thì sữa mẹ càng về nhiều, nếu mẹ đã sử dụng các biện pháp mà vẫn không đủ sữa cho con bú thì mẹ nên cho con ăn thêm sữa ngoài để đảm bảo cho con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày.

Vì vậy dù bất cứ lý do gì mẹ cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ phát triển toàn diện nhất có thể. Đó cũng là cách nuôi con tiên tiến nhất mà các chuyên gia thường khuyến khích chị em nên nuôi con bằng sữa mẹ.

Xem thêm: Mẹ ăn gì nhiều sữa cho con bú

Cách nhận biết trẻ đã bú no

Để biết con đã bú no hay chưa mẹ có thể theo dõi số cữ bú trong ngày, đồng thời kết hợp với việc theo dõi cân nặng hàng tháng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để ý đến cảm xúc của bé trong và sau khi bú. Nếu trẻ bú tốt sẽ phát ra tiếng gù gù và sau đó ngủ thật ngon.

Sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa ngoài. Do đó, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần.

Nếu mẹ muốn bé có cảm giác bú thì phải đợi đến lúc bé đói bé sẽ tự đòi bú. Bé càng bú nhiều, sữa mẹ càng tiết ra nhiều.

Không nên cho con dùng núm vú giả

Mẹ không nên cho con dùng núm vú giả vì nó sẽ cực ký nguy hại cho sức khỏe cũng như thói quen của bé. Thông thường khoảng 2 tháng là con bắt đầu có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh, nếu con cứ ngậm núm vú giả thì sẽ làm hạn chế việc giao tiếp của con với mọi người xung quanh. Đồng thời, núm vú giả có thể mất vệ sinh và chứa những mầm bệnh hoặc được làm bằng nhựa không tốt gây độc hại cho bé.

Khi cho con bú xong mẹ nên rửa vú, vệ sinh núm vú mẹ bằng nước muối loãng để diệt khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bị “đứt cổ gà”, việc vệ sinh sạch sẽ núm vú còn giúp mẹ không lo tắc sữa hoặc viêm nhiễm. Cùng với việc vệ sinh sạch bà mẹ luôn xử lý lượng sữa thừa còn trong bầu vú để em bé luôn được bú sữa mới và an toàn.

Trên đây là những kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh bú đúng cách cho các mẹ trẻ và những mẹ lần đầu sinh con. Việc cho con bú không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con, tăng cường sức để kháng cho con mà còn giúp mẹ phòng chống được một số bệnh tật và đây cũng là cách chăm sóc trẻ sơ sinh giúp trẻ khỏe và gần gũi hơn với mẹ mình.

Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ

]]>
https://dinhduongbabau.net/mach-me-cach-cho-tre-so-sinh-bu-dung-cach-nhat-1349/feed/ 8
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú https://dinhduongbabau.net/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu-1375/ https://dinhduongbabau.net/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu-1375/#respond Wed, 02 Aug 2017 15:04:29 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1375 Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú cũng không kém phần quan trọng so với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bởi dinh dưỡng cung cấp cho mẹ thời kỳ này giúp tạo chất lượng sữa cho trẻ bú mẹ, giúp cho sự phát triển toàn diện cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Dưới đây Dinhduongbabau.net sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ cho con bú.

che-do-dinh-duong-cho-me-cho-con-bu

Cách ăn uống hợp lý cho mẹ cho con bú

Những lời khuyên dưới đây của Ts, Bs Đinh Bích Thủy – Trưởng khoa khám 56 Bệnh viện Phụ Sản TƯ sẽ giúp bà mẹ cho con bú biết cách ăn uống như thế nào là hợp lý nhất:

  • Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu, hạn chế nướng và rán.
  • Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi..
  • Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày ( 2 – 3 lít ) vì nước là thành phần chính tại nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Dưỡng chất cần thiết cho mẹ cho con bú

Theo thông tư 43/2014, về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì phụ nữ cho con bú cần bổ sung các dưỡng chất với liều lượng như sau:

Axit folic

Theo khuyến cáo mẹ cho con bú cần bổ sung 500mcg mỗi ngày. Axit folic là vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể và có vai trò ngăn ngừa thiếu máu do thiếu folat. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ các loại rau lá xanh, ngũ cốc, gan, sữa,…

Omega 3 (DHA & EPA)

Omega 3 có nhiều trong hải sản và cá, trứng, thịt gà, hạt óc chó,… Mỗi ngày mẹ cần bổ sung tối thiểu 200mg omega 3. Bổ sung omega 3 cho mẹ sau sinh có những vai trò sau:

  • Giúp tái tạo các Protein cấu trúc, sản xuất sữa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau sinh.
  • Cung cấp acid béo quan trọng cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
  • Cải thiện thể trạng cho mẹ

Kẽm

Kẽm rất cần thiết cho mẹsau sinh. Mẹ cần bổ sung 3-9,8mg kẽm mỗi ngày để giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện trạng thái tinh thần cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm: hải sản, thịt nạc, các loại quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,…

Sắt

Vai trò của sắt đối với mẹ sau sinh:

  • Giúp sản xuất Heamoglobin (vận chuyển Oxy), phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
  • Giúp chữa lành vết thương
  • Giúp sản xuất sữa.

Sau khi sinh mẹ có thể bổ sung sắt nhờ các thực phẩm: các loại thịt đỏ, gan, tiết, rau lá xanh,… Lượng sắt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 30mg

Vitamin B, C, E

  • Vitamin B rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu và chuyển hóa nói chung.
  • Vitamin C giúp cho sự chuyển hóa của tế bào và Protein, tăng hấp thu sắt, hỗ trợ chống oxy hóa
  • Vitamin E giúp tăng trưởng và phát triển tế bào, chống oxy hóa

Canxi

Mỗi ngày mẹ cần bổ sung đến 1000mg canxi để đủ cho sự phát triển của cơ bắp, hệ thần kinh. Canxi còn giúp điều hòa hệ tuần hoàn, giúp chắc khỏe xương, răng. Cần kết hợp với Vitamin D để tăng mật độ xương và phát triển xương của trẻ. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Cua, cá, tôm, tép, ốc, các sản phẩm từ sữa,…

Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?

Những đồ ăn thức uống mẹ cho con bú nên tránh

do-an-can-kieng-khi-cho-con-bu

  • Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu
  • Khoai tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng xó thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ
  • Quả bơ: dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng rất có thể bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé “ọc ạch” khó chịu
  • Đồ uống có chưa caffein: Một ít caffein là không sao, nhưng quá nhiều cafein trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh
  • Socola: Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn socola.Nếu vậy thì tốt nhất mẹ nên loại trừ thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình
  • Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong 1 tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ chỉ có thể cho con bú sau 2 giờ sau khi bạn ngừng uống rượu

Xem thêm: Mẹ cho con bú không nên ăn gì?

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú hy vọng mẹ có thêm những thông tin bổ ích để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc con. Mặc dù thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thức ăn chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt đi phần nào mà trong giai đoạn cho con bú nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao nên chỉ bổ sung thực phẩm hàng ngày thì mẹ khó có thể được đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, sử dụng viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond là một giải pháp giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng sữa cho con bú.

]]>
https://dinhduongbabau.net/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu-1375/feed/ 0
Cách hâm nóng sữa mẹ mà không bị mất chất https://dinhduongbabau.net/cach-ham-nong-sua-me-ma-khong-bi-mat-chat-1340/ https://dinhduongbabau.net/cach-ham-nong-sua-me-ma-khong-bi-mat-chat-1340/#comments Mon, 31 Jul 2017 01:00:52 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1340 Việc hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé uống là điều rất quan trọng và cần thiết đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh. Có nhiều cách hâm nóng sữa khác nhau nhưng mẹ cần lưu ý cách hâm nóng sữa mẹ mà vẫn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho bé.

cach-ham-nong-sua-me

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn hâm nóng sữa mẹ cho bé dùng kịp thời trước khi sữa không còn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu được trữ trong tủ trữ đông, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong một chiếc tủ lạnh thông thường, sữa mẹ đông lạnh chỉ nên được sử dụng trong vòng 2 tuần.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

  • Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
  • Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.
  • Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Xem chi tiết: Cách bảo quản sữa mẹ tốt và an toàn nhất

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Ở nhiệt độ phòng 19-20 độ C sữa có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Lưu ý khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản mẹ cần hâm nóng sữa. Tùy vào việc mẹ bảo quản sữa trong ngăn đá hay ngăn mát tủ lạnh mà có những cách hâm nóng sữa khác nhau và tôi sẽ đề cập đến từng cách ở phía dưới đây. Nhưng mẹ cần lưu ý không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng vì nó sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa.

Lưu ý sau khi rã đông sữa bảo quản sữa trong tủ lạnh mẹ có thể sẽ ngửi thấy sữa mẹ có mùi xà phòng khó chịu. Nguyên nhân là do hàm lượng emzim lipase trong sữa cao, đây là một loại men tiêu hóa chất béo vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Khi hàm lượng men lipase cao khi làm tan đông sữa thường có mùi và vị của xà phòng nhưng không hề có hại gì cho trẻ nhưng thường thì trẻ không thích hoặc sẽ từ chối bú. Trong trường hợp này mẹ có thể dùng cách đun sữa lên để khử bớt các enzim.

Việc đun sữa để khử bớt các enzim thường tiến hành trước khi mẹ để sữa vào ngăn đá bảo quản. Sau khi vắt sữa mẹ cho sữa vào nồi rồi khuấy đều và đun cho đến khi các hạt lăn tăn xuất hiện trên thành nồi (đun sôi nhẹ sữa), nhiệt độ lúc này vào khoảng 82 độ C thì mẹ đổ sữa đang nóng vào cốc thủy tinh và cho ngay vào thau nước lạnh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sữa nguội thì mẹ đổ sữa vào bịch giữ sữa chuyên dụng và cho vào ngăn đá. Mẹ nên ghi ngày giờ lên bao bì để kiểm soát hạn sử dụng của sữa nhé.

Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, bạn làm lạnh nhanh và lưu trữ.

Và thêm một lưu ý nữa là khi sữa đã được lấy ra khỏi tủ lạnh và rã đông mà bé không dùng hết thì mẹ không nên cất đi để cho bé dùng tiếp.

Cách hâm nóng sữa mẹ

Cách hâm sữa mẹ để ngăn đá

Sữa mẹ để ngăn đá có một số cách rã đông như sau:

Xả nước rã đông sữa

Xả nước rã đông sữa bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để sữa được rã đông một cách từ từ không làm hỏng, làm mất đi các dưỡng chất có trong sữa. Sau đó, khi sữa đã không còn đông đá, bạn hãy từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu bé kén ăn thì bạn nên hem sữa ấm trước khi cho bé uống. Còn trong trường hợp bạn đã để sữa xuống ngăn mát từ hôm trước và sữa đã tan đá thì bạn chỉ cần xả bịch sữa dưới vòi nước ấm là được.

Ngâm sữa vào nước ấm

Bạn lấy 1 tô nước ấm và đặt bịch sữa vào tô và đảm bảo nước không quá nóng nếu nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa trong bịch trở nên quá nóng và làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa. Và bạn cũng cần lưu ý không để nước không đủ nóng để đủ sức làm tan sữa và làm ấm sữa. Lưu ý, không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa. Với một bịch sữa đang còn đông đá, bạn có thể cần vài chục phút để đưa sữa từ trạng thái đông lạnh trở về nhiệt độ phòng. Trong khi đó, với sữa đã được làm tan đá, bạn chỉ cần vài phút là đủ.

Trước khi cho bé uống, bạn hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra liệu có còn sót các tinh thể đá hay không.

Dùng máy hâm sữa

Mỗi loại máy hâm sữa có chi tiết kỹ thuật khác nhau nên bạn cần hiểu rõ được cách sử dụng của loại máy mà mình dùng, có loại máy hâm sữa làm nóng sữa trực tiếp trong nước, trong khi nhiều loại khác lại dùng hơi nước. Bạn chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu, cắm điện và vặn nút điều khiển đến mức nóng cần thiết. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, bạn có thể để máy tự đông chuyển sang chế độ giữ ấm và cho bé uống sữa khi đến giờ.

Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát

Mẹ ngâm sữa đã để ngăn mát vào nước ấm 40 độ cho đến khi sữa có nhiệt độ phù hợp để bé dùng. Mẹ cũng chú ý không nên hâm sữa với nước quá nóng sẽ làm mất dưỡng chất có trong sữa mẹ.

Lưu ý: Lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.

Cuối cùng mẹ tuyệt đối không bao giờ dùng lò vi sóng để làm rã đông sữa mẹ vì nhiệt độ lò sẽ khiến sữa quá nóng gây bỏng cho bé. Đồng thời sóng trong lò cũng là mất đi một phần chất đạm của sữa mẹ.

Trên đây là những cách hâm nóng sữa mẹ mà không bị mất chất và những lưu ý khi mẹ hâm nóng sữa. Hy vọng rằng qua bài viết này mẹ có thể giữ lại được những chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho con khi hâm sữa lấy từ tủ lạnh. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-ham-nong-sua-me-ma-khong-bi-mat-chat-1340/feed/ 32