Mẹ cho con bú không nên ăn gì? là thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ sau khi sinh. Bởi vì một số thực phẩm vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ vừa có thể gây hại cho em bé thông qua con đường sữa mẹ và còn ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ cho con bú nên đặc biệt cân nhắc.
Nội dung chính
Cho con bú không nên ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây không hẳn là không tốt với mẹ nhưng có thể khiến em bé của bạn gặp vài vấn đề về sức khỏe. Vì thế mẹ hãy thật lưu ý khi ăn nhé!
Thực phẩm làm giảm tiết sữa
Bạc hà
Các chuyên gia thảo dược xác nhận rằng trong bạc hà có một số thành phần làm giảm lượng sữa của bạn nên trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé.
Rau mùi tây
Cùng họ với bạc hà, rau mùi tây cũng có thể làm giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ với số lượng lớn. Nếu như bạn hay dùng thuốc nam thì hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.
Lá lốt
Lá lốt cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa. Bạn nên hạn chế dùng loại rau này nếu không muốn sữa “lặn mất tăm”.
Lá dâu:
Dân gian thường dùng lá dâu để cắt sữa khi mẹ muốn cai sữa cho con. Vì vậy, các mẹ cho con bú không được uống loại nước đun từ lá của cây dâu nếu vẫn muốn có đủ sữa cho con bú.
Bắp cải:
Bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Bởi bắp cải thường được sử dụng để trị tắc sữa, làm giảm những cơn đau do ngực sưng tấy.
Thực phẩm có chứa độc tố
Cá lớn: Các loại cá lớn có chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu có thể gây cản trở sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ. Bạn cũng nên tránh các loại tôm cá đánh bắt ở vùng nước bị ô nhiễm bởi chúng có thể bị nhiễm các hóa chất gây hại cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên cá biển lại rất giàu DHA – rất cần cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ nên FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi tuần nên ăn 340 gam cá biển hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi , cá ngừ trắng, cá minh thái, cá mòi…
Măng: Măng là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích nhất là trong các dịp lễ, tết nhưng măng lại rất độc hại. Theo đánh giá cứ 1 kg măng củ chứa lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Các thực phẩm dễ gây dị ứng là tôm, cua, trứng, lạc, đậu nành sữa và các chế phẩm từ bơ sữa… Những loại thực phẩm này có thể không gây dị ứng cho mẹ nhưng nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với loại này thì khả năng bé bị dị ứng cũng rất cao. Cụ thể như:
- Lạc: Mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc thì mẹ nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Vì nếu trẻ bị dị ứng lạc từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc thở khò khè.
- Lúa mì: gluten có trong lúa mì có thể dẫn đến phân bé có máu, bụng nhạy cảm và táo bón.
- Các sản phẩm từ sữa: Mẹ ăn/uống các thực phẩm từ bơ sữa (sữa chua, phô mai, kem,…) thì con có thể bị dị ứng bởi các chất gây dị ứng đọng lại trong sữa mẹ. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, không ngủ được hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước.
- Ngô: Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng.
- Hải sản vỏ cứng: Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng ngay cả khi mẹ không bị dị ứng hải sản. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng.
- Trứng: Rất nhiều trẻ bị dị ứng khi mẹ sử dụng trứng do nhạy cảm với lòng trắng trứng
Thực phẩm cay, nóng
Các thực phẩm gia vị có tính nóng, cay như tỏi, hành, ớt có thể nhiễm mùi vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến mùi sữa mẹ khiến bé khó chịu bỏ bú vì vậy mẹ nên hạn chế các gia vị này trong thời gian cho con bú nhé. Nhưng nếu bé vẫn có thể ăn sữa bình thường khi mẹ sử dụng những loại gia vị này thì mẹ hoàn toàn có thể ăn mà không phải bận tâm. Tuy nhiên mẹ cũng nên hạn chế ăn vì nó có thể gây nóng cho mẹ.
Đồ uống có chất kích thích
Các loại đồ uống có chất kích thích đều không tốt cho phụ nữ mang thai và cả phụ nữ cho con bú. Caffein có trong cà phê và đồ uống có ga có thể nhiễm vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là không ngủ được và quấy khóc. Nếu đây là sở thích của mẹ thì mẹ nên từ bỏ sở thích này của mình hoặc chỉ uống ngay sau khi bé bú xong.
Đồ uống chứa cồn có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường.
Các loại trái cây có múi, nhiều khí
Các loại trái cây giàu Vitamin C, chứa chất chống oxy hóa như họ cam, quýt khá tốt cho mẹ cho con bú bởi trong những loại trái cây này có chứa canxi có thể giúp bé giảm được tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, những loại trái cây này có chứa nhiều tính axit có thể theo con đường sữa mẹ vào cơ thể của con mà lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non, yếu có thể gây kích ứng mạnh, làm rối loạn tiêu hóa, gây trớ, nôn mửa thậm chí phát ban nên mẹ cần kiêng ăn những loại trái cây này. Do đó, vì lợi ích của trẻ, mẹ nên hạn chế uống nước cam hoặc ăn quít. Thay vì ăn cam, quýt, các mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm thay thế như đu đủ, xoài.
Ngoài ra, một số loại trái cây như anh đào, mận, dâu tây có thể tạo khí, gây đầy hơi cho bụng của em bé. Nó cũng là những hoa quả nóng, dễ làm cơ thể phát nhiệt.
Nuôi con chưa bao giờ là việc dễ dàng và đặc biệt là với những phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ vì mẹ vừa phải kiêng cữ vừa phải lựa chọn những thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh việc lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý mẹ cần phải cẩn trọng, tránh xa vô số những loại thực phẩm tuy không gây hại cho mẹ nhưng gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã trả lời được câu hỏi “mẹ cho con bú không nên ăn gì?”. Chúc bạn và em bé của bạn luôn khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?/ Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?