Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Thu, 15 May 2025 05:53:05 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Những điều cần biết trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-mang-thai-5668/ https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-mang-thai-5668/#respond Thu, 26 Mar 2020 02:27:03 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=5668 Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi mang thai giúp cho chị em phụ nữ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Ở bài viết này dinhduongbabau.net chia sẻ đến bạn đọc những điều cần biết trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Những điều cần biết trước khi mang thai

1. Thời điểm dễ thụ thai nhất

Ngày nay, phụ nữ có xu hướng làm mẹ muộn hơn vì còn quan tâm nhiều hơn đến công việc mà quên đi độ tuổi lý tưởng nhất để làm mẹ là từ 24 đến 28 tuổi.

Bên cạnh đó, thời điểm dễ thụ thai nhất là quan hệ vào đúng thời điểm rụng trứng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn khoảng 28 đến 30 ngày thì thời điểm quan hệ lý tưởng là từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 18 của chu kỳ sẽ có khả năng thụ thai cao hơn.

2. Khám sức khỏe trước khi mang thai

Cả vợ và chồng đều nên thăm khám trước khi mang thai

Khám sức khỏe trước khi mang thai là việc làm rất quan trọng. Thăm khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời và quyết định nhiều đến sự khỏe mạnh của thai nhi trong thời kỳ mang thai sắp tới. Do đó các cặp vợ chồng nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám cẩn thận. Nếu có vấn đề gì trong sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn để điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về những thông tin về lối sống, chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt hợp lý trong giai đoạn chuẩn bị mang thai này.

3. Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, do đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường, nhưng số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bản thân bố mẹ và em bé trong bụng. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ em bé khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Một số vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai là: viêm gan B, Rubella, thủy đậu, sởi, quai bị, cúm, uốn ván…

4. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trước khi mang thai

Dinh dưỡng hợp lý trước khi mang thai không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho việc thụ thai trở lên dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 dưỡng chất các mẹ cần bổ sung trước khi mang thai:

1. Axit folic

Axit folic là dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của ống thần kinh, hộp sọ và cột sống của thai nhi. Trong quá trình mang thai nếu cơ thể bị thiếu axit folic có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu… của trẻ em. Những bộ phận này được hình thành ngay những tuần đầu của thai kỳ nên nếu để đến khi có thai mới bổ sung axit folic là muộn. Do đó trước khi thụ thai 3 tháng, các mẹ đã cần bổ sung dưỡng chất này.

 

Một số thực phẩm giàu axit folic là: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương… Tuy nhiên, nguồn bổ sung acid folic tốt nhất vẫn là từ các viên uống tổng hợp chứa acid folic vì cơ thể có khả năng hấp thu acid folic tốt nhất ở dạng này. Lượng acid folic bổ sung mỗi ngày cho phụ nữ mang thai từ 400mcg-600mcg.

2. Sắt

Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, đặc biệt khi mang thai thiếu máu sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của thai kỳ. Làm tăng nguy cơ sảy thai đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.

Đối với thai nhi, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển.

Trước khi mang thai chị em có thể bổ sung sắt trong bữa ăn hàng ngày các mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Đây là những thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho cơ thể. Lượng sắt bổ sung mỗi ngày cho cơ thể khoảng 30mg.

3. Protein và chất béo 

Protein: là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người mẹ và tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển. Hơn nữa, protein còn là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Để bổ sung protein, người mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm như: lòng trắng trứng, thịt trắng, cá hồi…

Chất béo tham gia vào cấu tạo của 100% màng tế bào trong cơ thể, chất béo không no là DHA là “gạch xây não” là nguyên liệu quan trọng để hình thành tế bào não bộ và võng mạc thị giác, EPA là gia tăng hoạt động thần kinh, tăng hiệu quả hoạt động của DHA và chống các bệnh lý viêm nhiễm. Các chất béo không no quan trọng hơn và phải bổ sung chủ yếu trong giai đoạn này. Khi bổ sung DHA và EPA, cần lưu ý tỷ lệ lý tưởng DHA/EPA là 4.5/1, và hàm lượng càng cao càng tốt. Một số thực phẩm có lượng DHA, EPA cao và tỷ lệ tối ưu là cá hồi, cá ngừ đại dương, cá chích, cá mồi…

4. Canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc hình thành xương, răng của trẻ sau này. Thai nhi sẽ hấp thu canxi từ cơ thể mẹ. Nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương, thấp bé… Vì vậy, để xương khớp được chắc khỏe và đảm bảo nhu cầu canxi trong thời gian mang bầu, các mẹ cần uống sữa bổ sung và ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ, caramel, gạo, bông cải xanh, tôm, cua, cá… vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng Canxi hàng ngày cũng chỉ nên bổ sung khoảng 1,000mg khi mang bầu, không nên bổ sung dư thừa vì có thể gây những tác dụng bất lợi như tăng canxi huyết, tăng canxi niệu.

5. Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây và rau quả tươi. Rau quả tươi giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mặt khác, đây còn là những thực phẩm hữu ích cho những cặp đôi muốn thụ thai nhanh. Tuy nhiên, khi ăn cần lưu ý rửa sạch và khử trùng được là tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng và số lượng tinh trùng của người cha. Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, người cha cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: axit folic, kẽm, thực phẩm giàu vitamin C… Đồng thời, cũng nên tránh ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào có nhiều chất béo trong vài tháng trước khi sinh con. Những thực phẩm này dễ gây béo phì, thừa cân và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng.

5. Uống thuốc bổ trước khi mang thai

Việc bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa chắc đã đủ vì dinh dưỡng có thể bị bớt đi trong quá trình chế biến. Do vậy,  bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp trước thời điểm dự định mang thai khoảng 3 tháng. Thuốc bổ PM Procare có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho những người trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ. Đây là sản phẩm điển hình có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo thiết yếu Omega-3… Trong đó một viên nén có chứa 400µg axít folic, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là mức đủ để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, tỷ lệ DHA/EPA tương đương 4.3/1 phù hợp để bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú, lượng iod được bổ sung giúp bồi phụ phần thiếu hụt iod có thể có trong bữa ăn. Như vậy, một chế độ ăn cân đối kết hợp với một viên thuốc PM Procare mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

6. Lối sống lành mạnh chuẩn bị mang thai

  • Có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi đúng giờ giấc
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  • Luôn vui vẻ, thoải mái, không suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
  • Khi bắt đầu có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.

7. Duy trì cân nặng hợp lý trước khi mang thai

Việc thừa hoặc thiếu cân khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Cụ thể là:

  • Thừa cân, béo phì có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Đối với thai nhi, mẹ béo phì khi cũng gây ra hội chứng macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể mẹ sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi bằng kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.
  • Thiếu cân sẽ làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

Vì vậy khi thừa cân chị em cần có chế độ ăn để giảm cân và ngược lại nếu thiếu cần thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng cân giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để duy trì mức cân nặng hợp lý ổn định, cách tốt nhất là duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục thường xuyên.

Trên đây là những điều cần biết trước khi mang thai, nó chưa phải là đủ hết tất cả nhưng đây là những điều quan trọng nhất mà chị em cần chú ý. Để tìm hiểu thêm chi tiết về những vấn đề chuẩn bị mang thai, trong quá trình mang thai và sinh con chị em hãy thường xuyên theo dõi trang dinhduongbabau.net chúng tôi luôn cập nhật những thông tin mới và hữu ích đến cho bạn đọc.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-mang-thai-5668/feed/ 0
Thời điểm nào dễ mang thai nhất, bạn đã biết CANH chưa? https://dinhduongbabau.net/thoi-diem-nao-de-mang-thai-nhat-3906/ https://dinhduongbabau.net/thoi-diem-nao-de-mang-thai-nhat-3906/#respond Thu, 06 Dec 2018 09:25:35 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3906 Nếu bạn nghĩ thời điểm dễ mang thai nhất là quan hệ sau khi rụng trứng thì đó là một sai lầm. Thực tế chứng minh thời gian lý tưởng nhất để thụ thai là 2-3 ngày trước khi rụng trứng. Chính vì thế, nếu như vợ chồng bạn đang cố gắng có con, việc biết ngày rụng trứng rất cần thiết. Hôm nay Dinh dưỡng bà bầu sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn thời điểm nào dễ mang thai nhất trong tháng, trong ngày và các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai nhé. Nhận thức đầy đủ các kiến thức sinh sản sẽ giúp vợ chồng bạn rất nhanh đón con yêu về nhà đấy.

Thời điểm nào dễ mang thai nhất?

Nhiều người thường nhầm lẫn ngày dễ mang thai nhất là ngày rụng trứng. Nhưng các nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy thời điểm dễ thụ thai nhất trong tháng có 6 ngày, bắt đầu từ thời điểm 5 ngày trước khi rụng trứng cho đến một ngày sau khi rụng trứng. Trong đó 3 ngày trước rụng trứng là các ngày có khả năng có thai cao nhất khi quan hệ.

Bên cạnh đó, vợ chồng nên lưu ý thời gian “sống” của tinh trùng là 5-7 ngày trong khi trứng chỉ tồn tại 12-24 giờ. Nên quan hệ trước khi quá trình rụng trứng diễn ra 2-3 ngày là dễ mang thai nhất.

Để xác định được ngày rụng trứng bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách siêu âm theo dõi nang noãn hoặc nhận biết thông qua các dấu hiệu rụng trứng. Cách đơn giản, chính xác, ít tốn kém nhất là theo dõi chất nhầy cổ tử cung. Lựa chọn ngày chất nhầy tử cung nhiều, trong, dai nhất để giao hợp thì khả năng có thai là cao nhất. Vì thường sau đó 2 ngày là là lúc trứng rụng.

Nếu bạn chú ý đến những tín hiệu của cơ thể thời gian rụng trứng và ghi lại chúng mỗi ngày, bạn có thể xây dựng một mô hình riêng, giúp bạn tự dự đoán khi nào mình sẽ đến kỳ rụng trứng tiếp theo và lên kế hoạch quan hệ.

Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng

Còn về siêu âm theo dõi nang noãn, thường sẽ cần theo dõi nhiều lần, tốn nhiều thời gian và kinh tế hơn và sẽ ít có giá trị trong tháng theo dõi, vì nếu đợi trứng rụng khả năng mang thai tự nhiên đã không ở thời điểm đỉnh phong nữa. Nhưng mặt tốt là nếu theo dõi và xác định ngày rụng trứng chính xác trong thời gian dài sẽ giúp chị em lên được kế hoạch quan hệ trước vài ngày trước khi rụng trứng ở các lần sau, để tỷ lệ có thai tự nhiên cao nhất.

Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, việc xác định ngày rụng trứng sẽ đơn giản hơn. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày, ngày rụng trứng thường rơi vào ngày 14-15 kể từ ngày hành kinh. Nhưng đối với phụ nữ có chu kì kinh không đều, quá dài hoặc quá ngắn, cách tính này không còn đúng nữa, lúc này theo dõi các biểu hiện rụng trứng sẽ phù hợp hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai khác cần

Thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày

Buổi sáng là thời gian dễ thụ thai nhất trong ngày, đặc biệt càng gần ngày rụng trứng thì cơ hội mang thai càng cao. Bạn nhớ lựa chọn thời điểm này trong ngày để có kế hoạch quan hệ sẽ tăng xác suất mang thai tự nhiên.

Khả năng sinh sản bị chi phối bởi độ tuổi

Tuổi của người vợ ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Độ tuổi sinh sản tốt nhất từ 20-30, sau 30 khả năng sinh sản giảm dần, sau 35 tuổi khả năng có thai ở phụ nữ giảm 50% so với tuổi dưới 30.

Còn khả năng có thai mỗi tháng của các cặp vợ chồng chỉ vào khoảng 20-30% chứ không phải 100% như nhiều người thường nghĩ. Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng vì phần lớn các cặp vợ chồng nếu lên kế hoạch có con, chỉ sau 6 -12 tháng quan hệ vợ chồng liên tục sẽ thành công trên 80%.

Tần suất quan hệ vợ chồng bao nhiêu là tốt?

Một số người có suy nghĩ kiêng càng lâu chất lượng tinh trùng càng tốt. Thực tế các nghiên cứu cho thấy khả năng mang thai tự nhiên cao hơn khi các cặp vợ chồng quan hệ mỗi ngày hoặc cách ngày.

Tư thế quan hệ có ảnh hưởng đến việc thụ thai không?

Nghiên cứu cho thấy sau khi quan hệ khoảng 10-15 phút, tinh trùng có thể đến được vòi trứng, nơi thụ tinh với trứng. Và khả năng đi lên này không phụ thuộc tư thế quan hệ hay thời gian nằm tại chỗ, nên việc nằm yên hoặc kê gối dưới mông cao sau quan hệ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của cơ thể.

Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt có tác động đến việc đậu thai

  • Phụ nữ thiếu cân hoặc thừa cân đều giảm khả năng sinh sản.
  • Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡngchất, ít chất béo, nhiều chất xơ, viamin và chất khoáng giúp tăng khả năng có thai tự nhiên.
  • Hút thuốc, sử dụng rượu bia, các chất kích thích làm giảm khả năng có thai và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Làm việc, sinh hoạt hoặc tiếp xúc với mỗi trường ô nhiễm hóa chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai và gây nguy cơ sẩy thai cao.

Lưu ý: Nếu bạn có ý định mang thai nên tìm hiểu thêm những điều cần chuẩn bị khi mang thai. Chẳng hạn việc bổ sung acid folic trước khi mang thai để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Nhận thức đầy đủ kiến thức sinh sản sẽ giúp mẹ chăm sóc con yêu tốt nhất ngay từ khi còn là bào thai.

Trên đây là thời điểm dễ thụ thai nhất của chị em. Nếu thai đậu, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của cơ thể như mệt mỏi hơn bình thường, ngực căng tức,… Còn nếu chưa may mắn lần này, các cặp đôi cũng đừng nản lòng sớm, chỉ cần bạn có một chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh, “canh” chuẩn thời điểm dễ mang thai nhất thì vợ chồng bạn sẽ sớm có con thôi.

Chúc bạn sớm đón con yêu về nhà nhé!

Tìm hiểu các dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất tại đây: Tổng hợp các dấu hiệu mang thai

]]>
https://dinhduongbabau.net/thoi-diem-nao-de-mang-thai-nhat-3906/feed/ 0
Video tư vấn: Hội chứng tiền kinh https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-hoi-chung-tien-kinh-1607/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-hoi-chung-tien-kinh-1607/#respond Wed, 13 Sep 2017 01:00:13 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1607
  • Chủ đề: Hội chứng tiền kinh
  • Khách mời: Tiến sĩ/Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà
  • Chương trình: Tạp chí sức khỏe
  • Hội chứng tiền kinh chiếm tỷ lệ từ 85 – 90% ở phụ nữ từ mức độ nhẹ đến nặng, 20 – 40% có những rối loạn làm hạn chế khả năng tâm thần và sinh lý và 2 – 3% hội chứng tiền kinh nặng với mức khả năng hoạt động thực sự. Hội chứng tiền kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ lúc còn là thiếu nữ nhưng tần xuất sảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi trên 20 – 40 tuổi. Ngoài ra, nhóm phụ nữ sau có nguy cơ gặp phải cao hơn đó là:

    • Những phụ nữ có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này
    • Phụ nữ có tiền sử có vấn đề về tâm thần như: lo lắng, trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác
    • Có thể có nhiều triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt: Không luyện tập thể dục đầy đủ, bị stress quá nhiều trong cuộc sống và công việc, chế độ ăn thiếu Vitamin B6, Canxi và Magie, sử dụng quá nhiều chất có chứa Caffein.
    • Phụ nữ đã mang thai ít nhất 1 lần dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt

    Rất vui được gặp lại bác sĩ Hà trong chương trình ngày hôm nay!

    – MC: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể giới thiệu rõ hơn về hội chứng tiền kinh là gì và tại sao gọi là hội chứng mà không phải là một bệnh lý?

    – Bác sĩ tư vấn:

    Thực ra thì hội chứng tiền kinh đã được nói rất là nhiều, tiền là trước, kinh là kinh nguyệt nghĩa là các triệu chứng xảy ra trước khi hành kinh nên là nó có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi từ khi bắt đầu có kinh cho đến khi mãn kinh. Các bạn để ý là đa phần khoảng 70 – 80% xảy ra từ lứa tuổi 20 – 40 tuổi và trong đó có 2 – 3% người ta gọi là hội chứng tiền kinh nặng, nặng là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có khi là không làm việc được.

    Vì sao lại không gọi là bệnh lý? Bởi vì là đây là các triệu chứng có thể gặp trước khi hành kinh mà chuyện này không phải do một thực thể gây ra mà chỉ do sự thay đổi nội tiết của người phụ nữ và cái cơ địa của từng người đáp ứng như thế nào với lại tình trạng đó nên là nếu nó không phải là nặng thì nó không phải là 1 bệnh.

    – MC: Thưa bác sĩ, hội chứng này có thường gặp hay không? Tại sao có người khó chịu, có người lại khỏe mạnh bình thường trước kỳ kinh nguyệt như vậy có phải họ chịu đựng quá tốt hay không?

    – Bác sĩ tư vấn:

    Chúng ta thấy là phụ nữ ai cũng có kinh, có người thì bị đau dữ dội, có người thì tình bơ. Có phải là chúng ta bảo là cái cô này nhõng nhẽo quá rồi la như vậy hay không? Thực ra là không phải đâu, bời vì trong quá trình để có kinh nó có cái chu kỳ nội tiết buồng trứng và các chất nội tiết lúc thì tăng, lúc thì giảm nhưng có người thì bị ảnh hưởng có người lại không sao. Tại sao lại có như vậy? Bởi vì là nó phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cá thể một. Có người thì rất nhạy với sự thay đổi nội tiết đó nào là căng ngực, nhức đầu, đau bụng, người bần thần khó chịu, có người lại ói mửa giống như có bầu vậy. Nhưng có người lại không sao hết, họ vẫn như bình thường.

    – MC: Hội chứng này phổ biến và xảy ra thường xuyên, vậy đâu là nguyên nhân của hội chứng tiền kinh thưa bác sĩ?

    – Bác sĩ tư vấn:

    Để có chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thì nó là kết quả của quá trình thay đổi nội tiết của buồng trứng. Khi nồng độ nội tiết tăng ở nửa đầu chu kỳ kinh thì nó làm cho niêm mạc dầy lên rồi nửa sau chu kỳ kinh nếu không có sự thụ thai thì nội tiết nó giảm xuống và niêm mạc bong ra và người ta có kinh. Tuy nhiên thì có người có triệu chứng và có người lại không có triệu chứng. Thế thì mình phải đặt vấn đề là có cần phải điều trị hay không, vấn đề ở đây là bệnh hay không phải bệnh thì tùy theo từng cá thể. Nếu những trường hợp mà bị bệnh, cảm giác bị nặng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, ảnh hưởng đến công việc của họ nói chung là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì những trường hợp đó chúng ta phải đặt vấn đề điều trị.

    – MC: Như bác sĩ chia sẻ thì trong những triệu chứng mà bác sĩ vừa kể thì có khá nhiều triệu chứng giống với mang thai. Vậy thì làm thế nào để phân biệt được hội chứng tiền kinh và mang thai không ạ?

    – Bác sĩ tư vấn:

    Người có bầu thì triệu chứng này thường xảy ra sau khi trễ kinh nghĩa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau thì bắt đầu nó mới có triệu chứng, đa phần là như vậy. Thế còn triệu chứng tiền kinh là nó xảy ra trước khi có kinh cho đến những ngày đầu hành kinh. Ví dụ như là 25 tây là cô này có kinh chẳng hạn thì 22, 23 cô bắt đầu có các triệu chứng rồi, rồi 24, 25 cô bắt đầu ra kinh thì cô vẫn còn đau bụng, vẫn còn căng ngực, vẫn còn nhức đầu nhưng đến khi hết hành kinh cô bắt đầu bớt dần các triệu chứng đó. Hai cái nó khác nhau ở điểm đó chứ triệu chứng nó cũng gần gần giống nhau.

    – MC: Thưa bác sĩ đây là hội chứng thường gặp và phổ biến vậy thì khi có những biểu hiện gì thì nên đến gặp bác sĩ?

    – Bác sĩ tư vấn:

    Chỉ có 2 – 3% là bị nặng thôi, bị cái dạng nặng nghĩa là nó ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến sức khỏe và rõ ràng là nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không thể làm được, họ quá đau, họ quá nhức đầu thì những trường hợp đấy các bạn nên được các bác sĩ sản phụ khoa khám và điều trị.

    – MC: Cách điều trị hội chứng tiền kinh như thế nào và việc sử dụng thuốc giảm đau vào mỗi thời kỳ kinh nguyệt thì có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ không thưa bác sĩ? Và chúng ta có cách nào để phòng ngừa hội chứng này hay không?

    – Bác sĩ tư vấn:

    Hồi nào đến giờ chúng ta thường sử dụng thuốc giảm đau khi đau nhưng mà các bạn biết là thuốc giảm đau chỉ chữa triệu chứng thôi còn nguyên nhân cơ bản là vấn đề thay đổi nội tiết thì chúng ta có thể điều chỉnh từ cái gốc đó. Và chúng ta nên sử dụng các thảo dược nghĩa là người ta lấy những chất từ thiên nhiên và làm sao để điều hòa lại cái nội tiết của người phụ nữ đó làm cho chúng ta ở những mức độ cân bằng, hạn chế những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    Cách phòng ngừa hội chứng này như thế nào?

    Các bạn biết là các chị em tập thể dục rất là ít, việc tập thể dục cũng giúp cho tình trạng của bệnh giảm đi. Thứ hai là công việc stress quá cũng là cho bệnh nặng thì bây giờ mình phải tự giải tỏa, tự làm sao để cân bằng lại công việc của mình để đừng có bị stress quá và chúng ta phải có 1 môi trường hoạt động ra bên ngoài cũng giúp cho chúng ta giảm được tình trạng bệnh đó.

    Rất cám ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin thú vị ngày hôm nay và chúng tôi cũng cám ơn Công ty Max Biocare với sản phẩm PM Meno-Care đã đồng hành cùng chương trình!

    ]]>
    https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-hoi-chung-tien-kinh-1607/feed/ 0
    Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/can-chuan-bi-gi-truoc-khi-mang-thai-1141/ https://dinhduongbabau.net/can-chuan-bi-gi-truoc-khi-mang-thai-1141/#comments Thu, 22 Jun 2017 01:00:29 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1141 Trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì để khi mang thai mẹ khỏe mạnh và con phát triển tốt? Là câu hỏi được đặt ra của đa số những cặp vợ chồng mang thai lần đầu tiên để mọi việc diễn ra thật suôn sẻ. Trước khi có ý định mang bầu, chị em nên khám sức khỏe, bổ sung axit folic, tìm hiểu tiền sử bệnh tật… Dinhduongbabau sẽ chia sẻ đến chị em những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai như sau.

    Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

    Khám sức khỏe tiền thai sản

    kiem-tra-suc-khoe-truoc-khi-mang-thai
    Trước khi mang thai bạn cần kiểm tra sức khỏe tiền sinh sản để đảm bảo sức khỏe để mang thai. Việc khám cơ bản gồm đo nhịp tim, huyết áp, kiểm tra vú và xét nghiệm pap (nếu cần).

    Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu xem bạn có kháng thể rubella không, ngay cả những phụ nữ đã chích ngừa vẫn có thể mất khả năng miễn dịch. Vì thế, bạn vẫn có thể phải tiêm mũi khác.

    Theo dõi huyết áp trước lúc mang thai giúp bạn dễ dạng hơn trong việc theo dõi những thay đổi huyết áp trong thai kỳ nhằm can thiệp nguy cơ tiền sản giật ngay từ đầu.

    Bác sĩ sẽ xem xét tổng quan tình hình sức khỏe của bạn và tiền sử bệnh gia đình và cả những loại thuốc mà bạn đang dùng. Bạn cần cung cấp các loại thuốc mà bạn đang dùng bởi một số loại  sẽ lưu trữ trong chất béo của cơ thể và tích tụ bên trong cơ thể sẽ gây nguy hiểm về sau.

    Dù đã tiêm phòng từ trước nhưng bác sĩ vẫn kiểm tra khả năng miễn dịch của bạn với một số căn bệnh như rubella, thủy đậu… Nếu cơ thể không miễn dịch được thì bạn cần tiêm phòng ngay.

    Ngoài ra, bạn cũng nên khám phụ khoa, cổ tử cung, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… nếu thấy mình có nguy cơ mắc bệnh.

    Xem thêm: Khám sức khỏe trước khi mang thai

    Chế độ ăn uống trước khi mang thai

    Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bạn cần bổ sung axit folic trước khi mang thai 3 tháng để ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh, dị tật bẩm sinh, nứt đốt sống. Bạn cần bổ sung đủ 400 microgam axit folic mỗi ngày, bạn có thể bổ sung axit folic bằng việc tăng cường bổ sung một số loại thức ăn như: các loại rau lá xanh, một số loại ngũ cốc. Bạn cần duy trì chế độ ăn uống giàu axit folic cho đến 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bổ sung bằng viên uống tổng hợp theo sự chỉ định của bác sĩ.

    Bạn cần lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe manh. Trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều chất như đậu, các loại hạt, nước cam, sữa chua… Những chất giàu protein, sản phẩm đậu nành, thịt… cũng rất tốt cho bạn trước khi mang thai.

    Về phía người chồng, tinh trùng thường mất 75 ngày để phát triển, nên người chồng cần ăn thức ăn có đủ lượng kẽm và selen (hoặc dùng các viên đa vitamin) ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh.

    Xem thêm: Cần ăn uống gì trước khi mang thai

    Bỏ rượu, thuốc lá

    Rượu bia, thuốc lá ảnh hưởng không tốt cho việc thụ thai, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân, đẻ non và còn làm giảm lượng tinh trùng của người chồng. Khói thuốc, rượu bia còn ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình mang thai nó còn có thể gây dị tật bẩm sinh và một số vấn để cho bé sau này. Vì vậy, bạn và chồng cần dừng ngay rượu bia, thuốc lá từ trước khi chuẩn bị mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

    Tránh dùng cà phê

    Các bác sĩ khuyến cáo cả trước khi mang thai hoặc đang trong thời kỳ thụ thai không nên sử dụng quá nhiều cafe. Bởi tiêu thụ caffein nhiều sẽ giảm khả năng sinh sản, nó cũng có thể gây sẩy thai sau này. Bà bầu hạn chế dùng cà phê 200 mg mỗi ngày.

    Kiểm tra trọng lượng cơ thể

    Để thụ thai dễ dàng và có sức khỏe ổn định khi mang thai bạn cần có trọng lượng cơ thể ổn định và khỏe mạnh. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều gây khó khăn trong việc mang thai. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên gia để  có mức cân nặng chuẩn, đảm bảo sức khỏe khi mang thai.

    Tập thể dục

    Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tập thể dục rất tối cho việc mang bầu và sinh con sau này. Một chương trình thể dục lành mạnh bao gồm bài tập khoảng 30 phút hoặc hơn, có thể đi bộ, đi xe đạp, yoga… Bạn hãy cố gắng tập đều đặn mỗi ngày trong tuần.

    Tạm biệt các dụng cụ tránh thai

    Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy chấm dứt dùng thuốc nếu bạn muốn có em bé, lưu ý nên sử dụng hết liều để tránh chảy máu bất thường. Có thể sẽ mất vài tháng để chu kỳ kinh trở lại bình thường, tuy nhiên nhiều người vòng kinh sẽ trở lại ngay sau khi dừng uống thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn tránh thai bằng cách đặt vòng hoặc tiêm thuốc.

    Một số chuyên gia khuyên rằng nên dùng bao cao su cho đến khi bạn có kinh nguyệt bình thường, đều đặn trở lại. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai và dễ dàng lên lịch rụng trứng, theo dõi chu kỳ.

    Trên đây là những điều bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai để đảm bảo cho mình có sức khỏe tốt và cho bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Bạn cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên gia để đảm bảo cho mình có sức khỏe ổn định.

    Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

    ]]>
    https://dinhduongbabau.net/can-chuan-bi-gi-truoc-khi-mang-thai-1141/feed/ 1
    Lưu ý về việc uống thuốc bắc trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/luu-y-ve-viec-uong-thuoc-bac-truoc-khi-mang-thai-231/ https://dinhduongbabau.net/luu-y-ve-viec-uong-thuoc-bac-truoc-khi-mang-thai-231/#comments Fri, 08 Apr 2016 08:58:43 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=231 Có nên uống thuốc bắc trước khi mang thai không? Đây là câu hỏi được rất nhiều các chị em quan tâm và thắc mắc. Bởi từ trước đến nay, thuốc bắc vốn được coi là loại thuốc lành để bồi bổ cơ thể. Nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

    uong gi truoc khi mang thai

    1, Có nên uống thuốc bắc khi mang thai không?

    Thuốc Bắc là loại thuốc được sử dụng từ rất lâu đời, thành phần của thuốc bắc bao gồm các loại cây, cỏ, lá, rễ, củ, hạt… được tìm thấy trong tự nhiên và thường có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ hoặc tăng cường sinh lực.

    Trước khi mang thai, các chị em có thể thử cắt thuốc bắc uống trước xem có hợp với cơ địa của mình không. Nhiều người uống một vài thang đã thấy có tác dụng. Nhiều người uống rất nhiều vẫn chưa thấy chuyển biến gì. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng uống thuốc Bắc cũng như chuyện “vô thưởng vô phạt”, không bổ đằng này cũng bổ đằng khác, không độc hại gì cả. Chính vì quan niệm này mà thuốc Bắc được sử dụng một cách tràn lan, thậm chí không cần qua bắt mạch. Thuốc được dùng cho người chuẩn bị mang thai và cả thai phụ đều được coi là chuyện thường. Do đó nhiều người phải chịu ảnh hưởng xấu từ việc chủ quan này gây ra. Bởi lẽ, một số những vị thuốc bắc có thể gây những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho thai phụ như làm đau bụng, đi ngoài nhiều, gây dị ứng hoặc ngộ độc. Một số vị thuốc khác còn có thể làm sẩy thai, thai lưu, trục thủy, phá huyết… Do đó nếu muốn bồi bổ cơ thể trước khi mang thai bằng thuốc bắc, các chị em cần đến tận những nơi có uy tín, rõ nguồn gốc để bốc thuốc, bắt mạch. Tốt nhất là nên đến bệnh viện y học cổ truyền trung ương, hoặc của tỉnh, huyện để khám và cắt thuốc.

    Xem thêm: Chế độ ăn uống trước khi mang thai

    2, Lưu ý về việc uống thuốc bắc trước khi mang thai

    Bất kể là thuốc Bắc, thuốc Tây hay thuốc Nam nếu sử dụng sai mục đích, sai liều lượng, sai đối tượng đều có thể trở thành mối nguy hại, nhất là phụ nữ trước khi mang thai và đang mang thai. Do đó, khi có nhu cầu dùng thuốc bắc trước khi mang thai, các chị em nên lưu ý một số điểm sau đây:

    • Đến tận nơi bốc thuốc để bắt mạch, không nên nhờ người bốc hộ, không tự ý dùng các bài thuốc theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn.
    • Cắt và sắc thuốc uống theo đúng thang, đúng liều lượng.
    • Để bảo quản, đa phần thuốc Bắc ngày nay đều sấy bằng diêm sinh (lưu huỳnh), hoặc tẩm ướp hóa chất độc hại dẫn đến những tác dụng phụ rất nguy hại cho người dùng. Do đó trước khi sắc, các chị em nên rửa sạch các vị thuốc cho trôi hết chất bẩn và chất bảo quản bám bên ngoài.
    • Khi đã bước vào thời kỳ mang thai, nếu không có một bệnh lý nào đặc biệt, bạn không nên tự ý dùng thuốc Bắc dù chỉ để bồi bổ cơ thể.
    • Có thể uống một vài thang và theo dõi. Nếu thấy bất thường nào phải ngưng thuốc, đồng thời hỏi ngay ý kiến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

    Tóm lại, uống thuốc bắc trước khi mang thai sẽ rất tốt nếu được các chị em được bắt mạch, kê đơn và sử dụng những thành phần thuốc an toàn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì trước khi mang thai, trừ trường hợp cơ thể người mẹ quá yếu không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng mới cần phải dùng thuốc bồi bổ, bởi không gì có thể thay thế được một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Trong trường hợp bất thường cần uống thuốc đông y, các chị em cũng cần đến cơ sở y tế được cấp phép để khám và kê đơn thuốc cẩn trọng, chứ không được tự tùy tiện mua về uống. Ngoài ra, các chị em cũng có thể tham khảo thuốc bổ trước khi mang thaiProcare – viên uống tổng hợp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người mẹ rất hiệu quả, an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.

    Sức khỏe là vốn quý, chúc các chị em luôn luôn sáng suốt và thật khỏe mạnh để chuẩn bị tốt cho thai kỳ nhé!

    Lan Vy

    ]]>
    https://dinhduongbabau.net/luu-y-ve-viec-uong-thuoc-bac-truoc-khi-mang-thai-231/feed/ 26