Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Wed, 26 Feb 2025 01:03:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh? https://dinhduongbabau.net/thuoc-bo-truoc-khi-mang-thai-228/ https://dinhduongbabau.net/thuoc-bo-truoc-khi-mang-thai-228/#comments Sat, 16 May 2020 09:38:38 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=228 Dinh dưỡng đầy đủ hợp lý cho phụ nữ trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp người mẹ khỏe mạnh để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp tới mà còn tạo điều kiện cho việc thụ thai dễ dàng hơn. Vậy trước khi mang thai nên uống thuốc gì để đảm bảo sức khỏe tốt, bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này.

 

Vì sao nên bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai?

Bữa ăn hàng ngày dù nhiều dưỡng chất đến đâu cũng có thể bao hao hụt một hàm lượng dinh dưỡng nhất định do quá trình chế biến và nấu nướng. Đặc biệt là với nếp sống hiện đại ngày nay, nhiều bữa ăn bên ngoài dường như đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống vợ chồng.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển tốt nhất từ trong bụng mẹ, không phải chỉ đến khi biết mình có thai, mẹ mới bắt bổ sung dinh dưỡng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai tốt nhất là 3 tháng.

Bởi theo cơ chế sinh học, thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng của người mẹ mất khoảng 3 tháng, sau đó trứng sẽ chín và rụng. Ở thời điểm trứng rụng, nếu trứng gặp tinh trùng sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Muốn có phôi thai khỏe mạnh, người mẹ cần có chất lượng trứng tốt nhất. Do đó nếu thời điểm này mẹ uống các loại thuốc, vitamin tổng hợp sẽ tốt nhất cho quả trứng phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, mẹ nên có kế hoạch uống bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Đồng thời các cặp đôi cần có những chuẩn bị trước khi mang thai hiệu quả như: chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, kiểm tra sức khỏe tổng quát, dự trù tài chính tỉ mỉ…

Ngoài ra, hầu hết phụ nữ đều không biết mình đã mang thai trong thời gian một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, thời gian đầu mang thai là lúc thai nhi phát triển và hình thành hầu hết các cơ quan. Đặc biệt, 7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất (đặc biệt là acid folic). Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp mỗi ngày, ngay từ khi dự định mang thai.

Dưỡng chất cần bổ sung trước khi mang thai?

Các bác sỹ và chuyên gia y tế thường khuyên phụ nữ trước khi mang thai bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh thì các mẹ có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng thụ thai, chống dị tật thai nhi bẩm sinh để chuẩn bị cho quá trình mang thai an lành.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia có 3 loại dưỡng chất quan trọng nhất cho phụ nữ trước khi mang thai là axit folic (vitamin B9), chất sắt và canxi. Trong đó:

Axit folic:

  • Acid folic bổ sung đủ 400mcg/ngày trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ
  • Bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng
  • Cần cho quá trình tổng hợp DNA và cần cho sự tăng trưởng, phân chia tế bào nhanh.

DHA/EPA:

  • Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn vẹn của trứng và tính linh động của tinh trùng
  • Làm tăng cường dòng máu tới tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai
  • Cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ.
  • Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là dạng cơ thể dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với mẹ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú

Sắt:

  • Có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi và sự hình thành tuần hoàn máu của nhau thai
  • Giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu tháng
  • Ngăn ngừa những tác động xấu đến sự phát triển trí tuệ và thể lực đến thai nhi sau này.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ, đáp ứng nhu cầu tăng lên của mẹ trong giai đoạn mang thai sắp tới.

Canxi:

  • Cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Giảm nguy cơ loãng xương sau này.
  • Có thể ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật và sinh non.

Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất trước khi mang thai cũng đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một tương lai thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu.

Xem chi tiết tại: 5 dưỡng chất cần bổ sung trước khi mang thai

Uống loại thuốc bổ gì trước khi mang thai?

Thông thường, phụ nữ trước và trong khi mang thai mỗi ngày cần bổ sung 400 mcg axit folic, 27 mg sắt. Để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chuyên gia y tế khuyên ngoài chế độ ăn uống trước khi mang thai hợp lý các chị em nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhằm giúp cơ thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sắp tới. Các chị em có thể dùng thuốc bổ Procare với công thức đặc biệt có nhiều công dụng vô cùng tốt dành riêng cho những người trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ. Đây là loại thuốc có chứa hầu hết các chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo omega-3. Trong đó các dưỡng chất có hàm lượng cụ thể như bảng sau:

Dầu cá tự nhiên (Cá ngừ)
(Tương đương với Docosahexaenoic acid – DHA 130mg)
(Tương đương với Eicosapentaenoic acid – EPA 30mg)
(Tương đương với omega-3)
500mg
Pyridoxone Hydrochloride (Vit B6) 5mg
Sắt Fumarate
(Tương đương với iron 5mg)
15.2mg
Calcium Hydrogen Phosphate
(Tương đương với canxi 46mg)
200mg
Calcium Pantothenate
(Tương đương với Pantothenic acid 4.4mg)
5mg
Cholecalciferol (Vit D3) 100IU
Thiamine nitrate (Vit B1 5mg
Riboflavine (Vit B2) 5mg
Nicotinamide 5mg
Axit folic 400mcg
Potassium iodide
(Tương đương iốt 75mcg)
98mcg
Betacarotene 1mg
d-alpha tocopherol
(Tương đương với Vitamin E 10IU)
6.7mg
Cyanocobalamin (Vit B12) 10mcg
Ascorbic Acid (Vit C) 50mg
Magnesium oxide-heavy
(Tương đương với Magiê 28.5mg)
47.2mg
Zinc sulfate monohydrate
(Tương đương với Kẽm 8mg)
22.98mg

Sản phẩm Procare được sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của Australia, sử dụng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng và được các chuyên gia hàng đầu kiểm chứng rất tốt cho sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển tuyệt đối cho thai nhi. Vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé.

Lưu ý về việc uống thuốc trước khi mang thai

Khi sử dụng các loại thuốc bổ trước khi mang thai, các chị em nên tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ. Sử dụng các chế phẩm bổ sung có uy tín, được kiểm định và chất lượng rõ ràng.

  • Kiểm tra thông tin trên bao bì: Sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp mà có chứa đầy đủ các loại vitamin, acid béo thiết yếu (DHA/EPA), khoáng chất phù hợp với thể trạng của bạn. Đặc biệt, khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe trước khi bổ sung. Chú ý đến thành phần của từng loại thuốc, xem trong thuốc có thành phần nào mình bị dị ứng không
  • Tuyệt đối không lạm dụng việc bổ sung Vitamin cũng như thuốc bổ khi mang thai: các loại thuốc bổ, vitamin không phải uống càng nhiều càng tốt, bạn chỉ nên dùng theo liều lượng hướng dẫn và không tự ý uống thêm trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Một số yếu tố làm giảm tác dụng của thuốc bổ: Lưu ý một số loại Vitamin và Khoáng chất nếu chúng ta uống đồng thời sẽ làm giảm hiệu quả và khả năng hấp thu của nhau, ví dụ như canxi không nên uống cùng thời điểm với sắt. Bởi vậy, bà bầu nên tách biệt thời gian uống sắt và canxi thay vì uống đồng thời. Khi sử dụng vitamin và thuốc bổ, các bạn cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm có khả năng làm giảm công dụng của thuốc. Ví dụ như không uống viên sắt cùng sữa, trà, cà phê… Chỉ nên uống thuốc sau khi ăn uống những loại thực phẩm này ít nhất 1-2 tiếng.
  • Chú ý nguồn gốc của sản phẩm: nguồn gốc, xuất xứ của các loại thuốc đó, xác định rõ các loại thuốc này đã được Bộ Y Tế kiểm định hay chưa hay có được công nhận bởi cơ quan quản lý dược không

Bên cạnh việc uống thuốc, chị em cũng nên có chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai hợp lý, tăng cường ăn những thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh, củ quả, trái cây,… tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafein,… để thuốc bổ phát huy được tác dụng tốt nhất.

Tóm lại, khi bạn mang thai, cơ thể sẽ cần một nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng lớn hơn. Việc bổ sung các loại vitamin, thuốc bổ khi chuẩn bị mang thai sẽ là tiền đề tốt cho thai thi phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất từ trong bụng mẹ. Do đó các chị em nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ trước khi mang thai thông qua việc hấp thu từ thực phẩm và thuốc bổ để đảm bảo cho sức khỏe tốt và thai nhi khỏe mạnh ngay từ ban đầu nhé!

]]>
https://dinhduongbabau.net/thuoc-bo-truoc-khi-mang-thai-228/feed/ 68
Cách Tính Ngày Rụng Trứng – Thụ Thai – Đơn Giản mà Chính Xác https://dinhduongbabau.net/cach-tinh-ngay-rung-trung-giup-thu-thai-va-tranh-thai-an-toan-3106/ https://dinhduongbabau.net/cach-tinh-ngay-rung-trung-giup-thu-thai-va-tranh-thai-an-toan-3106/#comments Fri, 17 Aug 2018 09:52:27 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3106 Làm sao để biết được ngày nào rụng trứng để quan hệ tăng khả năng thụ thai hoặc tránh mang thai? Điều này có vẻ khó khăn nếu như bạn không biết cách tính ngày rụng trứng hay ngày nào dễ thụ thai. May mắn thay, hiện nay có nhiều công thức tính đơn giản chỉ chưa đầy vài phút là bạn sẽ biết được đâu là thời gian an toàn cho “chuyện ấy”, đâu là thời điểm dễ mang thai nhất. Các chị em cùng tham khảo bài viết sau để nắm quyền chủ động theo mong muốn của bản thân nhé.

Tổng hợp các cách tính ngày rụng trứng thụ thai đơn giản và hiệu quả

Tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

Công thức này tính ngày rụng trứng, thụ thai dễ và ngày an toàn khi quan hệ rất đơn giản nên là cách thường được nhiều chị em lựa chọn.

Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh. Bạn nên mua một quyển lịch và dùng bút đỏ đánh dấu ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 2: Đánh dấu độ dài chu kỳ kinh của bạn là bao nhiêu ngày. Tính số vòng kinh khi đến chu kỳ tiếp theo.

Ví dụ nếu bạn có thời gian bắt đầu kinh nguyệt 1 là ngày 1/10/2018 và lần kinh nguyệt 2 là 29/10/2018 thì vòng kinh của bạn là 28 ngày. Bạn lưu ý, nếu tính ngày mùng 1 của tháng trước thì không được tính ngày 29 của tháng tiếp theo.

Bước 3: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 6 tháng. Thường vòng kinh trung bình vào khoảng 28 ngày, tuy nhiên cũng có một số trường hợp lên đến 30-32 ngày.

Bước 4: Chuẩn bị 1 cuốn sổ ghi lại số ngày của mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chia làm 2 cột, một cột là tên tháng, cột còn lại là số ngày của chu kỳ.

Bước 5: Tính ngày rụng trứng.

Công thức: Ngày rụng trứng = Số ngày của 1 vòng kinh – 14

Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ ước tính là 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Nếu chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khác mức trung bình (28 ngày), ngày rụng trứng sẽ tính cộng thêm hoặc trừ đi đúng số ngày dao động. Nếu chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khác mức trung bình (28 ngày), ngày rụng trứng sẽ tính cộng thêm hoặc trừ đi đúng số ngày dao động.

 

Tính ngày rụng trứng bằng kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung

Dịch nhầy cổ tử cung là một loại dịch tiết ra từ âm đạo. Sự thay đổi nồng độ estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến màu sắc, tính chất, lượng dịch nhầy. Do đó, chỉ cần kiểm tra và theo dõi sự thay đổi của dịch nhầy tử cung có thể tính ngày rụng trứng để thụ thai hoặc xác định ngày an toàn.

Bước 1: thực hiện kiểm tra vào buổi sáng, trước khi đi tiểu lấy dịch nhầy ở đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo ra và quan sát.

Bước 2: Quan sát dịch nhầy cổ tử cung thông qua cảm giác âm đạo khô hay ẩm hoặc quan sát màu sắc, tinh chất dịch nhầy, bạn có thể xác định đúng giai đoạn rụng trứng làm tăng cơ hội mang thai. Cụ thể như sau:

  • Sau kỳ kinh nguyệt: Lượng dịch nhầy ở mức thấp nhất và âm đạo rất khô ráo trong suốt thời gian này. Qua vài ngày, dịch nhầy cổ tử cung sẽ dần xuất hiện.
  • Vào ngày sắp rụng trứng: Dịch nhầy sẽ gia tăng về lượng và độ ẩm.
  • Trong giai đoạn rụng trứng: Lượng dịch nhầy sẽ ở mức cao nhất, ẩm ướt và trơn như lòng trắng trứng. Đây là những ngày mà khả năng thụ thai là cao nhất.
  • Sau khi rụng trứng: Lượng dịch nhầy sẽ giảm xuống và trở nên đặc hơn. Ngoài ra, trong quá trình rụng trứng, bạn sẽ cảm thấy cổ tử cung mềm hơn, cao hơn và mở rộng hơn. Điều này cho phép tinh trùng đi vào cổ tử cung dễ dàng, tăng khả năng thụ tinh.

 

Tính ngày rụng trứng bằng cách đo thân nhiệt

Bình thường nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 35,5 – 36,6 °C. Khi trứng rụng, nồng độ hormone trong cơ thay đổi làm nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, thường không tăng quá 1°C và sẽ vẫn tăng cao cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Do đó có thể dựa vào sự thay đổi nhiệt độ cơ thể để tính ngày rụng trứng như sau:

Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể trong 6 ngày liên tục vào mỗi buổi sáng sau thức dậy và trước khi xuống giường.

Bước 2: Tính nhiệt độ trung bình của cơ thể trong 6 ngày.

Bước 3: Tiếp tục đo nhiệt độ cơ thể, nếu thấy trong 3 ngày liên tiếp nhiệt độ tăng lên (khoảng 0,4 – 0,8 °C so với nhiệt độ trung bình thì có nghĩa là trứng đang rụng.

Lưu ý:

  • Để đo nhiệt độ cơ bản, bạn hãy dùng nhiệt kế kỹ thuật số thay vì nhiệt kế thủy ngân.
  • Nên lấy nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất còn lấy ở nách hoặc miệng thì nhiệt độ thấp hơn 0,3 – 0,5 độ C.
  • Một số bệnh hoặc tình trạng cơ thể không tố có thể ảnh hưởng đến đo nhiệt độ và làm các tính ngày rụng trứng này không còn chính xác như: ốm hoặc sốt, căng thẳng, làm việc tăng ca, ngủ không ngon hoặc ngủ quên, uống rượu, du lịch đến những nơi có múi giờ khác…

 

Sử dụng que thử để tính ngày rụng trứng

Que thử để tính ngày rụng trứng là giải pháp hiệu quả cho những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Que thử rụng trứng có thể kiểm tra nước tiểu của bạn để xem lượng hormone lutein hóa (LH) có tăng hay không.

Một lượng nhỏ LH luôn xuất hiện trong nước tiểu của phụ nữ nhưng nồng độ LH sẽ tăng từ 2 – 5 lần trước thời điểm rụng trứng khoảng 1 – 2 ngày. Đây là khoảng thời gian dễ thụ thai nhất trong vòng tròn kinh nguyệt.

Cách tính ngày rụng trứng bằng que thử như sau:

Bước 1: Lấy que thử rụng trứng ra khỏi túi đựng. Nhúng que thử vào ly đựng nước tiểu theo hướng mũi tên chỉ xuống. Không được nhúng ngập quá vạch MAX Line (đường kẻ ngang).

Bước 2: Lấy que thử ra sau 5 giây và đặt que thử nằm trên mặt phẳng, sạch, khô và không thấm nước.

Bước 3: Chờ đợi dải màu xuất hiện và đọc kết quả trong 5 phút.

Hướng dẫn đọc kết quả que thử rụng trứng:

  • Một vạch trên: Ngoài kỳ rụng trứng.
  • 2 vạch bằng nhau hoặc nhạt hơn: Sắp đến ngày rụng trứng.
  • 2 vạch đỏ trong đó vạch dưới 2 đậm hơn vạch trên 1: Báo hiệu thời điểm rụng trứng có thể xảy ra trong vòng 24-48 giờ.

Xem thêm: Vợ chồng hiếm muộn nên ăn gì để dễ thụ thai | Ăn gì để có nhiều tinh trùng

]]>
https://dinhduongbabau.net/cach-tinh-ngay-rung-trung-giup-thu-thai-va-tranh-thai-an-toan-3106/feed/ 4
Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi muốn có con https://dinhduongbabau.net/dan-ong-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-muon-co-con-1770/ https://dinhduongbabau.net/dan-ong-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-muon-co-con-1770/#comments Wed, 04 Oct 2017 09:42:18 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1770 Để sinh ra một em bé khỏe mạnh và phát triển tốt thì không chỉ cần đến sự chuẩn bị của người phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng cần phải có một số bước chuẩn bị trước khi muốn có con. Vậy ở đàn ông cần chuẩn bị những gì trước khi muốn có con để em bé luôn khỏe mạnh phát triển tốt từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời.

dan-ong-can-chuan-bi-truoc-khi-muon-co-con

Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi muốn có con

Kiểm tra sức khỏe trước khi muốn có con

Việc làm đầu tiên trước khi quyết định đến việc sinh con thì người đàn ông cần đi kiểm tra sức khỏe tổng thể của bản thân bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Qua việc kiểm tra sức khỏe tiền sinh sản sẽ giúp có thể phát hiện được một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… từ đó có thể điều trị kịp thời được nếu mắc phải.

Cần tiến hành thực hiện một số xét nghiệm trước khi muốn có con: kiểm tra tinh dịch đồ, xét nghiệm nội tiết sinh sản, tầm soát chủ động HIV – viêm gan – giang mai. Nếu như kết quả xét nghiệm bạn âm tính vỡi viêm gan và Rubella thì cần phải tiêm ngừa văcxin ngay để tránh lây nhiễm cho con.

Một số người có bệnh cao huyết áp, thấp khớp, động kinh… cũng cần phải đến gặp bác sĩ tư vấn bởi vì có một số loại thuốc chữa những bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng làm cha. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn có em bé.

Luôn đảm bảo có chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý

  • Thời gian chuẩn bị có con cần chủ động tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng… những hoá chất này có thể gây hại cho các tế bào sinh sản.
  • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bạn cần đảm bảo an toàn lao động nếu như phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại do đặc thù công việc.

Cần chuẩn bị tốt về mặt tinh thần

Không chỉ người phụ nữ mà ngay cả người đàn ông cũng luôn phải giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh áp lực sẽ giúp cho quá trình thụ thai thuận lợi và an toàn hơn. Hơn thế nữa tinh thần của cả bố mẹ đều tốt đều thoải mái cũng là điều kiện để bé phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.

Kiểm tra tính di truyền

Nếu như trong gia đình của bạn có người bị mắc một số căn bệnh di truyền như: bệnh máu khó đông, bệnh thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm, bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… thì cần đến hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp giải quyết hiệu quả.

Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đàn ông cũng góp phần quan trọng làm tăng chất lượng tinh trùng và tăng số lượng tinh trùng. Việc tinh trùng ít và kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn. Để tăng về số lượng cũng như chất lượng tinh trùng thì trong những bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết như:

  • Bổ sung acid folic: Axit folic là nguồn dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai nhưng axit folic cũng rất cần thiết với các ông bố tương lai bởi nó giúp tạo ra các DNA và đội quân tinh binh khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung axit folic hàng ngày bằng các thực phẩm giàu folate như đậu, rau xanh đậm, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc.
  • Lysine: Lysine là thành phần không thể thiếu đối với sự hình thành tinh trùng. Một số thực phẩm có hàm lượng lysine cao như: cá tươi, thịt dê, chạch, cá mực, cá chình, hải sâm, củ mài, bạch quả, đậu phụ, váng đậu…
  • Kẽm: Nếu cơ thể nam giới thiếu kẽm cũng sẽ làm giảm sự ham muốn, đồng thời làm giảm số lượng tinh trùng. Kẽm có nhiều trong con hàu (cứ 100g hàu chứa 100mg kẽm), thịt gà (100g thịt chứa 3mg kẽm), trứng gà (100g trứng gà chứa 3mg kẽm), gan gà (2.4mg kẽm), lạc (2.9mg kẽm) và thịt lợn (2.9mg). Bổ sung kẽm sẽ giúp nam giới tăng ham muốn và làm tăng số lượng tinh trùng thuận lợi cho việc thụ thai.
  • Bổ sung Vitamin C: Vitamin C giúp thúc đẩy sự vận động của tinh trùng. Bạn có thể bổ sung Vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như: cam, xoài, dưa hấu, dâu tây và các loại rau như bông cải xanh, cà chua, và giá là loại thực phẩm giàu vitamin C.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng để sinh con ra khỏe mạnh và phát triển tốt thì người bố cần hạn chế những thói quen có hại cho sức khỏe như: hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá, uống rượu bia có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, gây suy giảm cả về số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Xem thêm: Ăn gì khi mang thai để con thông minh?

Chuẩn bị tài chính khi muốn có con

Tài chính là vấn đề cần chuẩn bị trước khi có con. Bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của hai vợ chồng như thế nào để cân đối vì khi có thai và sinh con cần rất nhiều khoản chi phí. Dưới đây là một số khoản chi phí cơ bản bắt buộc phải có như:

  • Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
  • Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
  • Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
  • Chi phí sữa cho con
  • Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
  • Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản

Với việc xác định các khoản phải chi tiêu như trên các cặp vợ chồng có thể xác định được xem một tháng mình phải chi tiêu hết bao nhiêu để có kế hoạch tạo dựng nguồn thu nhập mới và phần tiết kiệm tích lũy để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Những điều nên tránh để chuẩn bị có con

  • Vệ sinh tốt trước và sau khi quan hệ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích.
  • Không mặc quần lót, quần bò quá chật hay bó sát…
  • Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, hoặc dùng bể tắm có xoáy nước.
  • Hạn chế đạp xe, ngồi ô tô đường dài.

Chuẩn bị một sức khỏe thật tốt, tinh trùng khỏe mạnh sẽ giúp tăng khả năng thụ thai và là một bước quan trọng chuẩn bị mang thai. Việc chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cần chuẩn bị trước từ 3 – 6 tháng trước khi mang thai để tinh trùng có thể trưởng thành được. Hãy thực hiện đầy đủ những lời khuyên trên để có được những em bé thông minh khỏe mạnh trong tương lai.

Xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

]]>
https://dinhduongbabau.net/dan-ong-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-muon-co-con-1770/feed/ 4
Những loại vắc-xin tiêm ngừa trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/nhung-loai-vac-xin-tiem-ngua-truoc-khi-mang-thai-1116/ https://dinhduongbabau.net/nhung-loai-vac-xin-tiem-ngua-truoc-khi-mang-thai-1116/#comments Sat, 10 Jun 2017 01:00:13 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1116 Khi mang thai sức đề kháng của mẹ yếu, hệ thống miễn dịch ở cơ thể kém nên nguy cơ nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn sẽ tăng cao. Vì vậy, trước khi mang thai mẹ cần tiêm ngừa một số loại vắc xin để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bảo vệ thai nhi.

Tại sao cần tiêm ngừa trước khi mang thai

Đối với sức khỏe mẹ bầu

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân, phụ trách Phòng khám Nhi, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh gặp phải chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường nhưng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi. Vì vậy, tiêm ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có cho mẹ và thai nhi.

Đối với thai nhi

Việc tiêm ngừa đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai giúp bé có hệ miễn dịch tốt ngay sau khi chào đời. Một số loại vaccine có khả năng tạo sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Xem chi tiết: Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai

Những loại vắc xin tiêm ngừa trước khi mang thai

Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng văcxin phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não…

  • Rubella: Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thì có đến khoảng 90% có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.
  • Sởi: Bị sởi khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Quai bị: Bệnh quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, gây phá hủy tế bào trứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ gây ra hiện tượng vô sinh, khó mang thai. Nguy cơ xảy ra biến chứng cao nhất khi bà mẹ bầu bị mắc quai bị trong tháng thứ nhất đến tháng thứ ba của thai kỳ.

Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và rubella chỉ với một mũi văcxin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella). Đây là mũi vắc xin hết sức quan quan trọng đối với những chị em đang chuẩn bị mang thai, vì các căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi. Mũi vắc xin 3 trong 1 này cần phải tiêm muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu, hoặc có thể tiêm từng mũi một nhưng cùng giới hạn thời gian. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắc 100% cả, cho dù có tiêm phòng trước đi chăng nữa bạn vẫn cần xét nghiệm lại để đảm bảo chắc chắn hơn.

  • Thủy đậu: Mắc thủy đậu khi mang thai nhất là vào những tháng đầu có thể khiến nguy cơ sinh con bị khuyết tật tăng cao. Nếu bạn đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ thì bạn nên tiêm thêm một mũi tăng cường. Vấc xin thủy đậu nên tiêm trước khi mang thai ít nhất một tháng.
  • Cúm: Sức đề kháng của bạn sẽ giảm xuống khi mang thai nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh cảm cúm rất cao. Cảm cúm khi mang thai là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt nhưng những cơn cảm cúm kéo dài khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Văcxin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu.
  • Văcxin ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu có ý định mang thai dưới 26 tuổi bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Văcxin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.
  • Viêm gan siêu vi B: Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể nên nguy cơ di truyền và lây nhiễm là rất cao. Không chỉ bạn mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Văcxin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng, có thể tiếp tục khi đang mang thai.
  • Virus viêm gan A không gây bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai. Bạn nên tiêm phòng từ 6 tháng trở lên trước khi mang thai để có thể an tâm nhất.
  • Uốn ván: Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Bạn nên tiêm văcxin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27-36 của thai kỳ.

Tiêm ngừa trước khi mang thai lần 2 có giống lần 1 không?

Cũng giống như mang thai lần đầu, việc tiêm chủng trước khi mang thai lần 2 cũng giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, lần 2 này phụ thuộc vào lần 1 đã tiêm hay chưa, thời gian tiêm gần nhất cách mấy năm, kháng thể còn cao hay không. Dựa vào đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần tiêm những mũi nào và mũi nào và không cần tiêm nào.

Lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

Vắc-xin được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn các loại vắc-xin phù hợp để tiêm phòng.

Để chuẩn bị tốt nhất và đảm bảo an toàn cho thời gian mang thai và bé yêu sau này, hầu hết các loại vắc-xin nên tiến hành tiêm trước khi mang thai. Việc tiêm vắc-xin trong khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa và có sự theo dõi của cơ sở y tế.

Ngoài ra, các loại vắc-xin thường sử dụng một loại chất bảo quản có chứa thủy ngân là Thymerosal nên nhiều nhà khoa học lo ngại khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu tiêm trong thời gian mang bầu. Chính vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng Cúm khi mang bầu còn đang gây tranh cãi trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, bạn nên chuẩn bị tốt nhất cho thời gian mang thai bằng cách tiêm phòng trước khi mang thai.

Bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu?

Một số địa chỉ tiêm ngừa trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hà Nội:

  • – Trung tâm Y tế dự phòng (50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263; 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268)
  • – Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • – Trung tâm tiêm phòng (Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512)

Một số địa chỉ tiêm ngừa trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:

  • – Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  • – Bệnh viện Đại học Y Dược (Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.)
  • – Viện Pasteur (Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352)
  • – Bệnh viện Từ Dũ (Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229)

Xem thêm: Khám và tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu

Việc tìm hiểu kỹ trước khi mang thai cần tiêm phòng gì và tiến hành tiêm ngừa đầy đủ theo lịch tiêm phòng chỉ định là giải pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và bé một cách toàn diện. Thông thường bạn cần tiêm ngừa các loại vaccine trước khi mang thai ít nhất 3 – 4 tháng. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch tiêm ngừa trước khi mang thai từ sớm và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc chuẩn bị sức khỏe để mang thai và những biện pháp phòng ngừa mang thai luôn sau khi tiêm.

]]>
https://dinhduongbabau.net/nhung-loai-vac-xin-tiem-ngua-truoc-khi-mang-thai-1116/feed/ 6
Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/chich-ngua-truoc-khi-mang-thai-135/ https://dinhduongbabau.net/chich-ngua-truoc-khi-mang-thai-135/#comments Mon, 05 Jun 2017 03:16:05 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=135 chich ngua truoc khi mang thai

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì đó mà tăng lên. Do đó việc chích ngừa trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai

Đối với sức khỏe mẹ bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch suy giảm. Vì vậy, mẹ bầu rất dễ dị ứng thời tiết, cảm cúm hay nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, thủy đậu…

Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ không may mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi rất cao, thậm chí thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh… Đó chính là lý do tại sao chị em cần phải chủng ngừa trước khi có thai.

Đối với thai nhi

Việc chủng ngừa đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vaccine có khả năng tạo sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, tiêm ngừa trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng còn hạn chế các tác dụng phụ với thai nhi. Bởi, vaccine virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, nếu bắt buộc phải chủng ngừa khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Những loại vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai

Những loại vắc xin thường được chích ngừa trước khi mang thai phổ biến là:

1, Rubella

Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.

2, Sởi

Nếu phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, các chị em bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

3, Quai bị

Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Đây là một căn bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh, … đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai. Cụ thể, quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Ngày nay, các chị em có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

4, Thủy đậu

Các chị em chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, các chị em nên tiêm thêm một mũi tăng cường.

5, Cúm

Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch khi mẹ  nhiễm cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc ngừa cúm thường có tác dụng trong 1 năm, những trường hợp chị em nào chưa tiêm phòng cúm và có xuất hiện triệu chứng hắt hơi, chảy mũi, khó thở, cần đi khám sớm, ngỉ ngơi, uống đủ nước và theo dõi thai kì chặt chẽ hơn.

6, Văcxin ngừa ung thư cổ tử cung

Chủng ngừa HPV đem lại lợi ích cho chính chị em phụ nữ nhằm hạn chế sự lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục, đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ cho bạn gái. Nếu dưới 26 tuổi, các chị em nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Văcxin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như đang mang thai. Vì vậy, các chị em nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.

7, Viêm gan siêu vi B và viêm gan A

Ở nước ta có 10 – 20% dân số mắc căn bệnh viêm gan B mãn tính, là tiền đề gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan sau này. Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, chị em có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ họ mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Văcxin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, các chị em hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

Không nguy hiểm như bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính virus viêm gan A có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.

8, Uốn ván

Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Các chị em trong tuổi có khả năng sinh sản nên được tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 26-36 của thai kỳ.

Xem chi tiết: Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Chích ngừa trước khi mang thai bao lâu?

Đối với những vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai, cần lưu ý thời gian thụ thai sau tiêm như sau:

  • Với vắc xin rullbela cần tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
  • Vắc xin thủy đậu nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm
  • Nên tiêm phòng vắc xin quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
  • MMR – vắc xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vaccine MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…
  • Với vắc xin cúm và uốn ván có thể tiêm phòng khi mang thai được. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện vào tuần 26 của thai kỳ
  • Với vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất.
  • Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nhưng nếu chị em nào có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì và có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.

Ngoài ra, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
  • Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
  • Khi có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng các chị em cần nhờ sự tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 – 24 giờ.

Tóm lại, việc chuẩn bị chích ngừa trước khi mang thai để ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm là rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cả cho sức khỏe của thai nhi. Do đó các chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai để đảm bảo thời kỳ mang thai được diễn ra suôn sẻ, mạnh khỏe và an toàn.

Xem thêm: Dấu hiệu có thai chính xác/Dấu hiệu mang thai tuần đầu

]]>
https://dinhduongbabau.net/chich-ngua-truoc-khi-mang-thai-135/feed/ 10
Uống axit folic trước khi mang thai sao cho hiệu quả https://dinhduongbabau.net/uong-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-882/ https://dinhduongbabau.net/uong-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-882/#comments Mon, 24 Apr 2017 01:04:32 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=882 Khi có ý định mang bầu mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, đầy đủ các kiến thức khi mang thai thì mẹ mới khỏe và bé mới có thể phát triển tốt được. Đặc biệt, để hạn chế những dị tật về ống thần kinh thai nhi mẹ bầu nên uống axit folic trước khi mang thai.

uong-acid-folic-truoc-khi-mang-thai

Axit folic với sức khỏe mẹ và thai nhi

Khi mẹ bổ sung thiếu sắt hay thiếu axit folic sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bào thai, gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị đẻ non, nhẹ cân. Ngoài ra, khi thiếu axit folic còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thể lực và trí lực, ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

Bổ sung acid folic trước thai kỳ sẽ hạn chế tối đa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tổ chức y tế trên thế giới khuyến cao phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 0,4 mg acid folic mỗi ngày nhằm giảm thiếu nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Tại sao cần uống acid folic trước khi mang thai

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ống thần kinh được hình thành từ rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn nhiều người còn chưa biết mình mang thai nên vẫn chưa quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng nên trong 28 ngày đầu của thai kỳ có thể không bổ sung được đầy đủ tỷ lệ axit folic nên tỉ lệ dị tật ở thai nhi sẽ cao hơn so với bình thường. Vì vậy, việc bổ sung axit folic trước khi có ý định mang thai là rất cần thiết và hợp lý.

Xem chi tiết: Tại sao cần bổ sung axit folic trước khi mang thai?

Uống acid folic trước khi mang thai bằng cách nào?

Khi có ý định mang thai, mẹ cần uống  400 microgam axit folic mỗi ngày bằng một viên đa sinh tố như phần của việc ăn uống lành mạnh. Vì vậy, khi bổ sung thuốc bổ trước khi mang bầu mẹ cần kiểm tra kỹ trên nhãn thông tin về liều lượng axit folic xem có hợp lý hay không.

Còn khi mang thai cho đến lúc sinh mẹ cần uống một viên vitamin chứa 600 microgam axit folic. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình loại thuốc bổ hợp lý.

Với những mẹ bầu từng có thai kỳ bị ảnh hưởng bởi dị tật ống thần kinh hoặc phụ nữ bị bệnh hồng cầu liềm thì cần bổ sung lượng axit folic nhiều hơn những mẹ bầu bình thường, lượng axit folic cần bổ sung có thể nhiều hơn 1000 microgam acid folic mỗi ngày.

me-bau-nen-uong-axit-folic-truoc-khi-mang-thai

Ngoài việc bổ sung axit folic bằng việc uống thuốc bổ, mẹ bầu có thể bổ sung acid folic từ một số loại trái cây và rau củ. Acid folic ở dạng tự nhiên trong thức ăn được gọi là folate. Những thức ăn giàu folate gồm có:

  • Đậu, như đậu lăng, đậu pinto, đậu đen
  • Rau xanh, như rau bina và rau diếp Romaine
  • Măng tây
  • Bông cải xanh
  • Đậu phộng ( Không ăn nếu bạn bị dị ứng đậu phộng)
  • Trái cây có múi như cam và bưởi
  • Nước cam (loại cô đặc là tốt nhất)

Xem thêm: 10 thực phẩm giàu axit folic bổ sung trước khi mang thai

Thuốc bổ tổng hợp PM Procare

PM Procare có chứa 400 mcg acid folic và PM Procare Diamond có chứa 500 mcg acid folic đáp ứng đúng đủ liều lượng acid folic hàng ngày dành cho đa số bà bầu mang thai bình thường để phòng tránh khuyết tật ống thần kinh và một số vấn đề khác do thiếu acid folic gây nên.

Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về việc uống acid folic trước khi mang thai. Chúc bạn và con yêu luôn khỏe mạnh.

]]>
https://dinhduongbabau.net/uong-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-882/feed/ 2
Tại sao cần bổ sung axit folic trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/bo-sung-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-44/ https://dinhduongbabau.net/bo-sung-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-44/#comments Sun, 23 Apr 2017 09:31:34 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=44 Việc bổ sung axit folic không chỉ cần thiết trong thời gian mang thai mà còn rất quan trọng trong giai đoạn trước khi mang thai. Bởi axit folic có vai trò trong việc ngăn ngừa sinh con dị tất ống thần kinh, mà ống thần kinh lại đuợc hình thành rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu tiên của thai kỳ. Nếu không bổ sung axit folic ngay từ sớm thì nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh cùng các dị tật ở tim, sứt môi, hở hàm ếch… là vô cùng cao và nguy hiểm.

bo sung axit folic truoc khi mang thai

1, Tại sao cần bổ sung axit folic trước khi mang thai?

Axit folic (vitamin B9) là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Tình trạng thiếu chất này có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên bổ sung axit folic. Tuy nhiên ít người biết rằng việc bổ sung axit folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai, vì dị tật nứt đốt sống do thiếu folate xảy ra ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cụ thể là xuất hiện ở tuần thứ 3 – khi mà phần lớn bà mẹ chưa biết mình mang thai. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ đều chỉ để ý đến chuyện bổ sung chất này khi đã biết chắc mình có bầu. Đứa trẻ rất dễ bị thiếu axit folic nếu trước đó bà mẹ không có chế độ ăn đa dạng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên các chị em nên quan tâm đến axit folic ngay khi có ý định mang thai. Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết: “Việc thiếu các vitamin đều gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều loại vitamin, khi phát hiện bệnh, chỉ cần bổ sung là cơ thể trở lại bình thường. Nhưng với nhiều vitamin khác, trong đó có axit folic, nếu không được cung cấp đủ sẽ gây dị tật mà việc bổ sung sau đó không đem lại kết quả gì. Cụ thể, khi đã phát hiện thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh thì không có cách nào khắc phục nữa”.

Ngoài ngăn cản những khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, axit folic cũng rất cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa, vận hành AND – bản đồ gen của con người và một khối xây dựng nền tảng của các tế bào. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ axit folic trước khi mang thai là đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nhanh tế bào của nhau thai, giúp em bé khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ.

Và một điều quan trọng nữa, nếu bị thiếu acid folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non và khả năng suy dinh dưỡng bào thai rất cao.

2, Bổ sung axit folic trước khi mang thai bằng cách nào?

Việc bổ sung axit folic trước khi mang thai có thể được thực hiện qua chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc bằng cách uống thêm chế phẩm bổ sung. Cụ thể:

Bổ sung axit folic bằng thực phẩm:

Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm có màu xanh lá cây như rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp…
  • Các loại đậu đỗ như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen…
  • Các loại trái cây như bơ, cà chua, đặc biệt các hoa quả thuộc họ nhà cam quýt…
  • Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác
  • Gan động vật: Gan động vật có chứa acid folic, ngày thường có thể ăn một lượng gan động vật thích hợp, nhưng không nên ăn nhiều, vì gan động vật giàu vitamin A, hấp thu quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
  • Bánh mì, ngũ cốc bổ sung cho bữa sáng. Ngoài bổ sung axit folic, bánh mì còn có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, thiamin và riboflavin rất tốt cho bà bầu.

Bổ sung axit folic bằng sản phẩm bổ sung:

Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Đối với những người có khẩu phần ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết cho cơ thể có thể bắt đầu uống bổ sung viên sắt- axit folic hàng ngày từ 3- 6 tháng truớc khi có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng. Trên thị trường hiện có khá nhiều loại chế phẩm chứa axit folic. Do đó chị em nên chọn sản phẩm của công ty có uy tín để có thể yên tâm khi sử dụng.

Acid folic (B9) là một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Chính vì vậy, các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng đã nghiên cứu và phát triển thuốc Procare dành cho bà bầu. Sản phẩm được bào chế từ nguồn hải sản tự nhiên, chứa những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho nhu cầu tăng lên của cơ thể phụ nữ mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi, trong đó axit folic là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm. Một viên nén của Procare uống mỗi ngày có chứa 400µg axit folic, đạt mức tiêu chuẩn theo Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo. Ngoài axit folic, trong thành phần của Procare còn chứa canxi, omega3, DHA, sắt, kẽm, magie… cùng hàng loạt các dưỡng chất quan trọng khác giúp cho thai nhi được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ với sự phát triển đầy đủ của các tế bào, cơ quan, hệ thống não, thần kinh… và sự hình thành xương khớp. Đặc biệt là hệ thống miễn dịch tốt chuẩn bị cho sự chào đời của bé khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để tìm hiểu thông tin sâu hơn về sản phẩm thuốc bổ Procare, chị em vui lòng truy cập theo đường link sau nhé: Thuốc bổ cho bà bầu Procare

PM Procare có chứa 400 mcg acid folic và PM Procare Diamond có chứa 500 mcg acid folic đáp ứng đúng đủ liều lượng acid folic hàng ngày dành cho đa số bà bầu mang thai bình thường để phòng tránh khuyết tật ống thần kinh và một số vấn đề khác do thiếu acid folic gây nên.

3, Lưu ý bổ sung axit folic trước khi mang thai?

Bổ sung axit folic như nào để hấp thu một cách tốt nhất là những điều mà các chị em cũng nên biết. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung axit folic:

  • Axit folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến. Khi chế biến, các chị em không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu cũng để tránh thất thoát thành phần acid folic trong nguồn thực phẩm.
  • Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu.
  • Việc bổ sung axit folic bằng cách uống thuốc là rất cần thiết. Tuy nhiên các chị em cũng lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé sau này.
  • Mặc dù axit folic rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, axit folic có thể gây tác hại không nhỏ cho sức khỏe. Nó gây tăng sinh tế bào, thậm chí gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Bởi axit folic là chất tan được trong nước, do đó để loại bớtaxit folic dư thừa, cách tốt nhất là uống thật nhiều nước để lượng axit dư thừa đó được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu.

Tóm lại, axit folic là chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ em bé chống lại các vấn đề liên quan đến não và tủy sống như bệnh nứt đốt sống. Vì vậy, trước khi mang thai, các chị em nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất này, để đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh, và không bị mắc khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… hoặc gia tăng nguy cơ mắc dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch nguy hiểm sau này.

Xem thêm: Cách ăn uống trước khi mang thai

]]>
https://dinhduongbabau.net/bo-sung-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-44/feed/ 2
10 thực phẩm giàu axit folic bổ sung trước khi mang thai https://dinhduongbabau.net/10-thuc-pham-giau-axit-folic-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-193/ https://dinhduongbabau.net/10-thuc-pham-giau-axit-folic-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-193/#respond Sat, 22 Apr 2017 09:01:46 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=193 Thiếu axit folic trong quá trình mang thai sẽ gây ra khiếm khuyết ống thần kinh, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, sứt môi, hở hàm ếch… của trẻ. Do đó việc bổ sung axit folic trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp trẻ sinh ra được khỏe mạnh và không bị mắc các dị tật bẩm sinh sau này. Dưới đây là 10 thực phẩm giàu axit folic nhất mà các chị em nên bổ sung trước khi mang thai:

1, Súp lơ

bo sung axit folic truoc khi mang thai 1

Súp lơ là một trong những loại rau xanh chứa nhiều axit folic nhất. Một bát súp lơ xanh có tới 105mcg axit folic chiếm khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày. Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, sắt và chất xơ có thể làm giảm táo bón hiệu quả. Các chị em có thể thêm vào thực đơn món súp lơ xào thịt bò vừa có nhiều axít folic vừa bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, rất tiện phải không nào.

2, Măng tây

Măng tây là thực phẩm có chứa hàm lượng axit folic cao nhất, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 microgam axit folic. Ngoài ra măng tây cũng cung cấp mức độ vừa phải của kali, canxi, đồng và sắt. Do đó các chị em trước hoặc đang trong thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các chị em có nguồn sữa dồi dào hơn. Tuy nhiên, khi chế biến các chị em không nên nấu măng tây quá lâu, tránh làm tổn thất nguồn axit folic quý giá có trong thực phẩm này.

3, Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina hay cải bó xôi là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hay nước ép đều rất tốt. Trong rau chân vịt chứa hơn 34 loại vitamin và rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các vitamin, khoáng chất khác. Ngoài ra nó còn chứa sắt, omega 3, axit folic – cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ và bảo vệ trẻ khỏi các dị tật bẩm sinh. Do đó các chị em nên bổ sung thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống trước khi mang thai nhằm phòng tránh bệnh tật và cung cấp cho thai nhi các dưỡng chất cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh nhé.

4, Lòng đỏ trứng

bo sung axit folic truoc khi mang thai 2

Trong lòng đỏ trứng chứa vitamin A, vitamin D,.. đặc biệt là axit folic và sắt, cùng vi chất rất quan trọng để phát triển các dây thần kinh não của bé – đó là kẽm. Do đó đây là nguồn thức ăn tốt để các chị em bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Loại trứng tốt nhất mà các chị em nên sử dụng là trứng gà nha!

5, Bánh mì, ngũ cốc

Thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ bổ sung axit folic chứa khoảng 60mcg axit folic. Dùng ngũ cốc là món ăn chính, không những có thể tăng lượng hấp thu axit folic mà còn có thể giúp hấp thu được nhiều chất xơ và một số dưỡng chất khác như các vitamin nhóm B: niacin, thiamin và riboflavin đều rất tốt cho sức khỏe của bé và các chị em.

6, Quả bơ

Một quả bơ chứa khoảng 181 mcg axit folic. Nhưng không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega 3 rất tốt cho tim của mẹ và não của bé. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác, chỉ cần sơ chế qua là các chị em có thể sử dụng ngay không cần nấu chín nên không bị thất thoát vitamin mà rất tiện dụng và bổ dưỡng đúng không nào?

Xem thêm: Bổ sung vitamin trước khi mang thai

7, Họ nhà đậu

Đậu nành là một loại siêu thực phẩm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau. Một cốc đậu nành rang khô cung cấp 45% hàm lượng axit folic trung bình mỗi ngày, đồng thời thúc đẩy sức khỏe của tim và các tế bào của cơ thể.

Một nửa cốc đậu phộng chứa khoảng 106 mcg axit folic, chiếm ¼ nhu cầu của một người bình thường trong ngày. Ngoài ra, đậu phộng cũng là một phần tuyệt vời của kẽm, protein, magie và đồng.

Đậu đen: Một nửa cốc đậu đen cũng chứa hơn 105 mcg axit folic, đủ để giúp các chị em đạt được 25% giá trị hàng ngày theo tiêu chuẩn được khuyến cáo.

8, Đu đủ

bo sung axit folic truoc khi mang thai 3

Đu đủ chứa nhiều axít folic, một vitamin rất cần thiết giúp tăng khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Một miếng đủ đủ nhỏ có thể cung cấp gần 60 mcg axit folic, 60 đv calo và là một nguồn tuyệt vời của các loại vitamin A, vitamin C, canxi, kali… cùng nhiều loại dưỡng chất khác. Đu đủ lại rất tốt cho da và hệ tiêu hóa vì vậy các chị em nên bổ sung kịp thời trong khẩu phần ăn hàng ngày nhé.

9, Cà chua

Một cốc nước ép cà chua chứa khoảng 50mcg axit folic. Bên cạnh đó cà chua còn chứa một lượng lớn vitamin B, đặc biệt là Vitamin B6, có hàm lượng cao vitamin C và kali rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời giúp cơ thể sản xuất ra một chất chống oxy hóa tự nhiên gọi là glutathione giúp giải độc gan và cho một làn da hoàn hảo.

10, Cam

Cam là một loại quả rất giàu axit folic, còn là nguồn dồi dào của chất xơ và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp axit folic vào cơ thể. Vì vậy chị em nên tham khảo và bổ sung thực phẩm đầy bổ dưỡng này.

Trên đây là 10 loại thực phẩm giàu axit folic nhất mà các chị em nên bổ sung trước và trong khi mang thai. Cần lưu ý là acid folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến. Nên khi chế biến, các chị em không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu để tránh thất thoát thành phần acid folic trong các nguồn thực phẩm đồi dào này nhé!

Hồng Ngọc

]]>
https://dinhduongbabau.net/10-thuc-pham-giau-axit-folic-bo-sung-truoc-khi-mang-thai-193/feed/ 0
Bổ sung axit folic cho bà bầu như thế nào https://dinhduongbabau.net/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-nhu-the-nao-875/ https://dinhduongbabau.net/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-nhu-the-nao-875/#comments Fri, 21 Apr 2017 06:57:26 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=875 Bổ sung axit folic cho bà bầu từ trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi. Vậy mẹ đã biết bổ sung axit folic như thế nào, bổ sung bao nhiêu thì đủ… để cho bé được phát triển toàn diện?

bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau

Những mối đe dọa cho thai nhi khi thiếu axit folic

Axit folic là một trong những loại vitamin B rất cần thiết trong việc sản xuất các tế bào mới trong đó có cả hồng cầu. Vì vậy, khi bổ sung thiếu axit folic sẽ dẫn đến một số bệnh liên quan đến rối loạn ống thần kinh ở thai nhi như: nứt đốt sống (spina bifida) gây nên ốm yếu tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não (enencephaly) hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não). Theo Cục phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), axit folic còn giúp phòng tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.

 Nhu cầu bổ sung axit folic cho bà bầu

Khi phát hiện có thai bà bầu cần đảm bảo bổ sung nồng độ acid folic cao. Tốt hơn hết là cần phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai.

Nhu cầu trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180 – 200mcg/ngày. Còn đối với bà bầu, các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung thêm axit folic trong suốt thai kỳ của mình, từ 400 – 800 microgram mỗi ngày. Còn đối với phụ nữ đang chuẩn bị có thai thì cần bổ sung 400 microgram mỗi ngày từ trước khi có thai 3 tháng là rất cần thiết.

Khi mang bầu, nhu cầu bổ sung axit folic tăng lên để đáp ứng được sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung,  số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng, hình thánh nhau thai, tăng trưởng của bào thai, và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.

Xem thêm: Tại sao cần bổ sung axit folic trước khi mang thai

Axit folic tồn tại ở những dạng nào?

  • Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: gan và các bộ phận nội tạng, thịt gia cầm, vừng, lạc…
  • Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh, rau càng có màu càng đậm càng tốt (rau dền, củ cải, xúp lơ…), có nhiều trong nấm, đậu lima, bánh mì bằng bột mì nguyên chất, bắp, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi. Khi có ý định mang thai và khi mang thai bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm này hàng ngày để bổ sung axit folic cho cơ thể
  • Dạng thuốc viên: Mỗi viên axit folic liều 400 microgram nên mẹ bầu chỉ việc bổ sung 1 viên mỗi ngày ngay từ trước khi mang thai 3 tháng cho đến khi sinh.

thuoc-axitfolic-cho-ba-bau

Lưu ý: Bà bầu không nên bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm đóng hộp bởi trong quá trình chế biến lượng axit folic mất đi từ 50 đến 90% bởi sức nóng. Mẹ bầu chỉ nên bổ sung axit folic từ những món ăn chế biến từ các loại thực phẩm tươi sống. Đối với các món rau không nên ngâm quá lâu trong nước và nấu chín kỹ.

Làm thế nào để hấp thu axit folic một cách tốt nhất?

Để cơ thể mẹ bầu hấp thụ được axit folic một cách tốt nhất thì mẹ bầu nên uống thuốc ở giữa hai bữa ăn. Ngoài ra, khi bổ sung axit folic mẹ bầu nên uống chung với một số loại nước uống giàu vitamin C như nước cam, nước trái cây. Khi bổ sung axit folic không nên sử dụng trà, cà phê, rượu nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu axit folic vào cơ thể. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước để tránh bị táo bón.

Làm thế nào nếu bổ sung axit folic quá liều?

Axit folic rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, dư thừa liều lượng nó cũng có thể gây một số tác hại cho sức khỏe như: làm tăng sinh tế bào dẫn đến thoái hóa tủy sống bán cấp, với những mẹ bầu có khối u nó làm cho khối u phát triển nhanh hơn, nguy hiểm hơn.

Thừa axit folic còn có thể gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế, có thể rất nhiều người (đặc biệt là trẻ em) đã gặp các phản ứng này nhưng không biết nguyên nhân là do thừa axit folic.

Khi bị dư thừa axit folic mẹ bầu nên uống thật nhiều nước bởi axit folic là một loại sinh tố tan được trong nước. Bổ sung nhiều nước giúp lượng axit dư thừa được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu.

Để mẹ bầu luôn khỏe mạnh và con phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ thì mẹ không nên để cơ thể bị thiếu hụt acid folic, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ. PM Procare có chứa 400 mcg acid folic và PM Procare Diamond có chứa 500 mcg acid folic đáp ứng đúng đủ liều lượng acid folic hàng ngày dành cho đa số bà bầu mang thai bình thường để phòng tránh khuyết tật ống thần kinh và một số vấn đề khác do thiếu acid folic gây nên.

]]>
https://dinhduongbabau.net/bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-nhu-the-nao-875/feed/ 2
Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết! https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-mang-thai-242/ https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-mang-thai-242/#comments Sun, 23 Oct 2016 02:30:33 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=242 Chuẩn bị mang thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Đây là thời điểm các cặp đôi cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ để cho quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi, đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Vậy khi chuẩn bị mang thai các cặp đôi cần phải làm những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi này:

chuan-bi-truoc-khi-mang-thai

1, Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Việc khám sức khỏe trước khi mang thai rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời và quyết định nhiều đến sự khỏe mạnh của thai nhi trong thời kỳ mang thai sắp tới. Do đó các cặp vợ chồng nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám cẩn thận. Nếu có gì trục trặc trong sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn để điều trị kịp thời. Cụ thể:

 x1 XÉT NGHIỆM MÁU: Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết tình trạng máu của mẹ có tốt không, có bị thiếu máu hay mắc các bệnh liên quan đến máu không. Với người mẹ khi mắc bệnh thiếu máu sẽ dễ phát sinh nguy cơ chảy máu sau khi sinh, còn dễ mắc bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng yếu và phát triển chậm.  x4 KIỂM TRA PHỤ KHOA: Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non…
 x2 XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU: Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… Ngoài ra, nó còn có thể phát hiện sớm các bệnh về tim thận. Nếu bà mẹ bị mắc các bệnh về Tim – Thận sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.  x5 KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT: Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp, đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Ngoài ra, các vấn đề về cân nặng, răng miệng… cũng được chú ý nhằm tránh gây ra những ảnh huởng nguy hiểm trong thai kỳ.
 x3 KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN: Kiểm tra các bệnh viêm gan, chẩn đoán gan bị tổn thương. Nếu như người mẹ mắc bệnh viêm gan có thể lây truyền sang cho thai nhi và gây sinh non, thậm chí em bé dễ bị tử vong.  x6 KIỂM TRA NHIỄM SẮC THỂ: Xét nghiệm này thích hợp cho cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…

2, Tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai

Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì việc tiêm chủng trước khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng. Những loại vắc xin thường được chích ngừa trước khi mang thai phổ biến là:

chuan bi mang thai 2

Ngoài ra còn một số loại vắc xin cũng nên được tiêm phòng trước khi mang thai như: sởi, quai bị, HPV… Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Chích ngừa trước khi mang thai

3, Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

chuan bi mang thai 3

Nguồn tài chính vững chắc sẽ giúp em bé sau khi chào đời có được điều kiện vật chất hoàn hảo. Vậy ngay từ trước khi có kế hoạch sinh con các cặp vợ chồng cần đặt ra những câu hỏi như: Tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Có đủ đáp ứng cho các chi phí như khám thai, sinh nở, chế độ dinh dưỡng hay chi phí cho việc mua sắm đồ và các chi phí phát sinh khác… Với việc lập ngân sách như thế này các cặp vợ chồng sẽ xác định chi phí hàng tháng hết bao nhiêu, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch xây dựng thêm nguồn thu nhập mới để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Một số mẹo giúp các cặp đôi vợ chồng chuẩn bị tài chính khoa học, hiệu quả nhằm giảm bớt nỗi lo tài chính khi sinh con là: không sắm quá nhiều đồ bầu, mua bảo hiểm thai sản, hạn chế chi phí sinh hoạt không cần thiết, mở sổ tiết kiệm hoặc tiết kiệm với heo đất

4, Sắp xếp công việc, kế hoạch trước khi mang thai

Trước khi có ý định sinh con, người mẹ nên cân nhắc về công việc hiện tại mình đang làm. Cụ thể là hãy đặt những câu hỏi như: Nó có phù hợp với mẹ bầu không? Công việc có tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ hoặc chất tẩy rửa, dung môi, chì… không? Đây là khâu đầu tiên người mẹ nên nghĩ tới nếu vẫn muốn công việc của mình thuận lợi khi mang thai. Đồng thời bắt đầu lên kế hoạch sắp xếp công việc khoa học, hợp lý, không thể cùng lúc giải quyết tất cả các công việc hay ôm việc như trước đây được nữa. Các mẹ cũng chú ý nên làm việc ở một nơi nào đó cố định ít nhất từ 12 tháng trở lên để được hưởng những quyền lợi về bảo hiểm thai sản. Và điều quan trọng là hãy cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng và loại bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe như: thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống bừa bãi… nhằm cân bằng nội tiết và chuẩn bị cho những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

5, Chuẩn bị mang thai nên ăn uống như thế nào?

Việc ăn uống trước khi mang thai một cách khoa học không chỉ đem lại cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho việc thụ thai trở lên dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 dưỡng chất các mẹ cần bổ sung trước khi mang thai:

an uong truoc khi mang thai

  • Axit folic: Axit folic rất quan trọng với sự phát triển của ống thần kinh, hộp sọ và cột sống của thai nhi. Nếu thiếu axit folic khi mang thai có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu… của trẻ em. Những bộ phận này được hình thành ngay những tuần đầu nên việc đến khi có thai mới bổ sung axit folic là muộn. Do đó trước khi thụ thai 3 tháng, các mẹ đã cần bổ sung dưỡng chất này. Một số thực phẩm giàu axit folic là: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương… Tuy nhiên, nguồn bổ sung acid folic tốt nhất vẫn là từ các viên uống tổng hợp chứa acid folic vì cơ thể có khả năng hấp thu acid folic tốt nhất ở dạng này. Lượng acid folic bổ sung mỗi ngày cho phụ nữ mang thai từ 400mcg-600mcg.
  • Sắt: Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và làm gia tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, tăng nguy cơ sảy thai đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé. Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển. Để bổ sung sắt trước khi mang thai, trong bữa ăn hàng ngày các mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Đây là những thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho cơ thể. Lượng sắt bổ sung mỗi ngày cho cơ thể khoảng 30mg.
  • Protein và chất béo: Protein không chỉ là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người mẹ, tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển mà còn là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Để bổ sung protein, người mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm như: lòng trắng trứng, thịt trắng, cá hồi… Chất béo tham gia vào cấu tạo của 100% màng tế bào trong cơ thể, chất béo không no là DHA là “gạch xây não” là nguyên liệu quan trọng để hình thành tế bào não bộ và võng mạc thị giác, EPA là gia tăng hoạt động thần kinh, tăng hiệu quả hoạt động của DHA và chống các bệnh lý viêm nhiễm. Các chất béo không no quan trọng hơn và phải bổ sung chủ yếu trong giai đoạn này. Khi bổ sung DHA và EPA, cần lưu ý tỷ lệ lý tưởng DHA/EPA là 4.5/1, và hàm lượng càng cao càng tốt. Một số thực phẩm có lượng DHA, EPA cao và tỷ lệ tối ưu là cá hồi, cá ngừ đại dương, cá chích, cá mồi…
  • Canxi: Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc hình thành xương, răng của trẻ sau này. Nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương, thấp bé… Vì vậy, để xương khớp được chắc khỏe và đảm bảo nhu cầu canxi trong thời gian mang bầu, các mẹ cần uống sữa bổ sung và ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ, caramel, gạo, bông cải xanh, tôm, cua, cá… vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng Canxi hàng ngày cũng chỉ nên bổ sung khoảng 1,000mg khi mang bầu, không nên bổ sung dư thừa vì có thể gây những tác dụng bất lợi như tăng canxi huyết, tăng canxi niệu.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây và rau quả tươi. Đây là những thực phẩm rất hữu ích cho những cặp đôi muốn thụ thai nhanh. Tuy nhiên, khi ăn cần lưu ý rửa sạch và khử trùng được là tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng và số lượng tinh trùng của người cha. Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, người cha cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: axit folic, kẽm, thực phẩm giàu vitamin C… Đồng thời, cũng nên tránh ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào có nhiều chất béo trong vài tháng trước khi sinh con. Những thực phẩm này dễ gây béo phì, thừa cân và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng.

6, Chuẩn bị mang thai uống thuốc bổ gì?

Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống thật đầy đủ dưỡng chất thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp trước thời điểm dự định mang thai khoảng 3 tháng. Các loại thuốc bổ nổi tiếng như PM Procare có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho những người trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ. Đây là sản phẩm điển hình có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo thiết yếu Omega-3… Trong đó một viên nén có chứa 400µg axít folic, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là mức đủ để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, tỷ lệ DHA/EPA tương đương 4.3/1 phù hợp để bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú, lượng iod được bổ sung giúp bồi phụ phần thiếu hụt iod có thể có trong bữa ăn. Như vậy, một chế độ ăn cân đối kết hợp với một viên thuốc PM Procare mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Sản phẩm Procare được sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của Australia, sử dụng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng và được các chuyên gia hàng đầu kiểm chứng. Vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sử dụng!

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuan-bi-mang-thai-242/feed/ 14