Dinh dưỡng bà bầu https://dinhduongbabau.net Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú Mon, 28 Mar 2022 02:10:26 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ: Nhanh lành vết mổ, sữa đổ ào ào https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-me-sau-sinh-mo-nhanh-lanh-vet-mo-sua-do-ao-ao-3772/ https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-me-sau-sinh-mo-nhanh-lanh-vet-mo-sua-do-ao-ao-3772/#comments Tue, 20 Nov 2018 07:03:42 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=3772 Mẹ đã biết ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục vết thương tăng cường lượng sữa sau khi sinh mổ chưa? Nếu mẹ vẫn còn đau đầu vì không biết ăn gì sau sinh mổ thì có thể tham khảo thông tin về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ dưới đây. Bài viết sau sẽ giúp mẹ biết được các dưỡng chất sản phụ cần bổ sung, chế độ dinh dưỡng phù hợp giai đoạn mới sinh mổ và các món ăn tốt cho cả mẹ và em bé vừa ra đời.

Ăn gì sau sinh mổ để nhanh lành vết thương? (Ảnh minh họa)

Sinh mổ đồng nghĩa người mẹ đó phải chịu thiệt thòi hơn những mẹ sinh thường. Chẳng phải tự nhiên mà người ta nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ, người mẹ được chỉ định sinh mổ sẽ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Đến khi hồi phục thời gian cũng lâu hơn, vì vết mổ dài hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Sẽ phải mất hơn 1 tuần để vết thương đóng vảy dần, 2-3 tháng để tạo sẹo, trong một năm đầu cảm giác đau ở vết mổ vẫn có thể thỉnh thoảng xuất hiện trong khi sinh thường chỉ cần 1 tháng để hồi phục.

Vất vả là như thế cho nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ rất cần được chú trọng. Có 3 điều quan trọng mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ phải đáp ứng được, bao gồm:

  • Đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục sức khỏe. Thực đơn sau khi sinh mổ cần đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau lành lại, tránh các loại có thể ảnh hưởng xấu đến vết mổ.
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt hơn. Sau khi mổ, mẹ thường phải tránh đi lại nhiều, ít vận động cùng tác động trong quá trình mổ (thuốc, mất nước, vết mổ) khiến hệ tiêu hóa vận hành kém hơn. Do đó, cần có thực phẩm giàu nước, rau xanh, các loại bổ sung lợi khuẩn để kích thích đường tiêu hóa.
  • Gọi sữa “nhanh” về. Đối với các mẹ sinh mổ, cần phải đợi ít nhất 2 tiếng trong phòng hồi sức sau đó mới có thể cho con bú. Đôi khi ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh và cảm giác đau đớn ở vết mổ khiến sữa về chậm hơn. Chế độ ăn giàu thực phẩm lợi sữa sẽ là giải pháp an toàn nhất lúc này.

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ – Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp

Vừa mới sinh mổ, ruột đang còn chịu ảnh hưởng bị giảm vận động tiêu hóa. Nếu mẹ ăn thức ăn đặc sớm sẽ tăng áp lực lên hoạt động đường ruột gây ra đầy hơi, khó tiêu, tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới táo bón và đầy khí trong ruột. Vì thế nếu mẹ muốn ăn cần đợi ít nhất 6 tiếng sau khi mổ để chức năng ruột phục hồi, nếu mẹ cảm thấy đói quá thì chỉ nên ăn nhẹ súp, cháo trắng để tăng nhu động ruột, dễ tiêu hóa, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng hơn.

Ngày thứ 1-2 sau khi sinh, mẹ có thể ăn các thức ăn dễ tiêu hóa nhưng không nên có nhiều dầu mỡ. Đến ngày thứ 3-4 có thể ăn thêm ít canh. Thường sau một tuần thì các mẹ có thể dùng các món ăn bình thường, có thể bổ sung dần các loại protein như thịt, cá… vào các bữa ăn hàng ngày. Mẹ lưu ý là thời gian này mình vẫn ít vận động, nếu bổ sung nhiều dinh dưỡng có thể bị táo bón nên hãy thêm vào thực đơn các loại rau xanh tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi để phòng ngừa tình trạng này nhé.

Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:

  • Mẹ không nên ăn quá no trong một bữa, nên chia thành 5 bữa mỗi ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ để cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
  • Sức ăn mỗi người là khác nhau, mẹ có thể điều chỉnh lượng tiêu thụ để phù hợp với mình nhưng cần đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết được đề cập ở dưới đây.
  • Thịt cá cần nấu chín kĩ để loại bỏ vi khuẩn, giun sán gây hại. Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ vitamin, hoa quả thì nên rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước để hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh và kích thích tiết sữa.

Những thực phẩm nên bổ sung sau sinh mổ

Các mẹ có thể tham khảo danh sách sác nhóm chất cần thiết cần có trong chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ để đáp ứng được quá trình hồi phục sức khỏe cơ thể mẹ và tạo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ chất giúp vết mổ nhanh lành sẹo và có nhiều sữa cho con hơn (Ảnh minh họa)

Nhóm thực phẩm giàu protein – Tái tạo tế bào

Protein giúp tái tạo tế bào và mô hư hại và làm lành vết thương. Bổ sung protein giúp cơ thể hồi phục lại sau quá trình sinh mổ nhanh hơn. Khi cơ thể lành lại, mẹ bớt đau hơn việc tiết sữa cũng dễ dàng hơn. Các nguồn protein mẹ có thể sử dụng như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa cùng các chế phẩm. Mẹ nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Hoặc các loại protein thực vật như đậu, các loại hạt, sữa thực vật.

Nhóm thực phẩm chứa Vitamin A – Ngăn ngừa nhiễm trùng

Vitamin A có tác dụng như một chất chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại trái cây rau quả có màu vàng (cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, dưa đỏ, mơ); các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina), thực phẩm khác như củ cải, trứng đậu, cá hồi, cá ngừ.

Nhóm thực phẩm chứa Vitamin E – Giảm thâm sẹo mổ

Có tác dụng hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo. Vitamin E có nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật, rau bina, nông cải xanh, mầm lúa mì,…

Nhóm thực phẩm chứa Vitamin C – Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương

Bổ sung vitamin C sau sinh giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Trẻ sơ sinh vốn đang có hệ miễn dịch non kém, khi vitamin C đi vào sữa mẹ giúp trẻ bú sữa mẹ tăng thêm sức đề kháng. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, dưa hấu, bắp cải, súp lơ, khoai tây, rau bina, đậu hà lan.

Kẽm – Tham gia quá trình tổng hợp protein và collagen

Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng, trong đó có nhiều enzyme liên quan quan đến việc làm lành vết mổ, đặc biệt là trong quá trình sản xuất collagen. Kẽm còn hỗ trợ quá trình phân chia tế bảo để cơ thể có thể sử dụng một số loại protein nhất định. Mẹ có thể bổ sung kẽm từ các loại thịt, hải sản, đậu, hạt, sữa, phô mai.

Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi sinh mổ

Bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh là điều cần thiết, tuy nhiên đối với những bà mẹ sinh mổ không phải món ăn nào cũng tốt cho thể trạng của mẹ lúc này. Mặt khác dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến CHẤT và LƯỢNG sữa cung cấp cho con. Do đó, ngoài đảm bảo thực đơn cung cấp đủ chất cho mẹ và bé, thì phải lưu ý kiêng một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến vết mổ và sữa mẹ.

  • Giống như sinh thường, sinh mổ cũng cần kiêng đồ chua, đồ lạnh. Các loại thực phẩm này làm cho mẹ dễ bị lạnh đường huyết.
  • Các loại rau bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, tuy nhiên mẹ không nên ăn rau cải bẹ lúc này (tính mát) vì dễ bị tiểu són.
  • Trong các loại thịt mẹ không nên ăn thịt trâu, thịt bò. Thịt trâu tính hàn, thịt bò thì có thế làm sẹo lồi, sẹo sẫm màu ảnh hưởng đến thẩm mĩ cơ thể.
  • Nên kiêng ăn các loại hải sản trong thời gian này, vì chúng có thể gây ngứa khiến vết thương lâu lành.
  • Thực phẩm phải kiêng ăn sau khi sinh mổ khác như: Xôi nếp, lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò… có thể kéo dài thời gian lành vết thương, gây ra sẹo lồi, mủ ở vết thương
  • Mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có men vi sinh sống: dưa muối, cà, muối,… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và gây các vấn đề về tiêu hóa.
  • Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều mỡ. Sinh mổ cùng với ít vận động sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thời gian đầu mẹ nên ăn các món dễ tiêu.
  • Các loại đồ kích thích như bia rượu, thuốc lá không những không tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến mùi vị sữa.
  • Thực phẩm nhiều gia vị: chua, cay, nóng,… dễ làm vết thương sưng, mưng mủ.
  • Thực phẩm gây nhiều sắc tố đen có thể làm vết sẹo sâu hơn.

Các gợi ý món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau khi sinh giúp vết thương sớm lành, nhiều sữa cho con

Món mặn

  • Thịt nạc rim nghệ, gừng
  • Thịt chân giò rim gừng
  • Thịt lợn nạc kho tàu
  • Gà ác tần thuốc bắc (ăn tối đa 2 con/ tuần, gần 2,3 lạng/con)
  • Gà rang nghệ, gừng
  • Đuôi bò hầm thuốc bắc
  • Đậu phụ kho thịt
  • Đậu phụ rán
  • Tôm nõn rang thịt+gừng
  • Cá diếc kho gừng
  • Cá chép hấp thì là, hành
  • Cá quả kho tộ
  • Tôm nõn rim

Các loại cháo

  • Cháo lươn, nước gừng:
  • Cháo thịt lợn xay
  • Cháo gà
  • Cháo trứng
  • Cháo thịt bò băm (sau khi vết mổ lành có thể sử dụng)

Món canh

  • Chân giò nấu đu đủ xanh
  • Canh đu đủ thịt thăn
  • Canh mọc nấu rau củ thập cẩm
  • Canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
  • Canh khoai tây cà rốt, xương
  • Canh bí xanh, sườn
  • Canh bí đỏ, đậu xanh, sườn
  • Canh rau ngót, thịt nạc
  • Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
  • Canh hoa thiên lý, thịt nạc
  • Canh trứng: Đậu phụ
  • Canh xương,ngô, nước cơm rượu (lợi sữa). Sau khi ăn nên uống nước gừng
  • Canh rau dền
  • Canh ngải cứu nấu gà
  • Canh mọc, hạt sen, nấm
  • Canh hoa chuối nấu thịt thăn băm
  • Canh đỗ đen nấu móng giò

Mẹ có thể tham khảo thêm CÔNG THỨC nấu 10 món ăn tốt nhất cho bà mẹ sau sinh tại đây: 10 món ăn bổ dưỡng tốt nhất cho bà mẹ sau sinh

Các món rau luộc hàng ngày

Rau: rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũa luộc+hành, khoai lang luộc, rau dền luộc.

Hoa quả

Hoa quả: chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn, thanh long, bơ, mãng cầu.

Nước uống

  • Nước cam
  • Nước táo
  • Nước ngó sen
  • Nứơc gạo rang và đậu đỏ
  • Nước đậu đen
  • Nước chè vằng
  • Nước Vối
  • Rau má
  • Sữa ông thọ nóng
  • Sữa đậu nành
  • Sinh tố rau ngót

Tráng miệng

  • Chè hạt sen
  • Chè đỗ đen/đỗ xanh
  • Chè ngô
  • Chè mè đen

Các món ăn trên mẹ có kết hợp thay đổi hàng ngày để tạo nên những thực đơn phong phú, ngon miệng, quan trọng nhất là tốt cho sức khỏe của mẹ và đủ sữa cho con. Mẹ cũng cần chú ý các kiêng kỵ trong thực phẩm và làm theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ để tránh làm ảnh hưởng vết thương nhé.

Nếu mẹ muốn tìm hiểu kĩ hơn về chế độ dinh dưỡng khoa học và các thực phẩm vàng rất tốt cho tuyến sữa có thể đọc thêm bài viết sau: Làm thế nào để mẹ có sữa nhiều, sữa thơm và mát?

]]>
https://dinhduongbabau.net/dinh-duong-cho-me-sau-sinh-mo-nhanh-lanh-vet-mo-sua-do-ao-ao-3772/feed/ 6
Chương trình tư vấn trực tuyến: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh-2664/ https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh-2664/#respond Fri, 11 May 2018 02:11:55 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=2664 Sau một hành trình dài để con yêu ra đời trọn vẹn mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và cần bồi dưỡng để hồi phục sức khỏe và có đủ lượng sữa cho con bú. Nguồn năng lượng đó chính là dựa vào loại thực phẩm mẹ bổ sung hàng ngày.

Vậy chế độ ăn như thế nào là phù hợp với phụ nữ sau khi sinh? Những thực phẩm nào cần tránh, dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé?

che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia sẽ cùng đồng hành và chia sẻ cùng bố mẹ những thông tin và kiến thức khoa học mới nhất về chủ đề “Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh” tại:

Chương trình GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG

Chủ đề CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO MẸ SAU SINH

được phát sóng trực tiếp lúc 15h , Chủ nhật, ngày 13/05/2018

trên kênh JoyFm – Kênh chuyên biệt về sức khỏe của Đài Tiếng nói Việt Nam,

tần số 98.9 MHZ (Miền Bắc), tần số 101.7 MHZ (Miền Nam)

Đặc biệt bố và mẹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia qua tổng đài 1900 6255

Nếu không có điều kiện đón nghe trực tiếp, bố và mẹ có thể nghe phát lại lúc 19h30 cùng ngày.

Nghe lại chương trình tại đây

Kính mời bố mẹ cùng tham gia chương trình này!

]]>
https://dinhduongbabau.net/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-che-do-dinh-duong-cho-me-sau-sinh-2664/feed/ 0
Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dinh-duong-sau-sanh-1206/ https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dinh-duong-sau-sanh-1206/#respond Wed, 11 Oct 2017 07:31:01 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1206 Phụ nữ sau sinh cần hạn chế những loại thức ăn có tính hàn như: nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, nước dừa vì dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu. Phụ nữ sau khi sinh cần có một chế độ dinh dưỡng như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi video tư vấn dinh dưỡng sau sinh dưới đây để có chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo đầy đủ dưỡng chất nuôi con.

Thạc sĩ/Bác sĩ: LÊ VĂN HIỀN – Tổng thư kí hội sản phụ khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc sẽ tư vấn dinh dưỡng sau sanh trong chương trình Tạp chí sức khỏe.

– MC: Dinh dưỡng sau khi sanh đối với các mẹ bầu khá là quan trong. Tuy nhiên, chúng ta thấy khi mẹ bầu mới sinh xong chỉ ăn cá kho, thịt kho, những thứ rất là đơn giản và cảm thấy dinh dưỡng chưa đủ. Vậy điều đó có đúng không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Sau khi sanh chúng ta hay có những kiêng khem mà tôi thấy nó không có cơ sở khoa học và thậm chí là có hại cho sức khỏe nữa. Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sanh cũng rất là quan trọng, cụ thể là:

  • Thứ nhất là nó giúp cho người phụ nữ mau phục hồi về sức khỏe sau cuộc vượt cạn mất sức và vất vả.
  • Thứ hai là nó duy trì lượng sữa và chất lượng sữa cho em bé trong suốt 6 tháng đầu tiên. Bởi vì chúng ta thấy là dinh dưỡng của em bé trong thời gian 6 tháng đầu tiên hoàn toàn là bằng sữa mẹ nếu như người phụ nữ mà thiếu dinh dưỡng thì mẹ có thể bị mất sữa hoặc là sữa ít không có đủ để cung cấp cho em bé được nên dinh dưỡng rất là quan trọng.

– MC: Vậy thì trong giai đoạn này theo khoa học chúng ta nên ăn như thế nào cho đúng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và mẹ đủ sữa cho con bú?

– Bác sĩ tư vấn:

Trước khi tôi nói về vấn đề ăn như thế nào thì tôi sẽ nói về một số những quan niệm không hẳn là đúng:

Nhiều người sau khi sanh không cho ăn canh, ăn nước nhiều mà cho ăn khô: ăn cá kho, thịt kho kho thật là mặn… như vậy thì rất là nguy hiểm. Chúng ta biết là sau khi sanh nếu chúng ta ăn quá mặn sẽ dẫn tới tình trạng giữ muối và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp mà có thể là lên cơn sản giật hoặc có thể là tiền sản giật đặc biệt là với những người đã có triệu chứng cao huyết áp hoặc là tiền sản giật trước và trong lúc mang thai. Thứ hai nữa là nếu chúng ta ăn khô quá, ăn thiếu nước thì không đủ lượng sữa cho em bé nên chúng ta cần phải uống nhiều nước, ăn rau, ăn canh và sau khi sanh xong sẽ có vết may ở cửa mình, vết may tầng sinh môn nếu chúng ta ăn khô quá sẽ dẫn tới bón và bón sẽ có thể làm bung vết may ở tầng sinh môn đó hoặc là xuất hiện trĩ bởi vì cuộc dặn sanh có thể lòi cái trĩ ra và bón nữa sẽ dẫn tới trĩ nên chúng ta không nên ăn quá khô.

Một quan niệm nữa nhiều người nói rằng sau khi sanh để cho sữa về nhiều thì chúng ta cứ ăn cơm nếp, ăn móng giò ninh với đu đủ và nhiều người chỉ ăn như vậy thôi thì không có đúng. Thực ra thì chúng ta cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cân bằng và đảm bảo ngon miệng thì cơ thể mới hấp thu được. Và một điều nữa là chúng  ta phải ăn canh, ăn rau để nhiều chất xơ cho đi cầu dễ và uống nhiều nước thì lượng sữa mới được nhiều.

– MC: Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại kiêng ăn trái cây thì điều đó nó không khoa học đúng không bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Sau khi sanh xong thì chúng ta nên ăn rau, ăn chất xơ, ăn trái cây để đi cầu dễ và chúng ta cần bổ sung Vitamin nữa. Thế nhưng chúng ta lưu ý là nếu chúng ta ăn trái cây hoặc là rau sạch và an toàn thì nó không có vấn đề gì cả chứ không phải chúng ta nên kiêng, kiêng là không có đúng.

Có nghĩa là trái cây nào ăn cũng được thưa bác sĩ?

Chúng ta nên ăn trái cây đa dạng và đặc biệt là những loại trái cây có nhiều Vitamin ví dụ như là: táo, bưởi…

– MC: Nhiều người còn nói là phải kiêng tắm gội, kiêng đi lại thì điều đó có phản khoa học không thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Chúng ta thấy ngày xưa những người phụ nữ mà sau khi sanh xong thì khi mà chúng ta bước vào trong nhà thì chúng ta có thể biết là nhà này có người mới sanh bởi vì không được tắm, không được gội và nó bốc mùi lên chúng ta nghe thấy mùi là chúng ta biết rồi. Thế nhưng những điều đó không đúng mà nó phản khoa học vì nó có thể dẫn tới một số bệnh lý chẳng hạn như là: vết thương mà chúng ta không tắm rửa vệ sinh có thể dẫn tới nhiễm trùng nên những kiêng khem như vậy là không đúng. Sau khi sanh chúng ta vẫn nên tắm rửa nhưng cái lưu ý là chúng ta tắm hoặc là gội đầu chúng ta phải tắm nhanh vì cái lỗ chân lông của người phụ nữ bị dãn rộng nếu chúng ta tắm lâu hoặc ngâm mình trong nước lạnh thì dễ bị cảm, cần lau mình cho thật khô và các vết thương chúng ta có thể vệ sinh hoặc là băng các vết thương lại sau khi tắm rửa.

Một kiêng khem nữa là người sau sanh không dám đi lại cứ nằm một chỗ thì điều này không nên tý nào bởi vì nếu như mà chúng ta nằm tại một chỗ thì cái ứ lại cái máu trong cổ tử cung người ta gọi là sản dịch thì chúng ta nên đi lại để cho sản dịch ra chứ nếu mà nó ứ lại thì có thể dẫn đến băng huyết, nhiễm trùng và dẫn tới bung vết may tầng sinh môn và nếu như có vết mổ thì nó làm bung cái vết mổ nên chúng ta cần phải vệ sinh hàng ngày và chúng ta tắm rửa, đi lại, sinh hoạt bình thường.

– MC: Với chia sẻ của bác sĩ là cần ăn uống đầy đủ, ăn trái cây đầy đủ nhưng ăn tất cả những thứ đó đầy đủ mà dinh dưỡng nó không đầy đủ thì chúng ta cần bổ sung thêm gì thưa bác sĩ?

– Bác sĩ tư vấn:

Ngoài việc chúng ta bổ sung về dinh dưỡng thì chúng ta còn cần bổ sung thêm dưỡng chất qua các viên đa sinh tố, viên Canxi, viên sắt và có thể chúng ta vẫn nên duy trì việc uống sữa hàng ngày để chúng ta có dinh dưỡng tốt cũng như là Vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ và một điều lưu ý là sau khi sanh xong ngoài chuyện dinh dưỡng xong thì chúng ta cũng nên mỗi buổi sáng chúng ta ra phơi nắng cho em bé và cũng chính là phơi nắng cho chúng ta để không bị thiếu Vitamin D. Mặt khác ánh nắng mặt trời rất tốt cho việc lành vết thương nên chúng ta thấy rằng là những người mà cứ nằm trong nhà và thiếu ánh nắng mặt trời thì vết thương cũng khó lành hơn so với những người mà ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– MC: Bác sĩ có lời khuyên như thế nào để phụ nữ sau khi sanh đầy đủ được chất dinh dưỡng?

– Bác sĩ tư vấn:

Để bố sung đầy đủ chất dinh dưỡng và em bé có đầy đủ lượng sữa để bú thì chúng ta cần phải: ăn ngon miệng, ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng và chúng ta cũng không nên quá kiêng khem mà chúng ta chỉ kiêng nhưng loại thức ăn như thức ăn quá lạnh bởi vì men răng của người phụ nữ sau khi sanh nó rất là yếu và những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây tổn thương đến men răng hoặc nó có thể kích thích đường tiêu hóa dẫn tới những tổn thương về đường tiêu hóa, kiêng các chất kích thích, các gia vị quá nồng còn các loại thức ăn khác thì chúng ta ăn đầy đủ. Ngoài chuyện chúng ta cân bằng dinh dưỡng đầy đủ thì chúng ta cũng cần tiếp tục duy trì bổ sung Vitamin, khoáng chất, Canxi, Sắt cho giai đoạn cho con bú.

Giai đoạn này chúng ta bổ sung như thế nào là đủ?

Đối với phụ nữ sau khi sanh thì chúng ta có thể là mỗi ngày uống 1 viên vitamin, 2 viên canxi và 1 viên sắt tuy nhiên sắt và canxi chúng ta không nên uống cùng 1 lúc mà chúng ta nên uống cách nhau ra để tránh trường hợp sắt và canxi ức chế lẫn nhau.

Cám ơn bác sĩ đã tham gia chương trình ngày hôm nay và cám ơn Công ty Max Biocare với sản phẩm PM Procare đã đồng hành cùng chương trình!

 

]]>
https://dinhduongbabau.net/video-tu-van-dinh-duong-sau-sanh-1206/feed/ 0
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? https://dinhduongbabau.net/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi-1743/ https://dinhduongbabau.net/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi-1743/#comments Wed, 27 Sep 2017 09:30:51 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1743 Nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ vì thế việc ăn uống của mẹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, khi bé bị bệnh ngoài việc mẹ cần tìm cách chăm sóc cho bé thì mẹ cũng cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh của bé đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa. Vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?

Bù nước khi bé bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị mất nước và cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần bù nước ngay cho bé bởi đường ruột vẫn có thể hấp thu được nước cho cơ thể tránh bị mất nước quá lâu.

Nhiều bé bị tiêu chảy còn kèm theo biểu hiện ói mửa nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, bạn có thể cho bé uống từng ít một (khoảng 15 – 20ml nước tương đường với 5 – 10 muỗng cà phê nước cho 1 lần uống) và cho bé uống 15 phút 1 lần. Việc cho bé uống bù nước sẽ cần được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Thức ăn cho trẻ tiêu chảy

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé hấp thu là từ sữa mẹ. Khi bé bị tiêu chảy thì việc bú sữa mẹ sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

Còn nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì có thể cho trẻ ăn sữa bò, sữa bột mà trước đó bé vẫn ăn trước đó nhưng cần phải pha loãng hơn và cần cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài việc bú sữa mẹ bé còn được bổ sung thêm chế độ ăn dặm. Mẹ cần bổ sung cho bé những loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm và bổ sung thêm chất béo để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của bé.
  • Cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
  • Thức ăn cần nấu chín kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho bé, vệ sinh sạch sẽ bát, đũa, cốc, chén… và cẩn thận hơn có thể tráng bằng nước đun sôi trước bữa ăn.
  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Chế độ ăn cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ vì vậy chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Chỉ vì một món ăn dễ gây dị ứng qua nguồn sữa mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng như sau để đảm bảo tốt cho chất lượng sữa mẹ:

  • Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng tiết sữa mẹ, ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Cần ăn chín uống sôi và rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
  • Không nên ăn, uống các món dân gian mà chưa có sự chắc chắn về độ an toàn.

Thực phẩm mẹ không nên ăn dễ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,… dễ gây dị ứng cho trẻ
  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Một số loại thực phẩm có ẩn nấp và sinh sôi nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun bao gồm: tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.
  • Những thực phẩm bị nhiễm độc: Mẹ không nên ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không ăn thực phẩm kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc bởi dù ăn ít ăn hay ăn nhiều thì chúng cũng đi theo đường sữa mẹ vào cơ thể của bé.
  • Những chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
  • Đồ ăn cay, nhiều gia vị: Những đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị nóng như: tiêu, tỏi, ớt… sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Như vậy, trên đây tôi đã chia sẻ cho bạn biết được trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì hay không nên ăn gì. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên có một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể thao đều đặn, thư giãn nghỉ ngơi hợp lý,… để mẹ khỏe con khỏe.

Xem thêm: Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

]]>
https://dinhduongbabau.net/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi-1743/feed/ 16
Mẹ sau sinh nên ăn gì? https://dinhduongbabau.net/me-sau-sinh-nen-an-gi-1639/ https://dinhduongbabau.net/me-sau-sinh-nen-an-gi-1639/#respond Sat, 09 Sep 2017 01:00:41 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1639 Sau khi sinh, mẹ mất rất nhiều năng lượng cho lần vượt cạn và mẹ phải trải qua nhiều thay đổi. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ có năng lượng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp mẹ hồi phục sức khỏe sớm và giúp lấy lại lượng máu mất sau sinh, giúp đủ sữa cho bé bú. Hôm nay, dinhduongbabau.net sẽ chia sẻ đến bạn đọc những loại chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung sau khi sinh.

Me-sau-sinh-nen-an-gi

Mẹ sẽ cần bao nhiêu năng lượng sau khi sinh?

Năng lượng cần thiết bổ sung cho phụ nữ cho con bú tương đương với năng lượng để người mẹ tiết ra sữa. Số lượng sữa trung bình một ngày mẹ cho con bú là 750-850ml, tương đương với 67kcal/100ml, tính ra là 502 đến 570kcal/ngày. Điều đó có nghĩa là năng lượng cần tăng thêm 550 đến 625kcal/ ngày tương đương là khoảng 2.800 kcal/ngày so với nhu cầu khi người mẹ không cho con bú. Những con số này được dựa trên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, sau thời gian đó có thể mẹ sẽ cần ít năng lượng hơn khi chỉ còn cho bé bú một phần.

Lưu ý:

  • Mẹ không nên áp dụng thực đơn giảm cân trong thời gian cho con bú mà hãy giảm cân một cách tự nhiên và an toàn. Nếu mẹ tăng cân sau khi sinh, có thể nguyên nhân là do mẹ ăn quá nhiều, hoặc lựa chọn các loại thực phẩm quá có năng lượng cao.
  • Mẹ nên uống nước đầy đủ để không ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra cho con bú. Mỗi ngày mẹ nên uống ít nhất 1l nước (tương đương với 8-9 cốc nước mỗi ngày, mẹ có thể bổ sung nước ở dạng nước, sữa, nước trái cây và đồ uống khác). Khi thời tiết nắng nóng mẹ cần bổ sung nhiều nước hơn, nước uống tinh khiết là nguồn chất lỏng tốt nhất cho mẹ. Nên tránh uống rượu, và hạn chế đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê và cola.

Chất dinh dưỡng mẹ cần cung cấp sau sinh

Mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thức ăn dưới đây để đảm bảo có thể cung cấp được đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là trong thời gian cho con bú:

  • Tinh bột: Tinh bột giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, nếu cơ thể bị thiếu hoặc không có chất này cơ thể mẹ sẽ bị mệt mỏi, kiệt quệ và có cảm giác đói. Những thực phẩm giàu tinh bột mẹ có thể bố sung như: bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, cơm và khoai tây…
  • Chất đạm: Protein có vai trò quan trọng cho sự phát triển, bảo trì và sửa chữa các tế bào. Lượng protein cần thiết trung bình khi mẹ cho con bú là 54g mỗi ngày, nhưng mẹ có thể cần 67g một ngày hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp protein bao gồm: thịt (bao gồm cả cá và gia cầm), trứng, sữa, các loại đậu,…
  • Chất béo: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy acid béo không bão hòa tốt cho sức khỏe hơn và chúng ta cần chất béo để cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó chất béo giúp các vitamin tan trong dầu hấp thu dễ dàng,… Những thức ăn có chứa các acid béo tốt gồm dầu thực vật, dầu đậu nành và dầu cá, ví dụ cá hồi.
  • Vitamin và khoáng chất:

– Vitamin A: rất cần thiết cho sự phát triển bình thường và giúp bé chống lại nhiễm trùng. Nhu cầu bổ sung Vitamin A mẹ cho con bú trung bình mỗi ngày là 800 mg đến 1100 mg vitamin A hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp vitamin A là sữa, phô mai, trứng, các loại cá béo, rau quả màu vàng cam như bí ngô, xoài, mơ, các loại rau như cà rốt, rau bina và bông cải xanh…

– Vitamin B1 (Thiamin): Vitamin B1 là loại vitamin B tổng hợp tan trong nước liên quan tới việc giải phóng năng lượng khỏi tế bào. Nhu cầu hàng ngày của người bình thường là 1.1 mg. Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1.5 mg/ngày. Vitamin B1 có nhiều trong các loại men, thịt, sữa, ngũ cốc toàn phần, lòng đỏ trứng, trái cây khô, trái cây có dầu, và hạt thô…

– Vitamin B2 (Riboflavin): là loại vitamin B tổng hợp hoà tan trong nước, cũng liên quan tới việc giải phóng năng lượng từ tế bào. Nhu cầu hàng ngày của người bình thường cần 1.3 mg. Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1.6mg/ngày, và giai đoạn cho bú lên tới 1.8mg/ngày. Nguồn vitamin B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá…

– Vitamin B6: giúp bé chuyển hóa protein và hình thành các tế bào máu mới. Các mẹ cho con bú cần trung bình 1.7mg đến 2mg vitamin B6 mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp vitamin B6 bao gồm các loại men, ngũ cốc toàn phần, gan,thịt cơ bắp, cá,…

– Folate: là một vitamin thuộc nhóm B, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tính trung bình, các bà mẹ cho con bú cần 450μg (microgram) đến 500μg folate mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp folate bao gồm các loại rau lá, ngũ cốc, đậu, trái bơ….

– Vitamin C: Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm các gốc tự do và hỗ trợ việc hình thành procollagen. Nhu cầu hàng ngày là 60mg, trong giai đoạn cho bú là 95mg/ngày. Vitamin C có trong hoa quả và rau tươi. Thiếu vitamin C mãn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới bệnh sco-bút.

– Can-xi: Nhu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối và cho con bú 6 tháng đầu là 1000mg/ngày. Can-xi có nhiều trong thịt cá, trứng sữa, trong những thực vật họ lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thụ can xi.

– Sắt: Nhu cầu sắt của phụ nữ trong thời gian cho con bú thấp hơn so với thời kỳ mang thai. Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 24mg/ngày. Sắt có nhiều trong một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu lăng, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, ca cao, rau có màu sắc đậm…

– Iốt: là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho việc sản xuất các hormone tuyến giáp, và để đảm bảo não của em bé và hệ thần kinh phát triển tốt. Các mẹ cho con bú cần trung bình mỗi ngày là 190μg đến 270μg i-ốt. Nguồn cung cấp iốt bao gồm hải sản, sữa, rong biển…

– Kẽm: là thành phần quan trọng cho sự phát triển các tế bào của em bé và hệ thống miễn dịch. Các mẹ cho con bú cần trung bình mỗi ngày 10mg đến 12mg kẽm, hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp kẽm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, sữa, hải sản, các loại đậu…

Mẹ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Sau khi sinh mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nên mẹ chỉ cần kiêng những loại thực phẩm khiến mẹ bị dị ứng, làm bé dị ứng. Theo dân gian có rất nhiều thực phẩm mà mẹ không ăn sau sinh nhưng thực tế nó không phải là thông tin khoa học hay được chứng minh dựa trên cơ sở nào đó nên mẹ không cần tránh ăn thực phẩm nào trong giai đoạn này. Có nhiều quan niệm dân gian cho rằng không nên ăn cái này hay cái nhưng không phải theo thông tin khoa học. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên tránh các đồ uống và thực phẩm sau:

  • Các đồ uống có chất kích thích như rượu (Acetaldehyde là chất độc hại chuyển hóa từ rượu, có thể truyền qua sữa mẹ), café, nước chè đặc… (Caffeine)
  • Thực phẩm nhiều gia vị: Những loại thực phẩm nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm…có thể làm thay đổi mùi sữa, làm bé không chịu bú hoặc những gây rối loạn tiêu hóa của bé (nôn trớ,tiêu chảy,…).
  • Có một số ít thực phẩm khi mẹ ăn uống sẽ chuyển hóa và qua sữa mẹ vào bé, có thể gây khó chịu cho bé, gây dị ứng cho bé (tùy cơ địa từng bé).

Xem chi tiết: Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Trên đây là những loại dưỡng chất cần thiết cần bổ sung cho mẹ sau sinh. Hy vọng rằng với những thông tin chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để phục hồi sớm và đảm bảo sức khỏe tốt cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con.

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú/Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ?

]]>
https://dinhduongbabau.net/me-sau-sinh-nen-an-gi-1639/feed/ 0
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? https://dinhduongbabau.net/phu-nu-sau-sinh-nen-kieng-an-gi-1528/ https://dinhduongbabau.net/phu-nu-sau-sinh-nen-kieng-an-gi-1528/#respond Fri, 25 Aug 2017 01:00:22 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1528 Những vấn đề thường được quan tâm sau khi sinh đó là: Sau khi sinh nên ăn gì để nhiều sữa, lợi sữa, mát sữa? Sau khi sinh nên ăn gì để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe?… Bên cạnh đó, một vấn đề phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì cũng được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú.

phu-nu-sau-sinh-kieng-an-gi

Thực tế, phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến việc phục hồi của cơ thể, nhất là với những mẹ cần giảm đau sau sinh mổ. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn cần tránh những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ gây hại cho con. Dưới đây Dinh Dưỡng Bà Bầu sẽ giải đáp cho câu hỏi “phụ nữ sau sinh không nên ăn gì?”

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Mẹ sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đa dạng đủ chất sau sinh để cơ thể nhanh phục hồi và nhanh có sữa cho con bú thì mẹ sinh mổ còn cần phải kiêng những loại thực phẩm không tốt với vết mổ. Dưới đây là những thực phẩm mẹ sinh mổ nên kiêng:

  • Kiêng những loại thực phẩm gây dị ứng với mẹ
  • Tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình liền sẹo: xôi nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt bò…
  • Mẹ cần tránh những loại thực phẩm có men vi sinh sống như dưa giá, cà muối… bởi những thực phẩm có men vi sinh sống để tránh vấn đề tiêu hóa cũng như cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu hóa
  • Hạn chế những thực phẩm nhiều gia vị, những thực phẩm cay nóng vì nó có thể gây tích tụ nhiệt và có thể làm cho vết mổ dễ bị sưng, dễ bị mưng mủ.

Lưu ý: Trong 2-4 tuần sau sinh mổ, nếu thấy vết mổ có dấu hiệu mưng mủ, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Sau khi vết mổ lành và ổn định, mẹ có thể không cần kiêng khem, có thể ăn đa dạng nhiều thực phẩm hơn. Tuy nhiên, vẫn nên tránh thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Những món ăn làm mẹ mất sữa

Tuy là phụ nữ sau sinh cần bổ sung một lượng chất dinh dưỡng đa dạng nhưng không phải thực phẩm nào tốt cũng phù hợp với những bà mẹ cho con bú. Dưới đây là những loại thực phẩm mà các mẹ đang cho con bú nên đặc biệt chú ý khi ăn, thậm chí là không nên ăn.

  • Ăn đồ ăn khô, thiếu nước và rau: Theo những quan niệm dân gian xưa là sau khi sinh mẹ cần ăn cơm nén chặt với thức ăn khô để chắc dạ. Những quan niệm này vô tình khiến cho mẹ bị táo bón, ít sữa.
  • Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột. Mẹ cần chú ý để tránh những món ăn có chứa những loại lá trên nhé.
  • Bắp cải: Bắp cải là loại thực phẩm lành mạnh và có thể cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng và bắp cải thường được sử dụng để trị tắc sữa, làm giảm những cơn đau do ngực sưng tấy nên phụ nữ sau sinh không nên ăn bắp cải bởi nó có thể dẫn tới tình trạng mất sữa.
  • Rau cần tây: Rau cần tây thường rất ít khi sử dụng nhưng nó cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa nên mẹ cũng cần tránh nếu gặp phải những món ăn chế biến cùng loại rau này.
  • Bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng nếu mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu… từ bạc hà có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa.
  • Mì tôm: Mì tôm cũng là 1 món ăn có thể khiến mẹ mất sữa bởi vì trong mì tôm có thành phần là lúa mạch. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến mẹ ít sữa.

Những thức ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

do-an-cay-nong-anh-huong-den-chat-luong-sua-me

Một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú chính là do chất lượng sữa mẹ, chỉ một thay đổi nhỏ về chất lượng sữa mẹ, mùi vị của sữa mẹ cũng khiến cho bé không muốn bú mẹ. Vì vậy mẹ sau sinh nên tránh những thực phâm sau để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ:

  • Các đồ ăn cay: Một số loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi… trong bữa ăn sẽ chỉ ăn ngon miệng khi đồ ăn được nêm nếm đủ vị. Tuy nhiên, những gia vị này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn cho con bú. Những loại gia vị này vừa làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ mà còn làm cho bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
  • Tỏi:  Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
  • Đậu phộng: Đậu phộng có thể khiến bé sinh ra bị dị ứng, trẻ bị dị ứng đậu từ sữa mẹ có thể làm cho con bị chàm, phát bạn hoặc gây hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Các loại cá có thủy ngân cao: Thủy ngân trong cá có thể nhiễm vào sữa mẹ và có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, chướng bụng. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Một số loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
  • Nước có gas và caffein: Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Vì vậy, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu có thể thì mẹ nên bỏ hoàn toàn trong thời kỳ cho con bú. Nếu mẹ nghiện café thì nên uống ngay sau khi cho bé bú và uống nhiều nước sau đó.
  • Rượu: Rượu là một những loại đồ uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra nhất. Nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường.
  • Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây lành mạnh giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của con khó chịu, không tiêu hoá được.
  • Khoai Tây chiên: Khoai tây chiên cùng các món rán nhiều dầu mỡ đươc liệt vào danh sách các món ăn không hề tốt cho mẹ cho con bú. Bởi những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có chứa hàm lượng calo cao nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, dầu mỡ còn có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ.
  • Sô cô la: Sô cô la có thể khiến em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy khóc hơn bình thường.

Những món khiến mẹ khó phục hồi sức khỏe

Dù là sinh thường hay sinh mổ cơ thể của mẹ sau khi sinh vẫn yếu hơn bình thường nên mẹ cần được chú ý đến chế độ dinh dưỡng hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số thức ăn khiến mẹ khó tiêu, mệt mỏi và lâu hồi phục hơn mà mẹ cần tránh:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều dầu mỡ khiến dạ dày không tiêu được thức ăn và khó chịu.
  • Các bữa ăn quá khô, ít rau, canh: Ăn những bữa ăn quá khô, ít rau, ít canh là nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải. Táo bón khiến vết vổ hoặc vết may tầng sinh môn khó hồi phục hoặc có thể rách, nhiễm trùng.
  • Tránh những món ăn có tính hàn: Những món ăn có tính hàn như cua đồng, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.
  • Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Trứng, rau muống, thịt bò… được cho là gây sẹo lồi nên mẹ cũng nên kiêng những món này sau sinh.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây các mẹ có thể giải đáp được phiền toái phụ nữ sau sinh không nên ăn gì và giúp mẹ có chế độ dinh dưỡng đúng đắn mau phục hồi lại sức khỏe và có lượng sữa dồi dào, chất lượng dành cho bé.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú/ Cho con bú không nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/phu-nu-sau-sinh-nen-kieng-an-gi-1528/feed/ 0
Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì? https://dinhduongbabau.net/phu-nu-sau-sinh-nen-an-hoa-qua-gi-1525/ https://dinhduongbabau.net/phu-nu-sau-sinh-nen-an-hoa-qua-gi-1525/#respond Thu, 24 Aug 2017 03:39:15 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1525 Dinh dưỡng sau khi sinh rất quan trọng trong việc mẹ phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con bú. Bên cạnh việc mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và tăng lượng sữa cho con bú mẹ cần bổ sung một số loại hoa quả sau.

phu-nu-sau-sinh-nen-an-hoa-qua-gi

Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì?

Họ nhà cam, quýt

Cam, quýt, bưởi là những loại trái cây rất giàu vitamin C và dồi dào canxi, rất tốt cho phụ nữ sau sinh vì:

  • Cam, quýt, bưởi có tác dụng giúp tử cung nhanh chóng phục hồi và ngăn chảy máu ở cổ tử cung bởi sau khi sinh tử cung thường bị nhiều vết thương và chảy máu nhiều.
  • Ngoài ra, cam, quýt, bưởi còn có chứa nhiều canxi nên sẽ giúp hình thành nên hệ xương và răng cho trẻ. Không những thế nó còn có tác dụng chống còi xương và suy dinh dưỡng rất tốt cho trẻ.
  • Bên cạnh đó, cam, quýt và bưởi là những loại trái cây rất lợi sữa cho mẹ và có tác dụng chống tắc sữa, thông tuyến sữa giúp mẹ phòng tránh các bệnh viêm tuyến sữa và mất sữa.

Tuy nhiên, ăn cái gì nhiều quá cũng không tốt và các loại hoa quả họ nhà cam cũng vậy mẹ không nên ăn quá nhiều những loại trái cây này, nên ăn vừa phải bởi những loại quả này cũng có chứa nhiều axit sẽ không tốt cho dạ dày.

Chuối tiêu

phu-nu-sau-khi-sinh-nen-hoa-qua-gi-1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối tiêu có nhiều sắt nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Bởi sau khi sinh cơ thể mẹ bị mất khá nhiều máu vì vậy cơ thể cần bổ sung thêm một hàm lượng sắt cao. Hơn nữa, khi cơ thể mẹ được bổ sung đầy đủ sắt sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong sữa giúp phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong chuối tiêu có hàm lượng xenlulozơ đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mà phụ nữ sau sinh, do thể trạng yếu nên việc đi lại rất khó khăn và thường chỉ nằm một chỗ, hoặc do chế độ ăn kiêng nên bị táo bón thì việc ăn chuối tiêu có tác dụng chống táo bón cho mẹ sau sinh rất hiệu quả.

Táo tàu

Táo tàu hay còn gọi là táo đỏ, là một trong những loại trái cây có nhiều dưỡng chất, rất tốt cho phụ nữ sau sinh và cho con bú. Theo Đông y, táo tàu là có tác dụng bổ tì thoạt vị, giải độc, điều hòa khí huyết, giúp phụ nữ sau sinh bổ huyết, và chống suy nhược cơ thể.

Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng, táo tàu có nhiều vitamin C, giàu glucozơ và protein, là những dưỡng chất quan trọng giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và phòng chống bệnh tật cho trẻ sơ sinh.

Táo tàu có thể dùng để hầm, chưng, nấu cháo hoặc ăn liền đều được.

Nhãn

Nhãn không tốt cho phụ nữ có thai nhưng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhãn giúp phụ nữ sau sinh chống được tình trạng suy nhược cơ thể, có tác dụng bổ máu, bổ khí và tì vị. Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính bình, không có độc có tác dụng bổ huyết, dưỡng tì. Ăn một lượng nhãn vừa đủ sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi thể trạng sau sinh.

Đu đủ

Đu đủ nổi tiếng trong dân gian với món đu đủ hầm móng giờ để giúp mẹ tăng lượng sữa. Ngoài ra, đu đủ còn chứ nhiều sắt, magie, kẽm và chấ xơ nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh và giúp tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng và bổ máu. Hơn nữa ăn đu đủ còn có tác dụng chống táo bón sau sinh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Quả mãng cầu (na)

Na giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật sau sinh. Sau khi sinh cơ thể của người phụ nữ rất yếu nên sức đề kháng của cơ thể không cao nên ăn na rất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.

Vú sữa

Trong vú sữa chứ nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid, vì vậy giúp tăng cường vitamin cho cơ thể và giúp tăng lượng sữa.

Quả sung

sung-tot-cho-phu-nu-sau-sinh

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá sung non còn có tác dụng giúp lợi sữa, tăng tiết sữa cho mẹ mới sinh con. Nếu khó ăn sống, mẹ có thể nấu cháo sung hoặc sắc lấy nước uống.

Những điều cần tránh khi ăn hoa quả cho phụ nữ sau sinh

  • Tránh ăn hoa quả chưa rửa: Hoa quả không được rửa sạch sẽ có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh và cho dạ dày non yếu của bé.
  • Hoa quả để lạnh: Ăn hoa quả để lạnh sẽ dễ khiến chị em bị đau bụng, tiêu chảy, hoặc có thể khiến bé bị lạnh bụng qua đường sữa không tốt cho bé.
  • Tránh ăn quá nhiều trái cây có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều… sẽ khiến bé bị nóng.
  • Tránh ăn những hoa quả quá chua hoặc tính lạnh như dưa chuột để bé không bị lạnh bụng
  • Một số loại hoa quả mà phụ nữ sau sinh nên tránh: Phụ nữ sau sinh không nên ăn ổi, cam quýt cắt miễng có thể sẽ gây ê tăng và bé đi ngoài có bọt. Cam quýt nên ăn theo kiểu vắt nước uống và pha thêm chút đường. Tránh ăn dưa chuột bì gây đầy bụng cho bé nếu bé bú sữa mẹ.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu được phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì là tốt cho cả mẹ và dồi dào sữa cho bé bú.

Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?/Cho con bú không nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/phu-nu-sau-sinh-nen-an-hoa-qua-gi-1525/feed/ 0
Cho con bú nên uống canxi loại nào? https://dinhduongbabau.net/cho-con-bu-nen-uong-canxi-loai-nao-1446/ https://dinhduongbabau.net/cho-con-bu-nen-uong-canxi-loai-nao-1446/#comments Sat, 12 Aug 2017 03:50:53 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1446 Canxi trong cơ thể của mẹ bị rút ra qua nhau thai để cung cấp cho con tạo xương, tạo răng cũng như cung cấp dương chất để hoàn thiện não bộ trong quá trình manh thai. Vì vậy, trong quá trình mang thai và đặc biệt là mẹ cho con bú cần bổ sung canxi đầy đủ và đúng cách để mẹ không bị thiếu xương, loãng xương và gặp nhiều triệu chứng như đau lưng, đau cơ bắp, rụng tóc… Vậy mẹ cho con bú nên uống canxi loại nào để có thể đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và bé.

bo-sung-canxi-cho-me-sau-sinh

Nhu cầu canxi cho phụ nữ cho con bú

Canxi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương. Lượng canxi hấp thu mỗi ngày cho thai nhi trung bình là 350mg (thời kỳ đầu 1 – 50mg, giữa 100 – 150mg, cuối 150 – 450mg); cho trẻ bú mẹ trung bình là 300 – 500mg. Tất cả lượng canxi đều do cơ thể mẹ cung cấp cho con. Chính vì thế mà nhu cầu canxi của mẹ sau sinh rất cao, nếu không bổ sung thì lượng canxi hấp thu sẽ bị thiếu.

Trong thời kỳ cho con bú, nếu cơ thể mẹ bị thiếu canxi, sữa mẹ kém chất lượng, trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến chứng hạ canxi máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy) hay nặng (co giật), rụng tóc vành khăn, chân tay vòng kiềng, còi cọc, chậm lớn… Những biểu hiện thiếu canxi ngày một rõ, xuất hiện vài ba ngày, vài tuần hay một tháng sau sinh.

Xem thêm: Cách uống Canxi cho bà bầu đúng cách

Những nguồn canxi tốt cho mẹ sau sinh

Việc bổ sung canxi an toàn và được nhiều mẹ sử dụng đó là bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm và đây là phương pháp dễ dàng thực hiện nhất đối với các bà mẹ sau sinh. Mẹ sau sinh có thể bổ sung canxi qua thực đơn hàng ngày bằng những loại thực phẩm sau: gạo, đậu, rau, cá, tôm, cua, ếch. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý cân bằng dinh dưỡng, bởi nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng canxi, sẽ gây nên quá trình khó tiêu hóa và bị táo bón.

bo-sung-canxi-khi-cho-con-bu

Nếu như bạn chưa chú trọng đến lượng canxi mình tiêu thụ trước khi cho con bú, hãy bắt đầu bổ sung ngay những nguồn canxi chất lượng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Các loại rau lá xanh thẫm: Bó xôi, cải thìa, cải xoăn, kale…
  • Đậu hũ và các thực phẩm từ đậu nành
  • Các loại hạt đậu
  • Các loại hạt mè, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, bơ đậu phộng, quả óc chó…
  • Các loại rong biển
  • Hải sản: tôm, cá hồi còn xương, cá thu còn xương…
  • Một số nguồn canxi khác: ngưu bàng, nước cam bổ sung canxi, sữa gạo bổ sung canxi

Có nên uống bổ sung canxi?

Ở một số trường hợp, mẹ cho con bú cần được bổ sung canxi. Các loại sản phẩm bổ sung canxi nên đồng thời chứa cả magiê theo tỉ lệ 1 – 2 để đảm bảo mức hấp thụ hợp lý khi vào cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn không thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm thì nên chú ý bổ sung cả kẽm để hấp thu được lượng canxi tối đa.

Liều lượng thông thường cho một người lớn cần bổ sung canxi mỗi ngày là khoảng 1500 mg hỗn hợp canxi/ magiê/ kẽm. Nếu bạn ăn chay thì chỉ cần bổ sung từ 700 – 800 mg/ ngày. Lý do là hàm lượng phốt pho có trong thịt làm giảm hấp thu canxi.

Nếu bạn cần bổ sung trên 500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày, hãy chia nhỏ phần viên uống hoặc thức uống bổ sung. Liều tốt nhất dành cho các loại canxi bổ sung là 500 mg/ 1 lần uống. Nhưng mẹ cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều canxi, không thể vượt quá 2500 mg canxi mỗi ngày. Bởi vì nếu bổ sung Canxi quá liều có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Nếu cơ thể thiếu hụt quá nhiều lượng canxi sau khi sinh thì mẹ cần bổ sung canxi bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Theo nghiên cứu khoa học, nhu cầu canxi mỗi ngày trong năm đầu của bà mẹ cho con bú là 1.000 mg. Tuy nhiên, mẹ cho con bú cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn liều lượng bổ sung phù hợp để tránh sử dụng quá liều cũng như các phản ứng phụ đối với một số người mắc bệnh đái tháo đường, người kiêng muối, người bị cao huyết áp. Bởi căn cứ vào lượng canxi hấp thu đã có từ thức ăn, thầy thuốc sẽ bổ sung phần cần thiết và kết hợp thêm Vitamin D3.

Ngoài ra, sau khi sinh con 1 tháng, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng. Không chỉ phòng được chứng loãng xương, vận động còn giúp bạn tăng cường sức khỏe và sớm lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, các mẹ nhớ chú ý tránh những hoạt động mạnh gây tổn hại đến sức khỏe. Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể mẹ sau sinh tổng hợp vitamin D cho quá trình chuyển hóa canxi tốt đồng thời cũng ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.

Xem thêm: Tất tần tật những điều mẹ cho con bú cần biết

]]>
https://dinhduongbabau.net/cho-con-bu-nen-uong-canxi-loai-nao-1446/feed/ 66
Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa mà không hề tăng cân https://dinhduongbabau.net/thuc-don-cho-me-sau-sinh-nhieu-sua-ma-khong-he-tang-can-1399/ https://dinhduongbabau.net/thuc-don-cho-me-sau-sinh-nhieu-sua-ma-khong-he-tang-can-1399/#comments Sun, 06 Aug 2017 01:00:24 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1399 Việc lấy lại vóc dáng sau sinh và việc giữ cân được hầu hết tất cả các bà mẹ quan tâm. Và câu hỏi chung của các bà mẹ chính là những thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa nhưng không hề bị tăng cân. Cách tốt nhất để mẹ có đầy đủ sữa dinh dưỡng cho con bú đó chính là mẹ cần phải bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm bên ngoài. Vậy những thực phẩm nào ăn vào sẽ có nhiều sữa cho con bé mà các mẹ không bị tăng cân sau khi sinh?

me-an-gi-de-nhieu-sua-cho-con-bu

Bí quyết giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

Chăm cho con bú

Cho con bú mẹ thường xuyên, các động tác mút của bé sẽ kích thích tiết sữa. Đặc biệt, càng bú cạn bầu sữa thì sữa càng mau về, mỗi lần mẹ cho con bú khoảng 20-30 phút. Cho bé bú hết bầu này mới chuyển sang bầu kia vì bú như vậy mới tận dụng được hết nguồn sữa béo cuối bầu để bé tăng cân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hàng ngày bạn cần ăn đa dạng thực phẩm, tăng khẩu phần hơn so với bình thường để có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).

Uống nhiều nước

Nước rất quan trọng đối với các mẹ đang nuôi con nhỏ, mẹ có thể bổ sung nước từ nước lọc, sữa, các loại nước ép hoa quả, nước canh, nước rau má, nước lá rau ngót… Lượng nước cần thiết từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.

Thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

1. Thịt bò

Hầu hết các mẹ đều mất khá nhiều máu trong quá trình sinh con. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn dự trữ sắt trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng cạn kiệt khiến mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không thể chăm sóc con của mình.

Bởi vậy sau khi sinh các mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: đậu phụ, các loại đỗ và đặc biệt là thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Đặc biệt, thịt bò là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin B12 – 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Hoa chuối

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

3. Móng giò hầm đu đủ non

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, đây còn là món ăn giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Mẹ có thể nấu đu đủ cùng với cả chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả giúp tăng cường sữa mẹ.

4. Rau đay

Tuần đầu tiên sau khi sinh, mẹ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

5. Rau khoai lang

Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

6. Hạt bí

Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh, mỗi lần uống khoảng 15 – 20g hạt bí ngô sống. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng, uống liền 3 – 5 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả.

7. Cháo rau mùi

Mẹ có thể dùng 12g hạt mùi với 30g gạo nếp lức hoặc 6g hạt mùi cho vào ấm cùng với 100ml nước đun sôi khoảng 15 phút rồi lấy nước chia làm 2 phần uống trong ngày cũng giúp lợi sữa.

8. Rau ngót và rau má

Rau ngót có chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Mẹ nên rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.

Ngoài rau ngót, mẹ còn có thể sử dụng rau má. Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…

9. Cam và việt quất

me-an-gi-nhieu-sau-mà-khong-tang-can

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng phụ nữ sau khi sinh con cần được bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể nhiều hơn khi đang mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn đừng quên ăn thêm một vài trái cam, hay uống nước cam vắt để đạt hiệu quả tương tự.

Việt quất có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao, rất tốt cho sức khoẻ và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư nên mẹ cũng nên bổ sung thêm việt quất vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, trong quả việt quất còn có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi sáng và giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời kỳ nghỉ thai sản.

10. Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyên rằng chị em đang trong thời gian cho con bú nên cố gắng ăn nhiều cà chua hơn nữa.

11. Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

12. Socola đen

Socola đen có chứa 70% là bột ca cao có tác dụng kích thích sự sản sinh hàm lượng serotonin và chất endorphins trong cơ thể. Vậy nên mỗi khi rơi vào tình trạng mệt mỏi căng thẳng vì chăm sóc con yêu, các mẹ có thể nhấm nháp một chút socola đen.

13. Nước

Để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, mẹ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày trong thời gian cho con bú. Mẹ không nên để cơ thể khát khô rồi mới bắt đầu uống nước bởi khi đó cơ thể đã bị mất nước.

Mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể mình có bị thiếu nước hay không bằng cách kiểm tra độ màu của nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với cơ thể đang bị thiếu nước trầm trọng.

Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước bằng sữa, nước trái cây, sinh tố, nước lá rau má, nước lá ngót… Mẹ cần hạn chế các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (nên dưới 300 mg/ngày). Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.

Hy vọng qua những thông tin tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có được những thực đơn hàng ngày để nhiều sữa cho con bú mà vẫn giữ được dáng đẹp. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?/Mẹ cho con bú nên ăn gì?

]]>
https://dinhduongbabau.net/thuc-don-cho-me-sau-sinh-nhieu-sua-ma-khong-he-tang-can-1399/feed/ 4
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú https://dinhduongbabau.net/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu-1375/ https://dinhduongbabau.net/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu-1375/#respond Wed, 02 Aug 2017 15:04:29 +0000 https://dinhduongbabau.net/?p=1375 Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú cũng không kém phần quan trọng so với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bởi dinh dưỡng cung cấp cho mẹ thời kỳ này giúp tạo chất lượng sữa cho trẻ bú mẹ, giúp cho sự phát triển toàn diện cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Dưới đây Dinhduongbabau.net sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ cho con bú.

che-do-dinh-duong-cho-me-cho-con-bu

Cách ăn uống hợp lý cho mẹ cho con bú

Những lời khuyên dưới đây của Ts, Bs Đinh Bích Thủy – Trưởng khoa khám 56 Bệnh viện Phụ Sản TƯ sẽ giúp bà mẹ cho con bú biết cách ăn uống như thế nào là hợp lý nhất:

  • Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu, hạn chế nướng và rán.
  • Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi..
  • Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày ( 2 – 3 lít ) vì nước là thành phần chính tại nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Dưỡng chất cần thiết cho mẹ cho con bú

Theo thông tư 43/2014, về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì phụ nữ cho con bú cần bổ sung các dưỡng chất với liều lượng như sau:

Axit folic

Theo khuyến cáo mẹ cho con bú cần bổ sung 500mcg mỗi ngày. Axit folic là vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể và có vai trò ngăn ngừa thiếu máu do thiếu folat. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ các loại rau lá xanh, ngũ cốc, gan, sữa,…

Omega 3 (DHA & EPA)

Omega 3 có nhiều trong hải sản và cá, trứng, thịt gà, hạt óc chó,… Mỗi ngày mẹ cần bổ sung tối thiểu 200mg omega 3. Bổ sung omega 3 cho mẹ sau sinh có những vai trò sau:

  • Giúp tái tạo các Protein cấu trúc, sản xuất sữa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau sinh.
  • Cung cấp acid béo quan trọng cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
  • Cải thiện thể trạng cho mẹ

Kẽm

Kẽm rất cần thiết cho mẹsau sinh. Mẹ cần bổ sung 3-9,8mg kẽm mỗi ngày để giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện trạng thái tinh thần cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm: hải sản, thịt nạc, các loại quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,…

Sắt

Vai trò của sắt đối với mẹ sau sinh:

  • Giúp sản xuất Heamoglobin (vận chuyển Oxy), phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
  • Giúp chữa lành vết thương
  • Giúp sản xuất sữa.

Sau khi sinh mẹ có thể bổ sung sắt nhờ các thực phẩm: các loại thịt đỏ, gan, tiết, rau lá xanh,… Lượng sắt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 30mg

Vitamin B, C, E

  • Vitamin B rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu và chuyển hóa nói chung.
  • Vitamin C giúp cho sự chuyển hóa của tế bào và Protein, tăng hấp thu sắt, hỗ trợ chống oxy hóa
  • Vitamin E giúp tăng trưởng và phát triển tế bào, chống oxy hóa

Canxi

Mỗi ngày mẹ cần bổ sung đến 1000mg canxi để đủ cho sự phát triển của cơ bắp, hệ thần kinh. Canxi còn giúp điều hòa hệ tuần hoàn, giúp chắc khỏe xương, răng. Cần kết hợp với Vitamin D để tăng mật độ xương và phát triển xương của trẻ. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Cua, cá, tôm, tép, ốc, các sản phẩm từ sữa,…

Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?

Những đồ ăn thức uống mẹ cho con bú nên tránh

do-an-can-kieng-khi-cho-con-bu

  • Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu
  • Khoai tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng xó thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ
  • Quả bơ: dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng rất có thể bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé “ọc ạch” khó chịu
  • Đồ uống có chưa caffein: Một ít caffein là không sao, nhưng quá nhiều cafein trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh
  • Socola: Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn socola.Nếu vậy thì tốt nhất mẹ nên loại trừ thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình
  • Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong 1 tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ chỉ có thể cho con bú sau 2 giờ sau khi bạn ngừng uống rượu

Xem thêm: Mẹ cho con bú không nên ăn gì?

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú hy vọng mẹ có thêm những thông tin bổ ích để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc con. Mặc dù thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thức ăn chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt đi phần nào mà trong giai đoạn cho con bú nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao nên chỉ bổ sung thực phẩm hàng ngày thì mẹ khó có thể được đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, sử dụng viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond là một giải pháp giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng sữa cho con bú.

]]>
https://dinhduongbabau.net/che-do-dinh-duong-cua-me-cho-con-bu-1375/feed/ 0