Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

10 dưỡng chất bổ sung tốt nhất cho Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

0 lượt xem

Viết bình luận

PCOS là hội chứng các rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa mà có tể cải thiện tốt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất. Cùng dinhduongbabau xem 10 dưỡng chất bổ sung có tác dụng tốt đối với PCOS nhé!

Nội dung chính

  • 1 10 dưỡng chất bổ sung tốt đối với PCOS
    • 1.1 1. Inositol
    • 1.2 2. Omega-3
    • 1.3 3. Vitamin nhóm B (B3, B6, B12 và folate (B9))
    • 1.4 4. Magiê
    • 1.5 5. Kẽm
    • 1.6 6. Crom
    • 1.7 7. Canxi và Vitamin D
    • 1.8 8. Vitamin A
    • 1.9 9. I ốt
    • 1.10 10. Vitamin E

10 dưỡng chất bổ sung tốt đối với PCOS

1. Inositol

Inositol là một trong những chất bổ sung tốt nhất cho phụ nữ mắc PCOS. Nó hỗ trợ cân bằng đường huyết và tốt cho sức khỏe buồng trứng. Inositol giúp giảm tình trạng kháng insulin, giảm lượng đường, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện chức năng buồng trứng, thúc đẩy chất lượng trứng, tăng cường sinh sản và khả năng sinh sản, ngăn ngừa chứng rậm lông và thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một nghiên cứu của Đại học Commonwealth Virginia đã chứng minh rằng inositol có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện nhiều triệu chứng PCOS. Inositol còn có thể tăng cường sự phát triển nang noãn (tế bào buồng trứng) và hỗ trợ trứng trưởng thành, giúp rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chức năng buồng trứng tăng tổng thể ở phụ nữ có bổ sung inositol

Ngoài ra, inositol còn giúp giảm cân và tăng cholesterol tốt. Điều này có thể giúp giảm viêm và cải thiện hội chứng chuyển hóa, làm giảm bớt mức độ PCOS.

➤ Xem chi tiết: Tại sao Inositol giúp phụ nữ mắc PCOS mang thai an toàn

2. Omega-3

Axit béo omega-3 có trong dầu cá là dưỡng chất bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn của phụ nữ PCOS, đặc biệt đối với những người muốn giảm cân.

Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể hỗ trợ giảm testosterone và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ mắc PCOS. Cùng với việc giảm testosterone, omega-3 làm tăng nồng độ SHBG. Khi SHBG thấp, nồng độ testosterone tăng. Lượng testosterone dư thừa này có thể góp phần làm mất cân bằng nội tiết tố của PCOS.

Omega-3 giúp giảm viêm và giảm tình trạng kháng insulin ở PCOS. Dầu cá còn giúp giảm cân, bằng cách giảm mức độ leptin, khiến cơ thể giảm bớt cảm giác đói và do đó ngừng bổ sung năng lượng. Việc này có thể giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện các triệu chứng PCOS.

3. Vitamin nhóm B (B3, B6, B12 và folate (B9))

Vitamin nhóm B là co-enzyme thiết yếu trong các cơ chế hóa sinh, bao gồm cơ chế điều hòa chuyển hóa tế bào và sản xuất năng lượng.

Folate rất hữu ích cho những phụ nữ bị PCOS đang cố gắng mang thai. Sự kết hợp giữa folate và inositol đã được chứng minh giúp cải thiện độ nhạy insulin, cải thện khả năng sinh sản ở bệnh nhân PCOS. Folate cũng có thể giúp phụ nữ mắc PCOS giảm nguy cơ sảy thai và mang thai đủ tháng.

Vitamin B3 là chất giúp chuyển hóa glucose và tổng hợp năng lượng. Cùng với tác dụng giãn mạch và giảm lipit, vitamin B3 được dùng trong điều trị hội chứng chuyển hóa và kháng insulin.

Bổ sung Vitamin B3 được ghi nhận là làm giảm cholesterol xấu và triglyceride máu ở người bị PCOS. Bằng chứng mới hơn liên quan tới thiếu hụt NAD cho thấy: bổ sung vitamin B3 (tối thiểu 140mg/ngày) có thể là yếu tố chính giúp ngăn ngừa bất thường thai nhi trong giai đoạn sau của thai kỳ. Điều này có lợi đối phụ nữ bị PCOS đã thụ thai, vì họ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng thai kỳ liên quan.

Vitamins B6 (pyridoxine), B9 (folate) và B12 (cyanocobalamin) là các đồng yếu tố quan trọng, thiếu hụt bất kỳ Vitamin nào trong số này có thể góp phần làm tăng homocysteine – một dấu hiệu sinh học quan trọng trong nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác, tình trạng viêm mãn tính, suy giáp và vô sinh.

4. Magiê

Mức Magiê thấp có liên quan đến huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, loãng xương và các tình trạng nghiêm trọng khác. Bổ sung Magiê có thể giúp giảm những rủi ro này đồng thời cải thiện năng lượng, tâm trạng, giúp cân bằng hormone.

Magiê thấp có liên quan đến bệnh tiểu đường vì cơ thể cần Magiê trong việc phân hủy đường và sử dụng insulin. Do đó, tăng cường Magiê có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và PCOS, giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa do PCOS.

5. Kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, carbohydrate và protein, chịu trách nhiệm cho chức năng của hơn 300 enzyme. Đặc biệt, các ion kẽm đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa insulin bao gồm tổng hợp, lưu trữ, bài tiết, đảm bảo tính toàn vẹn về hình dạng, chức năng và hoạt động của insulin. Vì lý do này, thiếu kẽm dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, không dung nạp glucose, tăng lipid máu, tăng đường huyết và tăng triglyceride máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mắc PCOS có mức kẽm thấp hơn. Thiếu kẽm là một trong những lý do dẫn tới kháng insulin trong PCOS. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng điều trị phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2, giúp cải thiện chuyển hóa lipid và giảm tình trạng kháng insulin ở phụ nữ mắc PCOS.

6. Crom

Chromium là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường chức năng của insulin. Nó có thể giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng các hormone.

Một nghiên cứu cho thấy rằng crôm giúp giảm lượng đường trong máu và nồng độ insulin ở phụ nữ mắc PCOS. Bổ sung crom có ​​thể giúp hạ thấp mức đường huyết. Đây là cách hiệu quả để giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân PCOS.

7. Canxi và Vitamin D

Thiếu hụt vitamin D có tác động tiêu cực đến phụ nữ mắc PCOS. Trong thực tế, thiếu Vitamin D có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi người. Các triệu chứng thiếu vitamin D bao gồm kháng insulin, tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường – Tất cả đều liên quan đến PCOS.

Vitamin D tham gia vào quá trình trưởng thành và phát triển của trứng trong buồng trứng. Do đó, nếu không có đủ vitamin D, buồng trứng không thể tạo ra trứng khỏe mạnh. Bổ sung vitamin D thực sự có thể tạo ra các nang trứng khỏe mạnh, giúp trứng chín và rụng đúng chu kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng ở những phụ nữ mắc PCOS.

Một nghiên cứu cho thấy bổ sung canxi và vitamin D cho tác dụng tích cực đối với:

  • Giảm cân
  • Giúp trứng trưởng thành hoàn thiện
  • Kinh nguyệt đều đặn
  • Cải thiện khả năng sinh sản

Hơn nữa Vitamin D cùng với insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose và đường. Bổ sung Vitamin D có thể cải thiện độ nhạy insulin ở phụ nữ mắc PCOS.

8. Vitamin A

Là một vitamin tan trong chất béo còn được gọi là retinol. Các chất chuyển hóa có nguồn gốc từ vitamin A như retinoids, retinoic acid và retinol góp phần vào hoạt động chống oxy hóa, chuyển hóa steroid, giúp trưởng thành hạt nhân noãn bào, và ức chế chu trình chết của tế bào trứng, giúp trứng chín và rụng đúng chu kỳ.

9. I ốt

I ốt là yếu tố vi lượng cần cho chuyển hóa bình thường của cơ thể, điều hòa sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu hụt I ốt dẫn đến phì đại tuyến giáp (bướu cổ) và suy tuyến giáp. Điều này dẫn đến giảm chuyển hóa cơ bản chung, béo phì, rối loạn chức năng tim mạch, hội chứng chuyển hóa và vô sinh.

Phụ nữ mắc PCOS bị rối loạn chức năng tuyến giáp và liên quan tới vô sinh nhiều hơn ba lần so với phụ nữ không bị PCOS. Bổ sung I-ốt giúp hỗ trợ rối loạn chức năng tuyến giáp trong suy giáp ở phụ nữ bị PCOS.

Iftikhar tiến hành một nghiên cứu thí điểm trong 8 tuần để đánh giá tác dụng của bổ sung I ốt ở một mẫu 30 phụ nữ (18-40 tuổi) được chẩn đoán bị PCOS liên quan tới suy giáp cho thấy chu kỳ kinh nguyệt được tái lập đều đặn và ổn định các chỉ số về hormone ở tất cả số phụ nữ, cũng như là giảm chỉ số khối cơ thể, giảm thể tích buồng trứng và đặc biệt 15% phụ nữ mang thai sau 8 tuần.

10. Vitamin E

Có tác dụng chống oxy hóa, chống lại gốc tự do. Ngoài ra, bằng chứng mới khẳng định rằng vitamin E có thể cải thiện độ dày nội mạc tử cung ở phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân.

Điều trị bằng coenzyme Q10 và vitamin E trong 8 tuần ở những bệnh nhân mắc PCOS đã cải thiện nồng độ SHBG. Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung vitamin E (400 IU) và axit béo omega-3 (1000 mg) ở phụ nữ mắc PCOS trong 12 tuần giúp cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin và nồng độ androgen.

Bổ sung vitamin và khoáng chất có thể phát huy tác dụng có lợi đối với các triệu chứng liên quan đến PCOS như tế bào trứng chưa trưởng thành, tăng insulin máu, tăng huyết áp, tăng BMI, rối loạn tim mạch và các vấn đề về tâm thần và tâm lý. Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cùng với việc bổ sung dưỡng chất thiết yếu để cân bằng hormone là một cách tự nhiên và hiệu quả để vượt qua PCOS mà bạn nên ưu tiên áp dụng đầu tiên.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6250088/
  • https://drbrighten.com/supplements-for-pcos/
Dược sĩ Lê Tiến - 24/03/2022
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!