Việc chăm sóc và nuôi dạy con để đạt được kết quả tốt thì rất cần sự quan tâm của cả bố và mẹ chứ không phải chỉ riêng trách nhiệm của người phụ nữ. Đã có rất nhiều bài viết về cách nuôi dạy, chăm sóc con cái dành cho các bà mẹ, vậy còn các ông bố thì sao nhỉ? Là một người bố, bạn có thể giúp gì cho mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Nội dung chính
Bố có thể làm gì để cùng mẹ nuôi dạy con?
Giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc con cái hằng ngày
Đa số, những ông bố thường gánh vác trách nhiệm về kinh tết nuôi sống gia đình. Nhưng cũng không ít chị em tham gia vào việc đi làm để chia sẻ gánh nặng tài chính với những ông bố. Vì vậy, bố cũng cần chia sẻ việc chăm sóc và nuôi dạy con như: thay tã cho con, cho con đi chơi, giỗ con nín… để giảm bớt áp lực của mẹ và thúc đẩy sự gắn kết giữ bố mẹ với con cái.
- Giỗ con nín: Khi bé khóc mà bố đưa cho mẹ thì bé mãi mãi không cảm nhận được tình yêu thương của bố vì thế hay ôm nhẹ bé vào lòng và vỗ nhè nhẹ để con nín khóc.
- Thay ta cho con: Trẻ rất thích tiếp xúc da kề da nên thay tã cho bé là cơ hội tuyệt vời để bé cảm nhận được hơi ấm của bố.
- Đọc sách với con: Giọng nói của bố rất khác với giọng nói của mẹ nên bố hãy chăm đọc sách cho bé để bé quen với giọng nói của bố
- Đưa con đi chơi: Trẻ con thích nhìn ngắm thế giói xung quanh hơn là 4 bức tường. Vì vậy, vào thời gian rảnh, ngày cuối tuần bố hãy đưa bé đi chơi công viên, đi gặp bạn bè để bé được thăm thú thế giới xung quanh nhé!
- Chơi trò chơi xếp hình cùng con: Mỗi ngày khoảng 1 tiếng để chơi xếp hình không chỉ giúp bé tăng IQ mà còn giúp thắt chặt tình cảm cha con. Khi chơi bố có thể giả vờ thua để con thêm tự tin và cố gắng chơi giỏi hơn
- Chọc cho con cười: Tiếng cười giúp phát triển tốt cả về thể chất và tạo tinh thần lạc quan hơn.
- Hôn lên trán bé trước khi đi ngủ: Trẻ rất thích được hôn lên trán bởi việc này giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
- Massage cho bé: Bàn tay của bố tuy thô ráp nhưng lại mang lại cảm giác khác so với việc được mẹ massage. Vì vậy, bố hãy thay mẹ massage cho bé nhé!
- Chăm sóc con ốm cùng mẹ: Khi bé ốm sẽ có 1 cảm giác không an toàn nên rất cần sự chăm sóc của cả bố và mẹ để cảm nhận tình yêu thương của 2 người.
Bố mẹ giữ những vai trò riêng biệt nhưng tương hỗ nhau
Bố và mẹ có phong cách chăm sóc, nuôi dạy con cái khác nhau. Mẹ là người hiểu rõ từng bước phát triển của con, hiểu được cảm giác của con, hiểu được con muốn gì, thích gì nên mẹ sẽ có những ảnh hưởng đến cách ứng xử của con. Còn các ông bố sẽ có nhiều hoạt động tương tác trực tiếp với con hơn. Thông qua những tương tác này, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành vi, trẻ có cơ hội thể hiện khả năng tự chủ và tính cách của mình.
Hầu hết các ông bố cho con cái được mạo hiểm, khuyến khích con học hỏi từ trải nghiệm của chính mình trước khi can thiệp để bảo vệ con. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển tích cực của con trẻ. Bố có xu hướng dạy con từ những ví dụ trong thực tế với tính kỷ luật nghiêm ngặt, còn mẹ lại thiên về động viên, an ủi, hai thái cực này kết hợp lại sẽ tạo nên tác động cân bằng lên sự phát triển của trẻ.
Thiết lập kỷ luật
Mặc dù các bà mẹ có số lần áp dụng kỷ luật thường xuyên hơn, nhưng các ông bố lại có khả năng kỷ luật với một tinh thần vững chãi và chắc chắn hơn, bố nên phát huy khả năng này. Bố có khuynh hướng đối mặt trực tiếp với con để áp dụng kỷ luật, sẵn sàng “mạnh tay” như phạt nặng, nghiêm khắc la mắng để giúp con nhớ sâu bài học. Trong khi đó, các bà mẹ thường cố gắng giải thích với con dựa vào tình cảm giữa hai mẹ con để ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Mặc dù mẹ và bố có thể không cùng trên một “mặt trận”, nhưng các cách tiếp cận đa dạng này có thể rất hiệu quả trong kỷ luật đối với con.
Việc đầu tư thời gian chăm con không chỉ giúp cha và con gắn kết tình cảm mà còn cả những lợi ích về giáo dục tốt cho tương lai của con. Hy vọng với những phương pháp nuôi dạy con trên đây sẽ giúp bố không cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.