Trẻ sơ sinh hệ thống tiêu hóa còn non yếu và chưa được hoàn thiện nên chưa kịp thích nghi với những loại thực phẩm được cung cấp thông qua nguồn sữa mẹ hoặc có thể là sữa ngoài. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gây rất nhiều lo ngại cho cha mẹ. Để đối phó được với tình trạng này bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để từ đó có được cách điều trị và chăm sóc thích hợp.
Nội dung chính
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng đa phần là gồm 4 nguyên nhân sau:
- Do nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhần hàng đầu dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và đa phần là di nhiễm rotavirus. Loại Virus này là nguyên nhân chính gây tình trạng tiêu chảy nặng đe dọa đến tính mạng trẻ. Loại virus này có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,…
- Do dị ứng sữa mẹ: Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Mẹ cần xem xét chế độ ăn uống của mình và cần loại bỏ ngay những loại thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
- Do thay đổi chế độ ăn đột ngột cho bé: Đang từ sữa mẹ mà lại chuyển sang bú bình, bú sữa ngoài cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Thời gian bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm hoặc cho bé ăn dặm quá sớm cũng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy do hệ thông tiêu hóa chưa trưởng thành và bé sẽ rất nhạy cảm với thực phẩm mới.
- Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ruột kém hấp thu dưỡng chất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu nhận biết của những đứa trẻ lớn, người bình thường bị tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Còn với trẻ sơ sinh thì không phải lúc nào cũng dựa vào dấu hiệu đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày đều là bị tiêu chảy.
Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, màu nhạt và không nặng mùi. Và trẻ sơ sinh cũng đi vệ sinh khả nhiều khoảng 2 – 5 lần/ngày. Nếu bé bị đi ngoài thì số lần đi vệ sinh nhiều hơn khoảng 8 – 10 lần/ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do một số nguyên nhân như: đau bụng, nôn, sốt, ớn lạnh, mất nước khiến bé đột nhiên quấy nhiều, không chịu bú hay ngủ.
Triệu chứng trẻ bị mất nước nghiêm trọng
Hậu quả nghiêm trọng của tiêu chảy là tình trạng mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, suy hô hấp. Bạn có thể thấy những triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh cần lưu ý như sau:
- Khô miệng
- Mắt khô và trũng sâu xuống
- Da khô, không đàn hồi trở lại khi bị ấn xuống
- Hơn 8 giờ trôi qua mà không tiểu tiện
- Không có nước mắt chảy ra khi khóc
- Thóp có dấu hiệu trũng xuống
- Em bé mệt mỏi, cáu gắt, lơ đãng
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều phải làm sao?
Ngay từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để tình trạng này. Nếu trẻ sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày nhưng để phòng tránh tình trạng trẻ bị mất nước bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
- Cho con uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy.
- Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ ngày.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ để tránh lây lan vi khuẩn trong nhà.
Khi bị tiêu chảy trẻ thường bị mất đi lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột, vì vậy cần phải bổ sung vi khuẩn có ích để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn… Nên bạn có thể sử dụng men vi sinh để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.
Khi nào bé cần đến bệnh viện?
Nếu bị tiêu chảy nhẹ thì khoảng 1 – 2 ngày sẽ tự hết nhưng nếu hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Hoặc nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo một số biểu hiện sau đây thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
- Sốt cao không ngừng
- Tiêu chảy mà phân có máu
- Tiêu chảy nặng (bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)
- Tiêu chảy kèm nôn liên tục
- Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh
- Tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm
- Bụng trẻ đau khi ấn vào
- Trẻ bị nôn và không thể ăn uống
- Có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt
Cách phòng để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy
– Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.
– Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.
– Không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa và phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể lưu lại để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra với con.