Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Cẩn trọng với chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

0 lượt xem

Viết bình luận

Trẻ sơ sinh hệ thống tiêu hóa còn non yếu và chưa được hoàn thiện nên chưa kịp thích nghi với những loại thực phẩm được cung cấp thông qua nguồn sữa mẹ hoặc có thể là sữa ngoài. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gây rất nhiều lo ngại cho cha mẹ. Để đối phó được với tình trạng này bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để từ đó có được cách điều trị và chăm sóc thích hợp.

tre-so-sinh-bi-tieu-chay

Nội dung chính

    • 0.1 Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • 1 Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • 2 Triệu chứng trẻ bị mất nước nghiêm trọng
  • 3 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều phải làm sao?
  • 4 Khi nào bé cần đến bệnh viện?
  • 5 Cách phòng để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng đa phần là gồm 4 nguyên nhân sau:

  • Do nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhần hàng đầu dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và đa phần là di nhiễm rotavirus. Loại Virus này là nguyên nhân chính gây tình trạng tiêu chảy nặng đe dọa đến tính mạng trẻ. Loại virus này có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,…
  • Do dị ứng sữa mẹ: Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Mẹ cần xem xét chế độ ăn uống của mình và cần loại bỏ ngay những loại thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
  • Do thay đổi chế độ ăn đột ngột cho bé: Đang từ sữa mẹ mà lại chuyển sang bú bình, bú sữa ngoài cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Thời gian bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm hoặc cho bé ăn dặm quá sớm cũng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy do hệ thông tiêu hóa chưa trưởng thành và bé sẽ rất nhạy cảm với thực phẩm mới.
  • Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ruột kém hấp thu dưỡng chất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dấu hiệu nhận biết của những đứa trẻ lớn, người bình thường bị tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Còn với trẻ sơ sinh thì không phải lúc nào cũng dựa vào dấu hiệu đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày đều là bị tiêu chảy.

Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, màu nhạt và không nặng mùi. Và trẻ sơ sinh cũng đi vệ sinh khả nhiều khoảng 2 – 5 lần/ngày. Nếu bé bị đi ngoài thì số lần đi vệ sinh nhiều hơn khoảng 8 – 10 lần/ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do một số nguyên nhân như: đau bụng, nôn, sốt, ớn lạnh, mất nước khiến bé đột nhiên quấy nhiều, không chịu bú hay ngủ.

Triệu chứng trẻ bị mất nước nghiêm trọng

Hậu quả nghiêm trọng của tiêu chảy là tình trạng mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, suy hô hấp. Bạn có thể thấy những triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh cần lưu ý như sau:

  • Khô miệng
  • Mắt khô và trũng sâu xuống
  • Da khô, không đàn hồi trở lại khi bị ấn xuống
  • Hơn 8 giờ trôi qua mà không tiểu tiện
  • Không có nước mắt chảy ra khi khóc
  • Thóp có dấu hiệu trũng xuống
  • Em bé mệt mỏi, cáu gắt, lơ đãng

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều phải làm sao?

Ngay từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để tình trạng này. Nếu trẻ sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày nhưng để phòng tránh tình trạng trẻ bị mất nước bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho con uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy.
  • Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ ngày.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ để tránh lây lan vi khuẩn trong nhà.

Khi bị tiêu chảy trẻ thường bị mất đi lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột, vì vậy cần phải bổ sung vi khuẩn có ích để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn… Nên bạn có thể sử dụng men vi sinh để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

Khi nào bé cần đến bệnh viện?

Nếu bị tiêu chảy nhẹ thì khoảng 1 – 2 ngày sẽ tự hết nhưng nếu hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Hoặc nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo một số biểu hiện sau đây thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh  tiêu chảy cấp ở trẻ em:

  • Sốt cao không ngừng
  • Tiêu chảy mà phân có máu
  • Tiêu chảy nặng (bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)
  • Tiêu chảy kèm nôn liên tục
  • Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh
  • Tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào
  • Trẻ bị nôn và không thể ăn uống
  • Có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt

Cách phòng để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy

– Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.

– Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.

– Không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa và phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể lưu lại để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra với con.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!