Cùng một lúc phải nuôi dưỡng chăm sóc cho 2 mầm sống, con chưa kịp cai sữa đã phát hiện mình có bầu lần 2 là một điều không hề dễ dàng mà người phụ nữ nào cũng có thể trải qua. Khi gặp phải trường hợp này chắc chắn người phụ nữ sẽ rất lo lắng liệu có thể vừa cho con bú vừa mang bầu được không? Liệu mình có thể cho hai con bú cùng lúc hay không? Cho con bú khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng hay không?… Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho chị em.
Nội dung chính
Cho con bú khi mang thai có an toàn không?
Cho con bú trong khi mang thai sẽ gây ra các cơn co bóp tử cung nhưng nếu thai hoàn toàn bình thường thì những cơn co bóp tử cung khó có thể gây ra tình trạng sảy thai. Do oxytocin – hormone được sinh ra trong quá trình cho bú, hormone này có khả năng kích thích co bóp tử cung – thường được sản sinh ra một lượng rất nhỏ. Những cơn co bóp này vô hại với bào thai.
Bên cạnh đó, khi mang thai một lượng nhỏ hormone sản sinh trong thai kỳ cũng sẽ được chuyển vào sữa mẹ. Tuy nhiên, những hormone này cũng không ảnh hưởng đến bé đang bú.
Về cơ bản, cho con bú khi mang thai khá là an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp dưới đây người mẹ được khuyên nên chuyển sang cho con ăn dặm hoàn toàn:
- Mang bầu nguy cơ cao hoặc có nguy cơ sinh non
- Mang thai đôi
- Được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu
- Bị chảy máu hoặc bị đau tử cung
Một khía cạnh quan trọng khác là khi phát hiện mình có bầu thì liệu bé đã đủ lớn để ăn dặm hay chưa. Những yếu tố ảnh hưởng tới điều này gồm có tuổi, tính cách của bé cũng như phản ứng về mặt tâm lý, thể chất của bé với việc mang thai của mẹ.
Thông thường, nguồn sữa mẹ sẽ bị giảm trong tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ. Điều này dẫn đến việc thay đổi vị sữa và có thể khiến bé khó chịu và tự cai sữa sớm hơn bạn nghĩ.
Việc cai sữa cho con sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và con không còn thân thiết được như trước. Việc bé bú mẹ không chỉ là việc cung cấp dưỡng chất cho bé mà còn tạo sự gắn kết giữa mẹ và bé.
Cho bé bé khi đang mang thai có ảnh hưởng gì không
- Liệu lo lắng về việc kích thích núm vú trong thời gian cho con bú sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non. Thực tế, sự kích thích núm vú sẽ kích hoạt cơ thể bạn sản xuất ra hormone oxytocin – loại hormone hỗ trợ tiết sữa và góp phần tạo ra các cơn co thắt khi lâm bồn.
- Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ chuyển dạ sớm, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bạn cần kiêng cữ như không được quan hệ hoặc để “núi đôi” bị kích thích. Khi đó, bạn mới không nên tiếp tục cho bé bú mẹ để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.
- Đối với một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc dọa sinh non trước 20 tuần đầu, không có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé con bú khi mang thai.
- Nhiều người cho rằng việc cho con bú khi mang thai con sẽ lấy mất chất cần cho sự phát triển tốt của thai nhi. Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn bình thường, vì bạn luôn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang thai này. Một số bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.
Khó khăn về cho con bú khi mang thai
Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang thai rất có lợi nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức. Chẳng hạn, bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về thể chất như nôn mửa khi cho bú và núm vú chua. Gần 75% phụ nữ khi mang bầu có núm vú chua.
Ngoài ra, một số phụ nữ lo lắng cho con ti trong quá trình mang thai có thể làm cho tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng. Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ không phải là điều gì quá vất vả. Bạn có thể ngồi hoặc nằm cho con bú và tận hưởng những giây phút được thả lỏng cơ thể và chứng kiến sự thỏa mãn của con khi no sữa.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt
Điều quan trọng nhất khi bạn cho con bú trong thời kỳ mang thai là bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân bé bú và thai nhi trong bụng mẹ. Lượng calorie mà bạn cần bổ sung vào cơ thể tùy thuộc vào tuổi của bé đang bú. Bạn sẽ cần phải ăn thêm khoảng 500 calorie/ngày nếu bé đã ăn được thức ăn khác hoặc 650 calorie/ngày nếu bé dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn.
Sang đến giai đoạn thai kỳ thứ 2 bạn cần bổ sung thêm calorie, lượng calorie cần bổ sung thêm ở giai đoạn thai kỳ thứ 2 là 350 calorie và 450 calorie trong thai kỳ thứ 3. Ở giai đoạn thai kỳ thứ nhất nếu bạn bị nghén và khó ăn uống thì bạn cũng có thể yên tâm là không cần bổ sung thêm bất kỳ lượng calorie nào.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú
Cho con bú khi mang thai là một quyết định gồm cả 2 yếu tố sức khỏe và cảm xúc. Nếu bạn đã sẵn sàng cả về thể chất lẫn tâm lý và kiến thức chăm con thì bạn cũng có thể mang bầu luôn nhé!