Chăm sóc trẻ sơ sinh có nhiều vấn đề quan trọng như chăm sóc giấc ngủ cho bé, chăm sóc khi bé bú, chăm sóc vệ sinh cho bé,… mà chắc hẳn sẽ làm bối rối và lúng túng cho nhiều ông bố, bà mẹ với vốn kinh nghiệm khá ít ỏi.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng đắn nhất? Những quan niệm chăm sóc nào là sai lầm cần tránh? Cách xử trí nhanh khi gặp một số vấn đề trong việc chăm sóc bé?…
Chương trình GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG phát sóng trực tiếp lúc 15h – 16h, Chủ nhật, ngày 11/03/2018 trên kênh JoyFm
Chủ đề: CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU
Khách mời: Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Diệu Linh– Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
MC: Trọng Khương
Đặc biệt bố và mẹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia qua tổng đài 1900 6255
Nếu không có điều kiện đón nghe trực tiếp, bố và mẹ có thể nghe lại tại Video dưới đây:
Nội dung chương trình:
Chăm sóc trẻ sơ sinh có nghĩa là phải luôn cập nhật thông tin mới, luôn sẵn sàng học hỏi những kinh nghiệm lạ lẫm, không kể đến những trạng thái cảm xúc luôn thay đổi theo mọi cảm xúc của trẻ. Ngoài việc tiếp thu được bao nhiêu kiến thức trong con đường làm cha mẹ chúng ta cũng phải thừa nhận rằng tất cả mọi bậc phụ huynh trên đời đều phạm phải sai lầm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, với guồng quay bề bộn của công việc các ông bố bà mẹ đều được gắn cho mác là bố mẹ công nghiệp vì không có thời gian chăm sóc và giành nhiều sự quan tâm đến con nhỏ của mình. Thưa quý vị mặc dù các bậc làm cha làm mẹ có thể tồn tại những sai lầm nhưng rất nhiều trong số những sai lầm đó có thể chúng ta sẽ tránh được nếu mà chúng ta có sự chuẩn bị tốt những kiến thức cho mình, điều này đòi hỏi những bậc làm cha làm mẹ trước tiên phải là những người tiên phong trong việc cập nhật kiến thức tốt và khoa học. Để có thể hiểu thêm những kiến thức đó trong 1 tiếng phát sóng của chương trình ngày hôm nay, xin mời quý vị và Trọng Khương có thể trao đổi đôi chút với Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Diệu Linh, phó giám đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh thuộc bệnh viện Phụ sản trung ương ngay sau đây.
– MC: Xin được cảm ơn nhãn hàng Procare của công ty dược phẩm Đông Đô đã đồng hành và tài trợ cho chương trình của chúng tôi. Để được tư vấn về sản phẩm xin mời quý vị thính giả hãy gọi điện đến số điên thoại 0903294739.
Thưa quý vị, lúc này quý vị cùng chúng tôi trao đổi và lắng nghe những kiến thức mà tôi nghĩ rằng rất cần thiết và bổ ích đến từ Bác sĩ Trần Diệu Linh.
Thưa Bs Trần Diệu Linh, là một người gắn bó với việc chăm sóc cho nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh, trước tiên Trọng Khương rất mong bác sĩ có thể chia sẻ và giải thích kỹ hơn một chút về cách chăm sóc trẻ sinh thường, sinh mổ và sinh non có điều gì giống nhau và khác nhau để cho quý vị thính giả hiểu rõ hơn ạ?
– BS: Thưa các bạn, như chúng ta đã biết thì trẻ sơ sinh thường là tuyệt vời nhất bởi vì cái gì thuận theo tự nhiên thì cũng sẽ tốt hơn. Còn khoa học đã chứng minh trẻ sinh mổ có nhiều điểm sức khỏe không tốt bằng sinh thường. Sau đây tôi xin phân tích một số khía cạnh. Hiện tại thì sự phát triển của y học tương đối tốt, các bạn cũng đã nghe thông tin trên các chương trình truyền hình là sau khi em bé sinh ra thì sẽ được thực hiện cái ôm đầu tiên, ở các nước tiên tiến thì họ đã thực hiện cái ôm đâu tiên này ở cả trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và sự quá tải của bệnh viện cho nên chúng tôi cũng chưa thực hiện được cái ôm đầu tiên ở trẻ sinh mổ còn ở trẻ sinh thường thì đã thực hiện được. Với cái ôm đầu tiên, các bạn hình dung là sau khi em bé sinh ra được đặt lên trên bụng mẹ và tiếp xúc da kì da với mẹ ngay từ phút ban đầu. Cái việc mà đứa trẻ sinh ra từ môi trường âm đạo của mẹ, đứa trẻ đã lấy được một chút vi khuẩn có lợi từ vùng âm đạo của mẹ, cái việc đứa trẻ tiếp xúc da kì da làm cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt lên đồng thời ở trẻ sinh thường đến thời gian chuyển dạ cảu người mẹ sẽ sản xuất ra một loại hóc môn làm cho hệ hô hấp của trẻ tốt hơn. Đồng thời kỹ thuật đỡ đẻ bằng đường dưới đã làm cho cơ quan hô hấp cảu trẻ sơ sinh trở lên thích hợp. Còn ở trẻ sinh mổ, thứ nhất em bé sinh ra không qua đường âm đạo của mẹ, không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi, không thực hiện phương pháp da kì da sau sinh, kèm theo đó việc thoát dịch phổi không tốt bằng trẻ sinh thường vì thế hệ miễn dịch chậm được khởi động, hệ tiêu hóa cũng vậy kèm theo chậm thoát hệ dịch phổi làm suy hô hấp. Vì vậy việc sinh mổ chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Một lời khuyên cho các sản phụ sắp vượt cạn là chuẩn bị tâm lý thật tốt đảm bảo em bé sinh ra có một sức khỏe tốt nhất.
– MC: Chúng ta hãy bàn một chút về trẻ sinh non. BS có thể chia sẻ một số chú ý về việc chăm sóc trẻ sinh non không ạ?
– BS: Trẻ sinh non có rất nhiều vấn đề, đó là tất cả các cơ quan của trẻ sinh non chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng của cơ quan hô hấp, tế bào phổi không tiết được ra chất để cho phổi giãn nở, nếu không có can thiệp sớm từ ban đầu sẽ bị suy hô hấp rất nặng và gây tử vong. Tiếp theo là vấn đề về nhiễm khuẩn các cơ quan miễn dịch của trẻ, một vấn đề nữa là vấn đề về tim mạch, về tiêu hóa,về thần kinh. Có một mâu thuẫn là trẻ em thì muốn lớn nhanh nhưng các cơ quan tiêu hóa thì chưa hoàn thiện, rất dễ bị mắc các bệnh viêm ruột. Bên cạnh đó là vấn đề xuất huyết cơ quan tạo máu, đông máu trong cơ thể trẻ cũng rất là yếu nên rất dẽ bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, khi đó dù muốn cứu sống đứa trẻ cũng chỉ là cứu mạng sống mà thôi. Trước đây chúng tôi chưa sang lọc được bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thì chỉ cứu sống được em bé nhưng sau đó em bé lại bị mù, bây giờ thì tiến bộ y khoa đã làm được.
– MC: Đó là những kiến thức mà tôi nghĩ rất phù hợp và có ích cho các bậc phụ huynh. Thưa bác sĩ có một vấn đề mà rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm là cho trẻ sơ sinh bú như thế nào và thời gian bú ra sao. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bú đã đủ no? Có nhiều bà mẹ vắt sữa ra bình rồi cho con bú, điều đó có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ hay không?
– BS: Nuôi trẻ thì ta biết nguồn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất đã được khoa học chứng minh. Tổ chức y tế thế giới và quỹ nhi đồng quốc tế đã khuyến cáo cho trẻ bú hoàn tòn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, 24 tháng hoặc có thể lâu hơn. Về vấn đề bú đúng, có nghĩa là bú sớm ngay trong giờ đầu sau sinh, và bú hoàn toàn tức là không bổ sung thêm nước lọc. Về việc bú như thế nào là đúng cách thì là cho trẻ bú đúng theo nhu cầu của trẻ. Bú theo nhu cầu tức là ta không được ép em bé và phải bú được cả ngày lẫn đêm, khoảng từ 10 -12 bữa một ngày trong vòng 2 tuần đầu và 8-10 bữa trong những tháng tiếp theo. Khi em bé bú no sẽ từ giác rời vú mẹ, thời gian bú khoảng từ 20 -25 phút. Phải thực hiện cho bé ngậm bắt vú đúng nếu không mẹ sẽ bị tắc tia sữa và nứt cổ gà. Ngậm bắt vú đúng là khi cho em bé bú quầng vú phía trên phải còn nhiều hơn phía dưới khi bú và vú mẹ sẽ mềm hơn khi em bé bú xong. Em bé bú xong là đi ngủ luôn và khi thức dậy không quấy khóc. Theo viện dinh dưỡng quốc gia quy định khi mẹ cho em bé bú đủ thì em bé sẽ đi tiểu ít nhất 6 lần/ ngày và tăng ít nhất 600gr/tháng trở lên. Việc các mẹ vắt sữa ra bình đo lượng sữa và cho trẻ bú theo lượng là không khoa học, khi trẻ ngậm vú mẹ sẽ kích thích các dây thần kinh thúc đẩy việc tiết sữa của mẹ. Khi các mẹ vắt sữa ra bình thì các thành phần dinh dưỡng của sữa sẽ bị bám vào thành bình làm giảm dinh dưỡng của sữa khiến trẻ em phải bú sữa kém chất lượng
– MC: Thưa bác sĩ vậy thì một số dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh là gì? Và cha mẹ thì nên làm gì trong trường hợp này thưa bác sĩ?
– BS: Khi gắp các dấu hiệu bất thường của trẻ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Có 11 dấu hiệu bất thường như sau:
- Dấu hiệu bú kém: em bé bú ít hẳn đi, thường chỉ bằng nửa số lượng đang bú
- Dấu hiệu bỏ bú
- Dấu hiệu co giật
- Dấu hiệu trẻ thở bất thường
- Dấu hiệu trẻ ngủ li bì hoặc quá quấy khóc không chịu ngủ
- Dấu hiệu sốt hoặc là hạ thân nhiệt
- Dấu hiệu vàng da sớm: vàng da từ 24 -48 giờ sau sinh
- Dấu hiệu đi ngoài phân có máu hoặc có mùi bất thường
- Dấu hiệu rốn có mủ
- Dấu hiệu quá 24 giờ sau sinh trẻ không đi ngoài và quá 48 giờ sau sinh không đi tiểu
- Dấu hiệu trẻ nôn ói
– MC: Thưa bác sĩ mức độ tăng cân của trẻ như thế nào là đủ?
– BS: Như tôi đã chia sẻ trước thì trẻ tăng 600gr/tháng là bình thường, ngoài ra ta có thể tham khảo thêm từng giai đoạn của trẻ, trẻ vừa sinh sẽ có giai đoạn xuống cân sinh lý và 2 tuần sau đó sẽ là mức tăng cân bình thường, phục hồi cân nặng, đến tháng thứ 5-6 thì trọng lượng đã gấp đôi lúc sinh.
– MC: Hiện nay có tình trạng bố mẹ cho trẻ em tiếp xúc quá sớm với công nghệ, vậy bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này? Ví dụ cho trẻ em đi ô tô thường có ghế chuyên ngồi cho trẻ em.
– BS: Cái ghế được thiết kế nhằm giúp trẻ em thoải mái, ngồi đúng tư thế, có thể ngủ ngay khi đang di chuyển, giúp bà mẹ bớt bận bịu và tập trung vào lái xe. Nhưng quan trọng ngồi bao nhiêu là đủ để không ảnh hưởng đến đứa trẻ? Nếu phải đi đường dài thì tối đa là 4 tiếng đồng hồ để không ảnh hưởng đến hệ cơ xương và hệ hô hấp.
Câu hỏi khán thính giả
– Chị Hoa – Sơn Tây: Bé nhà cháu hơn 1 tháng tuổi và có dấu hiệu da mặt hơi hơi vàng một chút, thỉnh thoảng cháu bị rùng mình, khi có mẹ ôm giữ thì đỡ hơn, như vậy thì có bị làm sao không ạ?
– BS: Em bé có sinh đủ tháng và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không ạ? Và chị đã cho em bé bổ sung canxi và vitamin D chưa ạ? Em bé có tăng cân đều và đủ không ạ?
Chị Hoa – Sơn Tây: Em có bổ sung vitamin D cho bé và em bé tăng cân bình thường
BS: Đây là trường hợp vàng da do sữa mẹ hết sức bình thường, chị cố gắng đợi đến tháng thứ 3 tình trạng này sẽ biến mất. Về vấn đề rùng mình thì do chị chưa bổ sung canxi đủ cho bé. Để bé thoát khỏi tình trạng này thì chị nên bổ sung thêm canxi cho bé hoặc mang bé ra cơ sở y tế để được khám xét đầy đủ
– Khán giả gửi thư về chương trình: Com em mới được 18 ngày tuổi thì phát hiện vú bên phải có một cục hạch lớn bằng một đốt ngon tay. Đó là hạch hay là u ạ và có ảnh hưởng gì cho con và em không ạ?
– BS: Đây là do trong quá trình mang thai người mẹ đã chuyển một lượng hooc môn sang cho trẻ. Khuyên các bà mẹ không được sờ, nắn, bóp vào cục hạch đấy, có thể gây nhiễm trùng vùng đó, chỉ cần theo dõi và sang tháng thứ hai nó biến mất, đây là một hiện tượng hết sức lành tính
– Khán giả Hồng – 55 tuổi – Thường Tín: Cháu nội tôi sinh được 15 ngày, nước da cháu rất là vàng, vàng cả khu vực mắt và mắt còn bị chảy nước, đêm ngủ thì cháu cứ khóc è è suốt. Bác sĩ có thể giải thích cho tôi lý do tại sao?
BS: Như tôi đã chia sẻ ở trường hợp của chị Hoa trước, bác chỉ cần theo dõi tình trạng phân và nước tiểu của cháu. Cháu được sinh mổ hay sinh thường ạ?
Khán giả Hồng – 55 tuổi – Thường Tín: Cháu được sinh mổ thưa bác sĩ
– BS: Như vậy trường hợp mắt cháu bị nhiễm khuẩn qua âm đạo của mẹ đã bị loại bỏ. Có thể do tuyến lệ của trẻ bị tắc do chưa hoàn thiện, bác nên đưa cháu đến các phòng khám chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị thích hợp. Về vấn đề cháu cứ khóc è è cso thể do trẻ bị thiếu vitamin D và canxi. Thiếu canxi sẽ gây nên hiện tượng trẻ không chịu ngủ, ngủ không yên giấc
– Khán giả nghe đài: Cháu tôi bị chảy máu cam, nhưng máu chảy ra ở mũi lại có màu thâm thâm, điều này có ảnh hưởng gì không và phải khắc phục như thế nào?
– BS: Đây là một hiện tượng không bình thường và tôi không thể tư vấn cho bác là nên phải làm gì. Bác nên đưa cháu đến bệnh viện tai mũi họng để kiểm tra
– Câu hỏi nhận được qua email: Con em được hơn 20 ngày tuổi, vài ngày gần đây có hiện tượng tào sữa qua mũi và miệng và bé còn có hiện tượng gặng đau, em nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ?
– BS: Vấn đề này là do cấu trúc giải phẫu dạ dày của em bé, do trẻ sơ sinh dạ dày rất nhỏ và lại nằm ngang, phần cổ dạ dày nối với thực quản rất là ngắn nên chỉ cần cựa nhẹ mình đã khiến sữa trào ra. Trường hợp hết sức bình thường nhưng nếu xảy ra nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, trẻ sẽ lười bú, sợ bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
MC: Thưa quý vị thính giả, đến đây chương trình gặp thầy thuốc nổi tiếng của chúng tôi cũng trôi đến những phút cuối, hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp ích được quý vị khán giả. Số phát song ngày hôm nay đã giúp ích được các bạn trong việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị những bệnh cho trẻ nhỏ hiệu quả.
Ngoài ra, bố và mẹ có thể đón nghe trực tiếp và nghe lại chương trình qua các kênh sau
2.Facebook Trang Dinhduongbabau
Kính mời bố và mẹ hãy đón nghe tư vấn trực tiếp của chuyên gia trong chương trình hữu ích này để có thể thật tự tin khi chăm sóc bé yêu trong những ngày quan trọng đầu đời.
nguyễn đưc việt says
bác sĩ ơi
cho em hỏi chút con em 3 tháng được 5 cân 4 thì có vấn đề gì không ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Đức Việt,
Không rõ cân nặng của em bé trước đây là bao nhiêu? tuy nhiên, mức tăng cân trung bình của trẻ từ 600gam/tháng được coi là phát triển bình thường bạn nhé! Để con tăng cân tốt, cách tốt nhất bạn có thể làm là tăng cường chất lượng sữa mẹ. Theo đó, mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm. Chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để tăng cường khả năng hấp thu. Đồng thời để cung cấp đủ dưỡng chất thì mẹ nên bổ sung thêm thuốc bổ tương tự như khi mang thai để cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Con bú đủ sữa, sữa mẹ đủ dưỡng chất thì con sẽ mạnh khỏe mau lớn mà thôi.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đỗ thế biên says
Bé nhà cháu mới được hai tháng tuổi. Cháu bị táo bón hôm nay là sáu ngày chưa đi ngoài. Bác sĩ tư vấn giúp cháu cách giải quyết với ạ cháu cảm ơn ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thế Biên,
Mỗi bé có nhịp độ đi tiêu riêng nhưng nhìn chung trẻ được coi là táo bón nếu đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân ít, cứng hoặc vỡ vụn như phân dê. Bé cũng được coi là bị táo bón nếu đi ngoài phân quá rắn, cảm thấy căng thẳng và đau khi đi tiêu.
Một vài yếu tố có thể gây táo bón cho trẻ bạn cần lưu ý:
– Dinh dưỡng: Mẹ bổi dưỡng quá nhiều chất đạm mà ít chất xơ, uống không đủ nước, hay mẹ thường ăn các thực phẩm cay nóng,… khiến trẻ bú mẹ bị táo bón. Nên thực hiện chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, tăng cường hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước…
– Nhịn tiêu: Táo bón xuất hiện khi trẻ không đi tiêu thường xuyên, khi đi tiêu trẻ có thể bị đau vì phân đã trở nên khô cứng. Một số trẻ vẫn đi ngoài đều đặn mỗi ngày, nhưng mỗi lần đi được quá ít, những bé này cũng có thể bị táo bón.
– Thay đổi nhịp điệu hàng ngày: như đi xa, chuyển nhà, đổi trường hay thay đổi loại sữa công thức đang dùng có thể ảnh hưởng tới nhịp điệu đi tiêu tự nhiên của trẻ, dẫn tới táo bón.
– Vận động ít: hoạt động thể lực ít có thể khiến ruột của trẻ trở nên chậm chạp, lười biếng hơn, dẫn tới táo bón. Bạn có thể xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ để việc đi tiêu dễ dàng hơn.
– Táo bón trong gia đình: nếu các thành viên khác trong gia đình cũng bị táo bón, điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón của trẻ.
– Sử dụng thuốc : một số thuốc có thể dẫn tới táo bón, ví dụ như codein, một số thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc kháng histamin chống dị ứng.
Như vậy, bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng sinh hoạt của mình và con để có sự thay đổi phù hợp.
Nếu tình trạng táo bón không cải thiện trong 1-2 hôm nữa thì bạn nên đưa con tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Tuyết anh says
Bé nhà em 3tháng mà có đờm với khò khè nhìu lắm mong bác sĩ giúp em ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạ Tuyết Anh,
Thở khò khè, có đờm có thể là biểu hiện của tình trạng viêm đường hô hấp. Bạn nên đưa con tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và cho thuốc dùng phù hợp bạn nhé!
Chúc bạn và bé mau khỏe!
Hiển thị trả lời
Diệp văn hạnh says
Thưa bs con tôi có 1 đốm nhỉ trên mặt tôi đang k biết có phải bớt hay chàm k hay triệu chứng gì bs
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Văn Hạnh,
Để xác định chính xác bạn cần đưa con tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Xuân kiem says
Bé em mới sinh 1 tháng .giờ bé dau bụng đi ngoài .có uống đc thuốc gì ko .
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa Nhi để được thăm khám cụ thể. Không tự ý mua thuốc cho con uống bạn nhé!
Chúc bé mau khỏe!
Hiển thị trả lời