Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?

0 lượt xem

Viết bình luận

Đa nang buồng trứng là một trong các bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Không ít chị em thắc mắc bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ như thế nào? Cùng tìm hiểu về chủ để này qua bài viết sau nhé!

Nội dung chính

  • 1 Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?
  • 2 Đa nang buồng trứng gây biến chứng gì cho sức khỏe?
    • 2.1 Ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
    • 2.2 Vô sinh hiếm muộn
    • 2.3 Béo phì và bệnh tiểu đường
    • 2.4 Bệnh tim mạch và tăng huyết áp
    • 2.5 Ung thư nội mạc tử cung
    • 2.6 Ung thư vú
    • 2.7 Di truyền bệnh cho con
    • 2.8 Các vấn đề có thể khác
  • 3 Cách điều trị đa nang buồng trứng
    • 3.1 Điều trị bằng thuốc
    • 3.2 Điều trị tại nhà

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Theo ước tính khoảng 10% phụ nữ bị đa nang buồng trứng. Nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng của bạn có thể chứa nhiều u nang nhỏ khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều hormone gọi là androgen.

Ở nam giới, androgen được tạo ra trong tinh hoàn. Chúng tham gia vào sự phát triển của cơ quan sinh dục nam và phát triển các đặc điểm nam khác như mọc lông trên cơ thể. Ở phụ nữ, androgen được tạo ra trong buồng trứng, nhưng sau đó được chuyển thành estrogen. Đây là những hormone đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản, cũng như sức khỏe của tim, động mạch, da, tóc, não và các bộ phận và hệ thống cơ thể khác.

Nếu bạn bị PCOS và nồng độ androgen của bạn quá cao, bạn sẽ gặp phải những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn phóng noãn, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

Ngoài ra, người bệnh đa nang buồng trứng còn gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và nguy cơ bị ung thư.

Khoảng 25% – 30% phụ nữ mắc PCOS sẽ bị suy giảm khả năng dung nạp glucose ở tuổi 30 và 8% phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2. Phụ nữ mắc PCOS còn có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

PCOS ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng, khi tình trạng không rụng trứng trở lên mãn tính khiến phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư vú.

Vì vậy, đa nang buồng trứng có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng xem chi tiết những biến chứng của PCOS với sức khỏe nữ giới ở phần dưới đây.

Đa nang buồng trứng gây biến chứng gì cho sức khỏe?

Ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt

Ảnh hưởng lớn của bệnh đa nang buồng trứng là tác động đến chu kì kinh nguyệt. Những người bị đa nang buồng trứng thường sẽ không có sự rụng trứng đều đặn, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt khiến chu kì kinh nguyệt có thể nhanh hoặc chậm tùy tháng. Chu kì kinh nguyệt không đều, rối loạn rụng trứng dẫn đến việc thụ thai gặp cản trở hoặc không thể thụ thai… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiếm muộn, thậm chí vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng.

Vô sinh hiếm muộn

Bạn vẫn có thể mang thai nếu bị PCOS nhưng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Đa nang buồng trứng là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Khi testosteron sinh ra trong buồng trứng quá nhiều, trứng phát dục chậm hoặc dừng phát triển khi ở giai đoạn chưa chín. Người bị mắc bệnh đa nang buồng trứng có thể kinh nguyệt ít, ít dần, không đúng chu kỳ, không thấy hiện tượng trứng rụng hằng tháng. Qua siêu âm, trên buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang kích thước 10mm). Do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Không phải ai mắc buồng trứng đa nang cũng bị vô sinh, nhưng hầu như nếu không phát hiện sớm thì buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Béo phì và bệnh tiểu đường

Người ta dựa vào chỉ số BMI (>25) hay tỉ số vòng eo/vòng mông để xác định tình trạng béo phì. Trong những phụ nữ béo phì người ta thống kê được có đến 60% phụ nữ mắc PCOS. Một số nghiên cứu cho rằng béo phì cũng là nguyên nhân gây bệnh đa nang buồng trứng. Béo phì đóng vai trò thúc đẩy các triệu chứng đa nang buồng trứng biểu hiện trên lâm sàng. Kiểm soát cân nặng có thể giúp cải thiện tiến triển của bệnh đa nang buồng trứng.

Béo phì có liên quan đến nồng độ insulin cao hơn, làm suy yếu khả năng dung nạp glucose dẫn đến tình trạng kháng insulin. Được biết, hơn 20% phụ nữ béo phì bị PCOS sẽ bị suy yếu dung nạp glucose sau tuổi 30. Và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ được chẩn đoán mắc PCOS cao gấp 7 lần so với những người phụ nữ khác.

Kháng insulin kết hợp với béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cũng tăng lên ở những phụ nữ PCOS nhưng không béo phì. Do đó, PCOS là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tiểu đường loại 2. Phần lớn phụ nữ dưới 45 tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng được chẩn đoán mắc PCOS. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn nhiều ở những phụ nữ mắc PCOS đồng thời bị béo phì. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng do PCOS.

Bệnh tim mạch và tăng huyết áp

Tăng insulin máu là lý do chính làm tăng nguy cơ tim mạch của phụ nữ mắc PCOS. Khi đó cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng tế bào b tuyến tụy và suy giảm khả năng dung nạp glucose.

Ngoài ra, khi insulin trong cơ thể tăng cao dẫn đến tăng cholesterol, huyết áp, xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Nồng độ insulin tỷ lệ thuận với sự biến động của huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp ba lần ở phụ nữ mắc PCOS trong độ tuổi từ 40-59 tuổi so với những người không mắc PCOS. Tỷ lệ tiền sản giật ở phụ nữ béo phì mắc PCOS cao gấp 4 lần phụ nữ bình thường.

Dường như PCOS là yếu tố nguy cơ để phát triển các tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn so với phụ nữ không có PCOS.

Ung thư nội mạc tử cung

Tình trạng PCOS kéo dài có thể dẫn tới ung thư nội mạc tử cung. Trứng không rụng trong thời gian dài được coi là cơ chế chính chịu trách nhiệm liên tục tiết ra estrogen.

Estrogen tăng nên lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị đón trứng được thụ thai về đó làm tổ. Nếu như không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh, niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra do tác dụng của estrogen. Mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Ngoài ra, các yếu tố được biết đến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung là béo phì, sử dụng lâu dài các chất gây dị ứng không có tác dụng, vô sinh hiếm muộn, tăng huyết áp và tiểu đường. Hầu hết các yếu tố này được biết cũng có liên quan đến PCOS.

Tăng sản nội mạc tử cung có thể là tiền thân của ung thư biểu mô tuyến. Người ta ước tính rằng có khoảng 18% các trường hợp tăng sản tuyến thượng thận sẽ tiến triển thành ung thư trong 2 đến 10 năm sau.

Ung thư vú

Béo phì, tăng huyết áp và vô sinh là những đặc điểm có liên quan đến sự phát triển của ung thư vú. Trong một nghiên cứu trên 217 phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú dương tính cao hơn đáng kể ở phụ nữ mắc PCOS so với nhóm phụ nữ không bị PCOS.

Di truyền bệnh cho con

Đa nang buồng trứng gây mất cân bằng nội tiết của phụ nữ. Khi đó, buồng trứng của người phụ nữ sản xuất ra androgen nhiều hơn bình thường. Nồng độ nội tiết tố cao sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và phóng thích noãn (rụng trứng). Bên cạnh đó, những bé gái có mẹ hay chị gái bị đa nang buồng trứng cũng rất dễ bị di truyền căn bệnh này.

Khi thấy có những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường hoặc các triệu chứng đặc trưng của bệnh đa nang buồng trứng như đã nói trên, chị em cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Các vấn đề có thể khác

Các biến chứng phổ biến khác của PCOS bao gồm:

  • Phiền muộn
  • Lo âu
  • Chảy máu từ tử cung và nguy cơ ung thư tử cung cao hơn
  • Vấn đề về giấc ngủ
  • Viêm gan

Một số biến chứng của PCOS có thể không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn, nhưng chúng có thể gây rắc rối cho bạn:

  • Cơ thể mọc lông bất thường như mọc lông mặt, mọc lông bụng
  • Tóc rụng, tóc mỏng
  • Tăng cân
  • Mụn trứng cá, các mảng nám xuất hiện trên mặt và các vấn đề về da khác

Cách điều trị đa nang buồng trứng

Điều trị bằng thuốc

Thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt:

  • Thuốc có chứa estrogen và proestin làm giảm sản xuất androgen và điều chỉnh estrogen. Điều chỉnh nội tiết tố có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và điều chỉnh chảy máu bất thường, mọc tóc quá mức và nổi mụn.
  • Điều trị bằng proestin: Uống progestin trong 10 đến 14 ngày để bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung.

Thuốc kích thích khả năng rụng trứng:

Bổ sung Inositol, các vitamin nhóm B (B1, B6, B9, B12), vitamin D… cùng với chế độ ăn là lựa chọn tốt bởi nó có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện chức năng buồng trứng/sự rụng trứng và giảm nồng độ androgen ở phụ nữ mắc PCOS.

Xem chi tiết: Inositol giúp phụ nữ đa nang buồng trứng mang thai an toàn

Thuốc metformin

Metformin (Glucophage, Glucophage XR) – một thuốc uống cho bệnh tiểu đường tuýp 2 – để làm giảm nồng độ insulin. Thuốc này cải thiện sự rụng trứng và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên. Metformin cũng làm chậm sự tiến triển đến bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đã có tiểu đường trước đó và hỗ trợ giảm cân (nếu bạn đang ăn kiêng và tập thể dục phù hợp).

Điều trị tại nhà

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Giảm cân giúp làm giảm nồng độ insulin và androgen và có thể khôi phục sự rụng trứng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp kiểm soát cân nặng phù hợp và thường xuyên gặp gỡ với chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ trong việc đạt được mục tiêu giảm cân.
  • Hạn chế carbohydrate: Chế độ ăn ít chất béo, carbohydrate cao có thể làm tăng mức độ insulin.
  • Tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu: Nếu bạn bị PCOS, việc tăng hoạt động hàng ngày và tham gia chương trình tập thể dục thường xuyên có thể điều trị hoặc thậm chí ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và giúp bạn kiểm soát cân nặng và tránh phát triển bệnh tiểu đường.

Đa nang buồng trứng tuy gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được. Thời gian điều trị càng sớm càng giúp ngăn ngừa gặp phải những biến chứng trên. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp và áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà. 

BTV Lê Ngần - 17/04/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!