Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ trẻ và đặc biệt là những bà mẹ sinh con lần đầu. Dưới đây là một vài kinh nghiệm nhỏ giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đơn giản và dễ dàng hơn.
Nội dung chính
Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách
Nên cho trẻ bú sữa non
Nếu bạn sinh thường thì chỉ khoảng 1h – 2h mẹ cho con bú luôn mặc dù lúc này bạn chưa nhiều sữa nhưng lượng sữa non có trong bầu vú mẹ sẽ là những kháng thể quan trong cho con trong giai đoạn sơ sinh. Và ở thời điểm này con cũng chỉ cần bú lượng sữa non là cũng đủ no rồi.
Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa non sẽ kích thích quá trình ỉa cứt xu trong ruột bé và giúp bé làm quen với hệ tiêu hóa với môi trường bên ngoài.
Sữa non còn là nguồn thức ăn quý giá giúp bé chống lại những loại bệnh thường sảy ra ở giai đoạn tuổi sơ sinh. Vì vậy nên cho bé bú sữa non để đảm bảo sức khỏe cho bé một cách hiệu quả nhất.
Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách sẽ giúp con không bị nôn trớ hoặc bị sặc sữa và đồng thời sẽ giúp mẹ đỡ bị đau đầu vú hơn. Mẹ nên chú ý nếu con không ngậm hết quầng vú thì sẽ ngậm rất chặt phần núm vú sẽ làm mẹ bị đau, khó chịu.
Cho bé bú đủ thời gian
Mẹ nên cho con bú ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi lần để bé có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Trong 5 phút đầu tiên bé bú sẽ đỡ khát bởi lúc đầu sữa chứa nhiều nước, 5 phút sau sẽ giúp con đỡ đói vì lúc này sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng cần thiết; tiếp thời gian sau đó là lượng sữa có chứa protein, chất béo, canxi giúp bé lớn nhanh.
Mẹ nên cho con bú đúng đủ thời gian quy đinh, nếu không con sẽ bị bỏ lỡ mất lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Thông thường sữa mẹ mỗi lần về đủ cho bé bú trong 45 phút, nếu bé mút quá 45 phút mà vẫn khó chịu, càu nhàu bé chưa đủ no và lượng sữa mẹ không đủ nhiều. Nếu vậy bạn cần có những biện pháp, bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng cường lượng sữa khi cho con bú.
Lượng sữa trẻ sơ sinh cần bú trong một ngày
Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú mà lượng sữa bú mỗi trẻ sẽ khác nhau. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8 – 12 cữ sữa trong một ngày, mỗi cữ sữa cách nhau 2 tiếng nếu con bú hoàn toàn sữa mẹ và 3 tiếng nếu con uống sữa ngoài.
Mỗi lần bú mẹ cần phải duy trì trong vòng 20 cho đến 30 phút vì trong 5 phút đầu con chỉ bú được lượng nước là chủ yếu, và thời gian sau tiết ra lượng sữa mới thực sự nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng khi mệt hoặc khi mẹ đổi bên ti cho con.
Trong 2 tuần đầu sau khi sinh con có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/cữ. Khi được 3 tháng mỗi lần bú có thể tăng từ 120 – 150ml và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.
Tùy theo nhu cầu của trẻ mà mẹ cần cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.
Nên cho con bú thành bữa, không bú vặt
Mẹ nên rèn cho con thói quen chơi, ngủ, ăn và vệ sinh theo giờ. Việc làm này sẽ giúp bé ngoan hơn đồng thời giúp mẹ nhàn nhã hơn trong việc chăm con. Nếu mối lần con khóc hoặc khó chịu mẹ lại cho con ti thì sẽ làm con hư hơn.
Việc cho bé bú thành bữa, không bú vặt còn giúp bé tiêu hóa lượng thức ăn một cách tối đa. Khi bé cảm thấy đói bé sẽ ăn nhiệt tình hơn và ăn nhiều hơn (bú đủ thời gian quy định) thì lượng dinh dưỡng thu được sẽ đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Lời khuyên cho trẻ sơ sinh bú đúng cách là mẹ cũng không cần quá dập khuôn theo thời gian từng bữa vì khi con còn no con sẽ ăn ít mà sau khoảng 5 phút con bú lượng sữa có chứa các chất dinh dưỡng mới về nên khi con còn no mẹ đã cho con bú thì tức là con sẽ bị bỏ đi lượng chất dinh dưỡng đó. Nó vừa không có lợi cho sự phát triển của trẻ, vừa có hại cho mẹ vì lượng sữa còn trong bầu vú nếu không được xử lý dễ gây ứ tắc hoặc viêm.
Nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con ăn sữa mẹ 6 tháng đầu để hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, lượng kháng thể đầy đủ hơn, cơ thể bé đã hoàn thiện các chức năng tiêu hóa. Sau khi hệ tiêu hóa hoàn thiện con mới sẵn sàng cho việc ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn quá sớm dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Nếu bạn cảm thấy mình chưa đủ sữa hãy ăn thêm các loại thực phẩm kích thích sữa, đồng thời nên cho con bú đúng thời gian, đúng quy định. Sữa mẹ cũng hoạt động theo cơ chế “cung – cầu” và ngược lại. Con càng bú nhiều thì sữa mẹ càng về nhiều, nếu mẹ đã sử dụng các biện pháp mà vẫn không đủ sữa cho con bú thì mẹ nên cho con ăn thêm sữa ngoài để đảm bảo cho con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày.
Vì vậy dù bất cứ lý do gì mẹ cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ phát triển toàn diện nhất có thể. Đó cũng là cách nuôi con tiên tiến nhất mà các chuyên gia thường khuyến khích chị em nên nuôi con bằng sữa mẹ.
Xem thêm: Mẹ ăn gì nhiều sữa cho con bú
Cách nhận biết trẻ đã bú no
Để biết con đã bú no hay chưa mẹ có thể theo dõi số cữ bú trong ngày, đồng thời kết hợp với việc theo dõi cân nặng hàng tháng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để ý đến cảm xúc của bé trong và sau khi bú. Nếu trẻ bú tốt sẽ phát ra tiếng gù gù và sau đó ngủ thật ngon.
Sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa ngoài. Do đó, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần.
Nếu mẹ muốn bé có cảm giác bú thì phải đợi đến lúc bé đói bé sẽ tự đòi bú. Bé càng bú nhiều, sữa mẹ càng tiết ra nhiều.
Không nên cho con dùng núm vú giả
Mẹ không nên cho con dùng núm vú giả vì nó sẽ cực ký nguy hại cho sức khỏe cũng như thói quen của bé. Thông thường khoảng 2 tháng là con bắt đầu có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh, nếu con cứ ngậm núm vú giả thì sẽ làm hạn chế việc giao tiếp của con với mọi người xung quanh. Đồng thời, núm vú giả có thể mất vệ sinh và chứa những mầm bệnh hoặc được làm bằng nhựa không tốt gây độc hại cho bé.
Khi cho con bú xong mẹ nên rửa vú, vệ sinh núm vú mẹ bằng nước muối loãng để diệt khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bị “đứt cổ gà”, việc vệ sinh sạch sẽ núm vú còn giúp mẹ không lo tắc sữa hoặc viêm nhiễm. Cùng với việc vệ sinh sạch bà mẹ luôn xử lý lượng sữa thừa còn trong bầu vú để em bé luôn được bú sữa mới và an toàn.
Trên đây là những kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh bú đúng cách cho các mẹ trẻ và những mẹ lần đầu sinh con. Việc cho con bú không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con, tăng cường sức để kháng cho con mà còn giúp mẹ phòng chống được một số bệnh tật và đây cũng là cách chăm sóc trẻ sơ sinh giúp trẻ khỏe và gần gũi hơn với mẹ mình.
Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Tuyến says
Bé nhà em đang bước sang tuần thứ 3. Nhưng thường ti vặt và gắt nếu k được ti. Muốn rèn con từ 2h – 3h ti 1 lần cũng k được. Vì lúc nào con dậy mà k được ti là hờn. Các mom cho e xin kính nghiệm với ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Thông thường trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, nhu cầu sữa mẹ của bé rất cao và số lần trung bình bé bú mỗi ngày có thể lên đến 12 lần/ngày. Lúc này bé sẽ rất hay đói và sẽ bú xen kẽ giấc ngủ trong khoảng 1 giờ rưỡi tới 3 giờ. Tần suất này sẽ giảm dần đi và ổn định lại khi bé lớn hơn, tuy nhiên mẹ cũng không được để bé nhịn lâu hơn 4 giờ.
Ở giai đoạn từ 2 tháng trở đi, thời gian bú của trẻ sơ sinh sẽ ổn định hơn ở mức 7 – 9 lần/ngày. Sở dĩ phải cho bé bú thường xuyên và cách đều như vậy là bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và sẽ được hấp thụ nhanh chóng khiến bé rất mau đói. Trường hợp mẹ cho bé bú bình hoặc uống sữa công thức sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động lâu hơn và bé lâu đói hơn. Ngoài ra khi mẹ cho bé bú thường xuyên còn giúp nguồn sữa được kích thích ra dồi dào và chất lượng hơn.
Để rèn cho bé thói quen bú theo cữ thì bạn cần rèn dần nhé, mặt khác bạn chú ý nên cho bé bú đủ no mỗi lần thì bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Giang says
Chao bác sĩ.
Bé của em nay được 5 ngày tuôi. Bé bú sưa công thức nhưng không đúng cữ.môi lân bú rất nhiêu vì ít thì bé không chịu ngủ. Như vây có ảnh hưởng gì không ạh?có luc bé ngủ 3-4 tiêng dậy ăn môt lân ạh
Hiển thị trả lời
Dinhduongbabau says
Chào bạn Giang,
Tùy theo cân nặng, thể trạng, nhu cầu và sức bú mà lượng sữa bú của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Khoảng thời gian thông thường giữa các cữ bú đối với đa số các bé sơ sinh là 2 tiếng (nếu con bú sữa mẹ hoàn toàn), 3 tiếng (nếu con uống sữa ngoài). Nếu mỗi lần con bú được nhiều thì thời gian này sẽ kéo dài hơn từ 3-4h.
Con bú tốt, ngủ tốt, không quấy khóc, lên cân đều nghĩa là con đang phát triển tốt. Bạn không cần quá lo lắng nhé!
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Thu says
Bé ngày ngủ say li bì, đêm ko sâu giấc với hay ọ oẹ. Làm sao để đổi đêm bé ngủ ngon hơn ak?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu,
Những tháng đầu sau sinh, trẻ em chưa thích nghi được với chu kỳ sinh học ngày – đêm như người lớn. Thời gian này, con mới đang trong giai đoạn tập tành để làm quen với cuộc sống bên ngoài. Chính vì vậy, giấc ngủ của con có thể thất thường và không theo đúng chu kỳ như của người lớn chúng ta. Nếu con ngủ nhiều về ban ngày thì ban đêm con sẽ ngủ ít đi, con thức – con chơi… Đó là điều hoàn toàn bình thường, mẹ cần chịu khó tập dần cho con bằng cách:
– Thiết lập thói quen trước giờ ngủ cho con (kéo rèm, bật nhạc, hát ru,…)
– Quấn bé bằng khăn mềm, tạo cảm giác an toàn như khi bé còn ở trong bụng mẹ
– Cho con bú no trước khi ngủ để con không bị tỉnh giấc vì đói
– Không để con ngủ ngày quá nhiều tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm
– Không sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác khi cho con ngủ
– Mát xa nhẹ nhàng cho con trước khi ngủ để con ngủ sâu giấc hơn
Và quan trọng nhất là, khi bé tỉnh giấc về đêm, mẹ cần xem giờ ăn trước đó của bé. Nếu con mới ăn cách đấy không lâu thì nghĩa là bé không dậy vì đói mà chỉ do chu kỳ ngủ của bé. Mẹ có thể chờ đợi để bé tự đưa mình vào giấc hoặc trợ giúp con bằng cách vỗ mông, cho bé một thú bông nhỏ hoặc sử dụng ti giả tùy theo nhu cầu của bé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Hoàng anh tú says
Chữa trị cho trẻ bị khò khè từ 1-2 tháng tuổi
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Anh Tú,
Trẻ có hơi thở khò khè tức là đường hô hấp của con chưa được thông thoáng. Có thể là do bé bị nghẹt mũi, do có đờm trong mũi họng, do viêm nhiễm đường hô hấp… Bạn nên cho con tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời