Nghén là việc không hề dễ chịu mà thậm chí là rất khó chịu và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nhưng bà bầu nào cũng phải trải qua giai đoạn nghén này, mỗi bà bầu sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau, có những bà bầu đi qua giai đoạn nghén hết sức êm ả nhưng cũng có những bà bầu bước vào giai đoạn nghén hết sức khổ sở. Vậy với tình trạng nghén như vậy chúng ta có cách nào để giảm triệu chứng nghén đi hay không mời bạn cùng tham khảo qua cuộc trao đổi giữ MC Kim Ánh và Tiến sĩ Bác sĩ Thanh Hà dưới đây.
- Khách mời: Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà
- Dẫn chương trình: MC Kim Ánh
– MC: Thưa bác sĩ, vấn đề nghén khi mang thai có phải là vấn đề mà các bà bầu than thở nhiều nhất với các bác sĩ đúng không ạ?
– Bác sĩ tư vấn:
Nghén là biểu hiện rất khó chịu không chỉ khó chịu cho bà bầu mà còn gây khó chịu cho cả bác sĩ nữa bởi vì vấn đề điều trị ốm nghén muôn hình vạn trạng, tùy vào từng cá thể mà có những cách điều trị khác nhau, có những trường hợp mà không phải điều trị nhưng mà có khi mình trở thành 1 nhà tâm lý và sử dụng tâm lý liệu pháp có khi mẹ bầu sẽ tự nhiên khỏi.
Chúng ta đã biết nghén là triệu chứng đầu tiên xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi mà nhau thai bắt đầu thành lập và có khoảng 70 – 80% phụ nữ mang thai bị triệu chứng này. Tuy nhiên mỗi mẹ bầu sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau, có người nhẹ nhẹ chút, có người vừa vừa và cũng có người bị nặng. Tuy nhiên các triệu chứng đầu tiên mà mẹ bầu thường kể đó là bị: buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là mệt, mệt như bệnh giả đò. Có khi sẽ có triệu chứng nhức đầu, có khi khó thở, ăn uống kém, người mỏi mệt không ra là bệnh gì hết. Đấy là những triệu chứng cơ bản của nghén mà làm cho các bà bầu rất là khó chịu và đặc biệt là những người có thai lần đầu tiên.
– MC: Có thể nói là giai đoạn nghén tùy thuộc vào mỗi cá thể khác nhau, dạng nghén cũng khác nhau muôn hình vạn trạng như bác sĩ đã nói nhưng nó sẽ có 1 mẫu số chung đó là chứng ốm nghén sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến sức khỏe của thai phụ và chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Bác sĩ Thanh Hà sẽ chia sẻ về những ảnh hưởng của nghén với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi như thế nào?
– Bác sĩ tư vấn:
Nói đến nghén là biết nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bởi mẹ bầu ăn không ăn được, ngủ không ngủ được, người cứ bực bội gây gây. Đầu tiên chúng ta phải hiểu là tại sao có nghén, đó là đáp ứng của cơ thể đối với sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ. Chúng ta đã biết khi thai làm tổ tức là khi trứng và tinh trùng hết hợp với nhau thành hợp tử xong hợp tử vào tử cung rồi làm tổ thì nhau được hình thành và tiết ra nội tiết tố của thai kỳ và nội tiết tố sẽ tăng dần dần và cao nhất ở ngày thứ 70 của thai kỳ rồi sau đó nó giảm từ từ đến 100 ngày. Khi được 100 ngày thì nội tiết tố sẽ giảm đến mức thấp và nó duy trì cho đến ngày sinh con. Chính vì vậy chúng ta có thể thấy được đây là phản ứng của cơ thể đối với nội tiết tăng do đó mình cũng bắt đầu có bầu rồi bắt đầu nghén rồi từ từ từ từ đến khoảng ngày thứ 70 là nô ói dữ, mệt dữ lắm nhưng đến khoảng ngày thứ 100 thì bắt đầu nó giảm dần là do bắt đầu nội tiết tố giảm rồi sau đó mình hết nghén là khoảng 3 tháng 10 ngày. Do sự thay đổi của nội tiết nên người phụ nữ sẽ nghén theo nồng độ nội tiết đó.
Các bạn cũng biết là tùy theo mức độ nhạy cảm của người phụ nữ mà cái đáp ứng đối với nghén hoặc là phản ứng đối với nghén nó khác nhau, nó tùy vào từng cá thể. Và chúng ta thấy là thêm 1 cái nữa làm chúng ta khó chịu đó là trong quá trình có thai và ngén đấy bành nhau nó tiết ra 1 cái nội tiết tố progesterone để làm cho cơ tử cung nó mềm, khi cơ tử cung mềm nó không co bóp và không đẩy thai ra nhưng khi cơ tử cung mềm thì các cơ ở chỗ khác trong người cũng mềm ra. Ví dụ cơ ở bao tử cũng mềm, cơ ở thành ruột cũng mềm, khi nó mềm như vậy nó sẽ giảm co bóp nên bụng bị trướng lên mặc dù là chưa ăn bụng đã cảm thấy tức lên và lúc nào cũng có cảm giác đầy hơi.
Đó là 2 nguyên nhân cơ bản là do nội tiết của thai kỳ tăng lên đồng thời sự giảm co của sợi cơ nên làm cho hơi ở trong ruột nó nhiều nó ứ đọng và tùy thuộc vào từng cá thể mà nghén có thể xảy ra. Nhưng cũng là may mắn ở 1 số trường hợp chỉ bị nghén ít thôi, nghén nghén, ói ói những vẫn ăn được nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe đó gọi là nghén nhẹ. Còn khoảng độ 50 – 60% là nghén ở mức trung bình đó là chũng ta có thể ăn kém, đầy bụng khó tiêu, nôn ói bất chợt lúc nào cũng có thể có nhưng sau đấy ngoài cái giờ nghén ra thì vẫn có thể ăn uống bình thường. Thời điểm mà người ta cảm thấy khó chịu nhất chính là lúc ngủ dậy khoảng 6-7h sáng đánh răng là mắc ói rồi và khoảng 4-5h chiều cũng hay ói. Đó là 2 thời điểm mà nội tiết tăng. Còn tỷ lệ nghén nặng là dưới 3%, người này sẽ nghén đến mức khủng khiếp nghĩa là đưa cái gì vào là ói ra hoặc nhìn người ta ăn mà mình cũng ói, ăn không vào mà điều quan trọng là mất nước, mất chất điện giải người sẽ nhũn ra, nhão ra không muốn làm gì và có khi phải nằm 1 chỗ phải truyền dịch, truyền điện giải, truyền chất đạm vào trực tiếp cơ thể. Với những trường hợp bị rối loạn điện giải nặng thì có thể ảnh hưởng đến cả tim mạch. Những trường hợp mà bánh nhau lớn, song thai, đa thai, phù nhau thai, thai dị tật… sẽ nghén nhiều.
Các bạn hãy yên tâm là sau khoảng thời gian 100 ngày hoặc là đến tuần thứ 14 thì nội tiết nó trở về bình thường các bạn sẽ bớt được vấn đề nghén và bắt đầu ăn uống trở lại được. Và chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc là mẹ không ăn được như vậy thì con sao phát triển được? Các bạn yên tâm là trong 3 tháng đầu con mới ở giai đoạn tạo hình thôi nên giai đoạn này con cần những chất gì thì sẽ sẵn sàng lấy từ mẹ. Ví dụ như canxi sẽ lấy từ trong xương của mẹ, trong răng của mẹ, các chất dinh dưỡng thì lấy ở trong máu của mẹ lấy từ trong cơ của mẹ. Nên là các bạn đừng sợ em bé không phát triển. Rồi sau đó qua giai đoạn nghén thì mẹ sẽ ăn lại và lúc ấy chũng ta sẽ có bù lại. Những trường hợp mẹ nghén quá nặng có thể phải nhập viện và có 1 số trường hợp phải chấm dứt thai kỳ, nghén nặng là cái nghén đáng sợ nhất.
– MC: Dinh dưỡng đối với 1 ca nghén sẽ như thế nào thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Dinh dưỡng đối với 1 trường hợp nghén cần chú ý những gì?
Điều đầu tiên tôi khuyên các bạn là ổn định về tâm lý đừng có quá lo lắng vì thần kinh của bà mẹ mang thai không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ nên mình cứ bình tĩnh qua khoảng 100 ngày, qua khoảng 14 tuần chúng ta sẽ ăn uống bù lại còn giai đoạn trước em bé sẽ tự lấy phần của mình. Và trong giai đoạn này mình sẽ ăn theo sở thích, nghĩa là mẹ thích ăn món gì thì sẽ ăn món đó và sẽ chia ra nhiều bữa và không ép buộc vì: ép buộc sẽ dễ làm cho mẹ bầu bị ói, gây áp lực vể mặt tâm lý nên các ông chồng và mẹ chồng cần chú ý điều đó.
Đồ ăn thì nên cho mẹ ăn những đồ ăn đơn giản, dễ tiêu và những đồ ăn để hơi lạnh lạnh như chè, sữa để lạnh uống từng ít một. Nếu mẹ nào không quen uống sữa từ trước khi mang thai thì trong cơ thể chưa có men tiêu sữa thì mẹ nên uống từng ít một để kích thích ruột tạo men tiêu sữa rồi tăng từ từ. Mẹ nên ăn những loại thức ăn có khả năng hút dịch như: bánh mì, bánh quy khi tinh bột vào sẽ trung hòa bớt dịch đi làm mẹ đỡ bị khó chịu.
Chúng ta nên nhớ không nên ăn những loại thức ăn có hương vị quá mạnh như: hành phi, tỏi phi, mắm, ca, đồ chiên xào, cà phê… Vì chúng ta quá nhạy cảm nên mới nghe thấy mùi thôi có khi đã khó chịu rồi. Nên các bạn chú ý khi ăn uống nên chọn những loại thức ăn đơn giản không có mùi quá đặc biệt và chia nhỏ các bữa ăn ra, khẩu phần ăn thì không nên quá nhiều, không nên ăn quá no nếu bao tử căng thì có khi nó đẩy lên cái là ói.
Chúng ta nên chuẩn bị 1 số đồ ăn vặt: kẹo, bánh quy, viên ngậm… nó sẽ giúp chúng ta đưa được 1 lượng đường huyết vào bên trong cơ thể để giảm tình trạng hạ đường huyết rồi cảm giác nuốt xuống mình sẽ không bị trào dịch ra.
Đó là 1 trong những cái mà chúng ta phải để ý trong vấn đề dinh dưỡng để hạn chế trong các trường hợp bị nghén quá chừng.
– MC: Nghén thường gặp tình trạng khó ăn và có người cũng sẽ không ăn được gì hết, nếu không ăn được thì chúng ta phải làm sao, có cần phải bổ sung những gì cho giai đoạn mà không ăn được gì mà rất cần bổ sung chất dinh dưỡng như vậy?
– Bác sĩ tư vấn:
Thực ra để giảm triệu chứng nghén và chọn phương pháp dinh dưỡng cho phù hợp là 2 cái sách lược mà chúng ta phải chọn. Đầu tiên là phải giảm triệu chứng nghén trước sau đó mình chọn phương pháp dinh dưỡng phù hợp.
Cách giảm triệu chứng nghén:
- Để giảm triệu chứng nghén các bạn biết là bên Đông y người ta có cách bấm huyệt ở cổ tay cũng làm cho chúng ta giảm được triệu chứng ói mửa, đỡ mệt.
- Thứ hai là các bạn có thể ngậm gừng với lại chanh sẽ giúp chúng ta đỡ cảm giác mắc ói, các bạn nhớ gừng phải là gừng tươi đừng chọn gừng héo bởi trong gừng héo có những chất không tốt.
- Vấn đề thứ 3 để giảm triệu chứng nghén là vấn đề vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng miệng nó lại là con dao 2 lưỡi: mình đánh răng vào buổi sáng có khi là mình sẽ bị mắc ói nhưng mà nếu mình không dảm bảo vệ sinh răng miệng tốt thì nó lại là một trong những triệu chứng dễ gây ói. Do đó, nếu các bạn không thể đánh răng được thì các bạn có thể dùng khăn mềm hoặc miếng gạc mềm các bạn có thể trà răng buổi sáng rồi xúc miệng bằng các dung dịch sát trùng và nếu không được thì nước muối cũng ok. Mẹ phải đảm bảo vệ sinh răng miệng cho tốt, nhớ xúc miệng cho tốt.
- Tránh những mùi nồng như xà bông, nước hoa… có khi là mình không sài nhưng người ta ở ngoài người ta sài mà mình bị ngửi sẽ dễ kích thích chúng ta bị ói.
- Nơi ở, nơi làm việc phải thoáng mát, tránh ngột ngạt. Nếu ở 1 phòng mà đóng kín cảm thấy ngột, thiếu oxy là cảm thấy ghê lắm và rất dễ dàng đi vào ói.
- Nếu mà khi mình mệt như vậy mình sẽ làm sao? Mình sẽ tập hít thở, hít thở đúng cách nó cũng là 1 trong những biện pháp để giải phóng vấn đề khó chịu do nghén. Chúng ta hít 1 hơi thật sâu bằng mũi rồi chúng ta để hơi trong ngực vài giây rồi chúng ta thở nhẹ nhẹ ra bằng miệng. Làm chừng vài lần là chúng ta sẽ thấy đỡ mệt liền.
- Trong quá trình làm việc ngồi 1 lúc lâu lâu thì các bạn nên đi vòng vòng, đi ra ngoài 1 chút cho thoáng và điều quan trọng là tạo tâm lý thoải mái, tránh buồn phiền, hờn, giận. Chúng ta cần giảm bớt những vấn đề stress đó bởi nó cũng là yếu tổ thuận lợi để vấn đề nghén xảy ra nặng hơn.
- Các bạn cũng có thể sử dụng thuốc, thuốc mà chúng tôi có thể cho sử dụng thêm đó là Magie B6 và Kẽm là 2 loại thuốc giúp bạn bớt ói. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng được 1 số loại thuốc chống ói trong thai trình ví dụ như trong khi mang thai được phép dùng thì bác sĩ sẽ kê toa để các bạn uống, chúng ta sẽ uống trước giờ mà chúng ta hay ói khoảng 30 phút.
Phương pháp dinh dưỡng hợp lý: Nếu các bạn không ăn được thì các bạn nên bổ sung vào cơ thể những dạng dễ hấp thu như dạng dịch, dạng soup, sữa, chè loãng loãng để lạnh. Còn những trường hợp mà không thể ăn được, mệt quá không ăn được, ói nhiều quá thì các bạn phải vô bệnh viện để chúng tôi có thể sử dụng thuốc chống ói hoặc chúng tôi cho truyền dịch chỉnh lại các điện giải hoặc có thể nuôi ăn, mình có thể truyền đạm, truyền lipit qua đường tĩnh mạch cho qua giai đoạn nghén đi rồi sau đó khi các bạn ăn được thì chúng ta sẽ tự lo và có thể ăn uống bù lại nên các bạn đừng có lo.
Nghén là 1 trong những bước có thể làm cho bạn khó chịu nhưng các bạn cũng đừng có ngại vì mình có cách giải quyết nên bạn đừng có lo. Nếu có gì cứ gặp bác sĩ của mình để trao đổi và có cách điều trị tốt nhất.
– MC: Trong giai đoạn nghén ngoài thức ăn chúng ta có thể bổ sung gì cho bà bầu?
– Bác sĩ tư vấn:
Những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu là từ thực phẩm và từ thuốc thế thì trong giai đoạn mình ăn chưa được, ăn không được hoặc ăn vào ói ra thì chúng ta rất là mệt. Do đó, chúng ta có thể hỗ trợ được bằng một số thuốc mà rất hữu hiệu để cung cấp 1 số khoáng chất, viatmin cần thiết để giúp cho các bạn ổn định sức khỏe trong giai đoạn mình chưa thể ăn được từ đồ ăn. Em bé thì vẫn cần để phát triển ví dụ như: phát triển hệ thần kinh, phát triển thị giác, phát triển hình thành các cơ quan lục phủ ngũ tạng… nên các bạn nên sử dụng các loại thuốc đa sinh tố như Procare, 1 ngày mình chỉ uống 1 viên nhưng mình cần chú ý là các bạn sẽ uống thuốc vào thời điểm mà bạn không bị ói. Ví dụ bạn bị ói vào 7h30 sáng và 5h30 chiều thì bạn có thể uống vào buổi trưa. Rồi các bạn uống nước từ các loại nước trái cây, hỗ trợ thêm rồi có thể cung cấp Canxi, magie hoặc là kẽm. Những thuốc đấy vừa cung cấp để em bé có những thành phần để phát triển mà lại vừa giảm nghén cho mình, bớt các nôn ói cho mình. Nên là ngoài thức ăn còn có các loại thuốc hỗ trợ nữa và các bạn sẵn sàng trình bày với bác sĩ của mình và chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn tốt nhất để cho thai kỳ khỏe mạnh, để cho ra đời những em bé thông minh và các bạn cũng không bị 1 stress nào đó nên chúng ta cùng nhau vượt qua những khó khăn đó.
Cảm ơn Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà đã tham gia chia sẻ trong ngày hôm nay.
Cám ơn sự tham gia đồng hành của nhãn hàng PM Procare – Cung cấp dưỡng chất thiết yếu, lựa chọn mang lại sự khởi đầu tốt nhất cho con và duy trì sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho mẹ.