Rối loạn kinh nguyệt sau sinh tuy là một hiện tượng thường gặp và nó sẽ ổn định lại sau một thời gian nhưng nó lại có liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Và đặc biệt tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bất thường nào đó của người phụ nữ sau sinh đáng lưu ý. Hãy cũng dinhduongbabau.net đi tìm hiểu nguyên do tại sao mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định sau khi sinh. Không chỉ có tháng tới sớm, tháng tới muộn mà lượng máu trong mỗi chu kỳ kinh cũng nhiều ít thất thường. Mẹ sau sinh cũng có thể gặp phải tình trạng rong kinh sau sinh kéo dài, hoặc ra máu nâu, máu đỏ tươi sau sinh…
Nội dung chính
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Nhiệm vụ của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt xảy ra khi trứng không được thụ tinh. Khi đó, cổ tử cung sẽ bị bong lớp lót máu giàu dinh dưỡng để nó được thay thế một lần nữa trước khi chu kỳ các tháng tiếp theo đến.
Những hormone xảy ra trong và sau khi mang thai sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra. Vì vậy trong khoảng thời gian kinh nguyệt trở lại sau khi có em bé của bạn vẫn thường khá thất thường là vì thế.
Sự chăm sóc em bé và mang thai
Thường thì các mẹ sau sinh thường gần gũi con, chăm sóc con rất nhiều thời gian/ngày. Việc chăm sóc con đặc biệt như vậy có thể làm tăng các hormone rụng trứng. Điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi dần dần và nó cũng đủ để xuất hiện nguy cơ bạn có thể mang thai một lần nữa.
Thay đổi nội tiết tố
Trong khoảng thời gian mang thai và sinh con, cơ thể người mẹ có những thay đổi về nồng độ nội tiết tố, cụ thể là 2 hormone tố nữ estrogen và progesterone.
Hormone estrogen chịu trách nhiệm làm dày niêm mạc tử cung trước khi rụng trứng. Progesterone có vai trò điều chỉnh sự rụng trứng cũng như kiểm soát quá trình ra máu khi hành khinh. Chính sự thay đổi đột ngột của 2 hormone này trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây nên rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con.
Đối với những bà mẹ cho con bú, cơ thể còn kích thích sản sinh ra lượng lớn hormone prolactin làm chậm hoạt động của tuyến yến, tuyến dưới đồi, buồng trứng và ức chế sản xuất estrogen. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh, khiến chúng trở nên lộn xộn hơn.
Thời gian trở lại kinh nguyệt sau khi sinh của phụ nữ cho con bú khác với phụ nữ không cho con bú. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn nhưng nó vẫn có thể mất một vài tháng còn với một số phụ nữ cho con bú thì thời gian này có thể kéo dài hơn 1 năm.
Khi kinh nguyệt xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên thì nó vẫn có thể không đều và có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Chỉ có một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt giống như khi chưa sinh em bé.
Sau khi sinh người phụ nữa rất hay gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt vì vậy bạn nên luôn luôn áp dụng các biện pháp tránh thai nếu không muốn có nguy cơ bị thụ thai thêm một lần nữa trước khi chờ đợi và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi như thế nào sau sinh?
1. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt khác nhau với mỗi người
Thông thường, phụ nữ không cho con bú sẽ có chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh từ 6-8 tuần, với người cho con bú thường có sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Nguyên nhân những phụ nữ cho con bú xuất hiện kinh trở lại muộn hơn là do các bà mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormone ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Với những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ, kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 4- 8 tuần sau khi sinh.Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ cho con bú) mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách chữa trị hiệu quả. Bởi vì biểu hiện chậm kinh sau sinh này có thể là do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết… hoặc có thai. Ngoài ra, nếu trong thời gian nuôi con người mẹ phải chịu áp lực lớn hoặc lo lắng quá mức, căng thẳng, stress thì người mẹ cũng có thể bị chậm kinh sau sinh.
2. Chu kỳ không ổn định
Sau khi sinh đa phần phụ nữ đều bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt sẽ không ổn định và thậm chí là nó khác hoàn toàn so với các chu kỳ trước khi mang thai. Tùy vào cơ địa, sức khỏe của từng người mà thời gian trở lại của chu kỳ kinh sẽ khác nhau.
Theo các bác sĩ sản khoa, để giúp cho kinh nguyệt ổn định trở lại người phụ nữ cần duy trì các bài tập vận động sau sinh. Các bài tập vận động sẽ giúp lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Nếu trong trường hợp kinh nguyệt của bạn lâu ổn định trở lại thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn hoặc chỉ định dùng thuốc nếu cần.
3. Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh nguyệt không như nhau
Một chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh thường có thời gian tương đương với trước lúc mang thai. Đó là vào khoảng 2-7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người.
Nếu kinh nguyệt kéo dài quá lâu (8-14 ngày), bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xem bạn có khả năng bị tổn thương hữu cơ trong ổ bụng hoặc có bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản không.
4. Lượng máu trong mỗi lần có kinh nguyệt không đều
Ở mỗi bà mẹ sau sinh có lượng kinh nguyệt nhiều ít khác nhau. Sau khi sinh thành nội mạc tử cung tương đối dày nên lượng kinh nguyệt sẽ nhiều hơn trước khi sinh và gây đau bụng hơn.
Nếu lượng máu kinh ra quá nhiều thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra bởi hiện tượng này có thể gây ra tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan đến sức khỏe khác.
Nguy cơ tiềm ẩn khi bị rối loạn kinh nguyệt
Dù là sinh thường hay sinh mổ, cho con bú hay không cho con bú bạn cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh. Tuy nhiên, khi gặp phải những biểu hiện bất thường sau thì bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Thời gian hành kinh kéo dài có thể từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu sẫm… Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu cảnh bảo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản…
- Nếu sau khi sinh 2 năm mà chu kỳ kinh vẫn chưa quay lại bình thường, mẹ rất có thể gặp phải một vài biến chứng như dính buồng tử cung hoặc ống cổ tử cung gây bế kinh, vô kinh sau sinh…
- Hiện tượng thưa kinh, có kinh 2-3 tháng một lần hoặc thậm chí từ 1-2 lần/năm là dấu hiệu của những bất thường ở buồng trứng như suy yếu buồng trứng (thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh) hay đa nang buồng trứng.
- Sau kỳ kinh đầu tiên sau sinh người mẹ bị mất kinh hoàn toàn gọi là vô kinh thứ phát. Nguyên nhân do bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng…
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Tại sao mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh” và những thông tin cần biết về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Hy vọng với thông tin Dinhduongbabau.net chia sẻ có thể giúp mẹ san sẻ phần nào lo lắng về tình trạng kinh nguyệt rối loạn cũng như giúp mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân đúng cách. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!
Nguyễn thị chinh says
Chào bác sĩ. Cho em hỏi em xinh em bé dược 13thang dùi mà chưa có Kinh lại thì có bị gì không a.tv em với ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Chinh,
Sau sinh cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Khoảng thời gian này ơ mỗi người một khác, không ai giống ai. Hơn nữa, khi cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra Prolactin và một số hormon ức chế sản xuất estrogen khiến kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Ngoài ra, tâm lý lo lắng, căng thẳng, stress cũng gây chậm kinh hơn nữa. Với những trường hợp cho bú mẹ hoàn toàn có thể sau 1 năm mới thấy có kinh trở lại. Do đó, nếu không có biểu hiện bất thường nào khác thì bạn không cần quá lo lắng.
Để yên tâm hơn thì bạn có thể tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời