Số lượng trẻ sơ sinh bị táo bón ngày càng tăng, trẻ từ 1 đến 12 tháng đều có thể gặp táo bón. Trẻ sơ sinh bị táo bón gây không ít khó khăn và lo lắng làm thế nào để con đại tiện bình thường? Dưới đây là những thông tin đầy đủ về tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón bạn có thể tham khảo.
Nội dung chính
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện. Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.
- Táo bón cơ năng: Nguyên nhân dẫn đến táo bón cơ năng là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…
- Táo bón thực thể: Táo bón thực thể do một số bệnh gây nên như: phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng trẻ khó đi đại tiện, đi đại tiện chậm, khoảng 3 – 5 ngày mới đi đại tiện 1 lần. Có những trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón. Bởi vậy không chỉ dựa vào thời gian bé có thể đi đại tiện mà mẹ cần phải theo dõi xem phân của bé như thế nào. Trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ không đủ xơ, thiếu chất rau, thừa đạm và uống sữa ngoài. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Biểu hiện và nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi
Ở độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nên ít gặp táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Biểu hiện trẻ bị táo bón có thể 3-4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân không được xốp mà keo lại, dẻo như đất sét, ít khi cứng rắn. Bé khó chịu nên hay quấy khóc, không chịu bú, ngủ không ngon, hay giật mình tỉnh giấc, bụng có cảm giác hơi phình, mỗi lần bé muốn đại tiện thì la khóc, oằn mình, không chịu nằm yên.
Nguyên nhân táo bón ở trẻ trong giai đoạn này có thể do mẹ cho bé chưa được bú đủ sữa mẹ hoặc do mẹ ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng trong thời gian cho con bú như: ăn ớt, gừng, tiêu… những chất nóng này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây tình trạng táo bón. Ngoài ra mẹ bị táo bón sau sinh thì con cũng có thể bị táo hay mẹ không đủ sữa, trẻ phải uống thêm sữa ngoài thì cũng dễ bị táo bón.
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bé bắt đầu uống nhiều sữa ngoài hơn và cũng có thể bắt đầu ăn thêm bột dinh dưỡng. Biểu hiện của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi bị táo bón: đại tiện giảm, phân nhỏ, hơi cứng, trẻ có tình trạng phân to như phân trẻ lớn và đầu hơi cứng. Khi trẻ đại tiện phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng rất khó chịu.
Ngoài những nguyên nhân gây táo bón như trẻ 1-3 tháng tuổi thì ở giai đoạn này nhiều trẻ đi tiêm phòng có thể bị sốt dẫn đến mất nước, hoặc bé bị uống kháng sinh do bị ho, bị cảm nên có thể gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy.
Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
Sau 6 tháng trẻ bắt đầu được ăn dặm. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ có những mức độ biểu hiện táo bón rõ rệt hơn, đầu phân cứng hoặc tròn nhỏ như phân dê, đại tiện khó, trẻ rặn nhiều có thể đau rát hoặc bị chảy máu do tổn thương vùng niêm mạc hậu môn. Nhiều trường hợp bụng căng đầy, nắn bụng trẻ thấy cứng rắn như có phân bên trong.
Ngoài những nguyên nhân gây táo bón như trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ trên 6 tháng tuổi bị táo bón còn do cơ thể bị mất nước do trẻ ham chơi, ham hoạt động, thích lật mình hoặc muốn tập đi, tập bò. Đặc biệt chế độ ăn rặm của trẻ thiếu chất xơ từ rau củ quả tươi là một nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng táo bón. Theo nhiều chuyên gia ở những trẻ có chế độ ăn dặm được bổ sung nhiều loại rau, đa dạng trong cách chế biến như nấu với cháo, xay với bột, nước ép hay làm sinh tố sẽ ít bị táo bón hơn những trẻ khác.
Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh
Bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trong như: ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Hậu quả của táo bón ở trẻ sơ sinh trước tiên là gây cảm giác khó chịu, chướng bụng, đầy bụng nên sẽ dẫn đến tính trạng quấy khóc, ngủ không ngon, ăn uống kèm, không chịu bú. Ngoài ra khi phân không được đào thải ra ngoài, các chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa và gây hại cho trẻ.
Đối với những trẻ ăn dặm và dùng sữa ngoài thì lượng phân tạo thành nhiều hơn, khi bị táo bón, trẻ giảm đại tiện làm phân tích tụ trong đại tràng có thể gây phình đại tràng. Phân cứng, trẻ đại tiện phải rặn nhiều có thể gây tổn thương vùng hậu môn chảy máu, nếu kéo dài có thể gây bệnh trĩ.
Cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả tức thì
Cho bé tắm nước ấm
Khi bé có cảm giác khó chịu do bị táo bón thì bạn nên cho bé ngâm mình trong nước ấm để bé cảm thấy thoải mái hơn. Để bé có thể đi ngoài tức thì, mẹ hãy dùng khăn ướt hoặc khăn xô được làm ướt bằng nước ấm. Để nguội đến nhiệt độ hợp lý rồi day trực tiệp vào hậu môn của trẻ từ 30s đến 1 phút. Trẻ sẽ ngay lập tức buồn đi ngoài.
Cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng
Nước là phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện còn bạc hà giúp làm dịu dạ dày bé và hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện. Bạn cần hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm rồi đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau các bữa ăn.
Một lượng nhỏ nước ép trái cây pha loãng
Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn nhưng bạn cần không được cho quá nhiều đường ngọt vào nước trái cây bởi đường không cải thiện được tình trạng táo bón và có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Và những loại trái cây cần tránh bổ sung cho bé táo bón như: mơ hoặc đào và các quả chua như cam, bưởi chùm, kiwi, thơm và hầu hết các loại quả mọng vì chúng có thể kích thích dạ dày rất nhạy cảm của bé dễ gây dị ứng.
Massage cho bé
Bạn cần để nhiệt độ phòng ấm và cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm rồi đặt một tấm tã vải dưới môn bé và một tấm luồn giữa hai chân và bọc vào hậu môn cho bé. Sau đó cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi bạn duỗi chân phải, hãy bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.
Chúc bạn chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả!