Nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ vì thế việc ăn uống của mẹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, khi bé bị bệnh ngoài việc mẹ cần tìm cách chăm sóc cho bé thì mẹ cũng cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh của bé đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa. Vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Nội dung chính
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?
Bù nước khi bé bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị mất nước và cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần bù nước ngay cho bé bởi đường ruột vẫn có thể hấp thu được nước cho cơ thể tránh bị mất nước quá lâu.
Nhiều bé bị tiêu chảy còn kèm theo biểu hiện ói mửa nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, bạn có thể cho bé uống từng ít một (khoảng 15 – 20ml nước tương đường với 5 – 10 muỗng cà phê nước cho 1 lần uống) và cho bé uống 15 phút 1 lần. Việc cho bé uống bù nước sẽ cần được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Thức ăn cho trẻ tiêu chảy
Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé hấp thu là từ sữa mẹ. Khi bé bị tiêu chảy thì việc bú sữa mẹ sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
Còn nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì có thể cho trẻ ăn sữa bò, sữa bột mà trước đó bé vẫn ăn trước đó nhưng cần phải pha loãng hơn và cần cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài việc bú sữa mẹ bé còn được bổ sung thêm chế độ ăn dặm. Mẹ cần bổ sung cho bé những loại thực phẩm sau:
- Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm và bổ sung thêm chất béo để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của bé.
- Cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
- Thức ăn cần nấu chín kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho bé, vệ sinh sạch sẽ bát, đũa, cốc, chén… và cẩn thận hơn có thể tráng bằng nước đun sôi trước bữa ăn.
- Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Chế độ ăn cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Trẻ sơ sinh hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ vì vậy chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Chỉ vì một món ăn dễ gây dị ứng qua nguồn sữa mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng như sau để đảm bảo tốt cho chất lượng sữa mẹ:
- Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng tiết sữa mẹ, ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cần ăn chín uống sôi và rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
- Không nên ăn, uống các món dân gian mà chưa có sự chắc chắn về độ an toàn.
Thực phẩm mẹ không nên ăn dễ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,… dễ gây dị ứng cho trẻ
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Một số loại thực phẩm có ẩn nấp và sinh sôi nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun bao gồm: tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.
- Những thực phẩm bị nhiễm độc: Mẹ không nên ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không ăn thực phẩm kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc bởi dù ăn ít ăn hay ăn nhiều thì chúng cũng đi theo đường sữa mẹ vào cơ thể của bé.
- Những chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
- Đồ ăn cay, nhiều gia vị: Những đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị nóng như: tiêu, tỏi, ớt… sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Như vậy, trên đây tôi đã chia sẻ cho bạn biết được trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì hay không nên ăn gì. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên có một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể thao đều đặn, thư giãn nghỉ ngơi hợp lý,… để mẹ khỏe con khỏe.
Xem thêm: Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tu tân says
Trẻ bú mẹ cuzng bị tiêu chảy phải làm sao bác sĩ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Tân,
Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn mà bị tiêu chảy thì cần xem lại chế độ ăn uống hàng ngày cảu mẹ: Chế độ ăn có đảm bảo vệ sinh không? có ăn thức ăn lạ gì không? Có căn các thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,… không?… Thay đổi chế độ ăn của mẹ, đảm bảo an toàn vệ sinh… sẽ cài thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ tình trạng đi ngoài (tiêu chảy) với tình trạng đi ngoài bình thường. Bởi trẻ mới sinh thường đi ngoài phân lỏng, phân dạng hoa cà hoa cải. Bé 2 tuần tuổi có thể đi nhiều lần trong ngày (nhất là với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì phân thường lỏng hơn và đi ngoài nhiều lần hơn). Đó là hiện tượng sinh lý bình thường.
Ngược lại, nếu trẻ đi ngoài thực sự với các biểu hiện: đi ngoài toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu… thì nên đưa con tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Thủy says
Dạ chào bác sĩ. Em tên Thủy. Con em bị đi ngoài 13 ngày nay. Đi khám bác sĩ cho men tiêu hóa cho bé uống. Em hỏi em có được uống sữa không ạ?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thủy,
Con đi ngoài mẹ vẫn có thể uống sữa, ăn các thực phẩm bổ dưỡng được bạn nhé! Chỉ lưu ý tránh các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga, các thực phẩm cay, nóng… Nếu tình trạng đi ngoài của con không thuyên giảm, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám, kiểm tra lại. Tránh tình trạng để con đi ngoài nhiều ngày, gây mất nước, mất điện giải sẽ rất nguy hiểm.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Chu thị nhị says
Còn em 2.5 tháng tuổi,cháu bị nhiễm nấm đường ruột.đã điều trị 9 ngày ở BV sản nhi bắc giang cháu được dùng thuốc cotrimoxazol và smecta có đỡ nhưng không khỏi.sau khi về nhà 3 ngày bệnh lại tái lại như cũ..xin hỏi bệnh cháu phải điều trị như thế nào và có khỏi được k
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Nhị,
Nhiễm nấm đường ruột là một bệnh khá thường gặp ở trẻ em, người già, những người có sức đề kháng kém. Hiện nay, việc điều trị chủ yếu được thực hiện bằng các thuốc diệt nấm đặc hiệu, tuy nhiên dùng thuốc nào, liều lượng ra sao phụ thuộc vào từng mức độ bệnh cụ thể. Trong đơn thuốc mà bạn cung cấp chưa có thuốc trị nấm mà chỉ có kháng sinh trị nhiễm khuẩn đường ruột (trị vi khuẩn gây bệnh đường ruột).
Tình trạng tiêu chảy kéo dài làm hạn chế khả năng hấp thu của trẻ, không những thế tiêu chảy có thể khiến trẻ mất nước và điện giải, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám, làm xét nghiệm phân cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho con.
Chúc bé mau khỏe!
Hiển thị trả lời
Huong says
Bs cho e hỏi ,con em mới đc 2 tháng 10 ngày cháu đang bị đi ngoài 7 đén 8 hôm vẫn chưa khỏi. E muốn hỏi là e có được ăn những đồ ăn ngọt không ạ hay phải kiêng à bs
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hương,
Thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, quá nhiều dầu mỡ là những thức ăn mẹ nên hạn chế, ngay cả khi hai mẹ con đang khỏe mạnh. Có thể đồ ngọt không phải là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu chảy ở trẻ, nhưng mẹ ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu cao, tăng hàm lượng đường trong sữa mẹ, làm mất cân bằng các dưỡng chất. Đó là điều không nên. Mặc dù không có chống chỉ định nhưng mẹ nên hạn chế.
Để điều trị hiệu quả tình trạng đi ngoài của trẻ thì mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây đi ngoài là do đâu? nếu do thức ăn thì mẹ cần cải thiện lại chế độ ăn uống của mình. Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần hoặc lâu khỏi thì bạn cần đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám, làm xét nghiệm phân cụ thể.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trần thị hương says
Trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi đi ngoài nhiều lần
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hương,
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng từ 5-10 lần. Những ngày đầu trẻ có thể đi ngoài ngay trong khi bú mẹ. Nếu số lần đi ngoài của bé không tăng đột ngột, màu sắc, tính chất phân không có gì thay đổi; trẻ vẫn ăn ngủ tốt, không quấy khóc, không biếng ăn,… thì bạn không nên quá lo lắng. Ngược lại nếu mẹ thấy bé đi ngoài mà chất lượng phân thay đổi, bé kém ăn mà vẫn đi nhiều, quấy khóc… thì bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám trực tiếp càng sớm càng tốt.
Chúc bé mạnh khỏe, mau lớn!
Hiển thị trả lời