Nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ vì thế việc ăn uống của mẹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, khi bé bị bệnh ngoài việc mẹ cần tìm cách chăm sóc cho bé thì mẹ cũng cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh của bé đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa. Vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Nội dung chính
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?
Bù nước khi bé bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị mất nước và cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần bù nước ngay cho bé bởi đường ruột vẫn có thể hấp thu được nước cho cơ thể tránh bị mất nước quá lâu.
Nhiều bé bị tiêu chảy còn kèm theo biểu hiện ói mửa nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, bạn có thể cho bé uống từng ít một (khoảng 15 – 20ml nước tương đường với 5 – 10 muỗng cà phê nước cho 1 lần uống) và cho bé uống 15 phút 1 lần. Việc cho bé uống bù nước sẽ cần được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Thức ăn cho trẻ tiêu chảy
Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé hấp thu là từ sữa mẹ. Khi bé bị tiêu chảy thì việc bú sữa mẹ sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
Còn nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì có thể cho trẻ ăn sữa bò, sữa bột mà trước đó bé vẫn ăn trước đó nhưng cần phải pha loãng hơn và cần cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài việc bú sữa mẹ bé còn được bổ sung thêm chế độ ăn dặm. Mẹ cần bổ sung cho bé những loại thực phẩm sau:
- Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm và bổ sung thêm chất béo để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của bé.
- Cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
- Thức ăn cần nấu chín kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho bé, vệ sinh sạch sẽ bát, đũa, cốc, chén… và cẩn thận hơn có thể tráng bằng nước đun sôi trước bữa ăn.
- Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Chế độ ăn cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Trẻ sơ sinh hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ vì vậy chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Chỉ vì một món ăn dễ gây dị ứng qua nguồn sữa mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng như sau để đảm bảo tốt cho chất lượng sữa mẹ:
- Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng tiết sữa mẹ, ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cần ăn chín uống sôi và rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
- Không nên ăn, uống các món dân gian mà chưa có sự chắc chắn về độ an toàn.
Thực phẩm mẹ không nên ăn dễ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,… dễ gây dị ứng cho trẻ
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Một số loại thực phẩm có ẩn nấp và sinh sôi nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun bao gồm: tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.
- Những thực phẩm bị nhiễm độc: Mẹ không nên ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không ăn thực phẩm kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc bởi dù ăn ít ăn hay ăn nhiều thì chúng cũng đi theo đường sữa mẹ vào cơ thể của bé.
- Những chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
- Đồ ăn cay, nhiều gia vị: Những đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị nóng như: tiêu, tỏi, ớt… sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Như vậy, trên đây tôi đã chia sẻ cho bạn biết được trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì hay không nên ăn gì. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên có một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể thao đều đặn, thư giãn nghỉ ngơi hợp lý,… để mẹ khỏe con khỏe.
Xem thêm: Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nguyễn Thị Hoa says
Trẻ đi ngoài xì xoẹt ngày 7, 8 lần. Phân nhầy, nhièu bọt, lúc vàng lúc xanh. Có phải bị tiêu chảy không ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hoa,
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng từ 5-10 lần. Phân sền sệt lỏng, ít cái nhiều nước, vàng sậm, có mùi hơi chua.
Trường hợp bé nhà bạn đi ngoài 7-8 lần, phân nhày và nhiều bọt, lúc xanh, lúc vàng như bạn mô tả thì có thể bé đang bị rối loạn tiêu hóa.Do đó bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám kiểm tra chính xác nhằm có chỉ định khắc phục kịp thời.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hiển thị trả lời
Vũ Thị hậu says
Bé nhà em đi ngoài ngày trên 10 lần giờ phan xanh nhầy nữa.thi giờ phải làm sao a em lo quá.be mới sinh đc 15ngay
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hậu,
Thông thường, loại phân đầu tiên trong đời của bé ra thường mang màu đen (phân su). Khi bé được cho bú sữa mẹ đều đặn, đến ngày thứ 3, phân của con sẽ đổi thành màu xanh đậm. Đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân lại thay đổi một lần nữa thành màu vàng và có kết cấu khá đặc. Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng từ 5-10 lần. Trường hợp bé nhà bạn 15 ngày tuổi đi ngoài trên 10 lần có kèm theo phân nhày và xanh, nguyên nhân có thể do bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc cũng có thể do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên. Với trường hợp này, các mẹ nên theo dõi sát sao và bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám trực tiếp càng sớm càng tốt.
Chúc bé mạnh khỏe, mau lớn!
Hiển thị trả lời
Mai lan says
dạ chào bác sĩ ạ bs cho e hỏi bé nhà e đc 3 tháng 20 ngày khoảng 1 tháng gần đây bé có đi bòn bọt sau đó em cho uống men enter thì bé đi ra phân nước và có mùi chua màu vàng ngày bé đi 5-6 lần bây giờ e cho uống j đc ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Mai Lan,
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng từ 5-10 lần. Phân sền sệt lỏng, ít cái nhiều nước, vàng sậm, có mùi hơi chua. Bởi vậy nếu bé nhà bạn vẫn bú tốt, ngủ tốt và tăng cân đều thì bạn không nên lo lắng. Trường hợp nếu mẹ thấy bé đi ngoài mà chất lượng phân thay đổi, bé kém ăn mà vẫn đi nhiều, quấy khóc… thì bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám trực tiếp càng sớm càng tốt.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hiển thị trả lời