– Chương trình: Sống khỏe
– Khách mời: Tiến sĩ / Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà giảng viên trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
– MC: Kim Ánh
Mang thai là một niềm hạnh phục rất lớn tuy nhiên trong quá trình mang thai thì cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều vấn đề bệnh lý. Rất nhiều những vấn đề về sức khỏe bác sĩ sẽ chia sẻ dưới đây nếu như khán thính giả có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề gì vui lòng đặt câu hỏi để được bác sĩ giải đáp.
Nội dung chương trình
– MC: Thưa bác sĩ, ở mỗi giai đoạn thai kỳ thì sẽ có những vấn đề tiềm ẩn khác nhau. 3 tháng đầu có thể nói là các thai phụ thường rất lo lắng bởi nó có thể có những vấn đề xảy ra trong giai đoạn này. Vậy nó là những vấn đề gì thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Mang thai là thiên chức của người phụ nữ, mình rất là hành diện. Tuy nhiên, nó cũng gây cho mình rất là nhiều khó chịu chứ không phải cứ đơn thuần là có bầu xong là đẻ là xong. Bởi vì chúng ta phải trải qua rất nhiều vấn đề và 3 tháng đầu thai kỳ người phụ nữ thường gặp những vấn đề bệnh lý sau: dọa sảy thai, sảy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung, thai trứng, dị tật bẩm sinh… đấy là những trường hợp có thể gặp trong quá trình mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Và các bạn chú ý những trường hợp phải cấp cứu và phải giải quyết đó là: thai ngoài tử cung, thai trứng.
Thai ngoài tử cung là khi tinh trùng và trứng gặp nhau để thụ tinh thì nó xảy ra ở ống dẫn trứng và sau 3 – 5 ngày nó mới đi chuyển được vào tới buồng tử cung trong quá trình di chuyển tới buồng tử cung nếu ống dẫn trứng bị chít hẹp thì trứng nó sẽ mắc lại ở ống dẫn trứng và như vậy là thai không vào được buồng tử cung. Như vậy người ta gọi là thai ngoài tử cung. Và các bạn biết là thai ở ống dẫn trứng thì nó không thể dãn được nhiều như là trong tử cung vì thành dẫn trứng nó mỏng do đó nếu chúng ta không phát hiện ra sớm để đến khi thai nó lớn lên nó nứt cái vết bám của nhau ở ống dẫn trứng và ống dẫn trứng sẽ vỡ ra và hậu quả là gây xuất huyết chảy máu ở trong bụng.
Khi mà mình mang thai không phải ai cũng ra được em bé như là mình mong muốn mà có một số trường hợp đẻ ra là 1 bọc trứng giống như trứng ếch. Khi mà bị như vậy thì chúng tôi gọi là thai trứng. Bị thai trứng là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng và tương lai sản khoa của người phụ nữ. Ví dụ, khi mà bị thai trứng rồi thì khả năng chuyển sang ung thư nguyên bào nuôi là vào khoảng 20% và trong 20% đấy nó có thể xảy ra trong suốt quãng đời của mình có khi là 10 năm, 20 năm, 30 năm sau nó mới chuyển sang ung thư chứ không phải là nó xảy ra tức thời. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra tức thời nó nhiều hơn. Do đó nếu mà bị thai trứng thì chúng ta phải được quản lý, phải được theo dõi kỹ đặc biệt là trong 18 tháng đầu tiên rồi sau đó khi bác sĩ cho phép thì chúng ta mới được phép có bầu.
Dó là 2 bệnh lý rất là quan trọng trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, các bạn còn thấy là trứng trống, dọa sảy thai… những trường hợp đó thì tùy từng trường hợp mà có những tư vấn cụ thể.
– MC: Trên thực tế, bác sĩ thường gặp những vấn đề bất thường gì xảy ra ở giai đoạn 3 tháng giữa?
– Bác sĩ tư vấn:
Thực ra, không phải tất cả các thai kỳ đều bị bệnh mà đây là tôi nói trên bình diện chung để các bạn biết là mình có những khái niệm chung về một số bệnh lý để nếu mình thấy có những triệu chứng không bình thường thì mình đi khám để bác sĩ sẽ giúp đỡ.
Vào 3 tháng giữa thai kỳ chúng ta có thể gặp 1 số bệnh lý ví dụ như là: về nước ối (đa ối: nước ối nhiều quá trên 2l, thiểu ối: là nước ối ít quá), nhau tiền đạo chẩn đoán lúc 26 tuần trở lên, tiền sản giật (sản giật là huyết áp cao + thai) cũng là 1 bệnh lý rất là nguy hiểm mà người ta gọi là 1 trong 5 tai biến sản khoa và nó có thể xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi.
Một trong những bệnh lý kèm với cả thai kỳ bây giờ mà gặp rất là nhiều. Tuy nhiên là bây giờ chúng ta có những phương tiện chẩn đoán sớm, phát hiện sớm để có thể điều trị được mà không gây hậu quả xấu cho cả mẹ và con đó là bệnh tiều đường và thai kỳ còn cái bệnh nữa ít gặp nhưng nếu mà gặp là rất là khổ, rất là nguy hiểm đó là những cô có thai đến 15, 16 tuần xong bị đau bụng cái là tụt mất cái thai ra, có người bị 2, 3, 4 lần cũng có và có người bị như vậy 7 lần cũng có. Thì cái đó người ta gọi là bệnh hở eo tử cung. Hở eo tử cung là cái phần lỗ trong của tử cung nó bị tổn thương, nó không chắc để giữ cái thai đến khi 9 tháng 10 ngày. Do đó mà đến khi cái thai khoảng 20 tuần tự nhiên chằng chằng bụng rồi nó tụt cái thai ra thì lần sau còn 18 tuần là nó tụt cái thai ra và lần sau có khi còn 16 tuần là tụt thai ra. Như vậy, các bạn thấy là tuổi thai nó giảm dần, nó chẳng đau bụng gì hết tự dưng nó chằng chằng cái bể ối là thai ra. Đó là bệnh lý hở eo tử cung, nghe thì ghê thế nhưng nếu các bác sĩ mà được gặp các bạn và nghe các bạn kể về cái tiền căn như vậy là người ta đã chẩn đoán ngay là hở eo tử cung và đó là cái điều mà bác sĩ sản phụ khoa rất là hãnh diện vì có thể giúp các bạn được vì chúng tôi chỉ cần khâu cái cổ tử cung lại lúc thai khoảng 16, 17 tuần mình khâu lại và mình cột cái chỉ lại và giữ cho đến ngày sanh thì cắt chỉ ra thì vẫn sinh ra em bé bình thường. Đó nên là những bạn nào có thai bị hư mà tuổi thai bị giảm dần thì các bạn nhớ là cái đấy coi chừng là hở eo tử cung và gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp mình có được em bé điều đó là chắc chắn.
Còn lại những bệnh lý khác ví dụ như nhau tiền đạo là bệnh lý có thể gây ra huyết ở 3 tháng giữa thai kỳ, tiền sản giật thì là huyết áp có thể cao ở 3 tháng giữa thai kỳ. Vì vậy chúng ta phải khám thai định kỳ, bác sĩ siêu âm khám sẽ phát hiện là nhau tiền đạo để bác sĩ tư vấn cho các bạn hoặc là mỗi lần khám thai bác sĩ bắt buộc phải đo huyết áp cho chúng ta để mà biết xem cô này có bị huyết áp cao hay không đặc biệt sau 20 tuần. Như vậy, chúng tôi sẽ tư vấn cách dưỡng thai, cách điều trị để duy trì thai càng đến gần ngày sanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
– MC: Thưa bác sĩ, đến giai đoạn 3 tháng cuối là giai đoạn mà người phụ nữ phải chịu đựng khá nhiều những áp lực: áp lực về thai nhi của mình thai nhi càng ngày càng lớn lên mẹ càng ngày càng mệt mỏi nhiều hơn và còn phải đối mặt với những vấn đề có thể xảy ra trong giai đoạn này. Đó là những vấn đề gì thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Ở 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn chúng ta chuẩn bị bước vào giai đoạn để sanh thì 3 tháng cuối thai kỳ này cũng còn một số bệnh mà tuổi thai càng lớn thì các nguy cơ càng cao. Thi cái nhau tiền đạo phát hiện ở 3 tháng giữa nhưng mình phải dưỡng thai kéo dài đến hết 3 tháng cuối thai kỳ. Nhau tiền đạo là bánh nhau nằm phía trước đường đi thay vì bánh nhau nằm ở phía trên thì bây giờ nó lộn ngược lên nằm ở phía dưới đo đó khi cô tử cung mở ra thì máu bắt đầu ào ra mà ra máu đó tươi, ra nhiều lắm nên nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con.
Điều quan trọng thứ 2 là nhau tiền đạo thường ra máu lúc thai non tháng chừng 27, 28, 30, 32 lúc đấy thai non quá thì có khi mình để cứu được bà mẹ thì mình phải lấy cái nhau ra mình phải lấy em bé ra ngay để cứu mẹ thì nhiều khi em bé non quá lại không nuôi được. Đó, nhau tiền đạo là vấn đề rất đau đầu. Các bạn phải nhớ là trong quá trình khám thai bác sĩ có báo cho mình bị nhau bám thắt, nhau bám mép, nhau tiền đạo thì chúng ta phải xác định là có thể sanh non, có thể bị mất máu rất nhiều và phải truyền máu, có thể là phải mổ để giải quyết cuộc sanh cho nhanh để cứu mẹ và cuối cùng là phải chọn bệnh viện để sanh, bệnh viện phải đủ điều kiện về gây mê hồi sức, đủ điều kiện về máu dự trữ và đặc biệt là tay nghề của bác sĩ.
Bệnh thứ 2 là bệnh tiền sản giật, các bạn hay để ý và bảo với bác sĩ là ôi em bị phù em sợ bị sản giật thì cái đấy là nó đúng nhưng chưa chính xác hết. Bởi vì bệnh tiền sản giật, sản giật là người phụ nữ có thai mà lên cơn co giật và khi lên cơn co giật sẽ không thở được và lên cơn suy hô hấp và có thể đứt mạch máu não, tai biến mạch máu não và có thể dẫn đến tử vong. Nên là trong quá trình khám thai nếu mà huyết áp cao chúng tôi sẽ điều trị và trường hợp nặng chúng tôi sẽ cho nhập viện để dưỡng thai thêm đồng thời kiềm cho huyết áp đừng tăng nhưng đến 1 giai đoạn nào đó em bé có thể nuôi được là chúng tôi sẽ chấm dứt thai kỳ bời vì nguyên nhân chủ yếu là từ cái bánh nhau nó tiết ra cái chất làm cho thành mạch nó co nên các bạn nhớ nếu đi khám thai huyết áp cao là phải hết sức cảnh giác và phải chấp hành theo những để nghị của bác sĩ ngay cả thời gian mà bắt buộc chúng ta phải nằm viện.
Còn 1 cái nữa cũng có gặp nhưng nhiều khi các bạn chưa hiểu hết được mối nguy hiểm đó là thai suy dinh dưỡng trong tử cung. Có 1 số trường hợp cái tử cung của bà mẹ bị u xơ, bị lạc nội mạc nó cứng nhắc nên máu không sang em bé được nhiều hoặc bánh nhau bị chai đi, hoặc là dây rốn bị xoắn đoạn, nó xoắn như dây thừng nên máu từ mẹ sang con không đủ nên em bé cứ bị thiếu máu mãn tính, thiếu từ từ từ từ xong nó còi rối đến một thời điểm nó không sống được thì nó trở thành thai lưu.
Tư vấn khán thính giả
– Thính giả 1: Tôi có nghe nói đến sinh con trong bọc điều tại sao nó bị như thế và bệnh nhau cài răng lược là làm sao nó có nguy hiểm không?
– Bác sĩ tư vấn:
Thứ nhất dân gian mình hay nói là sanh bọc điều nghĩa là các cụ bảo sanh trong bọc điều là mai mốt ra làm cái gì to lắm. Thực ra trong y khoa khi sanh nếu mà tử cung mở độ 4 – 5cm thì lúc ấy bấm ối hoặc ối nó tự vỡ để cho đầu em bé nó xuống. Nhưng mà 1 số trường hợp nhiều khi các chị đến sanh trễ hơn, rồi các màng ối rất là dai khi đến bệnh viện cổ tử cung đã mở trọn rồi, mở hết rồi thì lúc đó dặn cái ào là coi như em bé ra thì em bé vẫn nằm nguyên trong bọc ối thì cái đó người ta gọi là bọc điều nghĩa là khi sanh bọc ối chữa vỡ cả bé và cả bọc ối ra 1 lượt. Thực ra về phương diện y khoa thì cái đấy nó không có gì đặc biệt cũng không phải là cái gì khác người lắm.
Trường hợp thứ hai câu hỏi nhau cài răng lược tức là nhau bánh nhau nó ăn vào niêm mạc tử cung hoặc cơ tử cung giống như mình chải cái lược vào trong tóc vậy đó, nó cắm cắm sâu vào cơ tử cung như vậy thì làm sao để lấy được cái nhau đấy ra. Bây giờ mình thấy là những người đẻ mà mổ nhiều chứ không phải sanh thường hoặc những người nạo thai nhiều nó làm cho cái nội mạc tử cung bị tổn thương do đó bánh nhau có khuynh hướng xuyên xuống sâu để nó lấy máu nuôi em bé. Thì khi bánh nhau nó xuyên qua khỏi lớp niêm mạc là nó đến lớp cơ và khi thai ra mình lấy nhau không được vì cái nhau nó ăn chặt vào tử cung nếu mà cố lấy là nó chảy máu dữ lắm mà nếu không lấy thì nó sót nhau. Có những trường hợp nhau cài răng lược nặng là nó ăn xuyên thủng cả tử cung và nó xuyên qua bọng đái, có những trường hợp nhau cài răng lược phía sau nó thủng sang trực tràng. Nhau cài răng lược là bệnh lý mà bây giờ gặp rất nhiều nên với những trường hợp những người phụ nữ có vết mổ cũ mà có nhau tiền đạo thì người bác sĩ sản khoa bao giờ cũng phải tìm xem cô này có bị nhau cài răng lược hay không và thường là chúng tôi sẽ cho siêu âm màu để xem gai nhau ăn đến chỗ nào. Ví dụ như nó ăn hết tử cung thì phải cảnh báo với thai phụ trước là mổ lấy thai xong là cắt cả tử cung luôn, còn những trường hợp nó thủng sang bọng đái là phải thông báo trước là mổ lấy thia xong cắt tử cung nhưng có thể là phải vá bọng đái và mai mốt phải đặt cái sông… mổ cái này nó rất là chảy máu và đòi hỏi kỹ năng phẫu thuật của phẫu thuật viên rất là cao nên cần bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
– Thính giả 2: Bác sĩ cho em hỏi là năm nay em 40 tuổi, em mới lấy chồng từ đầu năm 2017 bây giờ em được 8 tháng và em chưa có con. Em có đi khám hiếm muộn thì bác sĩ khám em là buồng trứng bình thường chỉ có buồng trứng nó hơi nhỏ chút xíu nó không ảnh hưởng gì hết và bác sĩ không cho em uống thuốc gì. Em có dắt chồng em đi khám thì bác sĩ nói tinh trùng chồng em bị hơi yếu. Bây giờ em muốn bổ sung thuốc bổ và người ta nói là giữa tháng mình rụng trứng thì nó ra dịch nhày nhiều tốt cho việc có thai nhưng mà em ra rất là ít như vậy có phải là em không có rụng trứng và nó có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Câu hỏi của chị cũng gặp khá nhiều ở ngoài xã hội. Bây giờ nền kinh tết phát trển nên mọi người lập gia đình khá là muộn và thường sinh con so vào khoảng 35 – 40 tuổi. Tôi sẽ giải đáp câu hỏi thứ nhất là chị lấy chồng từ đầu năm 2017 và đến giờ được 8 tháng mà chưa có bầu là tại sao?
Tuổi sinh đẻ tốt nhất của người phụ nữ là 23 – 32 tuổi và nếu quá 35 tuổi là khả năng sinh đẻ đã giảm đi chục lần rồi. Giờ chị 40 tuổi thì 1 năm chị vẫn có 12 kỳ kinh nhưng thực ra có khi 1 kỳ có trứng hoặc 2 kỳ có trứng thôi chứ không phải là cứ có kinh là có trứng rụng.
Vấn đề thứ 2 là chị siêu âm bị buồng trứng nhỏ, buồng trứng nhỏ là báo hiệu mình gần hết trứng hoặc là trứng của mình không tốt nữa bởi vì mình có kinh từ năm 11, 12 tuổi và mỗi 1 tháng mình có 1 kỳ rụng trứng ví dụ cứ cho đều đều như vậy 1 năm mất 12 trứng và năm nay chị 40 tuổi rồi tức là 28 năm rụng trứng thì trứng của mình rụng gần hết rồi và trứng còn lại là trứng chất lượng không tốt và có thể có kinh nhưng không rụng trứng. Và thêm 1 điều là chị có theo dõi giữa chu kỳ kinh chị thấy có rất ít chất nhầy thì như vậy là chị không có rụng trứng.
Bây giờ chị đi khám bác sĩ có cho thuốc hay không thì bác sĩ cũng muốn canh trứng bình thường để có thể theo dõi thụ thai có bình thường hay không nhưng chỉ theo dõi được trong vòng 6 tháng thôi nếu quá 6 tháng mà chị không có bầu thì chị phải đến để bác sĩ sẽ hỗ trợ bằng cách kích thích noãn, kích thích để rụng trứng xem là trứng mình còn mấy cái mình cho nó rụng đi để may ra mình chớp lấy được 1 cái để mình có bầu. Chứ bây giờ mình thả mình chờ có bầu là coi như mình không có luôn đó vì 40 tuổi là khó lắm.
– Thính giả 3: Mang bầu 13 tuần rồi có thể uống Canxi corbiere ống được hay không, hiện nay cũng chưa dám uống vì cũng chưa hỏi ý kiến của bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Cám ơn câu hỏi của em, 13 tuần là bắt đầu phải uống Canxi đi chứ, nếu em đi khám thai bác sĩ sẽ cho em uống Canxi bởi vì em bé của mình đã được hình thành đặc biệt là hệ thống xương nếu mà chúng ta cung cấp đủ Canxi cho bé thì hệ thống xương và mầm răng mới tốt. 13 tuần là mình bắt đầu được rồi em.
Còn chuyện thứ 2 em muốn uống Canxi corbiere thì tôi rất là ok với em tại vì là thế này bởi vì Canxi corbiere có nguồn gốc hữu cơ chứ không phải vô cơ nên sự hấp thu của nó rất là tốt, cái thứ 2 là nó ngọt ngọt nên dễ uống do đó bạn có thể uống 1 ngày 2 ống sáng 1 ống chiều 1 ống thì cái thuốc này nó cung cấp Canxi cho mình rất là tốt đấy. Tại vì bạn hiểu là khi có bầu nhu cầu Canxi nó tăng lên 10 lần so với bình thường nên các bạn không ăn đủ đâu bắt buộc là các bạn phải uống Canxi đó. Nếu uống Canxi corbiere thì 1 ngày 2 ống là ok.
– Thính giả 4: Cách đây 4 hôm là em đi làm và bị ra máu, em lên bệnh viện Lâm Thanh siêu âm thì họ bảo em là tỷ lệ bong tróc là 40% và có tỷ lệ dọa sảy thai. Dạ bác sĩ tư vấn cho em giờ em phải chăm sóc mình như thế nào để giữ được cái thai ạ? (cách đây 4 ngày đi siêu âm là thai được 8 tuần 2 ngày, đã có tim thai, phôi thai)
– Bác sĩ tư vấn:
Nếu mà bong 40% thì em tưởng tượng như thế này nha. Cái túi thai bao quanh cái thai và nó tiếp xúc với tử cung để lấy máu nuôi và bây giờ nó bong 40% thì máu sang em bé giảm đi 40% rồi do đó nguy cơ thai sảy của em rất là cao. Nếu bong 40% thì khả năng em dưỡng thai thành công chỉ có 30% thôi đó nên là sau khi bác sĩ khám cho em phải tư vấn là khả năng dưỡng thai là thấp và cho các thuốc nội tiết để cố gắng giữ thai lại để cho túi bong đó nó đừng có bong thêm và có khi nó dính lại từ từ thì máu sang em bé mới mong khả năng dưỡng được thai. Vấn đề thứ 3 là chúng ta phải nghỉ ngơi, thứ tư là không ăn những loại đồ ăn mà nó có những chất làm co bóp tử cung ví dụ như là: đu đủ xanh, rau dăm, rau ngót, thơm. Đó 4 thứ đó các bạn không nên ăn và nên nghỉ ngơi đừng có để bón, mình có thể ăn thêm bưởi, uống nhiều nước để chống bón chứ bị bón mình rặn rặn cũng không tốt cho thai.
Nói chung bong 40% là khá nhiều và khả năng dưỡng thành công là rất thấp.
Cảm ơn bác sĩ/ tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà đã tham gia chương trình ngày hôm nay!
Cảm ơn sản phẩm PM Procare cung cấp 18 dưỡng chất trước, trong và sau khi sinh. Sản phẩm của Công ty Max Biocare của Úc đã tham gia đồng hành cùng chương trình này!
Ngọc says
Thai nhi cắm đầu xuống khe tử cung và ra ít huyết có màu hồng, cảm thấy thốn ở bụng dưới. Tôi cần làm gì lúc này?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngọc,
Bạn nên tới bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời