Mang thai là thiên chức lớn nhất của người phụ nữ, trong suốt 9 tháng 10 ngày đó có rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong đó có bệnh lý tiền sản giật.
Thạc sĩ/Bác sĩ: LÊ VĂN HIỀN – Tổng thư kí hội sản phụ khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc sẽ chia sẻ thêm những thông tin về bệnh lý tiền sản giật.
Rất vui được mời bác sĩ tham gia chương trình ngày hôm nay. Thưa bác sĩ, được mang thai là thiên chức rất lớn của người phụ nữ. Trong 9 tháng 10 ngày đó có rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bà mẹ trong đó có bệnh lý tiền sản giật.
– MC: Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về bệnh lý tiền sản giật như thế nào hay không?
– Bác sĩ tư vấn:
Thưa quý vị, tiền sản giật là một biến cố trong thai kỳ, rất là nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ cũng như là ảnh hưởng đến thai nhi rất là nhiều. Biểu hiện của tiền sản giật là người phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20 có biểu hiện là: cao huyết áp, có tiểu đường và có phù đó là biểu hiện của tiền sản giật.
Hiện nay, khuynh hướng tiền sản giật ngày càng gia tăng đó là do người phụ nữ lập gia đình và sinh con rất là muộn thậm chí là 35 đến 40 tuổi người ta mới lập gia đình và sinh con. Thì người phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ tiền sản giật càng gia tăng.
– MC: Với chia sẻ của bác sĩ thì tiền sản giật rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi đúng không bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi rất là nhiều. Ví dụ như là nguy cơ của tiền sản giật có thể dẫn tới đó là người phụ nữ có thể là bị cao huyết áp (cao huyết áp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não) có thể là bị đột quỵ, có thể là bị bong võng mạc gây ra mù, có thể dẫn tới suy tim và có thể dẫn tới sản giật. Sản giật có nghĩa là những người phụ nữ bị tiền sản giật mà lên cơn co giật do tổn thương não và có thể dẫn tới tử vong cho người phụ nữ.
– MC: Vậy thì tỷ lệ người phụ nữ bị tiền sản giật có cao không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Tùy theo những nơi khác nhau nhưng mà ở Việt Nam thì chưa có những thống kê chính thức nhưng mà tỷ lệ nó cũng quanh quanh khoảng chừng từ 5 – 10%.
Có nghĩa là 100 mẹ bầu thì có khoảng 5 – 10 mẹ bầu bị tiền sản giật.
– MC: Vậy thì khi mà nhìn bên ngoài người phụ nữ mang thai thì chúng ta có đoán được người phụ nữ đó bị tiền sản giật hay không hay là phải đi xét nghiệm thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Chúng ta sẽ thấy rằng là khi mang thai thì sẽ được bác sĩ thăm khám hỏi tiền sử, hỏi bệnh sử ở ngay lần khám thai đầu tiên. Qua những cái đó bác sĩ có thể tiên lường được một số trường hợp tiền sản giật. Ví dụ như là tuổi cao mang thai, người phụ nữ đã có tiền sử mắc các bệnh lý nội ngoại khoa hoặc là có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường thì là một trong những nguy cơ dẫn tới tiền sản giật. Hoặc nhừng người phụ nữ lần mang thai trước bị tiền sản giật thì lần này nguy cơ cũng sẽ dễ bị tiền sản giật.
Hiện nay, có một số xét nghiệm và siêu âm người ta cũng có thể tiên lường được ngay từ khi thai khoảng chừng 11, 12 tuần chúng ta đã có thể làm 1 số xét nghiệm ví dụ như là siêu âm đo động mạch tử cung để chúng ta xem kháng trở động mạch tử cung để tiên lường được người đó có bị tiền sản giật hay không hoặc là một số xét nghiệm mà có một số bệnh viện đã làm rồi đó là xét nghiệm máu để tiên lường người đó có bị tiền sản giật hay không. Thì qua những xét nghiệm đó, qua những thăm khám đó người ta sẽ tiên lường người này có nguy cơ cao bị tiền sản giật để chúng ta cảnh báo cho người phụ nữ và chúng ta phải theo dõi khắt khao hơn, chặt chẽ hơn thai kỳ đó.
– MC: Vậy thì khi mà tiên đoán được người phụ nữ bị tiền sản giật thì có cách điều trị nào không hoặc chúng ta có cách nào để phòng ngừa trước để tránh được tiền sản giật hay không?
– Bác sĩ tư vấn:
Thật sự ra những yếu tố nguy cơ để tiên lường tiền sản giật giống như tôi vừa nói như vậy nhưng có những trường hợp chúng ta thấy cũng chẳng có yếu tố gợi ý nào nhưng vẫn rơi vô tiền sản giật. Nên cho tới hiện nay người ta vẫn chưa có cái phòng ngừa nào gọi là chính thức để phòng ngừa tiền sản giật.
– MC: Nếu có tiền sản giật như vậy thì điều trị có hết không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Chúng ta biết là nguyên nhân chính của tiền sản giật đó là do bánh nhau. Ngày xưa chúng ta thấy rằng là cái bệnh lý tiền sản giật này ngày xưa người ta gọi là nhiễm độc thai nghén tức là có thai nó dẫn tới bệnh lý tiền sản giật. Do vậy, để điều trị triệt để nhất trong tiền sản giật đó là chúng ta lấy em bé ra, chúng ta lấy bánh nhau ra thì sẽ chữa khỏi được tiền sản giật thôi. Nên chính vì vậy, nếu mà trường hợp quá nặng dù rằng là thai còn chưa nuôi được thì chúng ta vẫn phải chấm dứt thai kỳ để chúng ta cứu lấy người mẹ. Nên nãy bạn hỏi rằng là làm sao để chữa được khỏi thì chắc chắn là lấy em bé ra thì sẽ hết tình trạng tiền sản giật.
– MC: Khá nguy hiểm tuy nhiên chúng ta có cách phòng ngừa nào để không xảy ra tình trạng tiền sản giật hay không?
– Bác sĩ tư vấn:
Chúng ta có thể sử sụng arpirin, chúng ta có thể sử dụng Canxi, có thể bổ sung DHA nhưng những cái đó chúng ta chỉ sử dụng để hỗ trợ nhưng hiện nay vẫn là đang nghiên cứu, vẫn chưa đưa vào chính thức trong vấn đề phòng ngừa tiền sản giật. Vẫn có những trường hợp mà chúng ta thấy không có yếu tố nguy cơ nào cả mà vẫn có thể rơi vô cái tiền sản giật.
– MC: Như bác sĩ vừa chia sẻ chúng ta có thể bổ sung DHA, để phòng ngừa tình trạng tiền sản giật. Vậy DHA nên bổ sung như thế nào? bổ sung bằng dinh dưỡng hay bổ sung bằng các loại thuốc đang bán trên thị trường?
– Bác sĩ tư vấn:
DHA là 1 axit béo không no và là axit béo thiết yếu (thiết yếu tức là cơ thể của chúng ta không tự tổng hợp được mà chúng ta phải sử dụng từ nguồn bên ngoài) thì chúng ta bổ sung bằng dinh dưỡng thì DHA – axit béo không no có chứa trong mỡ cá thì chúng ta ăn cá, cái thứ hai là chúng ta phải bổ sung thêm viên thuốc có chứa DHA. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có chứa axit béo không no ví dụ như các viên dầu cá hoặc là những viên vitamin cho bà bầu có chứa DHA ví dụ như Procare hoặc những người phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao thì chúng ta dùng procare không thì không đủ mà chúng ta có thể bổ sung thêm viên DHA bên ngoài hoặc chúng ta có thể sử dụng Procare Dimond nó có chứa nhiều DHA hơn thì nó sẽ giúp cho trường hợp phòng ngừa nguy cơ cao.
Rất cám ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin khá thú vị giúp người phụ nữ tránh được tính trạng nguy hiểm của bệnh tiền sản giật này và cám ơn Công ty Max Biocare đã đồng hành cùng chương trình với sản phẩm Procare!