Sau khi sinh em bé, rất nhiều chị em mắc phải chứng tiểu không tự chủ, chỉ một cái hắt xì, một cơ ho hay một trận cười là “ẩm ướt”. Hôm nay Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyên Thị Thanh Tâm – bác sĩ Sản Phụ Khoa Khoa Nội Soi Bệnh viên Từ Dũ sẽ tư vấn cho các bạn về tình trạng són tiểu sau sinh.
Những đối tượng dễ mắc són tiểu sau sinh:
- Sinh con to
- Sanh hút, sanh kềm
- Sanh có rách cửa mình nhiều
- Có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước đó
- Mãn kinh
Són tiểu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không bị di chứng gì về sau nhưng có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục nếu không được điều trị kịp thời.
– MC: Thưa bác sĩ, với chị em phụ nữ thì việc được làm mẹ là một thiên chức cao quý nhưng đồng thời cũng phải hy sinh rất là nhiều vì sau sinh có thể hay gặp những ảnh hưởng đến sức khỏe như: đau bụng, đau vết mổ, căng sữa, tắc sữa, trầm cảm, ngoài ra họ còn bị rối loạn tiết niệu hay gặp nhất là tình trạng són tiểu. Vậy tại sao lại gặp phải tình trạng són tiểu sau sinh?
– Bác sĩ trả lời:
Đối với thai phụ và giai đoạn sau sanh nó liên qua trực tiếp bởi vì quá trình mang thai nó là một quá trình mà nó tăng cái sức nặng lên trên phần sàng chậu. Phần sàng chậu là cơ quan mà giúp cho việc kìm giữ nước tiểu, quá trình mang thai cộng với những tác động của cuộc sanh cho dù là sanh thường hay sanh mổ cũng đều ảnh hưởng đến bệnh lý són tiểu.
– MC: Thưa bác sĩ, nhiều chị em phụ nữ thường hay chia sẻ với nhau về tình trạng sức khỏe của mình và cho rằng những bệnh thường gặp sau sinh đều có thể tự khỏi. Vậy són tiểu sau sinh có khả năng tự khỏi được hay không và nếu điều trị thì chúng ta nên điều trị như thế nào?
– Bác sĩ trả lời:
Đúng là trong vòng 3 tháng đầu sau sanh triệu chứng són tiểu sẽ thuyên giảm và thậm chí là biến mất. Tuy nhiên, chính vì chuyện đó mà các chị em sẽ chủ quan đặc biệt là những người có triệu chứng trong thai kỳ bởi vì các nghiên cứu thì người ta đã chứng minh được rằng là những thai phụ mà bị són tiểu trong thai kỳ nếu họ không có biện pháp dự phòng hoặc điều trị ngay sau sanh thì 1 năm sau đó mọi chuyện sẽ trở lại giống như trong thai kỳ.
– MC: Có 1 trường hợp là chị em phụ nữ sau sinh ông bà thường dặn là không được ăn chua, nằm than, đi nhẹ nói khẽ và nằm giường trong 1 thời gian hậu sản dài. Như vậy, những kiêng cữ sau sinh ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng són tiểu sau sinh?
– Bác sĩ trả lời:
Những kiêng khem như vậy cũng có 1 tác dụng tốt về mặt tâm lý thôi tức là làm cho người phụ nữ và gia đình cảm thấy yên tâm có kiêng thì có lành. Nhưng thực ra về mặt y khoa, những kiêng khem đó không có tác dụng gì đối với việc chúng ta phòng ngừa hay điều trị bệnh lý són tiểu hết. Thậm chí còn gây ra những vấn đề khác ví dụ: kiêng quá sẽ thiếu chất dinh dưỡng, việc nằm than có thể dẫn đến tình trạng cả mẹ và bé bị ngộ độc vì cái khí độc từ than (khó CO), hoặc là khi mà nhiệt độ ở phòng tăng vì nó nóng như vậy cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng phát triển và tăng tỉ lệ nhiễm trùng vết thương hoặc vết mổ sau đó.
– MC: Nhiều chị em phụ nữ có quan điểm là sinh mổ lấy thai chủ động và có thể ngăn ngừa sa tủ cung và ngăn ngừa són tiểu sau cuộc sanh gây ra thì điều đó có đúng không bác sĩ?
– Bác sĩ trả lời:
Chúng ta đã biết là quá trình mang thai không thôi đã đủ là bệnh nguyên gây tới tình trạng sa tử cung và són tiểu rồi. Bởi vì người mẹ trong 9 tháng mang thai với một sự tăng cân gọi là đột ngột và nhanh thì chính quá trình tăng cân đột ngột như vậy nó sẽ làm cho toàn bộ quá trình cấu trúc phía dưới cửa mình tức là phần sàng chậu và phần tử cung trĩu nặng và sa xuống. Vì vậy, dù sanh thường hay sanh mổ đều không làm thay đổi được bệnh nguyên đó.
– MC: Vậy triệu chứng són tiểu sau sinh là cứ chờ gặp rồi điều trị chứ không có cách nào phòng ngừa hay sao bác sĩ?
– Bác sĩ trả lời:
Có thể phòng ngừa được bệnh nguyên són tiểu sau sinh. Tức là bây giờ chúng ta sẽ thấy cũng có triển khai một số lớp yoga bà bầu hoặc lớp tập sàng chậu cho các thai phụ. Như vậy, chúng ta không cần chờ cho tới khi mà chúng ta bị bệnh thì chúng ta mới bắt đầu đi điều trị. Tại vì chúng ta hiểu là cái bệnh nguyên của cái bệnh này liên quan đến mang thai, biết như vậy thì từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 của thai kỳ thì thai phụ nên chủ động tìm kiếm các trung tâm thường là ở bệnh viện sẽ có những chương trình để tập sàng chậu và tập yoga mà tác động vào vùng sàng chậu để làm săn chắc vùng sàng chậu và mình sẽ phòng ngừa được bệnh lý này.
– MC: Vậy trong y khoa mình có những cách điều trị nào hiệu quả nhất để giúp mẹ bầu không bị tình trạng són tiểu này không?
– Bác sĩ trả lời:
Thực tế thì các bệnh viện vẫn triển khai những điều trị són tiểu ngay từ trong thai kỳ và sau sanh. Ở những trường hợp mà nhẹ thì chúng ta có thể tập vật lý trị liệu sàng chậu và cái tập này nó có hai giai đoạn ví dụ như: mình có những bài tập thể dục chuyên biệt cho bệnh lý này hoặc chúng ta sẽ tập với máy phản hồi sinh học nếu sau sanh các triệu chứng đó khoảng 3 tháng sau sanh không thuyên giảm hoặc không biến mất thì chúng ta sẽ phải tái khám một lần nữa để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. Nếu như cái tình trạng đó mà nặng không có cải thiện với vật lý trị liệu thì chúng ta còn có các phương pháp khác ví dụ như: phẫu thuật thì cái phẫu thuật bây gió nó rất là đơn giản chỉ cần gây tê và bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch nhỏ khoảng 2cm ở phần thành trước âm đạo tức là vết rạch nó còn nhỏ hơn là vết cắt may tầng sinh môn hoặc là một vết mổ nữa và bác sĩ sẽ đặt một dải băng người ta gọi là theo phương pháp tioti, 1 giải băng để điều trị són tiểu đó và sau 2 đến 3 ngày thì người phụ nữ đó có thể xuất viện và mọi hoạt động có thể trở lại bình thường.
Rất cám ơn Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyên Thị Thanh Tâm đã chia sẻ, tư vấn những thông tin hữu ích về són tiểu sau sinh!