Khi mang thai không chỉ người mẹ cần phải cẩn thận và kiêng cữ mà người chồng cũng cần phải kiêng cữ để giữ gìn cho con được phát triển khỏe mạnh trong thai kỳ. Không ít thắc mắc từ các ông bố “Vợ mang thai chồng nên kiêng gì” để mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các ông bố tương lai.
Nội dung chính
- 1 Vợ mang thai chồng nên kiêng gì?
- 1.1 Không hút thuốc lá
- 1.2 Không gây thêm áp lực cho mẹ bầu
- 1.3 Không chiều theo ý ăn uống của mẹ bầu hết cỡ
- 1.4 Không xem nhẹ sức khỏe của mẹ bầu
- 1.5 Không quên các lần khám thai
- 1.6 Không để mẹ bầu làm việc nặng nhọc
- 1.7 Kiêng chuyện “yêu” trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
- 1.8 Không đặt các đồ vật sắc bén trên giường
Vợ mang thai chồng nên kiêng gì?
Không hút thuốc lá
Thuốc lá ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường nên những chất có hại trong thuốc lá sẽ dễ dàng xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Các chất độc trong khói thuốc khiến con dễ bị dị tật di truyền hơn và làm tăng nguy cơ sẩy thai của mẹ.
Không gây thêm áp lực cho mẹ bầu
Tâm trạng của người phụ nữ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần giữ tâm lý vui vẻ, trạng thái sức khỏe của mẹ khỏe khoắn và vui tươi thì cũng góp phần làm cho con trong bụng khỏe mạnh hơn, sự phát triển về trí não và tâm lý sau này của con cũng tốt hơn.
Tuy nhiên, để có thể nuôi được em bé thì mẹ có rất nhiều thay đổi: hình dạng bên ngoài, tâm lý, nội tiết, chuyển hóa,… Tất cả những thay đổi đó làm cho mẹ bầu có những thay đổi về tâm sinh lý, lo lắng, bất an và đặc biệt là có rất nhiều người bị stress dẫn tới trầm cảm. Bố hãy luôn cố gắng thông cảm và thấu hiểu cùng mẹ.
Không chiều theo ý ăn uống của mẹ bầu hết cỡ
Không phải khi người vợ mang bầu người chồng không nên tùy ý chiều theo mong muốn của mẹ. Dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con. Vì vậy, bố cần tìm hiểu xem đâu là loại thực phẩm tốt để bổ sung cho mẹ và thực phẩm không tốt để giúp mẹ kiêng cữ.
Không xem nhẹ sức khỏe của mẹ bầu
Khi mang thai mẹ phải đương đầu với rất nhiều sự khó chịu, sự thay đổi của cơ thể như: đau lưng, giãn tĩnh mạch, chuột rút, táo bón, nhiễm trùng,… hoặc những biến chứng thường gặp trong thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường, dọa sẩy thai, tăng huyết áp, rối loạn dịch ối… Bố hãy thường xuyên hỏi han tình hình sức khỏe để kịp thời chăm sóc tốt cho hai mẹ con.
Không quên các lần khám thai
Khi mang bầu không cần đi siêu âm quá nhiều nhưng bạn cần nhớ các mốc khám thai quan trọng nếu có thể thì đưa vợ đi khám như: tuần thứ 11-14, tuần thứ 22-23 và tuần thứ 31-32 của thai kỳ. Đây là 3 thời điểm bắt buộc cần đi khám thau, bố nhớ chú ý đưa mẹ đi khám đầy đủ cho dù thai nhi hoàn toàn bình thường, vì đây là thời điểm thực hiện những xét nghiệm thai kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển của con đang có diễn ra bình thường hay không, kiểm tra xem con có bị dị tật hay không để can thiệp kịp thời.
Không để mẹ bầu làm việc nặng nhọc
Mang vác đồ vật nặng, dọn chất thải vật nuôi, những việc cần leo trèo, tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn… bố nên làm giúp, bởi công việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho con trong bụng mẹ.
Kiêng chuyện “yêu” trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Theo các chuyên gia sản khoa, nếu mẹ bầu không có các dấu hiệu bất thường như: dọa sảy thai, chảy máu âm đạo nhiều, nhau tiền đạo, có tiền sử sinh non, sảy thai, có các bất thường về nước ối, nhau thai… Thì việc quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng đến em bé vì thai nhi đã được bao bộc bởi màng ối và tử cung.
Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì, lúc này thai nhi đang trải qua quá trình hình thành các cơ quan và bộ phận của cơ thể để thành một thai nhi hoàn chỉnh, vì vậy việc quan hệ tình dục lúc này tuy không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối nhưng cũng cần hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc sinh hoạt chăn gối lúc này cần dựa trên nhu cầu và cảm nhận của phụ nữ có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hoóc-môn, sức khoẻ, tâm lý.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bụng bầu thường khá lớn, mẹ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức thường xuyên. Ngoài ra, trong 3 tháng cuối người phụ nữ cũng không có cảm hứng cho chuyện chăn gối bởi giai đoạn này người phụ nữ phải trải qua một số khó khăn như: dấu hiệu sưng khớp, phù chân, đau lưng và ợ nóng. Từ đó, cảm hứng cho chuyện chăn gối cũng giảm đi rất nhiều. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chảy máu âm đạo, nước ối rò rỉ, thì việc quan hệ cũng có thể gây nhiễm trùng cho con. Nếu có tiền sử sinh non, hoặc mẹ gặp phải các cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ, thì bố mẹ nên kiêng “chuyện ấy”. Tuy nhiên nếu thai kỳ hoàn toàn bình thường và mẹ bầu hoàn toàn thoải mái thì chuyện gối chăn cũng không mang lại bất kỳ tác động tiêu cực nào cho con.
Không đặt các đồ vật sắc bén trên giường
Vật sắc nhọn là những thứ đại kỵ trong phòng ngủ vì sát khí của chúng rất nặng, dễ tạo áp lực công việc, đau đầu, bất an, thậm chí bị thương… khi mẹ bầu vô ý đụng vào.
Những kiêng cữ của chồng khi vợ mang thai mà tôi đã chia sẻ trên đây đều đã được lý giải bởi khoa học để giúp cho mẹ khỏe mạnh và con có tiền để phát triển toàn diện. Vì vậy, các ông bố hãy nhớ kỹ để chăm sóc vợ khi mang thai thật tốt nhé!
Nguyễn lan anh says
E đang mang thai ở tuần t4, nhưng hiện nay xuất hiện những cơn đau nhẹ tức tức ở bụng dưới và kèm theo đau lưng. E xin hỏi là tình trang như vậy có ảnh hưởng gì tới bé k ah. E cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Lan Anh,
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau lâm râm vùng bụng dưới là do phôi thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung gây nên. Đó là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng. Khi thai lớn hơn bạn có thể đau nhiều hơn một chút do lúc này các dây chằng vùng vụng phải giãn ra, cơ căng lên để nâng đỡ thai nhi ngày một lớn. Cơn đau này sẽ gặp nhiều hơn khi bạn thay đổi tư thế hay ho mạnh….
Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau tức từng cơn hay đau dữ dội, sốt, mệt mỏi, ra máu, … thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới thai kỳ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời