Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

15 triệu chứng phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ

0 lượt xem

Viết bình luận

Khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp rất nhiều triệu chứng phiền toái. Những triệu chứng này có thể vô hại, nhưng có thể gây nguy hiểm đến mẹ bầu. Dưới đây là 15 triệu chứng phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ mà mẹ bầu nên biết:

buon non khi mang thai

Nội dung chính

  • 1 1, Buồn nôn, nôn
  • 2 2, Đau đầu
  • 3 3, Tăng tiết nước bọt
  • 4 4, Căng tức ngực
  • 5 5, Khó tiêu, đầy hơi
  • 6 6, Chóng mặt, hoa mắt
  • 7 7, Đau lưng
  • 8 8, Phù bàn chân và mắt cá
  • 9 9, Giãn tĩnh mạch chân
  • 10 10, Táo bón, trĩ
  • 11 11, Khó ngủ
  • 12 12, Khó thở
  • 13 13, Đi tiểu nhiều hơn
  • 14 14, Chuột rút
  • 15 15, Tăng tiết dịch âm đạo

1, Buồn nôn, nôn

Có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày. Thường trong những tháng đầu , đến tuần 14-16 là tự hết. Do thay đổi nội tiết thai kỳ và giảm đường huyết. Hãy thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm mẹ khó chịu. Mẹ đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu, dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc mẹ đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm nghỉ ngơi trên giường, ăn nhẹ và tránh lo lắng.

2, Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhưng không nghiêm trọng lắm. Nếu quá khó chịu vì đau, mẹ có thể dùng paracetamol 500mg uống hai viên/ngày chia làm 2 lần (nhưng trước khi uống thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ). Uống nhiều nước trái cây và mát xoa cũng là phương pháp giúp thư giãn các cơ thần kinh, làm dịu những cơn stress.

3, Tăng tiết nước bọt

Tăng tiết nước bọt thường xảy ra ở những người nghén nhiều. Nôn mửa làm khó nuốt nước bọt. Bệnh sâu răng, nhiễm trùng miệng hoặc tiếp xúc nhiều với các chất độc như thủy ngân, thuốc trừ sâu cũng làm tăng tiết nước bọt. Mẹ nên chải răng và dùng nước xúc miệng vài lần trong ngày. Nên ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, nhai kẹo cao su không đường giúp dễ nuốt nước bọt.

4, Căng tức ngực

Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, mẹ còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng.

Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai

5, Khó tiêu, đầy hơi

Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả. Tránh chất cay, đồ hộp, rượu và thức uống có ga. Mẹ nên thành nhiều bữa nhỏ để không quá no. Nên ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn đừng nằm xuống ngay. Mẹ nên vận động, tập thể dục, nhưng tránh cúi gập lưng. Khi ngủ hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.

chong mat khi mang thai

6, Chóng mặt, hoa mắt

Cách đơn giản là không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà nên vận động từ từ để não khỏi thiếu máu. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như thịt cá, trứng, sữa, đậu, lạc, rau màu xanh sẫm. Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, mẹ hãy nằm xuống hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để múa lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, mẹ nên đi khám để được điều trị thích hợp.

7, Đau lưng

Khi mang thai, mẹ dễ bị đau lưng do nội tiết thai kỳ làm dãn cơ và dây chằng. Hơn nữa trọng lượng của bé khiến xương sống phải chống đỡ, cột sống bị ưỡn ra phía trước nên dễ dẫn đến đau lưng. Vì vậy khi nằm mẹ nên nâng chân lên cao, đặt gối dưới đùi.

Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi. Muốn nhấc vật gì hãy ngồi xổm xuống rùi đứng lến, dùng khớp gối chứ đừng cong lưng. Ngồi hay đứng lâu cũng dễ đau lưng nên mẹ thường xuyên thay đổi tư thế. Mẹ không nên đi giày cao gót mà nên mang giày đế thấp thì dễ chịu hơn và không dễ bị ngã.

8, Phù bàn chân và mắt cá

Thỉnh thoảng mẹ nên nằm nghỉ, gác chân cao. Hãy ăn uống tốt, uống nước nhiều (giúp cơ thể thải nước tốt hơn), đừng ăn mặn quá. Nếu thấy cả tay và mặt cũng phù lên thì đây là dấu hiệu đáng ngại, có thể là triệu chứng báo hiệu căn bệnh tiền sản giật, cần đi khám ngay.

9, Giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân có thể chỉ nhẹ ở mức nổi gân xanh, cũng có thể đau. Mẹ cần tránh nâng vật nặng, thỉnh thoảng nằm xuống cho chân được nghỉ. Nếu công việc đòi hỏi đứng lâu, mẹ hãy đứng một chân và thả lỏng một chân, chân nghỉ đặt cao hơn, thỉnh thoảng đổi chân. Hãy mặc quần áo rộng rãi, hàng ngày dành ít thời gian tập thể dục. Mẹ nên dùng vớ chống giãn tĩnh mạch.

10, Táo bón, trĩ

Ngồi qúa lâu một chỗ thường gây táo bón. Mẹ nên ăn nhiều chất xơ như rau quả, giảm ăn cay, nên uống nhiều nước, vận động nhiều cho nhu động mạnh hơn. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Nên tập đi tiêu mỗi ngày. Muốn dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc bôi hậu môn mẹ cần hỏi bác sĩ.

kho ngu khi mang thai

11, Khó ngủ

Mẹ nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng nghỉ thoáng khí giúp mẹ dễ ngủ hơn. Hãy lựa chọn một tư thế ngủ thích hợp, có thể kê bụng lên một cái gối. Nêu mệt mỏi mà không ngủ được, mẹ hãy nằm thư giãn, đừng bứt rứt kẻo càng thêm mệt mỏi.

12, Khó thở

Hãy đứng ngồi thẳng lưng. Khi nằm hãy nghiêng hoặc nếu nằm ngửa thì đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Khi thai càng lớn thì càng tránh nằm ngửa, mà có thể nằm ngang. Nếu khó thở kéo dài, mẹ nên đo khám bác sĩ vì có thể mắc bệnh tim mạch mà mẹ không biết.

13, Đi tiểu nhiều hơn

Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xuất hiện 6 tuần sau khi thụ thai và do một số yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là những hooc môn thai kỳ và lưu lượng máu cơ thể nhiều hơn trước. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.

14, Chuột rút

Chuột rút là do thiếu oxy đến cơ, nguyên nhân thứ hai là nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút hay tetany đặc biệt là hạ canxi máu hoặc hạ kali máu (chẳng hạn như khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp). Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.

Khi bị chuột rút, mẹ nên hít thở sâu và làm giãn cơ. Mẹ duỗi thẳng chân rồi từ từ gập bàn chân về phía trước cẳng chân thì cơ bắp chân sẽ giãn ra, xoa bóp nhẹ nên chỗ đau. Muốn tránh chuột rút thì mẹ đừng nằm hay đứng lâu. Cần bổ sung các khoáng chất như canxi, muối khoáng và uống nhiều nước.

15, Tăng tiết dịch âm đạo

Trong khi mang thai, do ảnh hưởng của nội tiết tố, dịch âm đạo sẽ nhiều hơn bình thường. Nếu dịch âm đạo có mùi hôi, màu vàng, hồng, nâu hoặc ngứa nhiều ở của mình thì mẹ nên đi khám ngay vì có thể bị nhiễm khuẩn sinh dục.

Trên đây là 15 triệu chứng phổ biến hay gặp nhất khi mang thai. Việc nắm bắt được những triệu chứng này sẽ giúp các mẹ có phương pháp phòng tránh và cải thiện để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình hơn.

Hồng Ngọc

Theo Dinhduongbabau.net

Dược sĩ Lê Tiến - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

2 Bình luận

  1. Nguyễn thị nhung says

    13/05/2017 at 08:39

    Tôi bị chậm kinh 7ng thử que thì một vạch đậm một vạch mờ 4ng sau thử lại thì lại chỉ có một vạch , xin hỏi như vậy là bị sao

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      07/06/2017 at 15:10

      Chào bạn!
      Thông thường sau khi quan hệ khoảng 7-10 ngày là bạn có thể dùng que thử thai để xác định mình có thai hay không. Trường hợp của bạn, đã trễ kinh 7 ngày, dùng que thử thai hai lần cho hai kết quả khác nhau như vậy nghĩa là 1 trong 2 que thử cho kết quả không chính xác.
      Một số nguyên nhân khiến que thử cho kết quả sai có thể kể tới như: Chất lượng que thử không đảm bảo, que thử đã bị hỏng, hết hạn dùng; người thử thai thực hiện chưa đúng, … Bạn nên thử lại một lần nữa, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, vì khi đó nồng độ HCG nếu có là cao nhất. Hoặc bạn đi xét nghiệm máu để tìm HCG.
      Bạn cũng nên lưu ý ở giai đoạn chuẩn bị mang thai: Bổ sung viên uống đa vi chất như PM Procare / PM Procare Diamond giúp chuẩn bị cơ thể để đạt trạng thái cân bằng dưỡng chất cần thiết cho việc thụ thai, giúp việc thụ thai diễn ra thành công dễ dàng và ngăn ngừa hiện tượng xảy thai sớm do mất cân bằng dưỡng chất.

      Chúc bạn có sức khỏe tốt để đón một thai kỳ mạnh khỏe, đừng quên theo dõi page https://www.facebook.com/dinhduongbabau1/ để cập nhật những thông tin bổ ích cho mẹ bầu nhé!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!