Chóng mặt là một vấn đề thường gặp khi mang thai, nhất là thời điểm thai được 8-12 tuần. Ngoài chóng mặt, phụ nữ mang thai có thể gặp một số triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bà bầu bị chóng mặt và làm thế nào để hết chóng mặt khi mang thai? Trong bài viết hôm nay, các mẹ hãy cùng Dinh Dưỡng Bà Bầu tìm hiểu chủ đề “Bà bầu bị chóng mặt” để biết cách xử lý tình trạng này nhé.
Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu trải qua tình trạng ốm nghén và buồn nôn rất nhiều. Những triệu chứng này thường khiến cho lượng đường trong máu giảm và gây mất cảm giác ngon miệng, từ đó dẫn đến tình trạng bị chóng mặt khi mang thai.
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt và cách xử lý
Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào những thay đổi khác nhau xảy ra trong cơ thể và ở từng giai đoạn của thai kỳ. Nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở các thành mạch máu trong tam cá nguyệt đầu tiên gây hạ huyết áp khiến bạn cảm thấy choáng váng. Bên cạnh đó, ở giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu thường vật lộn với tình trạng ốm nghén cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, bởi vì cơ thể bạn có thể không thể hấp thụ đủ lượng dưỡng chất cần thiết qua thức ăn.
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, lượng máu tăng 30% khi thai nhi phát triển. Điều này khiến huyết áp tăng lên, từ đó dẫn đến chóng mặt.
Ngoài ra còn có những lý do khác khiến bạn cảm thấy chóng mặt như:
Hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai
Tình trạng phổ biến khi mang thai vì lúc này mẹ phải cung cấp máu để nuôi dưỡng cho thai nhi. Sự lên xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau. Thời kỳ đầu mang thai huyết áp thường giảm, đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ, sau đó tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.
Cách xử lý: Để giảm tình trạng này, mẹ nên cố gắng bồi dưỡng sức khỏe, nhất là với những mẹ gầy yếu, mang đa thai. Nếu được nên tăng cường dinh dưỡng từ trước khi mang thai 3-6 tháng. Lưu ý bổ sung đủ sắt để phòng trường hợp thiếu máu do sắt. Nghỉ ngơi đầy đủ, đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai.
Đứng lên quá nhanh, thay đổi tư thế đột ngột
Khi ngồi máu trong cơ thể bà bầu dồn ứ về phía thấp (bàn chân, bắp chân), nếu đột ngột đứng dậy sẽ khiến lượng máu ở chân không di chuyển kịp lên tim làm huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Hiện tượng này có thể bắt gặp ở cả những người không mang thai.
Cách xử lý: Nếu bạn đang nằm hoặc ngồi, đứng dậy từ từ, nhẹ nhàng. Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Mẹ bầu không nên đứng quá lâu, trường hợp phải đứng một địa điểm trong thời gian dài, bà bầu nên tìm cách di chuyển đôi chân để máu lưu thông tốt hơn. Mẹ bầu nên chọn quần áo thoải mái, chất liệu thoáng mát.
Nằm ngửa khi mang thai
Sang tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ. Lúc này nếu người mẹ nằm ngửa có thể khiến tình thế nghiêm trọng hơn, biểu hiện như: nhịp tim tăng, huyết áp giảm, choáng váng, khó chịu, buồn nôn… Chỉ đến khi bà bầu thay đổi vị trí thoải mái mới hết.
Cách xử lý: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu là nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Tư thế này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể thay đổi tư thế miễn sao cho phù hợp và cảm thấy thoải mái nhất. Bà bầu có thể chèn thêm gối để đỡ chân, lưng, cánh tay và đầu để ngủ dễ chịu hơn.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Thiếu dinh dưỡng có thể khiến bà bầu bị hạ đường huyết gây ra hoa mắt chóng mặt thậm chí là ngất xỉu. Uống không đủ nước cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự.
Cách xử lý: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn khoa học và những dưỡng chất bổ sung dành cho bà bầu ở dưới đây để lên kế hoạch ăn uống khỏe mạnh cho mình. Uống đủ nước mỗi ngày nhất là khi thời tiết nóng bức. Bà bầu nên có những bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính.
Xem thêm: Mới mang thai nên ăn gì? | Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào?
Thiếu máu khi mang thai
Là một trong các nguyên nhân thường gặp và nguy hiểm khiến bà bầu bị chóng mặt. Khi lượng hồng cầu không đủ để cung cấp oxy cho các cơ quan khác thì bà bầu dễ bị choáng váng, khó thở, ngất xỉu.
Cách xử lý: Bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để biết mình có thiếu sắt không khi mới mang mang. Nếu như thiếu sắt được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định cách bổ sung sắt thông qua thực phẩm và viên uống. Bạn có thể tìm hiểu thêm hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu các giai đoạn thai kỳ tại đây: Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu
Mẹ bầu nên làm gì khi cảm thấy chóng mặt khi mang thai?
Khi đột nhiên cảm thấy chóng mặt, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy nhờ người mở ngay cửa ra vào và cửa sổ hoặc đi đến những nơi thông thoáng.
- Ngồi xuống từ từ để tránh ngã bất ngờ hoặc nếu có thể, ngồi với tư thế đặt đầu ở khoảng giữa hai đầu gối. Hãy đứng dậy từ từ, vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái. Làm như vậy giúp cải thiện lưu thông máu đến não và khiến bạn cảm thấy khá hơn.
- Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây sẽ giúp bạn tích lũy được khá nhiều năng lượng. Điều này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bị chóng mặt do giảm đường huyết.
- Uống nhiều nước.
- Tắm nước lạnh nếu bạn cảm thấy lâng lâng.
Dấu hiệu nên đi khám
Nếu bà bầu gặp các trường hợp dưới đây thì nên đi thăm khám sớm để điều trị, cụ thể:
- Choáng váng liên tục, hoa mắt nặng sau khi bị chấn thương ở đầu
- Hoa mắt kèm theo thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bị ngất xỉu.
- Khi đã áp dụng các biện pháp đơn giản trên mà không hiệu quả.
- Chảy máu âm đạo
- Đau tức ngực, khó thở
Bà bầu bị chóng mặt không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng nếu không xử lý đúng mức có thể ảnh hưởng không nhỏ đến người mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt và áp dụng cách xử lý phù hợp. Hãy nhờ nhờ bác sĩ của mình hỗ trợ trong trường hợp không thể xác định được lý do chính xác hoặc đã thử nhiều cách nhưng không đỡ hơn. Ngoài ra, dù là nguyên nhân nào đi nữa thì bà bầu đều cần một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng để tăng cường sức khỏe cho người mẹ và đảm bảo em bé trong bụng có đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện.
Lan says
E bị nghén không ăn được cơm rồi bị hoa mắt chóng mặt như vậy có ảnh hưởng đến bé không ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Lan,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu không ăn uống được dẫn tới mệt mỏi và nguy cơ bị thiếu chất. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén nghiêm trọng thường chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi đó thai nhi vẫn còn rất nhỏ và em bé hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Mặc dù vậy nhưng khi thai nhi càng lớn, nhu cầu chất dinh dưỡng càng tăng cao, nếu mẹ ăn uống kém kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu dưỡng chất, đồng thời hạn chế sự phát triểm của con.
Do đó bạn có thể thực hiện một số giải pháp giúp giảm nghén như sau: uống nhiều nước trong ngày, nếu không ăn được cơm thì có thể chuyển qua các chế phẩm như mỳ, phở; chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
NGoài ra khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó ngoài chế độ ăn, việc bổ sung thêm thuốc bổ là cần thiết. Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bao gồm: DHA, EPA, sắt, acid folic, i-ốt, Mg, kẽm, Vitamin A,B,C,D,E…
Để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn có thể tham khảo bổ sung thuốc bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Thùy says
Em hay bị chóng mặt và ngất liệu có bị ảnh hưởng gì không ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu không ăn uống được dẫn tới mệt mỏi và nguy cơ bị thiếu chất. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén nghiêm trọng thường chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi đó thai nhi vẫn còn rất nhỏ và em bé hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên trường hợp của bạn thường xuyên chóng mặt và ngất như vậy thì có thể là do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Tình trạng ngất xỉu có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ lẫn con bởi bạn sẽ vô tình tự làm mình bị thương.
Do đó bạn nên đến gặp bác sỹ để thăm khám, kiểm tra sớm nhằm có giải pháp khắc phục nhé
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
Hiển thị trả lời
Hồng Phi says
Khoảng 4 ngày trước đầu em bị đau nhưng nay không bị đau nữa mà chuyển sang chóng mặt mệt mỏi,cho em hỏi em bị vậy là triệu chứng gì và có cách nào để giảm bớt k?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hồng Phi,
Đau đầu hay chóng mặt mệt mỏi đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề bất thường. Để xác định rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp thì bạn nên tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Mạc Đăng Hiểu Lam says
Chào bác sĩ. Em đang có em bé ở tuần thứ 5, nhưng 3 4 ngày gần đây em bỗng dưng mất các dấu hiệu mang thai như đau bụng, ngực cũng mềm ra và k còn căng đau tức nữa. Thay vào đó là mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và rất đau đầu. Em có tìm hiểu thì đó là dấu hiệu của thai lưu. Hiện em đang rất lo lắng. Bác sĩ tư vẫn giúp em. Em cảm ơn!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hiểu Lam,
Các biểu hiện khi mang thai mỗi người một khác và cũng khác nhau giữa các giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, đột ngột mất cảm giác nghén có thể là dấu hiệu bất thường của thai kỳ. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên tới bác sĩ thăm khám để kiểm tra cụ thể, tránh để tình trạng lo lắng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và con bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trần Thị Thùy Tín says
E 11 tuần bị bóc tách 15% bs có kê thuốc dưỡng, nhưng khi uống thuốc khoảng 1 tiếng thì bị say sẩm chóng mặt liệu có sao k
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thùy Tín,
Nếu hiện tượng này lặp lại sau mỗi lần uống thuốc, bạn nên tới bác sĩ thăm khám trực tiếp để được tư vấn đổi thuốc/điều chỉnh liều lượng (nếu cần) bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời