Sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai giảm sút nên bà bầu dễ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến là các bệnh về đường hô hấp như: hắt hơi ngạt mũi, ho, đau họng, ngứa cổ rát họng… Bỏ túi những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu an toàn dưới đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe bản thân và bảo vệ thai nhi tốt hơn.
Nội tiết tố trong cơ thể người mẹ thay đổi mạnh trong thời kỳ mang thai nên hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng sẽ bị suy giảm. Do vậy, vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh hơn. Nếu gặp điều kiện thời tiết thay đổi có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến các mẹ bị ho khan hay ho đờm, ngứa rát cổ họng hoặc thậm chí là bị viêm họng.
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho ngứa cổ
Ho, ngứa cổ thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác cổ họng ngứa rát, kèm theo ho nhiều, tiếng ho ban đầu có thể nhẹ rồi nặng dần. Trong thai kỳ có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ho ngứa cổ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bà bầu bị ho ngứa cổ:
Sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu
Điều này chắc hẳn các mẹ bầu đều biết trong thời gian mang thai, sức đề kháng của hầu hết mẹ bầu bị suy giảm nghiêm trọng. Nên bà bầu rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bị vi-rút tấn công nếu không được bảo vệ, giữ gìn thận trọng, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, mưa rét kéo dài bà bầu dễ bị ho hay viêm họng.
Sự phát triển của thai
Khi thai nhi càng lớn và có tốc độ phát triển đáng kể, tử cung phình to gây áp lực lên khoang bụng, ảnh hưởng đến dạ dày, đôi khi gây ra hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên đường hô hấp. Việc này cũng khiến bà bầu bị viêm họng, ho, ngứa rát cổ họng.
Lưu lượng máu gia tăng ở thai phụ
Lượng máu gia tăng ở thai phụ gây áp lực đến các mạch máu nhỏ ở khoang mũi đồng thời lượng dịch màng nhầy tăng lên đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi, ho ngứa cổ ho có đờm.
Cách xử lý khi bà bầu bị ho ngứa cổ
Ho, ngứa cổ, viêm họng do vi khuẩn, vi-rút thông thường tuy bệnh không có gì đáng lo nhưng ít nhiều vẫn khiến thai phụ khó chịu, mệt mỏi. Do vậy khi bị ho, phụ nữ mang thai nên tham khảo một số biện pháp xử lý dưới đây:
- Nếu bị ho, ngứa cổ, khản tiếng, kèm sốt, có đờm đặc thì cần đến chuyên khoa Tai – mũi – họng để thăm khám tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Nếu cần sử dụng thuốc bác sĩ sẽ kê cho bà bầu những loại thuốc an toàn, ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bà bầu không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Hàng ngày cần vệ sinh tai – mũi – họng bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt trong mùa cúm hoặc khi thời tiết thay đổi, dù không bị ho, mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen này để đề phòng mắc bệnh đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi đông người, nơi ô nhiễm độc hại để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
- Luôn giữ ấm cổ họng
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của bà bầu
Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng chữa ho cho bà bầu vừa an toàn, hiệu quả như:
- Ăn tỏi: Tuy mùi tỏi rất khó chịu nhưng khi mắc các bệnh về đường hô hấp, cúm, tỏi lại giúp cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm vì tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, bà bầu chỉ cần thêm tỏi vào chế biến các món ăn hàng ngày vừa giúp điều trị cũng như phòng tránh các bệnh về đường hô hấp rất tốt.
- Uống nước chanh muối hoặc chanh đào mật ong: Những loại nước này sẽ sát trùng, làm dịu và thông cổ họng, giúp “đánh bay” tình trạng ho ngứa cổ, rát họng rất phù hợp với mẹ bầu.
- Trà gừng mật ong: Gừng vừa giúp mẹ bầu giảm buồn nôn hiệu quả lại có tác dụng chống viêm, thông cổ họng, rất tốt cho hệ hô hấp. Một tách trà gừng ấm pha thêm thìa mật ong sẽ giúp bà bầu bị ho ngứa cổ nhanh chóng thấy dễ chịu.
Ho, ngứa cổ, đau rát cổ họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt của bà bầu. Không chỉ vậy, nếu để lâu ngày bà bầu còn có nguy cơ mắc các bệnh khác về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Vì vậy, trị ho ngứa cổ họng cho bà bầu là điều cần thiết, mẹ không nên chủ quan, khi cổ họng có giấu hiệu ngứa và đau rát bạn nên tìm cách chữa trị ngay.
Ngân nguyễn says
Em bị ngứa cổ cả tuần nay. Lâu lâu ho có ít đờm. E ngậm mật ông chanh, uống nước cam nhưng chưa khỏi. E có cần đi khám để lấy thuốc k ạ. E cũng sợ uống thuốc ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Ngân,
Với trường hợp ho kéo dài như vậy thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể nhằm có chỉ định điều trị phù hợp. Không nên cố chịu đựng, để bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời